Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thựchiện chức năng phản biện xã hộ

Một phần của tài liệu Mặt trân tổ quốc việt nam với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 42)

phản biện xã hội

Hoạt động phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong việc xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận trong xã hội. Hoạt động phản biện xã hội được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan theo Hiến pháp và pháp luật.Dự thảo văn bản pháp luật, chương trình, dự án, đề án của cơ quan Nhà nước cùng cấp trên một số lĩnh vực cần thiết liên quan đến quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam. Tổ chức hội nghị phản biện; gửi văn bản góp ý, kiến nghị; các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của MTTQ Việt Nam: xây dựng kế hoạch phản biện xã hội; yêu cầu cơ quan, tổ chức gửi dự thảo văn bản và thông tin cần thiết. Tổ chức phản biện, gửi văn bản kiến nghị đến cơ quan, tổ chức dự thảo văn bản. Yêu cầu cơ quan soạn thảo trả lời bằng văn bản đối với kiến nghị của mình; trường hợp cơ quan dự thảo văn bản không tiếp thu thì yêu cầu có giải trình; tổ chức đối thoại khi cần thiết.

Đối với cơ quan, tổ chức được phản biện. Gửi dự thảo văn bản cần phản biện đến MTTQ Việt Nam trong thời hạn ít nhất là ba mươi ngày trước khi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định; cung cấp thông tin cần thiết. Cử người có

trách nhiệm tham dự hội nghị phản biện hoặc tham gia đối thoại khi MTTQ Việt Nam có yêu cầu. Trả lời bằng văn bản về việc tiếp thu ý kiến phản biện đến MTTQ Việt Nam; báo cáo ý kiến phản biện của MTTQ Việt Nam với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.

Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đề ra nhiệm vụ mới cho MTTQ và các đoàn thể nhân dân là: “Nhà nước ban hành cơ chế để MTTQ và các đoàn thể thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội”. Quan điểm của Đảng về vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam được thể chế hóa tại Điều 9, Hiến pháp 2013, Luật MTTQ Việt Nam và một số văn bản pháp luật khác và thực tiễn hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam những năm qua đã có một số kết quả nhất định.

Còn phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể nhân dân là một nhiệm vụ mới, khó và cũng rất nhạy cảm. Tra cứu trên các từ điển tiếng Việt, chưa có từ điển nào đưa ra khái niệm phản biện xã hội mà chỉ có khái niệm "phản biện" là: "đánh giá đúng chất lượng một công trình khoa học khi công trình được đưa ra bảo vệ để lấy học vị trước hội đồng chấm thi". Như vậy, phản biện là sự nhận xét, đánh giá chất lượng về lý luận, thực tiễn và giá trị khoa học của một nhóm nhà khoa học đối với công trình nghiên cứu của một người hoặc một nhóm người khác.

Xuất phát từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân và thực tiễn hoạt động của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, nay là MTTQ Việt Nam hơn tám thập kỷ qua, phải chăng Đảng ta đề ra nhiệm vụ "phản biện xã hội" của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân là sự nhận xét, đánh giá của nhân dân về tính khoa học (phù hợp với qui luật khách quan); tính nhân dân

(đáp ứng lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân); tính khả thi (phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội).

Như vậy, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam là nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật và chính sách cụ thể của Nhà nước, góp phần hoàn thiện các chủ trương, chính sách, pháp luật sát hợp với thực tiễn của đời sống xã hội, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và thể hiện được ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, thông qua hoạt động phản biện xã hội, sẽ góp phần nâng cao vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc xây dựng, tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng nhà Nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Do phản biện xã hội là một nhiệm vụ mới, khó và nhạy cảm, hoạt động này nhất thiết phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và qui định của Nhà nước. Vì vậy, MTTQ Việt Nam cần kiến nghị đề xuất với Đảng có nghị quyết hoặc chỉ thị chuyên đề và Nhà nước cần thể chế hóa bằng văn bản pháp luật về phản biện xã hội, để qui định rõ về đối tượng, phạm vi, nội dung, hình thức, cơ chế cụ thể và điều kiện đảm bảo thì MTTQ Việt Nam mới thực hiện tốt được vai trò phản biện xã hội.

Kết luận chương 1

MTTQ Việt Nam là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước ta hiện nay. Sự qui định này là do yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là xuất phát tư thể chế chính trị: nước ta là nước dân chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Đây là vấn đề lịch sử, vấn đề truyền thống.

Vai trò của MTTQ không phải tự MTTQ đặt ra mà là do chính nhân dân, chính lịch sử thừa nhận. MTTQ Việt Nam và các đoàn thể thành viên có vai trò

rất quan trọng trong sự nghiệp đaị đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, thắt chặt mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới.

Thực hiện đại đoàn kết dân tộc nhằm tập hợp lực lượng, huy động tiềm lực to lớn, sáng tạo của nhân dân và phát huy vai trò quyền làm chủ của nhân dân, là dựa trên quan điểm lấy dân là gốc, vấn đề có ý nghĩa quyết định sự thành công của chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. MTTQ và các tổ chức thành viên ở tất cả các cấp trong đó có cấp huyện và tương đương phải cùng với cấp ủy Đảng và chính quyền tự vươn lên hoàn thiện, góp phần phát huy hơn nữa vai trò là một liên minh chính trị, là đại biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân, cùng với toàn Đảng, toàn dân xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN giàu đẹp, văn minh.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Mặt trân tổ quốc việt nam với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w