Báo chí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với hoạt động kinh tế báo chí Abstract: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kinh tế báo chí ở Việt Nam.. Khảo sát, đánh giá thực
Trang 1Báo chí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với
hoạt động kinh tế báo chí
Abstract: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kinh tế báo chí ở Việt Nam
Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động kinh tế của các cơ quan báo chí thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận; cụ thể là Tạp chí Mặt trận và Báo Đại đoàn kết Đưa ra những đề xuất liên quan đến hoạt động kinh tế báo chí của các cơ quan báo chí của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam trong giai đoạn 2013 – 2015 và tầm nhìn đến 2020
Keywords: Báo chí học; Truyền thông đại chúng; Hoạt động kinh tế báo chí
Content:
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Mục đích và nội dung nghiên cứu: 2
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 3
4 Đối tựợng và phạm vi nghiên cứu: 4
5 Phương pháp nghiên cứu: 4
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 5
7 Kết cấu luận văn: 5
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ KINH TẾ BÁO CHÍ TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 6
1.1 Một số lý luận cơ bản về kinh tế báo chí: 6
1.2.Những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến hoạt động kinh tế báo chí: 11
1.3 Hoạt động kinh tế báo chí trong lĩnh vực báo in Việt Nam: 22
Tiểu Kết Chương 1 26
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 CỦA TẠP CHÍ MẶT TRẬN VÀ BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT 27
2.1 Báo chí Mặt trận với hoạt động kinh tế báo chí: 27
2.2 Vài nét về Tạp chí Mặt trận và Báo Đại đoàn kết: 28
2.3 Hoạt động kinh tế báo chí của Tạp chí Mặt trận và Báo Đại đoàn kết: 36
Tiểu Kết Chương 2 57
CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁO CHÍ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA BÁO CHÍ MẶT TRẬN GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 58
3.1 Xu hướng phát triển hoạt động kinh tế báo chí của báo chí Việt Nam 58
3.2 Phương hướng và điều kiện phát triển hoạt động kinh tế của báo chí Mặt trận giai đoạn 2013 – 2015: 64
Trang 33.3 Giải pháp phát triển hoạt động kinh tế của báo chí Mặt trận giai đoạn 2013
– 2015: 73
Tiểu Kết Chương 3 85
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 95
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Sau hơn 25 năm đổi mới đất nước, cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, diện mạo của báo chí Việt Nam cũng từng bước thay đổi cả về mặt số lượng và chất lượng Từ một số cơ quan báo chí hoạt động dựa trên ngân sách cấp; đến nay, số lượng các cơ quan báo chí đã tăng lên đáng kể, cơ chế hoạt động báo chí cũng không ngừng được đổi mới Nhiều cơ quan báo chí đã vươn lên thực hiện tốt tôn chỉ mục đích và tự cân đối, bảo bảo nguồn lực tài chính thông qua các hoạt động kinh tế báo chí Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động kinh tế báo chí, các quan niệm, cơ chế và quy định cho hoạt động này cũng còn nhiều bất cập Nhìn chung cái gọi là kinh tế báo chí ở Việt Nam hiện nay cũng chưa được xác định và hiểu rõ trong các
cơ quan báo chí và cả trong các cơ quan quản lý
Trong hệ thống báo chí Việt Nám, báo chí của các tổ chức chính trị - xã hội đang ngày càng lớn mạnh, trong đó báo chí của Mặt trận từ khi ra đời đến nay đã không ngừng phát triển, đổi mới cả nội dung và hình thức, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước cũng như các tổ chức chính trị - xã hội tới người dân Đây là hệ thống báo có tính lý luận và thực tiễn cao Không nằm ngoài quy luật phát triển chung của báo chí, hoạt động kinh tế báo chí của hệ thống báo chí của Mặt trận trong những năm qua đã được thực hiện và không ngừng cải cách, đổi mới đem lại hiệu quả kinh tế cho cơ
Trang 5Xuất phát từ sự phát triển chung của báo chí, từ hoạt động thực
tiễn của báo chí Mặt trận, tác giả muốn thực hiện đề tài “Báo chí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với hoạt động kinh tế báo chí” Tác giả
mong muốn đề tài của mình sẽ đóng góp được về mặt lý luận và thực tiễn đối với hoạt động kinh tế báo chí của hệ thống báo chí Mặt trận
2 Mục đích và nội dung nghiên cứu:
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá đúng thực trạng hoạt động kinh tế báo chí của hệ
thống báo chí của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để có căn
cứ chỉ ra những thành tích và hạn chế của hoạt động này; từ đó sẽ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế báo
chí giai đoạn 2013 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
2.2 Nội dung nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kinh tế báo chí ở Việt Nam
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động kinh tế của các cơ
quan báo chí thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận; cụ thể là Tạp chí Mặt trận và Báo Đại đoàn kết
- Đưa ra những đề xuất liên quan đến hoạt động kinh tế báo chí của các cơ quan báo chí của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2015 và tầm nhìn đến 2020
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Hiện nay, hệ thống tài liệu nghiên cứu về kinh tế báo chí vẫn
còn hạn chế Điển hình tài liệu này có tập bài giảng “Quản lý kinh
doanh báo chí” bậc cử nhân của Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa
Trang 6học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và tập bài giảng
“Lý luận kinh doanh báo chí” bậc cao học của Tiến sỹ Hoàng Hải
Bên cạnh đó, còn một số tập bài giảng khác ở Học viện báo chí và Tuyên truyền Đồng thời, có những nghiên cứu về tập đoàn báo chí của GS Tạ Ngọc Tấn và một số nhà nghiên cứu khác…Mới nhất, được biết có đề tài của PGS.Đinh Văn Hường, đề tài của TS.Đặng Thị Thu Hương
Về hoạt động kinh tế của các tòa soạn cũng được đề cập ở khá nhiều cuộc hội thảo, hội nghị trong nước Đáng chú ý có hội thảo
“Báo chí kinh tế” lần thứ 3 ở Thành phố Hồ Chí Minh - năm 1996, hội thảo “Quản trị Kinh doanh báo chí” do báo VietNamNet tổ chức
- năm 2005, hội thảo “Đóng góp của khoa học xã hội – nhân văn
trong phát triển kinh tế xã hội” do Trường ĐHKHXH&NV phối hợp
cùng Khoa Quốc tế (ĐHQGHN), ĐH Nantes, ĐH Angers và ĐH Maine (Cộng hoà Pháp) năm 2011
Về luận văn đã có 1 số luận văn đề cập tới vấn đề này Luận
văn “Thời báo kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh báo chí
thời kỳ hội nhập” (Luận văn thạc sĩ – Đặng Đình Nam), luận văn
“Mô hình tổ chức kinh doanh của cơ quan báo chí trong nền kinh tế
thị trường (Khảo sát báo Tiếng nói Việt Nam, Tiền Phong, Thời báo kinh tế Việt Nam từ 2007 – 2010)” (Luận văn thạc sĩ – Vũ Thị Lan
Anh)
Về báo chí Mặt trận, đã có một số khoá luận lấy báo Đại Đoàn
Kết (báo thuộc hệ thống báo chí Mặt trận) làm đối tượng nghiên cứu
Trang 7đình Việt Nam và vấn đề giáo dục gia đình trong giai đoạn hiện nay trên Báo Đại đoàn kết” (Khoá luận cử nhân báo chí – Chu Thanh
Tâm); “Văn hoá gia đình Việt Nam và tác dụng của giáo dục văn
hoá, đối với sự phát triển của gia đình trong giai đoạn hiện nay được phản ánh (trên báo Phụ nữ Việt Nam và Đại đoàn kết)” (Khoá luận
cử nhân báo chí - Nguyễn Hương Giang)…
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện “Giải pháp nâng cao
hiệu quả tuyên truyền về lý luận và thực tiễn của Tạp chí Mặt trận” -
Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thu Thảo nói tới công tác tuyên truyền của Tạp chí Mặt trận, đề cập tới nội dung tuyên truyền về lý luận và thực tiễn nói chung
Đề tài “Đánh giá của bạn đọc về Tạp chí Mặt trận” (Khoá
luận cử nhân xã hội học - Nguyễn Việt Phương) thì nghiên cứu Tạp chí Mặt trận dưới góc độ xã hội học, nội dung của công trình nghiên cứu này nhằm tập trung tìm hiểu đánh giá của bạn đọc về nội dung và hình thức của Tạp chí Mặt trận
Đề tài “Cách thức tổ chức thông tin của Tạp chí Mặt trận”
(luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng – Nguyễn Thị Thu Thảo) nghiên cứu Tạp chí Mặt trận dưới góc độ hình thức và cách thức tổ chức nội dung thông tin nói chung trên Tạp chí Mặt trận
Như vậy có thể nói, đề tài luận văn của tác giả là công trình
đầu tiên nghiên cứu về báo chí Mặt trận với hoạt động kinh tế báo chí Điểm đặc biệt ở đề tài này là khảo sát và phân tích tình hình hoạt động kinh tế báo chí của một liên minh chính trị - một vấn đề mới với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Trang 84 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Các tư liệu, tài liệu liên quan đến hoạt động kinh tế của các
cơ quan báo chí
- Hệ thống báo chí của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam bao gồm: Tạp chí Mặt trận, Báo Đại đoàn kết Cụ thể là các bộ
phận kinh doanh của các cơ quan báo chí này và những người trực tiếp làm công tác phát hành, quảng cáo, kinh doanh báo chí
5 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong đó nổi bật là:
- Khảo sát thực tế hoạt động kinh tế của hai cơ quan báo chí:
Tạp chí Mặt trận và Báo Đại đoàn kết
- Tổng hợp tài liệu, bài viết chuyên về hoạt động kinh tế báo chí; từ đó phân tích và đánh giá…
- Phỏng vấn sâu đối với những người phụ trách và một số
nhà báo có kinh nghiệm và hiểu biết về hoạt động kinh tế của cơ quan báo chí
Trang 9- So sánh hoạt động kinh tế của các cơ quan báo chí để làm
nổi bật hiệu quả kinh tế của các cơ quan báo chí Trung ương Mặt trận
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn:
- Góp phần hệ thống hóa khung lý luận về vấn đề kinh tế báo chí
- Làm rõ thêm cơ sở khoa học và thực tiễn của hoạt động kinh tế báo chí trong 3 năm gần đây của báo chí của Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam (Tạp chí Mặt trận, Báo Đại đoàn kết)
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế của báo chí của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời gian tới
- Luận văn góp thêm tài liệu tham khảo phục vụ sinh hoạt báo chí, cán bộ làm công tác kinh tế báo chí và những người quan tâm tới lĩnh vực này
7 Kết cấu luận văn:
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục Luận văn được kết làm 3 chương:
Chương 1: Vấn đề kinh tế báo chí trong tiến trình hội nhập
quốc tế
Chương 2: Hoạt động kinh tế báo chí giai đoạn 2010 – 2012
của Tạp chí Mặt trận và Báo Đại đoàn kết
Chương 3: Xu hướng phát triển thị trường báo chí và giải
pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của báo chí Mặt trận giai đoạn 2013-
2015
Trang 10CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ KINH TẾ BÁO CHÍ TRONG
TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1 Một số lý luận cơ bản về kinh tế báo chí:
1.1.1 Loại hình kinh doanh báo chí:
Có ba loại hình kinh doanh báo chí chính: Cơ quan báo trực tiếp kinh doanh – dịch vụ; Ủy quyền cho các doanh nghiệp và tư nhân kinh doanh báo chí; các trung tâm thông tin của các ngành tham gia dịch vụ phát hành, quảng cáo
1.1.2 Nhà tổ chức kinh doanh báo chí:
- Nhà kinh doanh báo chí
- Nội dung triển khai kinh doanh
1.1.3 Hợp tác quốc tế về kinh doanh báo chí:
Hợp tác quốc tế về kinh doanh báo chí có những hình thức
sau: Khai thác tài trợ để phát triển, hình thức thứ hai là liên kết hợp
tác, hình thức thứ ba là xuất nhập khẩu báo chí
1.1.4 Cơ quan quản lý kinh doanh báo chí:
Cơ quan quản lý báo chí bao gồm: Cơ quan chủ quản của
tòa soạn báo đó; Cơ quan quản lý nhà nước – Cục Báo chí
Nội dung quản lý báo chí là: Quản lý về hình thức của tờ
báo, quản lý về nội dung, quản lý về mặt nhân sự báo chí
1.2 Những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến hoạt động kinh tế báo chí:
1.2.1 Hiệu quả kinh tế báo chí:
Trang 11Báo chí là một sản phẩm đặc thù, có mang tính chất là hàng
hóa tiêu thụ nên báo chí có hai hiệu quả báo chí: Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế
1.2.2 Thương hiệu của tờ báo:
Các thương hiệu báo chí lớn ở nước ta thường là những tờ báo Chính trị - Xã hội, đảm nhiệm chức năng thông tin trên nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều vấn đề dân sinh và dám đi đến cùng đối với các vấn đề lớn Bên cạnh đó, có thể thấy, hiện nay các cơ quan thông tin đại chúng còn tăng cường quảng bá thương hiệu của mình bằng cách tổ chức các hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội lớn…
1.2.3 Thị trường báo chí và vấn đề cạnh tranh:
Báo chí ngày nay phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng Với sự ra đời và phát triển của nhiều loại hình báo chí khác nhau
Sự lớn mạnh không ngừng của báo chí cũng dẫn đến vấn đề
cạnh tranh trong báo chí Trước hết và chủ yếu nhất là cạnh tranh về
chất lượng thông tin Sự cạnh tranh trong hoạt động báo chí còn thể hiện ở giá bán báo thấp hơn giá thành
Vấn đề độc quyền trong kinh doanh báo chí: Vấn đề độc
quyền trong kinh doanh báo chí Đối với những tờ báo hạch toán kinh
tế, khả năng tạo ra sự độc quyền về thông tin trong độc giả sẽ tạo cho những tờ báo đó những ưu thế rất lớn về tầm ảnh hưởng thông tin làm nền tảng nâng cao doanh thu phát hành, thu hút quảng cáo cùng các nguồn thu dịch vụ gia tăng trên báo
Trang 121.2.4 Sự tham gia của báo chí vào các lĩnh vực kinh doanh:
Báo chí là phương tiện phán ánh thông tin về lĩnh vực kinh tế tới công chúng… Báo chí không chỉ dừng lại trong việc cung cấp thông tin thuần túy, mà còn có thể hướng dẫn thị trường, hướng dẫn việc áp dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, giới thiệu những
mô hình, điển hình tiên tiến trong sản xuất và kinh doanh
Mặt thứ hai, báo chí tham gia vào lĩnh vực kinh tế chính là việc báo chí tham gia vào thị trường với tư cách là nhà kinh doanh đa ngành Báo chí vừa là nhà phát hành sách – báo, vừa là nhà đầu tư xuất bản, dịch vụ tư vấn
1.3 Hoạt động kinh tế báo chí trong lĩnh vực báo in Việt Nam:
Báo in có những hình thức làm kinh tế sau:
- Quảng cáo
- Phát hành và bán báo
- Kinh doanh các sản phẩm truyền thông
- Mô hình công ty trong cơ quan báo in
- Cho thuê trụ sở
- Hình thức liên kết, liên doanh
- Các hoạt động dịch vụ khác của báo in như tư vấn, chỉ dẫn,
cung cấp tài liệu, môi giới
Trang 13CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ GIAI ĐOẠN 2010-2012 CỦA
TẠP CHÍ MẶT TRẬN VÀ BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT
2.1 Báo chí Mặt trận với hoạt động kinh tế báo chí:
Theo khái niệm rộng, Báo chí Mặt trận gồm báo chí thuộc 46
tổ chức thành viên và cơ quan truyền thông thuộc Mặt trận 63 địa
phương
Còn báo chí trực thuộc Trung ương Mặt trận có:
- Tạp chí Mặt trận
- Báo Đại đoàn kết
Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu là Báo chí Mặt trận theo nghĩa hẹp bao gồm 2 tờ báo chính của Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc: Tạp chí Mặt trận, Báo Đại đoàn kết Nhưng do tài
liệu về báo Đại đoàn kết khai thác được hạn chế nên trọng tâm sẽ là Tạp chí Mặt trận
2.2 Vài nét về Tạp chí Mặt trận và Báo Đại Đoàn kết:
2.2.1 Tạp chí Mặt trận:
2.2.1.1 Sơ lược về Tạp chí Mặt trận:
Tạp chí Mặt trận xuất bản số đầu tiên vào tháng 8 – 2001 Từ
năm 2010, thử nghiệm Tạp chí điện tử, từ tháng 8 năm 2011 đã ra
Chuyên đề: Mặt trận và cuộc sống Bên cạnh xuất bản báo chí, Tạp chí còn hợp tác xuất bản sách, tổ chức sự kiện, dịch vụ khoa học, tư
vấn phát triển; đồng thời phối hợp quảng bá sản phẩm và thương hiệu
cho các doanh nghiệp
2.2.1.2 Hoạt động báo chí của Tạp chí Mặt trận:
Trang 14Tạp chí Mặt trận có mô hình bao gồm các phòng ban: Ban Biên
tập, Bộ phận Biên tập, Bộ phận Chuyên đề, Bộ phận Tổng hợp
- Quy trình sản xuất ấn phẩm của Tạp chí Mặt trận: Mỗi số Tạp chí được triển khai thực hiện theo quy trình sau:
+ Thông qua kế hoạch thông tin của Tạp chí số đó
+ Tập hợp tin, bài theo từng chuyên trang, chuyên mục
+ Biên tập xử lý tin, bài
+ Tổ chức trình bày, in ấn và xuất bản
- Nội dung thông tin của Tạp chí Mặt trận:
Tạp chí Mặt trận xuất bản một kỳ một tháng với 80 trang in Tạp
chí có 6 chủ đề chính: Sự kiện – lý luận; Khoa học Mặt trận; Diễn đàn hợp tác; Kinh nghiệm thực tiễn; Nghiên cứu địa phương; Những vấn đề quốc tế
- Hình thức truyền tải thông tin của Tạp chí Mặt trận:
Về hình thức: thể loại sử dụng: tin, bài phân tích, bình luận, tổng kết kinh nghiệm Có kèm ảnh minh họa In giấy màu Nhưng hình thức trình bày còn đơn điệu
2.2.2 Báo Đại đoàn kết:
2.2.2.1 Sơ lược về Báo Đại đoàn kết:
Ngày 25-1-1942 – Ra đời Báo Cứu Quốc 22-12-1964 – Ra đời
Báo Giải Phóng 6-2-1977 – Hợp nhất Báo Cứu Quốc và Báo Giải
Phóng, ra đời Báo Đại đoàn kết Trong vòng mấy năm gần đây, Báo Đại
đoàn kết đã có những bước phát triển vượt bậc Vào đúng dịp kỷ niệm 70
Trang 15đặc biệt: xuất bản hàng ngày, 7/7 kỳ mỗi tuần trở thành nhật báo với số lượng phát hành 30 ngàn bản/ngày Bên cạnh tờ báo chính, còn có những
ấn phẩm khác: Năm 2007, cho ra mắt trang điện tử của Báo Đại đoàn
kết: daidoanket.vn và Chuyên đề Dân tộc; tháng 7/2010, ra đời Nguyệt san Tinh hoa Việt với 68 trang Tờ báo này cũng sẽ tiếp tục có những cải
tiến về nội dung nhằm phát huy hơn nữa vai trò là tiếng nói của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam nhằm cổ vũ một cách sáng tạo cho sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc và gắn kết mọi tầng lớp nhân dân
2.2.2.2 Hoạt động báo chí của Báo Đại đoàn kết:
Báo Đại đoàn kết có mô hình tổ chức như sau: Ban Biên tập gồm Tổng Biên tập và các phó Tổng Biên tập, Ban Thư ký - trị sự, Các Ban chuyên môn, Ban kế hoạch - tài chính, Ban quảng cáo - phát hành, Văn phòng đại diện
- Quy trình sản xuất ấn phẩm của Báo Đại đoàn kết:
Họp báo cáo đề tài với BBT; các phòng giao nội dung cho phóng viên; phóng viên đi làm tin, bài; hoàn chỉnh giao cho trưởng ban; trưởng ban tập hợp đưa Thư ký tòa soạn, Biên tập tiến hành sản xuất, lên
market, in bản bông, in hoàn chỉnh, phát hành
- Nội dung thông tin của Báo Đại đoàn kết:
Xuất bản hàng ngày, gồm 16 trang, các chuyên mục: thời sự, kinh tế - xã hội, trên địa bàn dân cư, văn hóa nghệ thuật, dân chủ và pháp luật, bạn đọc và tòa soạn, tham vấn – phản biện, quê hương – hải ngoại,
sức khỏe – thể thao, quốc tế - sự kiên quốc tế
- Hình thức thông tin của Báo Đại đoàn kết: sử dụng đa dạng các hình thức thể hiện