1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

nâng cao năng lực của cán bộ mặt trận tổ quốc việt nam trong hoạt động giám sát

108 310 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 669,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngay từ những ngày đầu xây dựng và củng cố chính quyền nhà nước, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến vấn đề công tác cán bộ và nhận thức sâu sắc công tác cán bộ là một trong những công tác có ý nghĩa quyết định tới việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị và các mục tiêu kinh tế mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra trong thời kỳ phát triển của Cách mạng, của đất nước. Nhìn lại lịch sử dân tộc Việt Nam, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức coi đó là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục liên quan đến vận mệnh của Đảng, của chế độ. Trong nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đòi hỏi bên cạnh việc phải bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, tạo ra được một cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhân dân mạnh mẽ, có hiệu lực, hiệu quả; tạo lập được ý thức tuân thủ pháp luật ngày càng cao của tất cả mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân thì đồng thời phải bảo đảm có sự kiểm soát chặt chẽ bộ máy quyền lực, tránh sự lạm dụng, thao túng làm tha hoá quyền lực của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân … Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” 17, tr.698. Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) khẳng định: Cải cách bộ máy Nhà nước còn bao hàm một nội dung quan trọng là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng, quản lý, giám sát và bảo vệ Nhà nước. Nhà nước dựa vào các đoàn thể nhân dân để phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của nhân dân. Đó cũng chính là sức mạnh của bản thân Nhà nước 10, tr.467. Yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị, đặc biệt là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và cách thức quản lý của Nhà nước đòi hỏi phải có sự tham gia rộng rãi của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào quá trình hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện rộng rãi nhất của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, là hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của mọi tầng lớp, thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo... trong xã hội trong quá trình thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ cách mạng trong các giai đoạn phát triển của đất nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị bởi tính đặc trưng của tổ chức mình. Mục tiêu cao nhất về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc để phát huy sức mạnh toàn dân tộc, chung sức, đồng lòng thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam độc lập, hoà bình, thống nhất và giàu mạnh. Để đạt được mục tiêu trên đây, một trong những vấn đề vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược trong nhiệm vụ xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải thực hiện tốt vai trò giám sát đối với hoạt động của bộ máy Nhà nước đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X:“Hoạt động của Đảng và Nhà nước phải chịu sự giám sát của nhân dân” 9, tr.304, “Phát huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội” 9, tr.305. Một vấn đề quan trọng, có tính quyết định hiệu quả của công tác Mặt trận tham gia quản lý Nhà nước, cụ thể là giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước là năng lực của đội ngũ cán bộ Mặt trận. Hiện nay, đội ngũ cán bộ của hệ thống tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tuy đã được tăng cường về số lượng và chất lượng, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế: Đội ngũ cán bộ còn thiếu và chưa đồng bộ về cơ cấu, chất lượng,...; ở một số lĩnh vực công tác, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm đáp ứng nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tăng cường hiệu quả công tác quản lý của Nhà nước là việc làm hết sức cần thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Từ những vấn đề nói trên cho thấy cần nghiên cứu, làm rõ, đưa ra những đánh giá khách quan và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong hoạt động giám sát bộ máy Nhà nước là hết sức cấp thiết hiện nay. Với nhận thức như vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực của cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát bộ máy Nhà nước” làm luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành quản lý hành chính công

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ GIÁM SÁT CỦA

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ĐỐI VỚI BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ YÊU CẦU NĂNG LỰC CÁN BỘ 7 1.1 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động

1.1.1 Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống

1.1.2 Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo qui định của

1.1.3 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 12

1.2 Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với

1.2.1 Khái niệm, đặc trưng của hoạt động giám sát 171.2.2 Cơ sở pháp lý và đặc trưng hoạt động giám sát của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam đối với Bộ máy Nhà nước 19

1.3 Năng lực và năng lực cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1.3.2 Năng lực cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ MẶT TRẬN

TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

Trang 2

2.2.1 Cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị 352.2.2 Biên chế và ngạch bậc công chức của cán bộ mặt trận các cấp

2.3 Nội dung hoạt động giám sát của đội ngũ cán bộ Mặt trận

2.3.1 Giám sát chương trình, quá trình lập pháp 38

2.3.3 Giám sát hoạt động của cơ quan Hành pháp 412.3.4 Giám sát hoạt động của cơ quan tư pháp 432.3.5 Tham gia và giám sát công tác đặc xá hàng năm 45

2.4 Thực trạng chung về cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

2.5 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế về năng lực cán

bộ Mặt trận trong hoạt động giám sát bộ máy nhà nước

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC

CÁN BỘ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT BỘ MÁY NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN HIỆN

3.1 Quan điểm nâng cao năng lực cán bộ Mặt trận nhằm thực

3.1.1 Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và

3.1.2 Hoạt động giám sát của cán bộ Mặt trận phải góp phần bảo vệ

thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa 593.1.3 Hoạt động giám sát của cán bộ Mặt trận phải góp phần tích

cực vào việc xây dựng và củng cố nhà nước pháp quyền xã

Trang 3

3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ Mặt trận trong

3.2.1 Đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò; về đội ngũ cán bộ của

3.2.2 Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và công tác cán bộ

3.2.3 Các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của Uỷ

3.2.4 Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc

3.2.5 Chủ động phối hợp với Nhà nước trong việc thực hiện hoạt

3.2.6 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý về hoạt động giám sát

3.2.7 Từng bước nâng cao văn hoá dân chủ cho nhân dân 85

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngay từ những ngày đầu xây dựng và củng cố chính quyền nhà nước,Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến vấn đề công tác cán bộ và nhậnthức sâu sắc công tác cán bộ là một trong những công tác có ý nghĩa quyết địnhtới việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị và các mục tiêu kinh tế mà Đảng và Nhànước đã đặt ra trong thời kỳ phát triển của Cách mạng, của đất nước

Nhìn lại lịch sử dân tộc Việt Nam, trong suốt quá trình lãnh đạo cáchmạng Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc nâng cao năng lực đội ngũ cán

bộ, công chức coi đó là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục liên quan đến vậnmệnh của Đảng, của chế độ

Trong nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đòi hỏi bên cạnh việc phải bảođảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, tạo ra được một cơ chế tổ chức vàthực hiện quyền lực nhân dân mạnh mẽ, có hiệu lực, hiệu quả; tạo lập được ýthức tuân thủ pháp luật ngày càng cao của tất cả mọi cơ quan, tổ chức, cá nhânthì đồng thời phải bảo đảm có sự kiểm soát chặt chẽ bộ máy quyền lực, tránh

sự lạm dụng, thao túng làm tha hoá quyền lực của nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân … Nói tóm lại, quyền hành

và lực lượng đều ở nơi dân” [17, tr.698] Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành

Trung ương Đảng (khoá VII) khẳng định:

Cải cách bộ máy Nhà nước còn bao hàm một nội dung quantrọng là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước với Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân Các đoàn thể nhândân tham gia xây dựng, quản lý, giám sát và bảo vệ Nhà nước Nhànước dựa vào các đoàn thể nhân dân để phát huy quyền làm chủ và

Trang 5

sức mạnh có tổ chức của nhân dân Đó cũng chính là sức mạnh củabản thân Nhà nước [10, tr.467].

Yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị, đặc biệt là đổi mới phương thức lãnhđạo của Đảng và cách thức quản lý của Nhà nước đòi hỏi phải có sự tham giarộng rãi của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và sự tham gia trực tiếp của nhândân vào quá trình hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách vàpháp luật của Nhà nước Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị, liênhiệp tự nguyện rộng rãi nhất của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, là hình ảnhcủa khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của mọitầng lớp, thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo trong xã hội trong quá trìnhthực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ cách mạng trong các giai đoạn phát triển củađất nước Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ vị trí quan trọng trong hệ thống chínhtrị bởi tính đặc trưng của tổ chức mình Mục tiêu cao nhất về tổ chức và hoạtđộng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kếttoàn dân tộc để phát huy sức mạnh toàn dân tộc, chung sức, đồng lòng thực hiệncác chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cùng nhau xâydựng một nước Việt Nam độc lập, hoà bình, thống nhất và giàu mạnh

Để đạt được mục tiêu trên đây, một trong những vấn đề vừa cấp bách,vừa có tính chiến lược trong nhiệm vụ xây dựng chính quyền của dân, do dân,

vì dân là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải thực hiện tốt vai trò giám sát đốivới hoạt động của bộ máy Nhà nước đã được khẳng định trong Nghị quyết

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X:“Hoạt động của Đảng và Nhà nước phải chịu sự giám sát của nhân dân” [9, tr.304], “Phát huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội” [9, tr.305].

Một vấn đề quan trọng, có tính quyết định hiệu quả của công tác Mặttrận tham gia quản lý Nhà nước, cụ thể là giám sát hoạt động của bộ máy Nhà

Trang 6

nước là năng lực của đội ngũ cán bộ Mặt trận Hiện nay, đội ngũ cán bộ của

hệ thống tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tuy đã được tăng cường về sốlượng và chất lượng, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế: Đội ngũ cán bộ cònthiếu và chưa đồng bộ về cơ cấu, chất lượng, ; ở một số lĩnh vực công tác,chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của

hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm đáp ứng nhiệm vụ tham gia xâydựng Đảng, xây dựng chính quyền, tăng cường hiệu quả công tác quản lý củaNhà nước là việc làm hết sức cần thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn

Từ những vấn đề nói trên cho thấy cần nghiên cứu, làm rõ, đưa ranhững đánh giá khách quan và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực củađội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong hoạt động giám sát

bộ máy Nhà nước là hết sức cấp thiết hiện nay

Với nhận thức như vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực của cán

bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát bộ máy Nhà nước”

làm luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành quản lý hành chính công

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ luôn là yêu cầu đặt ra trong mọi giaiđoạn lịch sử Từ những yêu cầu phát triển toàn diện đất nước, quá trình hộinhập kinh tế quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu tạo nên những yếu tố kinh tế,

xã hội mới đòi hỏi người cán bộ phải nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu

và nhiệm vụ mới đề ra

Thời gian qua đã có một số đề tài, chuyên đề, bài viết, bài nói, các hộithảo khoa học đưa ra những nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn vềMặt trận và cán bộ Mặt trận Tuy nhiên cụ thể bàn đến vấn đề năng lực củađội ngũ cán bộ Mặt trận trong hoạt động giám sát bộ máy Nhà nước thì chưa

có một đề tài nào nghiên cứu Có thể nêu một số công trình, chuyên đề liênquan đến đề tài như sau:

- Bộ Lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (1930-2004)

Trang 7

- Chuyên đề của Ban Tổ chức cán bộ, cơ quan Uỷ ban Trung ương Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam: "Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách và lực lượng cộng tác viên của hệ thống tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới".

- Công trình do các tác giả Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương

chủ biên: "Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

và các tổ chức chính trị- xã hội ở nước ta hiện nay ”.

- Công trình xây dựng dự thảo 3 Quy chế giám sát và phản biện xã hộicủa Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (bao gồm tờ trình và các dựthảo 3 quy chế)

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về:

+ Hoạt động tham gia quản lý Nhà nước của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, trọng tâm nhiệm vụ giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối vớihoạt động của bộ máy Nhà nước

+ Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối vớihoạt động giám sát bộ máy Nhà nước

- Đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc ViệtNam đối với nhiệm vụ giám sát của Mặt trận

- Từ những quan điểm chung của Đảng, Nhà nước đề xuất một số giảipháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Mặt trận trong hoạt động giámsát bộ máy Nhà nước

Trang 8

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn

Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước về vai trò, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân; trọng tâm là các nộidung liên quan đến nhiệm vụ giám sát về hoạt động của bộ máy Nhà nước

- Nghiên cứu đội ngũ cán bộ Mặt trận để đưa ra các giải pháp góp phầnnâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thamgia hoạt động giám sát bộ máy Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay

Đối tượng nghiên cứu

Cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được đề cập trong luận văn này làCán bộ, công chức được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, theo quy định

của “Luật cán bộ, công chức” được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua, ngày 13/11/2008.

5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lên nin

- Phương pháp logic kết hợp với phương pháp lịch sử

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp so sánh, thống kê

- Phương pháp khảo sát và tổng kết thực tiễn

6 Đóng góp của luận văn

- Nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý, thực tiễn về vai trò, nhiệm vụ củaMặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát bộ máy Nhà nước

- Phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc ViệtNam hiện nay với nhiệm vụ giám sát bộ máy Nhà nước

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Mặt trậntrong hoạt động giám sát đối với bộ máy Nhà nước góp phần tăng cường hoạtđộng của bộ máy Nhà nước trong thời kỳ mới

Trang 9

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungluận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vai trò giám sát của Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam đối với bộ máy Nhà nước và yêu cầu năng lực cán bộ

- Chương 2: Thực trạng về năng lực của cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam trong hoạt động giám sát bộ máy Nhà nước

- Chương 3: Quan điểm và các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát bộ máy Nhà nước giai đoạn hiện nay

Trang 10

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ GIÁM SÁT CỦA

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ĐỐI VỚI BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

VÀ YÊU CẦU NĂNG LỰC CÁN BỘ

1.1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

1.1.1 Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị nước ta

Ngay từ khi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú ýđến việc tập hợp quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợpvới từng giai cấp, tầng lớp, từng giới, từng tôn giáo, từng ngành nghề, từnglứa tuổi; hơn nữa còn phù hợp với từng bước phát triển của phong trào cách

mạng Người cho rằng: cách mạng giải phóng dân tộc là sự vùng dậy của cả một dân tộc để đánh đổ ách thống trị của nước ngoài Giai cấp vô sản không thể tự mình làm nổi mà phải liên minh với các lực lượng yêu nước trong dân tộc Người chỉ rõ: Cuộc cách mạng trong một nước thuộc địa là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Để đưa cuộc cách mạng đó đến thắng lợi có thể và cần phải thành lập một Mặt trận Dân tộc Thống nhất rộng rãi đoàn kết tất cả các giai cấp và tầng lớp xã hội mong muốn được giải phóng khỏi ách thuộc địa.

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) chỉ gần 10 tháng,Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủtịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, được thành lập ngày 18/11/1930

Trải qua chặng đường lịch sử cách mạng 80 năm, những hình thức tổchức và tên gọi khác nhau từ Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18-11-1930), Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (11-1936), Mặttrận thống nhất Dân chủ Đông Dương (3-1938), Mặt trận Thống nhất dân tộcphản đế Đông Dương (11-1939), Việt Nam Độc lập đồng minh hội (19-5-1941), Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (29-5-1946), Mặt trận Liên Việt (7-

Trang 11

3-1951), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (10-9-1955), Mặt trận Dân tộc giảiphóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960), Liên minh các Lực lượng Dân tộc,Dân chủ và Hoà bình Việt Nam (20-4-1968), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam(mới) (4-2-1977) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một hình thức cụ thể của Mặttrận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, tổ chức có quá trình lịch sử ra đời và hoạtđộng rất vẻ vang, không ngừng lớn mạnh, đã có những đóng góp to lớn vàothắng lợi vĩ đại của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định thắng lợicủa cách mạng Việt Nam và trở thành một thành tố quan trọng trong hệ thốngchính trị của nước ta.

Khi Đảng chưa giành được chính quyền thì Mặt trận là liên minh chínhtrị của công nông với các lực lượng dân tộc tiến bộ, trực tiếp tổ chức thựchiện đường lối, chủ trương của Đảng, vận động đoàn kết nhân dân đấu tranhchống thực dân và phong kiến giành chính quyền về tay nhân dân; đồng thờitrong nhiều thời kỳ, Mặt trận còn thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ củachính quyền ở vùng mới giải phóng Sau khi giành được chính quyền, Mặttrận cùng với Đảng, Nhà nước đều là công cụ để thực hiện và phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chính sáchMặt trận là chính sách rất quan trọng Công tác Mặt trận là công tác rất quantrọng trong toàn bộ công tác cách mạng”, “Trong cách mạng dân tộc dân chủnhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Dân tộc thống

nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng nước ta”

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ví trí của Mặt trận càngđược củng cố với chức năng chủ yếu xây dựng, tăng cường khối đại đoàn kếttoàn dân, góp phần tạo nên sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân;

là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước; động viên nhân dân phát huyquyền làm chủ, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộcvận động cách mạng, công cuộc đổi mới của đất nước Cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã xác định:

Trang 12

“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vớinền dân chủ ngày càng được hoàn thiện thì vai trò của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam ngày càng quan trọng, càng được mở rộng Nghị quyết Đại hội X của

Đảng nêu rõ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân dân; đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng, an ninh vào cuộc sống, góp phần xây dựng sự đồng thuận xã hội”.

Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không chỉ được khẳngđịnh trong ý thức của nhân dân, trong đường lối, chủ trương của Đảng mà cònthể chế rõ trong Hiến pháp, các đạo luật và pháp lệnh, đặc biệt là trong LuậtMặt trận Tổ quốc Việt Nam Điều 9 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) quy định:

"Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng nhà nước chăm lo và bảo

vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước".

Năm 1999, Nhà nước thể chế hoá Nghị quyết Đại hội Đảng VIII và quatổng kết 10 năm đổi mới đã ban hành Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong

đó tại Khoản 2, Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qui định: "Mặt trận

Trang 13

Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.

Việc pháp luật khẳng định "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của

hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” càng

khẳng định vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xã hội và trong

hệ thống chính trị, mỗi yếu tố của hệ thống chính trị đều có chức năng riêngbiệt, nhưng có mối quan hệ hỗ trợ mật thiết, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vàđều vì lợi ích chung của dân tộc

1.1.2 Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo qui định của Hiến pháp và pháp luật

Điều 2 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qui định nhiệm vụ của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam là:

- Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí

về chính trị và tinh thần trong nhân dân Đại đoàn kết toàn dân tộc là một trongnhững nội dung chủ đạo của tư tưởng Hồ Chí Minh và đã được Đảng ta khẳngđịnh trong đường lối cách mạng: Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liênminh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sựlãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, lànguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảođảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc là trách nhiệm của

cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng

Trang 14

của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Mặt trận tập hợp, xây dựng, củng cố khối đạiđoàn kết trên cơ sở vì lợi ích chung của dân tộc và bằng cách vận động, thuyếtphục, hiệp thương dân chủ - thống nhất hành động Bởi vậy, có thể nói rằng, tổchức và hoạt động của Mặt trận là sự thống nhất từ đa dạng "Không có sự đadạng khác nhau thì không thành Mặt trận, nhưng không có sự tương đồng vàthống nhất về lợi ích chung của Tổ quốc thì cũng không thành Mặt trận".

- Tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiệnđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp

và pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyên truyền, thuyết phục, tổ chức vậnđộng nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luậtcủa Nhà nước thông qua các tổ chức thành viên và các cuộc vận động, các phongtrào cách mạng mang tính toàn dân Đây cũng là một trong những yếu tố quy địnhvai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở của chính quyền nhân dân

- Tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị vớiĐảng và Nhà nước Tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân.Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, côngchức nhà nước

Với tư cách là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, tham gia xâydựng Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân là nhiệm vụ quan trọngcủa Mặt trận để bảo góp phần làm cho Đảng và Nhà nước mạnh hơn, qua đóthực thi chủ quyền của nhân dân tốt hơn, đồng thời làm cho bản thân tổ chứcMặt trận mạnh hơn bởi vì Đảng là thành viên và cũng là hạt nhân lãnh đạo Mặttrận, còn Nhà nước là thiết chế đảm bảo các điều kiện cho hoạt động của mọithành viên hệ thống chính trị (pháp luật, chính sách, tài chính )

Sở dĩ giám sát trở thành một nhiệm vụ cơ bản của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam là vì những lý do sau:

Mặt trận là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất, đại diện cho mọi tầng lớpnhân dân Chỉ có thông qua hoạt động giám sát, Mặt trận mới có thể giúp nhân

Trang 15

dân kiểm soát được việc sử dụng quyền lực đã uỷ quyền của mình cho các cơquan quyền lực Thực hiện giám sát là Mặt trận đã thực hiện sự uỷ quyền củamọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội Nếu không thực hiệntốt chức năng giám sát thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không thể hoàn thànhvai trò đại diện bảo vệ lợi ích cho mọi tầng lớp nhân dân.

Giám sát là nhu cầu tự thân của Đảng cầm quyền và Nhà nước phápquyền Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta Bản thân hoạt động giám sát đã tạo ra sựchế ước từ bên ngoài để Đảng cầm quyền và Nhà nước không thể tuỳ tiện trongviệc hoạch định đường lối và tổ chức thực thi các quyết sách Giám sát gópphần vào việc giáo dục đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên về đạo đức, lốisống, ý thức và kỹ năng thực thi công vụ

- Cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân

- Tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam vớinhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới

1.1.3 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Cùng với quá trình phát triển của cách mạng, Mặt trận Tổ quốc ViệtNam có quá trình lịch sử ra đời và hoạt động rất vẻ vang Trong quá trình hoạtđộng, để nâng cao vị trí, vai trò, đóng góp tích cực vào những thành tựuchung của đất nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã từng bước xây dựng hệthống tổ chức bộ máy và cán bộ của mình ngày càng hoàn thiện; thườngxuyên đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động

Tổ chức bộ máy- cán bộ của hệ thống tổ chức Mặt trận Tổ quốc ViệtNam là thuộc về thể chế chính trị - xã hội của Việt Nam Mặt trận Tổ quốcViệt Nam là một bộ phận, một thành tố cấu thành hệ thống chính trị của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là một bộ phận nằm trong thể chếchính trị - xã hội của Việt Nam, nên lẽ đương nhiên nó được quy định bởi

Trang 16

Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật khác của Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam Cụ thể, Điều 9, Chương I của Hiến pháp nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992 (sửa đổi) ghi: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài” Hiến pháp là bộ luật cao nhất của Nhà nước ta

đã quy định rõ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị”.

Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam (Khóa X) thông qua tại kỳ họp thứ 5 cũng khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị” Như vậy, Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam cùng với Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân với tư cách

là “tổ chức bộ máy”, các thành tố làm nên một chỉnh thể thống nhất là hệthống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng Cộng sảnViệt Nam lãnh đạo

Trong hệ thống chính trị, mỗi thành tố có tính độc lập tương đối, cùngtác động, chi phối lẫn nhau và đều hướng đến thực hiện mục tiêu chung Cụthể, xem xét từ góc độ cơ sở lý luận về tổ chức bộ máy - cán bộ của hệ thốngMặt trận Tổ quốc Việt Nam cho thấy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngoài việc

là một bộ phận, một thành tố của hệ thống chính trị, còn là một tổ chức độclập có tư cách pháp nhân bên cạnh Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân,

do Đảng lãnh đạo

Tùy theo yêu cầu của cách mạng đòi hỏi, đặc điểm, điều kiện thực tếđất nước mà tổ chức bộ máy và cán bộ của hệ thống tổ chức mặt trận sẽ có sựbiến đổi, phát triển cho phù hợp Ở nước ta hơn nửa thế kỷ qua, xét về tổ chức

bộ máy Mặt trận cũng đã có nhiều thay đổi Từ Mặt trận có tính chất hiệutriệu, kêu gọi ban đầu, đến hình thành tổ chức bộ máy là các Hội (Hội Cứuquốc, Hội Việt minh…) đến Mặt trận có tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ và

Trang 17

các yếu tố, điều kiện hoạt động kèm theo, được qui định trong Luật, Điều lệMặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Từ năm 1955 trở về trước, do nhiều nguyên nhân khác nhau tổ chức bộmáy Mặt trận còn chưa rõ ràng, ổn định Tại Đại hội lần thứ nhất Mặt trận Tổquốc Việt Nam (9-1955) đã quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

và bầu ra Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi chung là BanMặt trận Trung ương) Ở các khu tự trị, thành, tỉnh thì lập Ban Mặt trận Khu

tự trị, tỉnh, thành Ở cấp huyện, châu, thị xã không thành lập Ban Mặt trận màchỉ thành lập Đảng đoàn Mặt trận

Ở giai đoạn này không có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp cơ

sở Công tác Mặt trận ở cấp cơ sở chủ yếu được giao cho cấp ủy Đảng, các

đoàn thể nhân dân “Mỗi cấp ủy cần có một Ban phụ trách công tác mặt trận

và dân vận Khi cần thiết, Ban này sẽ danh nghĩa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc

để hiệu triệu” [53, tr.217-218] Như vậy, hình thức Mặt trận khi cần cho cấp

cơ sở xã, đường phố lúc này là Hội nghị đại biểu các giới quần chúng dochính cấp ủy đảng đứng ra tổ chức Mỗi Đảng ủy xã, khu phố cử một đổng chíđảng ủy viên có uy tín, trình độ phụ trách công tác Mặt trận Nơi có vấn đềphức tạp về tôn giáo, dân tộc có thể có thêm hình thức Ban Liên lạc Mặt trận,

do cấp huyện phê chuẩn, công nhận Hiện trạng tổ chức Mặt trận nói trên kéodài đến năm 1977 Sau Đại hội hợp nhất 3 tổ chức Mặt trận là Mặt trận Tổquốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minhcác lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam thành Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, từ cuối năm 1977 trở đi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở xã,phường, thị trấn mới chính thức thành lập và từng bước hình thành Tổ Côngtác mặt trận, Ban Công tác mặt trận ở các khu dân cư

Trên cơ sở đất nước đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính trị nói chung, hệ thống tổ chức bộmáy và cán bộ mặt trận nói riêng cũng có sự đổi mới và phát triển nhanh

Trang 18

chóng nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình cách mạng đã có nhiều thay đổi.Hiến pháp của Nhà nước năm 1980, 1992 (Sửa đổi), Luật Mặt trận Tổ quốcViệt Nam đều có điều khoản quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Căn cứ vào Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã xác định cótính định hướng, tính nguyên tắc cho tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam “Tổ chức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp là cơ quan chấp hành của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp…”, “Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là các tổ chức và cá nhân…”, “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có bộ máy giúp việc Tổ chức, biên chế bộ máy giúp việc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp do cơ quan có thẩm quyền quy định”; “Kinh phí hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do ngân sách Nhà nước cấp theo quy định của pháp luật”…Tất cả những điều quy định trên dù là vắn tắt,

song là cơ sở rất quan trọng cho việc thể chế, cụ thể hóa về tổ chức bộ máy vàcán bộ của hệ thống tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong Điều lệ Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các văn bản khác của Đảng, Nhà nước và Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam

Tại Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một lần nữa vị trí, vai trò làm

cơ sở cho tổ chức bộ máy và cán bộ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lại đượckhẳng định Cùng với việc nhắc lại quy định trong Luật Mặt trận Tổ quốc ViệtNam đã có các điều khoản cụ thể khẳng định trực tiếp hoặc gián tiếp về tổchức bộ máy và cán bộ của hệ thống tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhưquy định về thành viên, nghĩa vụ và quyền của thành viên; nguyên tắc tổchức, hoạt động và cơ cấu; cơ quan lãnh đạo các cấp và quan hệ giữa Mặt trậnvới các cơ quan Nhà nước, với nhân dân; kinh phí hoạt động, tài sản của Ủyban Mặt trận Tổ quốc các cấp

Trang 19

Tổ chức bộ máy của hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có 2 loạihình cơ bản, chủ yếu nhất, bao gồm: hệ thống các tổ chức thành viên và hệthống Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

Do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp

tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội

và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc,các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài…Chính vì tính chất,đặc điểm nói trên nên khi nói tới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là nói tới một tổchức tập hợp rộng rãi, bao gồm các thành viên Có thể nói, đây là loại hình tổchức rất độc đáo, riêng có của thể chế chính trị Việt Nam và nhờ nó đã gópphần tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tạo ra sức mạnh, động lực cho dântộc Theo quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên củaMặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm: các tổ chức và cá nhân tự nguyện gianhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trên cơ sở tán thành Điều lệ Mặt trận Tổquốc Việt Nam và được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp côngnhận Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền và nghĩa vụ khitham gia Mặt trận Thành viên dù là tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị -

xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp…trước hết bản thân nó là một tổ chức

có vị trí, vai trò độc lập, có tư cách pháp nhân, có chức năng, nhiệm vụ theoquy định của pháp luật, có hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ (Đảng Cộngsản, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…) Các tổ chức nói trên khi tham

gia vào “tổ chức liên minh” với tư cách cũng là một tổ chức Tuy nhiên, đây

là loại hình tổ chức rất đặc biệt, rất linh hoạt và mềm dẻo Hiệu quả và tácdụng thực tế của hoạt động Mặt trận, sự liên minh hay hình thức tổ chức bộmáy này phụ thuộc chủ yếu ở sự phối hợp và thống nhất hoạt động với nhau.Nếu tổ chức tốt thì loại hình, dạng thức, tổ chức bộ máy này sẽ mang lạihiệu quả rất to lớn Thực tế sự tồn tại của Mặt trận hơn nửa thế kỷ qua chính

Trang 20

là sự khẳng định, là câu trả lời rõ nhất cho hình thức tổ chức bộ máy đặc biệtnói trên.

Loại hình cơ bản, chủ yếu thứ hai của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải

kể đến hệ thống Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp Theo quy địnhhiện hành được Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ghi nhận thì, Ủy ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam các cấp là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội củaMặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp Theo đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam được quy định theo 4 cấp hành chính là: Trung ương; tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã, thành phốtrực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) và xã, phường, thị trấn (gọi chung làcấp xã) Ở dưới cấp xã, phường, thị trấn có Ban Công tác Mặt trận ở các khudân cư, cộng đồng dân cư Tính từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, thành phố,huyện, quận, xã, phường thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quanchấp hành giữa 2 kỳ Đại hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp có cơquan bộ máy giúp việc, có nghĩa là có tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ.Những nguyên tắc để duy trì tổ chức bộ máy và hoạt động của hệ thống ủyban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam này ngoài Điều lệ quy định, còn được quyđịnh ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác từ Trung ương đến cấp cơ sở

1.2 HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ĐỐI VỚI BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

1.2.1 Khái niệm, đặc trưng của hoạt động giám sát

Khái niệm "giám sát" hiện nay được dùng rất phổ biến trong các khoahọc như chính trị học, luật học, hành chính học và trong nhiều văn bản Nghịquyết của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước cũng như trong thực tiễnđời sống, song nội hàm của nó còn có nhiều cách hiểu khác nhau:

Theo từ điển Luật học định nghĩa: "Giám sát là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động, thường xuyên, liên tục và sẵn sáng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu

Trang 21

sự giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã xác định từ trước, đảm bảo cho pháp luật được tuân theo nghiêm chỉnh".

Trong cuốn tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện Đại hội X củaĐảng Cộng sản Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, tr184) nêu khái niệm giámsát như sau:

Giám sát là theo dõi, kiểm tra, phát hiện, đánh giá của cánhân, tổ chức cộng đồng người đối với cá nhân, tổ chức, cộng đồngkhác trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, trong việc thựchiện Hiến pháp, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, chínhsách của Nhà nước, các quyền lợi, nghĩa vụ của công dân, của các

tổ chức chính trị - xã hội và kiến nghị phát huy ưu điểm, thành tựu,

xử lý đối với cá nhân, tổ chức có những hành vi sai trái [45, tr.184]

Trong Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh chủ biên thì "Giám sát là xem xét và đàn hạch".

Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì: "Giám sát là theo dõi và kiểm tra có thực hiện đúng những điều quy định không" [36].

Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên hiểu: "Giám sát là theo dõi, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ" [61].

Từ điển Quản lý xã hội ghi: "Giám sát là kiểm tra; theo dõi nhằm mục đích kiểm tra việc chấp hành luật, nghị quyết, quyết định quản lý "

Từ các định nghĩa và cách hiểu về "giám sát" ở trên, có thể chỉ ra nhữngđặc trưng của giám sát, đó là:

- Giám sát là hoạt động của chủ thể biểu hiện qua theo dõi, quan sát,xem xét, nhận định về việc làm của đối tượng chịu sự giám sát

- Mục đích của giám sát là xem xét việc làm của đối tượng bị giám sát

có đúng những điều quy định, những quy chế, chuẩn mực đã đặt ra hay không

để có những biện pháp can thiệp và hướng hoạt động của đối tượng đi đúnghướng (Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết, các văn bản pháp quy )

Trang 22

- Giám sát là hoạt động mang tính chủ động, thường xuyên, liên tục.

- Sự tác động qua lại giữa chủ thể giám sát và đối tượng giám sát cómối quan hệ pháp lý, gắn với quyền và trách nhiệm của mỗi bên

Như vậy, có thể quan niệm: Giám sát là quá trình theo dõi, quan sát, phân tích, nhận định về hành vi của đối tượng bị giám sát xem có vi phạm những chuẩn mực của chủ thể quyền lực hay không để có những tác động điều chỉnh đối tượng thực hiện đúng các yêu cầu chuẩn mực mà chủ thể quyền lực đề ra.

1.2.2 Cơ sở pháp lý và đặc trưng hoạt động giám sát của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam đối với Bộ máy Nhà nước

- Hoạt động giám sát của Mặt trận đối với chính quyền lần đầu tiênđược đề cập trong Nghị quyết của Đại hội đại biểu Thanh niên cứu quốc toàn

xứ Bắc Kỳ tháng 11/1945: "Mặt trận Việt Minh, Thanh niên cứu quốc hội cónhiệm vụ ủng hộ Chính phủ và Bộ Thanh niên Sự ủng hộ ấy phải thiết thực(bằng việc làm không phải bằng lời nói suông), sáng suốt (thấy cái hay cái dở)

và tích cực (giám sát và đề nghị)" Tuy nhiên, quyền giám sát của Mặt trận mới

chính thức được ghi nhận tại Điều 9 Hiến pháp năm 1992: "Mặt trận giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ viên chức Nhà nước" Nhân dân có quyền giám sát trực tiếp và có quyền gián tiếp giám sát cơ

quan nhà nước, cán bộ, công chức, đảng viên (thông qua Mặt trận và các đoànthể để thực hiện)

Sau Hiến pháp năm 1992, trong nhiều văn bản pháp luật, trong đó cóLuật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nhà nước đã từng bước thể chế hoá quyềngiám sát của Mặt trận trên nhiều lĩnh vực như: giám sát việc thi hành phápluật về khiếu nại tố cáo của công dân; giám sát việc thi hành pháp luật về xửphạt vi phạm hành chính, thi hành Luật đất đai, thi hành Luật thuế, thi hànhLuật nghĩa vụ quân sự, giám sát hoạt động tố tụng hình sự, dân sự, hànhchính, lao động; giám sát hoạt động của đại biểu dân cử trong việc thực hiện

Trang 23

trách nhiệm người đại biểu Như vậy, xét về quyền giám sát của Mặt trậntrong việc thi hành chính sách, pháp luật của các cơ quan nhà nước là rất rộng

(cho đến tháng 10 năm 2009, đã có 54 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân) Đó là sự thể hiện đường lối, chính sách của Đảng về thực hiện dân chủ

Xã hội Chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân Trên thực tế, quyềngiám sát của Mặt trận đã đi vào cuộc sống, đã thu được những kết quả và kinhnghiệm nhất định Song có thể nói đây vẫn là khâu yếu nhất và còn nhiều lúngtúng mà Mặt trận cần phải tập trung nghiên cứu tháo gỡ

- Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hoạt động

giám sát nhân dân Điều 12, Luật Mặt trận Tổi quốc Việt Nam ngày 12 tháng

6 năm 1999 nêu rõ:

"Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là giám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước, nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo

vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật."

"Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giám sát Khi nhận được kiến nghị của Mặt trận thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét, trả lời trong thời hạn theo quy định của pháp luật."

Như vậy, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là việc quan sát, phát hiện, xem xét, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của các

cơ quan Đảng, Nhà nước và cán bộ, công chức, đảng viên trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các chương trình, dự án, đề án và quy chế, quy định có hiệu lực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; việc thực

Trang 24

hiện chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, đảng viên.

Khác với giám sát Nhà nước, giám sát của Mặt trận và đoàn thể khôngmang tính quyền lực nhà nước mà mang tính quyền lực của nhân dân, với cơ chế

là "theo dõi, phát hiện, kiến nghị" cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết chứ

không có cơ chế trực tiếp áp dụng chế tài như đình chỉ, bãi bỏ

Mục đích hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cùng

với công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra Nhà nước nhằm góp phần xây dựngĐảng, xây dựng và củng cố chính quyền, làm cho Bộ máy Nhà nước ngày

càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động ngày càng có hiệu lực, hiệu quả để

thực thi quyền lực của của nhân dân

Đối tượng giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm:

Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước

Giám sát cán bộ, công chức nhà nước

Giám sát đại biểu dân cử

Giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước

Nội dung hoạt động của cơ quan Nhà nước rất rộng, Luật Mặt trận Tổquốc Việt Nam chưa quy định cụ thể phạm vi giám sát đến đâu, nhất là giámsát hoạt động của cơ quan Nhà nước, thì giám sát những cơ quan nào? từ thựctiễn hoạt động và điều kiện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nội dung giám

sát hoạt động của cơ quan Nhà nước chủ yếu tập trung vào: “giám sát việc thi hành pháp luật của cơ quan Nhà nước, tập trung vào những pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, liên quan đến các tầng lớp

xã hội do Mặt trận trực tiếp vận động, liên quan đến tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Mặt trận và tổ chức thành viên” Giám sát văn bản quy phạm

pháp luật của Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân và kiến nghị xử lý vănbản trái pháp luật (Điều 9, khoản 4, luật ban hành văn bản Quy phạm phápluật của Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân)

Trang 25

Tuỳ đặc điểm địa phương và chương trình công tác Mặt trận hàng năm

mà xây dựng kế hoạch giám sát việc thực hiện pháp luật, pháp quy của chínhquyền địa phương như: giám sát thực hiện Luật đất đai, Luật thuế, Luật nghĩa

vụ quân sự, Luật bảo vệ môi trường, các pháp luật về chính sách đối vớingười có công, chính sách xã hội, Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân,

Giám sát cán bộ, công chức Nhà nước:

Phạm vi của nội dung giám sát cán bộ, công chức Nhà nước bao gồm:Nghĩa vụ của cán bộ, công chức Nhà nước, đạo đức, văn hoá giao tiếp của cán

bộ, công chức, những việc cán bộ, công chức không được làm (Các nội dung trênđược quy định trong Luật Cán bộ - công chức và các văn bản hướng dẫn củaĐảng, Chính phủ, Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệmchống lãng phí và văn bản pháp luật có liên quan)

Hình thức, cơ chế giám sát cán bộ, công chức, Đảng viên ở khu dân cư

được cụ thể hoá ở Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam (số 05, ngày 21/04/2006) ban hành bằng hình thức Quychế, trong đó, quy định rõ mục đích giám sát, nguyên tắc giám sát, đối tượng giámsát, quyền trách nhiệm của chủ thể giám sát và đối tượng bị giám sát, nội dunggiám sát, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khi trả lời kiến nghị giám sát

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức còn được quyđịnh cụ thể trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn với hình

thức “lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Hội đồng nhân dân cấp

xã bầu”, đó là Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân

dân, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân do BanThường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chủ trì tổ chức việc lấy phiếutín nhiệm Giám sát cán bộ, công chức theo quy định của Luật phòng chốngtham nhũng; Luật thực hành tiệt kiệm, chống lãng phí

Giám sát hoạt động của đại biểu dân cử:

Nội dung giám sát hoạt động của đại biểu dân cử, bao gồm: giám sáttiêu chuẩn đại biểu và việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu dân cử Hiện chưa

Trang 26

có văn bản pháp luật cụ thể hoá hình thức giám sát của Mặt trận đối với đạibiểu dân cử Do vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam một số tỉnh phối hợp với

Thường trực Hội đồng Nhân dân cùng cấp tổ chức hoạt động nhận xét theo

trách nhiệm và tiêu chuẩn người đại biểu Cách làm này nhằm góp ý kiến vớiđại biểu nhằm khắc phục những điểm yếu, thiếu sót trong việc thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn người đại biểu nhân dân Hình thức thứ hai hiện đangthực hiện là giám sát chức danh chủ chốt của Hội đồng Nhân dân với hìnhthức bỏ phiếu tín nhiệm (theo quy định tại điều 26 Pháp lệnh thực hiện dânchủ ở xã, phường, thị trấn)

Cơ chế hoạt động giám sát của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Theo các văn bản pháp luật hiện hành và Nghị định 50/CP ngày

16-08-2001 của Chính phủ (quy định chi tiết một số điều luật Mặt trận Tổ quốc ViệtNam) thì cơ chế hoạt động giám sát của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Namtheo ba hình thức được thực hiện như sau:

Thứ nhất, vận động nhân dân giám sát (chủ yếu tập trung vào việc chỉ

đạo tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân với một số cơ chế sau):

Cơ quan Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thanh tra

ở địa phương có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét, tiếp thu kiến nghị của Uỷban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, của Ban thanh tra nhân dân và ýkiến của các tầng lớp nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Khi cần thiết cơ quan Nhà nước có trách nhiệm mời đại diện Banthanh tra nhân dân tham gia giám sát, thanh tra, kiểm tra ở xã, phường, thịtrấn Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm cung cấp thông tin, cử ngườitham gia khi được yêu cầu tham gia giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quanNhà nước

Khi Ban thanh tra nhân dân thực hiện quyền giám sát, kiểm tra, theoquy định của pháp luật thì Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã nơi được giámsát, kiểm tra có trách nhiệm cung cấp thông tin, trả lời kiến nghị theo quy

Trang 27

định tại điều 15 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều LuậtMặt trận Tổ quốc Việt Nam Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phối hợpvới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tạo điều kiện để Uỷ ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam cấp xã chỉ đạo tổ chức, hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

Cơ quan Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc ViệtNam cùng cấp hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và bảo vệ công dân khi họ thựchiện quyền giám sát của mình

Thứ hai, tham gia giám sát với Hội đồng nhân dân:

Hội đồng Nhân dân các cấp khi thực hiện nhiệm vụ giám sát có tráchnhiệm: Mời đại diện Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùngcấp tham gia xây dựng kế hoạch giám sát của Hội đồng Nhân dân; Mời đại diệnBan Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham gia hoạtđộng giám sát; Cung cấp thông tin có liên quan đến công tác giám sát củaHĐND cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; Tạo điều kiện để đạidiện Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đưa kiến nghị liênquan đến nội dung giám sát; Tiếp nhận những thông tin có liên quan đến hoạtđộng giám sát của Hội đồng Nhân dân do Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam cùng cấp cung cấp

Thứ ba là tự mình giám sát:

Trong trường hợp Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hoạtđộng giám sát thì người đứng đầu cơ quan Nhà nước có trách nhiệm: Tiếp,cung cấp thông tin và giải trình những vấn đề liên quan theo yêu cầu của Uỷban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi tiến hành hoạt động giám sát; Cử đại diệntham gia hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi Uỷ ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam đề nghị; Xem xét, giải quyết kiến nghị của Mặt trận

Tổ quốc về việc biểu dương, khen thưởng người tốt; xem xét, giải quyết, xử

lý kịp thời những trường hợp vi phạm pháp luật và thông báo kết quả cho Uỷban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trang 28

Công tác giám sát của Mặt trận được thực hiện ở cả 4 cấp hành chính:Riêng ở cơ sở có thêm vai trò của Ban công tác Mặt trận, của Ban Thanh tranhân dân (do Mặt trận tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động) Cấp cơ sở cónội dung giám sát quan trọng là giám sát việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ

sở theo chỉ thị 30 của Bộ Chính trị

1.3 NĂNG LỰC VÀ NĂNG LỰC CÁN BỘ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

1.3.1 Khái niệm về năng lực

Thuật ngữ năng lực được tiếp cận và định nghĩa dưới nhiều giác độ vàđược sử dụng rộng rãi từ nhiều thập kỷ qua ở các nước trên thế giới

- Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Nxb Đà Nẵng 1997,tr.693) thì năng lực được hiểu là: “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiênsẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó Hoặc theo một nghĩa khác là phẩmchất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào

đó với chất lượng cao.”

- Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996, tr676): “Năng lực là khả năng làm việc tốt”

- Theo từ điển thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Bộ Lao động: “Năng lực là tổ hợp các tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó có kết quả”.

Từ một số khái niệm chung về năng lực có thể đưa ra khái niệm năng lựccán bộ, công chức như sau: “Năng lực cán bộ, công chức là khả năng về thể chất

và trí tuệ của người cán bộ, công chức trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm

vụ của cá nhân, hay tổ chức với kết quả tốt”

Từ điển Thuật ngữ trong lĩnh vực lao động - Bộ Lao động định nghĩa:Xét theo nghĩa rộng năng lực cán bộ, công chức là khả năng làm việc, haykhả năng lao động, là toàn bộ thuộc tính thể lực và tinh thần của cán bộ, côngchức cần thiết để lao động có ích cho xã hội, nó được hình thành do sự phát triển

Trang 29

về thể chất và văn hóa của cá nhân, do trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, donắm bắt được các kỹ năng và tài quan hệ trong lao động.

Theo nghĩa hẹp năng lực cán bộ, công chức là khả năng hoàn thành chứctrách, nhiệm vụ được tổ chức giao, nó bao hàm kiến thức (hiểu biết) các kỹ năng

và nhân cách Đó là tổng hợp các yếu tố chuyên môn được đào tạo, kinh nghiệmlàm việc, năng khiếu cá nhân, yếu tố tiềm năng hoặc thiên bẩm làm nâng cao khảnăng làm việc

1.3.2 Năng lực cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, năng lực cán bộ là nhân tố quan trọng, quyếtđịnh chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc, là tiêu chí quan trọng để đánhgiá chất lượng cán bộ, công chức Trong những điều kiện và lĩnh vực hoạt độngkhác nhau, năng lực cần có của cán bộ, công chức cũng được xác định khácnhau Sau đây là một số tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ Mặt trận Tổ quốc ViệtNam trong hoạt động giám sát:

- Về trình độ lý luận chính trị: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ Mặttrận Tổ quốc Việt Nam đảm bảo cho việc hoạch định các chủ trương, chínhsách, đường lối, nghị quyết của Đảng, của Nhà nước ở mỗi cấp, mỗi ngànhluôn chính xác và phù hợp với phương hướng phát triển đất nước Ở bất kỳcương vị công tác nào, yêu cầu về phẩm chất chính trị phải được đặt lên hàngđầu Người cán bộ Mặt trận có trình độ lý luận chính trị tốt thì cũng sẽ cóphẩm chất chính trị, tư tưởng tốt Đó sẽ là người có lòng trung thành với Tổquốc, với Đảng và nhân dân; tin tưởng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa vàcông cuộc đổi mới hiện nay, có bản lĩnh chính trị vững vàng và kiên định.Nếu người cán bộ Mặt trận có trình độ chuyên môn cao nhưng không có lậptrường chính trị, lập trường giai cấp, không biết mình phục vụ ai, mục tiêuhoạt động của mình là gì thì không thể hoạt động trong công tác giám sát hiệuquả được

Trang 30

- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đây là nội dung rất quan trọngtrong việc đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ Mặt trận Trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Mặt trận là sự hiểu biết, khả năng thựchành và hoàn thành tốt công việc Trình độ chuyên môn của cán bộ Mặt trậntrong hoạt động giám sát chính là trình độ, kiến thức về ngành Luật qua cáckhoá bồi dưỡng, huấn luyện, các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng,đại học và sau đại học, có khả năng quản lý và hoàn thành tốt công vụ củamột vị trí công tác.

- Về kinh nghiệm thực tiễn: Kinh nghiệm thực tiễn là một trong nhữngyếu tố quan trọng của năng lực cán bộ Mặt trận Bên cạnh trình độ, kinhnghiệm thực tiễn nhiều khi quyết định đối với sự thành công hay thất bại củacông việc Kinh nghiệm là những vấn đề được tích luỹ, rút ra từ quá trình hoạtđộng của bản thân thông qua quá trình, thời gian làm việc, công tác, trảinghiệm qua thực tiễn Kinh nghiệm bao gồm nhiều yếu tố như: thời gian côngtác, vốn sống, sự hiểu biết, cách ứng xử, xử lý các công việc, nhờ có kinhnghiệm mà người cán bộ Mặt trận xử lý tốt các tình huống, công việc tránhđược những sai sót đã từng vấp phải trước đây, chủ động, tự tin trong cáchgiải quyết công việc được giao Đối với cán bộ Mặt trận, kinh nghiệm là sự

am hiểu về công việc, tình hình thực tế đang giải quyết, về chuyên môn,nghiệp vụ thuộc phạm vi công việc cụ thể

- Về trình độ tin học, ngoại ngữ: Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa,

từ một nước nông nghiệp lạc hậu, trải qua bao nhiêu năm chiến tranh tàn phá,chúng ta đang thực hiện phương châm đi tắt, đón đầu để có thể vừa đượchưởng những thành quả của khoa học kỹ thuật hiện đại, vừa nhanh chóng tiếpcận sự phát triển mạnh mẽ của các nước tiên tiến trên thế giới Nếu không cókiến thức tốt về tin học và ngoại ngữ thì hẳn chúng ta sẽ thiếu đi một công cụđắc lực và hiệu quả trong việc tiếp cận với các tri thức khoa học Chính vì thế,một yêu cầu bắt buộc đối với các công chức nghiệp vụ trong hệ thống các cơ

Trang 31

quan nhà nước là phải có được trình độ tin học và ngoại ngữ tương xứng vớingạch bậc của mình.

- Về kỹ năng nghiên cứu, hoạch định chính sách: Dựa vào các quanđiểm, đường lối chính sách chung của Đảng, Nhà nước, vị trí, vai trò, nhiệm

vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thực hiện nhiệm vụ này, người cán bộMặt trận phải có tầm nhìn bao quát, toàn diện và tổng hợp sâu về lĩnh vựcmình cần hoạch định chính sách Chính sách đưa ra phải phù hợp với đườnglối, chính sách chung của Đảng, những quan điểm mới trong từng thời kỳ đốivới mỗi lĩnh vực cụ thể Chính sách mới phải có tính khả thi, có hiệu lực, hiệuquả Đây là công việc rất quan trọng, khó khăn và thường chỉ có công chứccấp cao mới đủ năng lực nghiên cứu và thực hiện

- Về kỹ năng thiết lập kế hoạch, xây dựng các đề án: Khi đã có chínhsách, chủ trương thì vấn đề tiếp nối là phải tổ chức thực thi chính sách, chủtrương Đó là một quá trình phức tạp và diễn ra trong một thời gian dài, vì thếcần phải được lập kế hoạch và chương trình để các cơ quan Nhà nước phối hợpvới Mặt trận triển khai thực hiện các hoạt động giám sát một cách thiết thực

Khi thiết lập kế hoạch, người cán bộ phải có tầm nhìn bao quát và hệthống Điều đó đảm bảo cho việc thực thi kế hoạch được hiệu quả và trôichảy Đây là kỹ năng cần thiết cho mỗi cán bộ công chức nghiên cứu và côngchức lãnh đạo

- Về kỹ năng tổ chức thực hiện pháp luật: Kỹ năng tổ chức thực hiệnpháp luật được phổ biến cho cán bộ Mặt trận nghiên cứu, cán bộ Mặt trậnthừa hành, nhiều trường hợp được sử dụng cho cả công chức lãnh đạo

Muốn tổ chức thực hiện công tác giám sát tốt, đòi hỏi cán bộ Mặt trậnphải có tính sáng tạo, phải biết cân nhắc các điều kiện, tình tiết hoàn cảnhcủa một sự kiện, dùng qui phạm nào để giải quyết và giải quyết sao chođúng thẩm quyền, hợp lý, có khả năng thực hiện và đối tượng được áp dụngđồng tình

Trang 32

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam trong việc giám sát bộ máy Nhà nước đã cho thấy vị trí quan trọng

của tổ chức Mặt trận qua các giai đoạn cách mạng cũng như trong quá trìnhxây dựng và phát triển đất nước Qua đó, có thể đánh giá khách quan, hiệuquả hoạt động của Mặt trận trong từng giai đoạn lịch sử, từ đó có những đềxuất nâng cao năng lực của cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạtđộng giám sát cho phù hợp với tình hình mới của đất nước

Trang 33

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT BỘ MÁY

và các Phó Chủ tịch chuyên trách, là những người hoạt động chuyên trách

Ban Thường trực có nhiệm vụ:

+ Giúp Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Namtrình các Quyết định những chủ trương, công tác để thực hiện chương trìnhphối hợp và thống nhất hành động, Nghị quyết của Uỷ ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam; góp ý kiến, kiến nghị với Đảng về chủ trương, đườnglối; với Nhà nước về những vấn đề quan trọng của đất nước, về chính sáchpháp luật; trình dự án luật; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri vànhân dân ra trước Quốc hội; hiệp thương dân chủ, lựa chọn giới thiệu ngườithuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương ứng cử đại biểu Quốc Hội; cùngvới Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ banhành và kiểm điểm việc thực hiện quy chế phối hợp công tác; khi cần thiết ralời kêu gọi nhân dân hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam đối với sự kiện trong nước; ra tuyên bố thể hiện chínhkiến đối với sự kiện quan trọng ngoài nước; thực hiện chủ trương đối ngoạinhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trang 34

+ Tổ chức thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành độnghàng năm của Uỷ ban Trung ương; chủ trương, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước có liên quan đến trách nhiệm của Mặt trận; tập hợp ýkiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh kiến nghị với Đảng, Nhànước về các chủ trương, chính sách pháp luật cần ban hành, sửa đổi; tổchức, chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện theo đúngLuật, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; giữ mối quan hệ với cơ quanNhà nước, tổ chức thành viên; Ban hành quyết định; thông tri, văn bản liêntịch và kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó; xét, quyết định việc khenthưởng, kỷ luật.

- Các ban, đơn vị chuyên môn:

+ Ban Tổ chức cán bộ: Có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Thường trựcquản lý về công tác tổ chức, cán bộ, chính sách, chế độ đối với cán bộ, côngchức và người lao động trong hệ thống Mặt trận

+ Ban Dân chủ - Pháp luật: Có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Thườngtrực thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phảnánh kiến nghị với Đảng, Nhà nước; tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiệnpháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo,hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồngtrong phạm vị hệ thống Mặt trận cả nước

+ Ban Phong trào: Có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Thường trựcthường xuyên tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đuayêu nước trong nhân dân cả nước

+ Ban Kinh tế và đối ngoại: Có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Thườngtrực về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực của Mặt trận và thực hiện công tác lễtân ngoại giao trong hệ thống Mặt trận

+ Ban Tuyên giáo: Có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Thường trực trựctiếp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin về kết quả của các cuộc vận

Trang 35

động, các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động của hệ thống Mặt trận

từ Trung ương đến địa phương

+ Ban Dân Tộc và Tôn giáo: Có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Thườngtrực tổ chức, chỉ đạo các hoạt động về dân tộc, tôn giáo theo nhiệm vụ củaMặt trận Tổ quốc Việt Nam trong cả nước

+ Văn Phòng: Có nhiệm vụ phục vụ sự chỉ đạo, điều hành công việccủa Ban Thường trực; làm đầu mối tổng hợp tình hình hoạt động, điều hoà,đôn đốc việc thực hiện các chương trình của Mặt trận Trung ương; quản lýcông tác hành chính, văn thư lưu trữ và công tác quản trị của cơ quan Mặt trậnTrung ương

+ Các đơn vị trực thuộc khác: Trung tâm Công tác lý luận, Báo Đạiđoàn kết, Tạp chí Mặt trận là những đơn vị sự nghiệp, báo chí giúp cho BanThường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức các hoạtđộng nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn công tác Mặt trận; tổ chứctuyên truyền thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về đại đoànkết toàn dân tộc và thực hiện vai trò, vị trí, nhiệm vụ của Uỷ ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam các cấp

* Tổ chức, bộ máy của cơ quan Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thể hiện ở phụ lục, Sơ đồ số 1

2.1.2 Cơ cấu tổ chức cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện

- Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấp huyện (gọichung là Ban Thường trực) gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch chuyên trách

và các uỷ viên Thường trực là những người hoạt động chuyên trách

Ban Thường trực có nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện nghị quyết,chương trình phối hợp và thống nhất hành động hàng năm, sáu tháng của

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình và các chủ trương công tác

Trang 36

của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên; chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng Nhân dân,quyết định của Uỷ ban Nhân dân có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn củaMặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phảnánh, kiến nghị với cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc cấp trên;giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chứcnhà nước; thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Mặt trận Tổ quốc cấpdưới theo đúng Luật, Điều lệ Mặt trận qui định

- Các ban, đơn vị chuyên môn cấp tỉnh (cấp huyện không có các ban,đơn vị chuyên môn):

Hiện nay, về tổ chức bộ máy và biên chế của cơ quan Uỷ ban Mặt trận

Tổ quốc cấp tỉnh được bố trí tuỳ thuộc điều kiện cụ thể và quyết định của cấp

uỷ từng địa phương được vận dụng theo Thông tri hướng dẫn số TT/MTTW, ngày 11/12/1995 và Hướng dẫn số 64-HD/MTTW, ngày 04 tháng

08-4 năm 2008 của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của cơ quan Uỷ ban Mặt trận Tổquốc cấp tỉnh, bộ máy cơ quan Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh được tổchức phổ biến theo hướng gồm có 5 ban, đơn vị như sau: Văn phòng; BanDân chủ- Pháp luật; Ban Phong trào; Ban Tổ chức - Tuyên giáo; Ban Dân tộc

và Tôn Giáo

Đối với một số tỉnh đặc thù, bộ máy cơ quan Uỷ ban Mặt trận Tổquốc cấp tỉnh có thể tách và thành lập thêm các Ban như: Ban Tuyêngiáo, Ban Kinh tế- Đối ngoại- Kiều bào, Ban Văn hoá- Xã hội,…(hoặcphân công cán bộ theo dõi chuyên sâu về các lĩnh vực công tác trên) Vìvậy tổ chức bộ máy và biên chế của từng tỉnh, thành phố khác nhau,không đồng đều

Nhiệm vụ của các Ban, đơn vị cấp tỉnh tương đương như cấp Trung ương

Trang 37

* Tổ chức, bộ máy của cơ quan Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh thể hiện ở phụ lục, Sơ đồ số 2, cấp huyện ở Sơ đồ số 3.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã

- Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã (gọi chung la BanThường trực cấp xã) gồm có Chủ tịch, hai phó Chủ tịch và uỷ viên Thường trực

Ban Thường trực cấp xã có nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện nghị quyết,chương trình phối hợp và thống nhất hành động hàng năm, sáu tháng của Ủyban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình và các chủ trương công tác của Uỷban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên; chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng Nhân dân, quyết định của

Uỷ ban Nhân dân có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam

Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phảnánh, kiến nghị với cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc cấp trên trựctiếp Góp ý kiến, kiến nghị với cấp uỷ Đảng, chính quyền về thực hiện chínhsách, pháp luật tại địa phương

Tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nướctrong nhân dân; các nhiệm vụ Mặt trận tham gia xây dựng và củng cố chínhquyền; bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của nhân dân; giám sát hoạtđộng của cơ quan nhà nước; đại biểu dân cử và cán bộ công chức nhà nước;thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; tham gia giải quyết khiếunại, tố cáo ở địa phương; thực hiện các hoạt động theo đúng Luật, Điều lệ Mặttrận qui định

- Các ban, đơn vị chuyên môn cấp xã (không có)

* Tổ chức, bộ máy của cơ quan Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp

xã thể hiện ở phụ lục, Sơ đồ số 3

Trang 38

Qua các sơ đồ về tổ chức và các nhiệm vụ của Uỷ ban Mặt trận Tổquốc các cấp trình bày ở trên ta thấy rằng tổ chức bộ máy của Uỷ ban Mặttrận Tổ quốc Việt nam cấp xã rất nhỏ nhưng nhiệm vụ thì rất lớn Trong khi

đó Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH 12 ngày 13/11/2008 qui định chỉ

có “ người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” Điều này dẫn đến những khó khăn, bất cập trong thực tế tổ chức

hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay

2.2 TỔNG QUAN VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CỦA HỆ THỐNG TỔ CHỨC MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.1 Cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị

- Tại Điều 4, Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH 12 ngày 13/11/2008của Quốc Hội khoá XII, kỳ họp thứ 4 qui định về cán bộ công chức trong hệthống chính trị nước ta hiện nay như sau:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ

Trang 39

máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Như vậy, cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận cán bộtrong hệ thống chính trị được các cấp ủy Đảng phân công hoặc cơ quan chứcnăng giao chỉ tiêu tuyển dụng làm công tác Mặt trận, chịu sự chi phối củaLuật Cán bộ, công chức

- Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan Mặt trận Tổ quốc ViệtNam từ Trung ương đến cấp xã là những người đảm nhiệm công việc vô cùngquan trọng, đó là thực hiện các nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kếttoàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân;tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đườnglối, chủ trương của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật;phản biện xã hội đối với dự thảo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử vàcán bộ, công chức nhà nước; tham gia quản lý Nhà nước; Nói cách khác, đó

là đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu, giúp việc cho hệ thốngMặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện vai trò, nhiệm vụ quyền hạncủa mình Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức của Uỷ ban Mặttrận Tổ quốc các cấp đã được củng cố cả về số lượng và chất lượng

Trang 40

2.2.2 Biên chế và ngạch bậc công chức của cán bộ Mặt trận các cấp

hiện nay

Theo số liệu của Ban Tổ chức và Cán bộ cơ quan Uỷ ban Trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp như sau:

* Cấp Trung ương:

Theo biên chế cán bộ, công chức được duyệt, tính đến ngày 1/7/2009

cơ quan Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có 164 người

Ngạch công chức là:

+ Chuyên viên cao cấp 16 người (9,8%);

+ Chuyên viên chính 57 người (34,7%);

+ Chuyên viên hoặc tương đương 63 người (38,4%)

+ Còn 28 người (17,1%) là cán sự hoặc lao động hợp đồng

* Cấp tỉnh:

Tính đến tháng 6/2010, tổng số cán bộ, công chức cơ quan Uỷ ban Mặttrận Tổ quốc cấp tỉnh là 1.478 người Có 10/63 tỉnh có số lượng cán bộ dưới

20 người, thấp nhất là 2 tỉnh Bến tre có 14 người, Hậu Giang có 16 người; có

03 tỉnh, thành phố số lượng cán bộ nhiều là thành phố Hà Nội có 59 người,thành phố Hồ Chí minh có 47 người, tỉnh Thanh Hoá có 30 người

Ngày đăng: 19/01/2018, 16:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1996), Từ điển Hán - Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào Duy Anh (1996), "Từ điển Hán - Việt
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1996
2. Ban Dân vận Trung ương (1995), Tư tưởng dân vận của chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Dân vận Trung ương (1995), "Tư tưởng dân vận của chủ tịch Hồ Chí Minh
Tác giả: Ban Dân vận Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
3. Vũ Hoàng Công (2002), Hệ thống chính trị cơ sở - đặc điểm, xu hướng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Hoàng Công (2002), "Hệ thống chính trị cơ sở - đặc điểm, xu hướngvà giải pháp
Tác giả: Vũ Hoàng Công
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1990), Nghị quyết số 8B ngày 27/3/1990 của BCH Trung ương Đảng khoá VI về đổi mới công tác quần chúng của Đảng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1990)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1990
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết số 07 ngày 17/11/1993 của Bộ chính trị BCH Trung ương Đảng khoá VII về Đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1993)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1993
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1996
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2001
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương khoá IX, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), "Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2003
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2006
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), "Văn kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2006
11. Nguyễn Ngọc Điệp, Lê Thị Kim Nga (2002), Tìm hiểu nội dung cơ bản của Hiến pháp, (Phần mới nhất có sửa chữa và bổ sung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Điệp, Lê Thị Kim Nga (2002), "Tìm hiểu nội dung cơ bảncủa Hiến pháp
Tác giả: Nguyễn Ngọc Điệp, Lê Thị Kim Nga
Nhà XB: Nxb Côngan nhân dân
Năm: 2002
15. V.I.Lênin (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: V.I.Lênin (1995), "Toàn tập
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
16. C.Mác và Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: C.Mác và Ph.Ănghen (1995), "Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ănghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
17. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh (2000), "Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
18. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh (1995), "Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
19. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh (1996), "Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
20. Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, tập 9, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh (1989)," Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1989
21. Hồ Chí Minh (1994), Về đại đoàn kết, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh (1994), "Về đại đoàn kết
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994
22. Mông tét xkiơ (1996), Tinh thần pháp luật, Bản dịch của Thanh Đạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mông tét xkiơ (1996), "Tinh thần pháp luật
Tác giả: Mông tét xkiơ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật tố tụng hình sự Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w