Vị trí pháp lý của Quốc hội đã được khăng định rõ trong Hiếp pháp và pháp luật, đó là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân cơ quan đại diện dân cử cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền
Trang 1DAI HOC QUOC GIA HA NOI
KHOA LUAT
PHAM XUAN TRUONG
VAI TRO CUA MAT TRAN TO QUOC VIET NAM
TRONG BAU CU DAI BIEU QUOC HOI
O NUOC TA HIEN NAY
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
z
Mã sô : 60 38 01
LUAN VAN THAC SI LUAT HOC
NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: TS QUACH Si HUNG
Trang 2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đáy là công trình nghiên
cứu khoa học cua riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dân trong luận văn đam báo độ tín cay, chính xác và trung thực Những kết luận khoa hoc cua luan van chua tung duoc ai cong bo
trong bat ky cong trinh nao khac
TAC GIA LUAN VAN
Trang 3MO DAU
MUC LUC
Chương 1 CO SO LY LUAN VA CO SO PHAP LY VE VAI TRO CUA MAT
TRAN TO QUOC VIET NAM TRONG BAU CU DAI BIEU QUOC HOI
1.1 Một sô vần đê lý luận và pháp lý về bầu cử đại biêu Quốc hội
I.I.T
lv;
1.1.3
Khái niệm và đặc điêm bâu cử đại biêu Quốc hội
Nguyên tặc và các giai đoạn tiên hành bâu cử đại biêu Quốc
hội ơ Việt Nam
Y nghĩa của bâu cử đại biêu Quốc hội ở nước ta
1.2 Khái niệm, bản chất, nguyên tắc hoạt động, chức năng và vai trò
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính tri nước ta
Lets
1.2.2
badide
Khai niém, ban chat va nguyén tac hoat dong cua Mat tran
Tổ quốc Việt Nam
Chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tô quốc Việt Nam
Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với hệ thống
chính trị nói chung và đối với Nhà nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam nói riêng
1.3 Cơ sở pháp lý của vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong
bau cw dai biéu Quoc hoi
Khái quát quá trình hình thành cơ sở pháp lý về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử đại biểu Quốc hội
Các nội dụng cơ bản về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bâu cử đại biêu Quốc hội
Chuong 2 TONG QUAN VE THỰC HIỆN VAI TRO CUA MAT TRAN
TO QUOC VIET NAM TRONG BAU CU DAI BIEU QUOC HOI O NUOC
Trang 42.1.1 Cong tac chuan bi cho cuộc bâu cư
2.1.2 Tham gia các tô chức phụ trách bầu cử
ứng cử đại biều Quốc hội 2.1.4 — Tham gia phôi hợp chỉ dao và tô chức hội nghị gặp gỡ
tiếp xúc giữa người ứng cử với cử tri đê thực hiện quyền
vận động bâu cử
bo t¬ Tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp
luật về bầu cử đại biều Quốc hội
2.2 Những hạn chế trong công tác Mặt trận tham gia bầu cử đại
biểu Quốc hội và nguyên nhân của những hạn chế
2.2.1 Những hạn chế
2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẢM NANG CAO VAI
TRO CUA MAT TRAN TO QUOC VIET NAM TRONG BAU CU DAI
BIEU QUÓC HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1 Những quan điểm và phương hướng cơ bản nhằm nâng cao
vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử đại biểu
Quốc hội ở nước ta hiện nay
3.1.1 Những quan điềm chỉ đạo nhằm phát huy dân chủ trong bầu
cử đại biểu Quốc hội ở nước ta nói chung và nâng cao vai
trò của Mặt trận Tô quốc Việt Nam trong bầu cử nói riêng
3.1.2 Những phương hướng cơ bản nhằm nâng cao vai trò của
Mat tran To quốc Việt Nam trong bầu cử đại biểu Quốc
hội ở nước ta hiện nay
Trang 53.2 Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam trong bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay
3.2.1 — Tiếp tục thê chế hoá các chủ trương, chính sách của Dang
vẻ vị trí, vai trò của Mặt trận Tô quốc Việt Nam trong hệ
thông chính trị nói chung và trong công tác tham gia bầu
cử đại biêu Quốc hội nói riêng
3.2.2 Hoàn thiện các quy định của pháp luật vẻ bầu cư đại biểu
Quốc hội nói chung, các quy định của pháp luật bầu cử
liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận nói riêng
nhằm đảm bảo sự dân chủ hơn nữa trong các cuộc bầu cử
đại biểu Quốc hội
3.2.3 _ Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam để Mặt trận thực hiện tốt hơn nhiệm vụ
tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội
3.2.4 Tăng cường đảo tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ của Mặt trận Tô quốc Việt Nam đáp ứng
với yêu cầu của tình hình mới
Việt Nam nói chung, trong công tác tham gia bầu cử đại biều
Quốc hội nói riêng đối với cán bộ của hệ thống chính trị
KET LUAN
DANH MUC CONG TRINH KHOA HOC CUA TAC GIA LIEN QUAN
DEN LUAN VAN
DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO
Trang 6MO DAU
I Lý do lựa chọn đề tài
Trong đời sống xã hội của nước ta bầu cử đại biểu Quốc hội có một vị
trí và ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng Kê từ khi cuộc Tông tuyên cử đầu
tiên, ngày 6 tháng 01 năm 1946 đề bầu ra Nghị viện nhân dân khai sinh Quốc
hội của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, nước ta đã trải qua l2 cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Thực
tiễn lịch sử đã cho thay tat cả các cuộc bầu cử đại biêu Quốc hội đều là những
sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại đối với đất nước
Bầu cử đại biểu Quốc hội có được tầm quan trọng như vậy xuất phát từ chính vai trò, chức năng, nhiệm vụ to lớn của Quốc hội trong Bộ máy nhà
nước nói riêng và trong cả hệ thóng chính trị nước ta nói chung Vị trí pháp lý
của Quốc hội đã được khăng định rõ trong Hiếp pháp và pháp luật, đó là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân (cơ quan đại diện dân cử cao nhất của
nhân dân), cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội có ba chức năng là: lập hiến, lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn
bộ hoạt động của Nhà nước Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyên thành lập
ra Chính phủ và các cơ quan Nhà nước khác ở trung ương Như vậy, có thể khăng định răng, không một cơ quan Nhà nước nào trong toàn bộ Bộ máy Nhà nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có được vị trí quan
trọng như Quốc hội Có được địa vị như vậy xuất phát từ hai lý do chính đó là: một mặt Quốc hội là cơ quan duy nhất do cử trí cả nước trực tiếp bầu ra:
mặt khác ở nước ta, tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân và
nhân dân thực hiện quyên lực này thông qua các cơ quan đại diện do nhân dân
trực tiếp bầu ra - đó chính là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cập
Trang 7Là một bộ phận trong hệ thông chính trị của nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc phát huy tinh thần yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tích cực vận động các tầng lớp nhân dân hang hai thi dua lao dong, chiến đấu; góp phần không nhỏ vào sự nghiệp dau tranh giành độc lập dân tộc trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng va bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay Từ khi được thành lập
đến nay, Mặt trận Tô quóc Việt Nam luôn luôn là chỗ dựa tin cậy, vững chắc
của Đảng, Nhà nước và nhân dân; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, luôn cùng với Nhà nước tích cực chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng
của nhân dân Tổ chức và hoạt động của Mặt trận chính là một trong những
phương thức thực thi quyên lực chính trị của nhân dân lao động, là một kênh quan trọng trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
Qua thực tiễn thực hiện sự nghiệp đổi mới cùng đất nước, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam đã tích cực đổi mới tô chức và phương thức hoạt động của mình, tiếp tục làm tốt vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, xứng đáng là cầu noi giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, thực sự là nơi the hién y chi, nguyén vong cua cac tầng lớp nhân dân; thực hiện có hiệu quả các
nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới mà
trước hét là nhiệm vụ tham gia xây dựng và củng có chính quyên nhân dân, góp phân làm cho bộ máy Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh,
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả Trong nhiệm vụ tham gia xây dựng, củng cô
và bảo vệ chính quyên nhân dân thì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Mặt
trận Tô quốc Việt Nam là tham gia công tác bầu cử; trong đó tham gia bầu cử
dai biéu Quốc hội chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng
Tuy nhiên, có thê nói rằng cả về mặt lý luận và thực tiên ở nước ta vẫn
chưa có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá, tông kêt một cách có hệ thông;
Trang 8tham chí có những ý kiến đánh giá chưa đầy đủ và thật sự khoa học, chính xác
về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tô quốc Việt Nam trong việc tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội Từ đó làm hạn chế phần nào đến kết quả
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận trong công tác này
Từ thực tiễn lịch sử và trước yêu cầu đổi mới của toàn bộ hệ thống
chính trị, đề đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước; đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân và hội nhập kinh tế quốc tế thì việc tìm hiểu, nghiên cứu để góp phản hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội nói chung; về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử đại biểu Quốc hội nói riêng, nhất là việc
đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa nhiệm vụ này của Mặt trận là
thực sự cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn
Từ những lý do nêu trên và với sự tâm huyết của mình, tôi chọn đề tài:
"Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bau cw dai biéu Quoc hội ở nước ta hiện nay" để làm luận văn thạc sĩ luật học của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Có thê khăng định rằng, ở nước ta, do nhận thức chưa xác đáng về vai trò của bầu cử trong đời sông chính trị - xã hội, nên vấn đề bầu cử nói chung
và bầu cử đại biểu Quốc hội nói riêng còn ít được nghiên cứu một cách quy
mô, thoả đáng Mặc dù trong những năm gan day, van dé bau ctr dai biểu Quốc hội đã trở thành đối tượng của một SỐ công trình nghiên cứu khoa học
PGS TS Nguyễn Đăng Dung, trong các tác pham Sw hạn chế quyền lực (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2006) và Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền (chủ biên, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm
2007) đã đề cập đến các vần đẻ về bầu cử nói chung và bầu cử đại biều Quốc hội nói riêng như: luật bầu cử, trình tự bâu cử, vẫn đê hiệp thương của Mặt
Trang 9trận Tô quốc Việt Nam trong bầu cư, phương pháp xác định kết quả bầu cử v.v Ngoài ra còn một số sách, luận văn, kỷ yếu hội thảo, các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như cuốn sách Chế độ bầu cư của một sỐ Hước trên thể giới (năm 1997) của TS Vũ Hồng Anh; cuốn 72 chức và hoạt động
của Quốc hội một số nước (năm 2002) của Văn phòng Quốc hội v.v đã cung
cấp những thông tin vẻ quy trình, cách thức bầu cử Nghị viện (Quốc hội)
Tổng thống của một số nước trên thế giới hiện nay
Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu kể trên, đa số các tác giả
mới chủ yeu dừng lại ở việc nghiên cứu về bầu cử (hoặc bầu cử đại biêu Quốc
hội) nói chung Vấn đề vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử
đại biểu Quốc hội thì chưa được đề cập một cách trực tiếp, mang tính chuyên sâu, riêng biệt; mà chỉ là đối tượng nghiên cứu trong phạm vi tông thể chung
của một số công trình
Trước yêu cầu của việc đổi mới hệ thống chính trị, trong đó có đôi mới
tô chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và yêu cầu của thực tiễn đời sống chính trị xã hội đặt ra; thì việc tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử đại biểu Quốc hội là hết sức cần thiết, có giá trị về lý luận và thực tiễn cao
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam Đánh giá tổng quan về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bau ctr dai biểu Quốc hội các khoá X, XI va XII; trén co so ly luan
và thực tiễn xác định phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của
Mặt trận Tô quốc Việt Nam trong bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta
Đề đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây:
Trang 10- Nghiên cứu làm rõ một số vấn đẻ chung vẻ bầu cử, bầu cử đại biều
Quốc hoi; vai tro, vi tri cua Quốc hội, của đại biéu Quốc hội; vai trò của Mặt
trận Tô quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị và trong công tác tham gia
bau cư đại biêu Quốc hội
- Đánh giá thực trạng vẻ thực hiện vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia bầu cử đại biêu Quốc hội
- Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn
nữa vai trò của Mặt trận trong bầu cử đại biêều Quốc hội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Vẻ đối tượng nghiên cứu: Như đề tài luận văn đã đặt ra, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là:
- VỊ trí, vai trò của đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện các chức
năng của Quốc hội và hoạt động thực hiện Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam
- Vi trí, vai trò và nội dung hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
trong việc tham gia cùng với Nhà nước tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bảo đảm quyền
dân chủ trực tiếp của nhân dân trong việc đề cử, ứng cử đại biểu Quốc hội và
bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam
Về phạm vi nghiên cứu của đẻ tài luận văn:
Đối tượng nghiên cứu nêu trên đã giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn Tuy nhiên, việc nghiên cứu chức năng của Quốc hội và vị trí, vai trò
cua đại biéu Quốc hội chỉ ở một mức độ cần thiết đề luận chứng tảm quan trọng cua bầu cư đại biêu Quốc hội Luận văn sẽ không trình bày toàn bộ hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà chỉ nghiên cứu về hoạt động của
Mặt trận Tô quốc Việt Nam, chủ yêu là Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc cùng các cơ quan Nhà nước tô chức bau cu dai bieu
Trang 11Quốc hội theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Mặt trận Tô quốc Việt
Nam hiện hành
Phạm vi về thời gian: Tập trung khảo sát, đánh giá thực tiễn vai trò cua
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử đại biêu Quốc hội ở Việt Nam giai đoạn từ Hiến pháp năm 1992 và Luật Mặt trận Tô quốc Việt Nam nam 1999 đến nay Tức là vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử đại biéu Quốc hội các khoá X, XI và XII Vấn đẻ xác định phương hướng và giải pháp
nâng cao vai trò của Mặt trận Tô quốc Việt Nam trong bầu cử đại biều Quốc hội được định hướng theo quá trình xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn được tác giả nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác - LÊ nin, tư tưởng H6 Chi Minh; các quan diém duong lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà
nước ta về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc nói chung, trong bầu cử đại
biêu Quốc hội nói riêng
Phương pháp nghiên cứu cụ thể, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, tông hợp; phương pháp logíc, lịch sử; phương pháp thống kê khảo sát đề làm rõ các vấn đề cân nghiên cứu
6 Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn là chuyên khảo nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, có hệ
thống vẻ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử đại biêu Quốc hội
ở nước ta Vì vậy, luận văn có những đóng góp khoa học mới như sau:
- Làm rõ cơ sở pháp lý và quá trình hoàn thiện các quy định của pháp luật
bau ctr dai biéu Quốc hội liên quan tới vai trò của Mặt trận Tô quốc Việt Nam
- Đánh giá thực trạng vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu
cử đại biêu Quốc hội Từ đó, đề xuât một sô phương hướng va giải pháp
Trang 12nham nang cao vai trò của Mặt trận Tô quốc Việt Nam trong bầu cử đại biểu
Quốc hội trong thời kỳ mới
7 Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục công trình khoa học của
tác gia liên quan đến luận văn và danh mục tài liệu tham khảo nội dung luận văn được kết cầu thành 3 chương:
Chương 1: Co so ly luận và cơ sở pháp lý về vai trò của Mặt trận Tô
quóc Việt Nam trong bau ctr dai biéu Quéc hội
Chương 2: Tông quan vẻ thực hiện vai trò của Mặt trận Tô quốc Việt
Nam trong bầu cử đại biêu Quốc hội ở nước ta các khoá X, XI và XI
Chương 3 Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Mặt trận Tô quôc Việt Nam trong bâu cử đại biêu Quôc hội ở nước ta hiện nay
Trang 13Chương Ï
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
VE VAI TRO CUA MAT TRAN TO QUỐC VIỆT NAM
TRONG BAU CU DAI BIEU QUOC HOI
1.1 Một số vấn đề lý luận và pháp lý về bầu cử đại biểu Quốc hội
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm bầu cử đại biểu Quốc hội
1.1.1.1 Vi tri, vai tro cua Quốc hội và đại biéu Quoc nói
Trước khi tìm hiểu về chế độ bầu cử ở nước ta nói chung và bầu cử đại
biêu Quốc hội nói riêng, cần phải xác định vị trí, vai trò của Quốc hội Trong
đó đại biểu Quốc hội là thành viên của Quốc hội - những người chủ yếu thực
hiện các chức năng của Quốc hội Vấn đề xây dựng đội ngũ, nâng cao năng
lực hoạt động của đại biểu Quốc hội được xem là mục tiêu, mục đích, định hướng của hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam
Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, Quốc hội có vị trí, vai trò đặc biệt
quan trọng Điều này đã được minh chứng qua lịch sử hơn 60 năm hình thành
và phát triển của Quốc hội nước ta Vị trí, vai trò của Quốc hội được khăng định qua hai đặc điểm, đó là: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân
dân (hay còn gọi là cơ quan đại diện dân cử cao nhất của nhân dân) và là cơ
quan quyên lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam VỊ trí của Quốc hội đã được xác định trên cơ sở quy định của Hiền
pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác
Kế thừa các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959 và năm 1980; Hiến
pháp năm 1992 (đã được sửa đối, bồ sung năm 2001) dành vị trí trang trọng nhất đề quy định về Quốc hội Điều 83 đã quy định vẻ vai trò, chức năng của
Quốc hội như sau:
Trang 14Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyên
lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối
ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước,
những nguyên tắc chủ yếu về tô chức và hoạt động của bộ máy
Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân
Quốc hội thực hiện quyền giam sat tối cao đối với toàn bộ hoạt động
của Nhà nước [12, tr.44]
Tính đại diện của Quốc hội thể hiện ở chỗ: Quốc hội là cơ quan Nhà
nước duy nhất bao gồm các đại biểu Quốc hội do cử tri cả nước trực tiếp bầu
ra Cơ cấu thành phần của Quốc hội bao gồm những đại biểu đại điện cho các dân tộc, tôn giáo và các tầng lớp nhân dân; đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc và trí tuệ của nhân dân cả nước Quốc hội có chức năng, nhiệm
vụ là phục vụ cho lợi ích của toàn thể nhân dân, của dân tộc, nói lên tiếng nói
của nhân dân, thẻ hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân; đồng thời, chịu sự
giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân
Vai trò của Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất được thể hiện qua chính chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật thì Quốc hội là cơ quan duy nhất
có quyền lập hiến và lập pháp; có nghĩa là Quốc hội là cơ quan duy nhất có
quyên biến ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành ý chí của Nhà nước, thành các quy định của Hiến pháp và pháp luật; đó là những quy định có tính bat buộc chung, được áp dụng trên toàn lãnh thô đất nước Các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước khác khi ban hành đều không được trái với nội dung của Hiến pháp và pháp luật Mặt khác, ở nước ta, Quốc hội là cơ quan Nhà nước cao nhất có đủ thâm quyên quyêt định những vân đê thuộc
9
Trang 15chủ quyền quốc gia, những vấn đề trọng đại của đất nước; đồng thời, thực
hiện quyên giam sat tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước
Quốc hội còn là nơi để xem xét và quyết định các vấn đề về nhân sự cấp cao trong các cơ quan Nhà nước ở Trung ương như: bầu Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước, Thú tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Bên cạnh đó, do tổ chức và hoạt
động của bộ máy Nhà nước ta được thực hiện theo nguyên tắc: tất cả quyên
lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyên lực của mình thông qua cơ quan đại điện của mình, đó là Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do cử tri từng địa phương bầu ra; nó không giống như Quốc hội là do cử tri toàn quốc bầu ra Đây chính là cơ sở cho Quốc hội trở thành cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Như vậy, Quốc hội nước ta chiếm vị trí cao nhất trong toàn bộ bộ máy
của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có thê khăng định răng, không một cơ quan Nhà nước nào trong hệ thống các cơ quan Nhà nước ở
nước ta lại có được vị trí, vai trò quan trọng như Quốc hội
Theo Luật Tổ chức Quóc hội, cơ cấu tô chức Quốc hội có thể khái quát
như sau:
- Chủ tịch Quốc hội
- Các Phó Chủ tịch Quốc hội
- Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội
- Văn phòng Quốc hội
- Đại biểu Quốc hội (khoảng 500 đại biểu)
Trong số các đại biểu Quốc hội có những đại biểu hoạt động chuyên trách và có những đại biêu hoạt động không chuyên trách Đại biéu Quốc hội Việt Nam theo pháp luật vê cán bộ, công chức, thuộc diện cán bộ được bau và
Trang 16hoạt động theo nhiệm kỳ của Quốc hội Doi voi dai biéu Quốc hội không chuyên trách, trước hết họ là đại biéu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ và quyên
hạn của người đại biêu Ngoài ra, đại biéu Quốc hội không chuyên trách phải
thực thi các công vụ khác không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu
Quóc hội Theo cách hiểu chung nhất thì: "Đại biểu Quốc hội là người đại
điện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân
ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại điện cho nhân dân cả nước; là người thay
mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hoi" [15, tr 37]
Dai biéu Quốc hội vừa là người đại diện cho nhân dân, đông thời vừa là các thành viên cấu thành của Quốc hội Đại biều Quốc hội là cầu nối quan
trọng giữa chính quyền với cử tri; vừa chịu trách nhiệm trước cử tri, vừa chịu
trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Đại biểu Quốc hội có
các nhiệm vụ cơ bản như: tham gia quyết định những vẫn đề thuộc nhiệm vụ,
quyền hạn của Quốc hội; thường xuyên liên hệ với cử tri, phản ánh ý chí tâm
tư, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và cơ quan Nhà nước đề biến ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành ý chí của Nhà nước, thành ý chí của pháp
luật; đưa các quy định của pháp luật vào thực tế cuộc song
Về quyên hạn, đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, kiến nghị
vẻ luật ra Quốc hội, dự án Pháp lệnh trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và nhiều quyền hạn khác được quy
dinh trong Hién phap, Luat tô chức Quốc hội và Quy chế hoạt động của đại
b:ều Quốc hội và Đoàn đại biêu Quốc hội
Do Quốc hội có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rất quan trọng trong hệ thong chinh tri; nén viéc lua chon dé bau ra những đại biéu
xứng đáng vào Quốc hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Trang 171.1.1.2 Khái niệm bảu cư đại biểu Quốc hoi
Thuật ngữ bầu cử (tiếng Anh là election) có nguồn góc từ tiếng Latinh l¿eligere; có nghĩa là "dé lựa chọn"
Lịch sử phát triển của nhân loại đã khang dinh ro: bầu cử là một yeu tố
kiông thê thiếu được trong một xã hội dân chú, văn minh Thông qua bầu cư, man dan đã lựa chọn những đại diện của mình, thay mặt mình đề giải quyết
cc công việc của Nhà nước Bầu cử được hình thành dần thành chế độ bầu
cụ, một hình thức hoạt động quan trọng của xã hội dân chủ, một phương pháp
pid bién nhat hién nay dé nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về
niân dân Hiện nay, trong khoa học xã hội nói chung, khoa học pháp lý nói
ring có nhiều cách định nghĩa khác nhau về bầu cử và bầu cử đại biều Quốc
he (bầu cử Nghị viên - tức bầu Hạ nghị sĩ hay Thượng nghị sĩ) Dưới góc độ
luật học thì bầu cử được coi là một trong những chế định pháp luật quan trọng
ca ngành luật Hiến pháp, là cơ sở pháp lý cho việc hình thành các cơ quan
đi điện - cơ quan quyền lực Nhà nước
Theo Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam của Khoa Luật thuộc Đại h‹c Quốc gia Hà Nội thì: "Chế độ bầu cử được xác định bởi tổng thé các mối quan hệ xã hội được hình thành trong trong quá trình tiến hành các cuộc bầu
cư, từ lúc lập danh sách cử tri, cho đến khi kết thúc việc xác định được danh
sích những người trúng cu" [25, tr 300]
Bầu cử Quốc hội (hay bầu cử Nghị viện) là một trong những hình thức
bu cử diễn ra phố biến, chủ yếu trong xã hội dân chủ đương đại; cả ở chế độ
tu bản chủ nghĩa hay chế độ xã hội chủ nghĩa Theo các tác giả của cuốn 72
c1ức và hoạt động cua Quốc hoi mot số nước thì:
Bầu cử Nghị viện là việc công dân của một đất nước chọn lựa những người đại diện để trao quyền cho họ thay mặt mình quyết định những vẫn đề trọng đại của đât nước Theo nghĩa rộng, thì chê do
Trang 18bầu cử Nghị viện là tông thể các quan hệ xã hội có liên quan tới việc
bầu cử các nghị sĩ Theo nghĩa hẹp, thì chế độ bầu cử Nghị viện
được hiểu là phương pháp phân ghế đại biêu giữa các ứng cử viên
dựa trên kết quả bỏ phiếu của cử tri [35, tr 239 - 240]
Tóm lại, từ những phân tích, có thê rút ra nội dung chính của khái niệm
bảu cư đại biêu Quốc hội là: quá trình lựa chọn của cử trì đối với những người
đại điện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình vào Quốc hội, đề thay mặt mình quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước; thông qua bầu
cử mà nhân dân góp phần tham gia việc thiết lập ra bộ máy Nhà nước để tiền
hành các hoạt động quản lý xã hội Việc bầu cử đại biểu Quốc hội phải được diễn ra theo một trình tự, thủ tục nhất định do Hiến pháp và pháp luật quy định
1.1.1.3 Đặc điểm của bau cw dai biéu Quóc hội
Chế độ bầu cử ở nước ta thê hiện tính ưu việt của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa Đây là hình thức dân chủ trực tiếp của nhân dân Việc bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo
nguyên tắc dân chủ, tiến bộ; đó là: nguyên tắc phố thông, bình đăng, trực tiếp
và bỏ phiếu kín; đồng thời, phải tuân theo một trình tự, thủ tục do Hiền pháp
và pháp luật quy định Bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta cũng có những đặc điểm riêng cho phù hợp với văn hoá, truyền thống tổ chức bộ máy Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Các đặc điểm đó là:
Thứ nhát, Bầu cử đại biêu Quốc hoi do cu tri bau truc tiép đại biểu của mình Điều đó khác với việc bầu cử Quốc hội ở một số nước là bầu gián tiếp đại biêu Quốc hội thông qua việc bỏ phiéu cho cac chinh Dang Néu ung cu
viên là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam thì phải tuân theo sự giới thiệu của
tô chức Đảng nơi đảng viên đó sinh hoạt
Trang 19Theo quy định của Luật bau ctr dai biéu Quốc hội hiện hành thì cuộc
báu cử đại biểu Quốc hội phải được tiền hành vào ngày nghỉ (ngày chủ nhật)
đẻ cư trí có điều kiện đi bỏ phiếu Yêu cầu đặt ra đối với cuộc bầu cử đại biéu
Quốc hội là phải đảm bảo dân chủ, công bằng, an toàn, tiết kiệm và theo đúng quy định của pháp luật
Thứ hai, Về quyền bầu cử Luật bầu cử đại biểu Quốc hội cũng quy định rò: Quyên bầu cử và quyền ứng cử là một quyên cơ bản của công dân Theo đó, thì công đân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử
Thứ ba, Về đề cử và ứng cử đại biểu Quốc hội Theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội nước ta thì công dân Việt Nam đủ hai mươi mốt tuôi
trở lên đều có quyền ứng cử Công dân ra ứng cử đại biểu Quốc hội có thể do
cơ quan, tô chức, đơn vị giới thiệu hoặc tự ứng cử (ứng cử tự do) Ngoài quy định về độ tuổi, thì người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng được những
tiêu chuân nhất định Những người ứng cử do giới thiệu hay tự ứng cử đều
không phải nộp bất kỳ một khoản kinh phí nao, ké ca trong quá trình tô chức vận động bầu cử mà kinh phí tổ chức bầu cử đo ngân sách Nhà nước cấp Đây
là điểm khác biệt rất lớn so với nhiều nước khác, khi ứng cử viên muốn tranh
cử phải có khả năng tài chính nhất định và sự tín nhiệm tối thiểu bằng chữ ký
của cử tri Pháp luật bầu cử của nhiều nước trên thế giới hiện nay có các quy định về điều kiện ứng cử; như quy định người ứng không được kiêm nhiệm một só chức vụ Nhà nước (thường là chức vụ trong các cơ quan hành pháp)
quy định về thời hạn cư trú, quy định về giá trị tài sản và việc đặt cọc tiền
(như ở Pháp người ứng cử Nghị sĩ Quốc hội phải nộp tiền đặt cọc vào nhà băng là 1000 Frăng; ở Anh là 500 bảng; ở Nhật là 2 triệu yên nếu ứng cử vào
Hạ viện và 4 triệu yên nêu ứng cử vào Thượng viện) Số tiên này chị được
Trang 20hoàn tra cho ứng cử viên khi họ nhận được một tị lệ phiều nhất định (như ở
Anh và Phap la 5%): nêu không thì số tiền đặt cọc trên sẽ bị sung quỹ nhà
nước Mặt khác, đê thực hiện quyên ứng cử, công dân phải thu thập được một
số lượng chữ ký những người ủng hộ mình (như Luật bau cử Hung ga ri quy định phải thu thập được 750 chữ ký, ở Bi là từ 200 đến 500 chữ ký của cử trì)
Thứ tư, Về xác định kết quả bầu cử Theo luật bầu cử đại biểu Quốc hội
nước ta, thì trong số đại biêu mà mỗi đơn vị bầu cử được bầu, người ứng cứ phải được quả nửa số phiếu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn là người trúng cử Nếu nhiều người có số phiéu bang nhau thì người nhiều tuổi hơn sẽ trúng cử
Đây là chế độ bầu cử được xác định theo nguyên tắc bầu đa số tuyệt đối; đó là chế độ mà những đại biểu được bầu là những người thu được đa SỐ phiếu của
cư tri, đại điện cho ý chí và nguyện vọng của đa số cử tri
Thứ năm, Một đặc điểm nỗi bật khác trong bầu cử đại biểu Quốc hội
nước ta là sự tham gia với vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
trong bầu cử, nhất là chức năng hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử
đại biểu Quốc hội
I.L2 Nguyên tắc và các giai đoạn tiến hành bau cw dai biéu Quốc hội ở Việt Nam
1.1.2.1 Các nguyền tắc bâu cử đại biều Quốc hội ở Việt Nam
Với tính chất quan trọng của cuộc bau ctr dai biéu Quốc hội nên pháp
luật bầu cử phải được xây dựng trên những nguyên tắc nhất định Hiến pháp
và Luật bầu cử đại biểu Quốc hội nước ta quy định rõ: việc bầu cử đại biéu
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo
nguyên tắc phô thông, bình đăng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Đây là những nguyên tắc bầu cử văn minh, tiến bộ của nhân loại Các nguyên tắc đó phải thống nhất với nhau và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình tiến hành bầu cử,
bao dam cho cuộc bầu cử diễn ra an toàn, khách quan, dân chủ, thê hiện đúng
Trang 21nguyện vọng của cử trị khi lựa chọn Nguyên tắc bầu cử yêu câu phải quy định rồ quyên và trách nhiệm của cử tri trong bầu cử, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc đảm bảo các quy định về bầu cử
Nguyên tắc bầu cử phô thông (phô thông đầu phiếu) được coi là nguyên tắc quan trọng nhất trong bầu cử đại biêu Quốc hội, là tiêu chuẩn đề đánh giá mức độ dân chủ của cuộc bầu cử Nội dung của nguyên tắc này là nhằm bảo dam dé mọi công dân, không phân biệt dân tộc, nam hay nữ, thành phan xa hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền tham gia bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi
trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật
Yêu cầu của nguyên tắc này là phải đảm bảo để cuộc bầu cử thực sự trở thành
một cuộc sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn xã hội; bảo đảm tính công
khai, dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để công dân thực hiện quyền bầu
cử và ứng cử của mình Luật bầu cử đại biểu Quốc hội nước ta đã thể hiện rõ
nguyên tắc này bằng nhiều quy định như: quy định về thời gian công bố ngày bầu cử là 105 ngày trước ngày bầu cử, ngày bỏ phiếu phải là chủ nhật; thành phần tham gia các tô chức phụ trách bầu cử phải có đại diện các tổ chức xã
hội và đoàn thể nhân dân; việc lập và niêm yết danh sách cử tri và danh sách
những người ứng cử phải công khai v.v
Nguyên tắc bình đăng trong bầu cử đại biểu Quốc hội nhằm bảo đảm để mọi công đân đều có khả năng, cơ hội như nhau trong việc tham gia bầu cử; nghiêm cắm mọi sự phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào Nguyên tắc bình đăng nhằm đảm bảo sự khách quan, công bằng, không thiên vị trong bầu cử Nguyên tắc này được thê hiện trong các quy định của pháp luật về quyền bầu
cử và ứng cử của công dân; quy định số lượng dân cư như nhau thì được bau
so dai biéu băng nhau; mỗi cử tri được ghi tên vào danh dách cử tr1 ở một nơi
Trang 22cụ trú và chỉ được bỏ một phiếu bầu; mỗi người ứng cử chỉ được ghi tên ở
mot don vi bau ctr
Nguyên tắc bầu cử trực tiếp trong bầu cử đại biểu Quốc hội có nghĩa là
củ tri trực tiếp bau ra dai biểu của mình vào Quốc hội, thông qua lá phiếu của chnh mình chứ không qua một cấp trung gian nào khác Đây là điểm khác
biệt trong bầu cử so với nhiều nước, khi cử tri các nước này bầu ra dai ctr tri,
đại cử trí bâu ra người đại diện; đó là cuộc bầu cử gián tiếp Luật bầu cử đại
biêu Quốc hội nước ta đã có nhiêu quy định thể hiện nguyên tắc này như quy
định cử tri phải tự minh đi bỏ phiếu, không được nhờ người bầu hộ, bầu thay
hay băng cách gửi thư; cử tri tự bỏ phiếu bầu cử vào hòm phiếu v.v
Nguyên tắc bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo sự khách quan, tự do trong
việc lựa chọn đại biểu Quốc hội của cử tri; sự lựa chọn đó không bị tác động hay áp đặt từ bên ngoài Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định rõ: cử tri bầu
ai hay không bau ai đều được đảm bảo bí mật; khi viết phiếu bầu không được
ai đến gần, kê cả nhân viên Tổ bầu cử; cử tri viết phiêu bầu trong buông kín
và tự bỏ phiêu vào hòm phiều v.v
Các giai đoạn tiền hành bầu cử đại biểu Quốc hội được hiểu là những công đoạn, trinh tự để thực hiện từng công việc hay nhiệm vụ của cuộc bầu
cử Theo quy định của pháp luật, thì một cuộc bau ctr dai biéu Quốc hội ở
nước ta phải trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn đầu tiên của cuộc bầu cử được đánh dấu bằng việc Uy ban Thường vụ Quốc hội ấn định và công bó ngày bầu cử đại biểu Quốc hội; đó là
ngày Chủ nhật và thời hạn công bố chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử
(Điều 54 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội)
Tiếp theo đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thành lập Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội ở trung ương đề lãnh đạo việc tô chức bầu cử trong cả
Trang 23nước Hội đồng bảu cử có từ 15 đến 21 thành viên, gom dai diện Uy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tô quốc Việt Nam và một số cơ quan, tô chức hữu quan Đồng thời, chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử, Uy ban Thường vụ Quốc hội phải công bó số đơn vị bầu cử,
danh sách các đơn vị và số đại biểu của mỗi đơn vị được tính theo số dân của các tính, thành pho trực thuộc trung ương trên phạm vi cả nước (Điều l1 Luật
bầu cử đại biểu Quốc hội) Trên cơ sở đó, các tô chức phụ trách bâu cử được thành lập ở địa phương như: Uỷ ban bầu cử ở các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; Ban bầu cử ở đơn vị bầu cử và Tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu
Song song với các giai đoạn nêu trên, một giai đoạn đặc biệt quan trong của cuộc bầu cử là việc hiệp thương lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biêu Quốc hội Mọi công dân, nếu không được hiệp thương giới thiệu ra
ứng cử thì không thể có cơ hội để trở thành đại biéu Quốc hội Pháp luật bầu
cử đại biều Quốc hội của nước ta quy định Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
cấp tỉnh là chủ thể duy nhất có quyền hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người
ứng cử đại biểu Quốc hội Việc hiệp thương được thực hiện theo một quy
trình chặt chẽ gồm năm bước Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tô quốc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải hoàn tất biên bản và danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc
hội đến Hội đồng bầu cử và Uỷ ban bầu cử
Cùng với quá trình hiệp thương, thì một công đoạn khác phải tiến hành
là lập và niêm yết danh sách cử tri tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường thị trần và khu vực bỏ phiếu; chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, Uỷ ban nhàn dân cấp xã phải tiền hành xong việc niêm yét danh sách cử tri (Điều 25
Luật bâu cử đại biêu Quốc hội)
Trang 24Tiếp đó, chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử, Hội đồng bầu cử sẽ lập và công bố danh sách những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử trong
ca nước theo danh sách chính thức do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tô quốc Việt Nam và Uỷ ban bầu cử gửi đến Theo quy định của pháp luật thì kê từ khi được lập danh sách chính thức cho đến 24 gio trudc g10
bỏ phiếu, những người có tên trong danh sách ứng cử đại biêu Quốc hội có quyên thực hiện vận động bầu cử theo quy định của pháp luật
Giai đoạn tiếp theo là tô chức bỏ phiếu Theo quy định của pháp luật thì việc bỏ phiếu được tiến hành cùng một ngày trong cả nước; nếu nơi nào tổ chức sớm hay phải hoãn thì phải do Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định
Việc bỏ phiếu bat đầu từ 7 giờ sáng và kết thúc vào 19 giờ; tuỳ thuộc vào điều
kiện của từng địa phương, có thể kết thúc sớm hơn hay muộn hơn nhưng không được sớm hơn 5Š giờ sáng và kết thúc muộn hơn 22 g10
Giai đoạn cuối cùng của cuộc bầu cử là kiểm phiếu và xác định kết quả của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Đây là giai đoạn do các tổ chức phụ trách bầu cử thực hiện
1.1.3 Ý nghĩa của bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta
Trong lịch sử bầu cử đại biểu Quốc hội của nước ta, kẻ từ khi cuộc
Tổng tuyên cử đầu tiên đến nay đã khăng định rõ: mỗi cuộc bầu cử đều mang một dấu ấn riêng, nhưng thực tiễn đã chứng minh rằng các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội đều có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sóng chính trị - xã hội của đất nước
Một là, Bầu cử đại biéu Quốc hói luôn luôn là một sự kiện chính trị
trọng đại của đất nước, là ngày hội lớn của toàn dân
Thông qua các cuộc bầu cử, chính là dịp đề cử tri cả nước phát huy quyền làm chủ của mình, trực tiếp lựa chọn những đại biêu có đủ năng lực và
Trang 25sham chat dao đức, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình tại
:ơ quan quyên lực Nhà nước cao nhất
Khi đánh giá về tầm quan trọng của cuộc Tông tuyên cử đầu tiên, Chủ
¡ch Hồ Chí Minh đã khăng định:
Tông tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà Trong cuộc Tóng tuyên cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đêu
có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng
phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó Do Tổng
tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân [34, tr I 5]
Hai là, Bắu cử đại biểu Quốc hội có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng Bộ máy Nhà nước, là khâu đâu tiên đề hình thành nên các cơ quan Nhà Hước ở Trung wong
Ở nước ta, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; nhưng
nhân dân thực hiện quyền lực nảy bằng cách bầu ra Quốc hội Với tư cách là
cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra, nên Quốc hội thay mặt cho nhân dân, được giao trách nhiệm giải quyết mọi công việc quan trọng của đất nước như: xây dựng Hiến pháp và pháp luật; đặc biệt là thành lập ra Chính phủ và các cơ quan Nhà nước khác Đồng thời, các cơ quan Nhà nước này đều chịu
sự giám sát của Quốc hội Chính vì thế, các cơ quan Nhà nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều trực tiếp hay gián tiếp do nhân dân bầu ra
thông qua phương thức bâu cử Nói cách khác, bầu cử đại biểu Quốc hội
chính là hình thức dân chủ duy nhất để hình thành nên bộ máy Nhà nước ở nước ta Đó cũng là minh chứng cho việc ngay từ phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ lâm thời, ngày 3 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
Trang 26dẻ nghị Chính phủ sớm tô chức cuộc Tong tuyén đầu tiên ở nước ta; bơi lề chi
có thê thông qua bầu cử thì chính quyền mới được thành lập mới là chính quyền hợp pháp và được nhân dân thừa nhận
Ba la, Thanh công của các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội đã thể hiện
ro \ thức chính trị, trách nhiệm của cử trí và nhân dân đối với sự nghiệp cách
mạng cua đất nước, phản ánh tính dân chủ trong đời sống xã hội của đất
HUOC Ld
Các cuộc bầu cử đều diễn ra thuận lợi và đạt được những thắng loi to
lớn Hầu hết các cuộc bầu cử dai biéu Quốc hội của nước ta đều thu hút được đông đảo cử tri tham gia bỏ phiếu, với tỉ lệ trên đưới 90% Đây là một thực tế
mà không phải quốc gia nào cũng đạt được, kề cả ở những nước phát triển Điều đó phản ánh được ý thức chính trị rất cao của cử tri và nhân dân ta đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước Mặt khác, cũng chính từ thành công
của các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội đã phán ánh được sự dân chủ trong đời
song kinh tế - xã hội ở nước ta
1.2 Khái niệm, bản chất, nguyên tắc hoạt động, chức năng và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị nước ta
1.2.1 Khái niệm, bản chất và nguyên tắc hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1.2.1.1 Khái niệm và bản chất của Mặt trận Tổ quốc Viet Nam
Ngày 18 tháng II năm 1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng
san Việt Nam đã ra chỉ thị thành lập Hội phản đề đồng minh - hình thức tô chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (tức Mặt trận Tô
quốc Việt Nam ngày nay) Trải qua các giai đoạn lịch sử, Mặt trận có nhiều tên gọi khác nhau cho phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng Từ Mặt trận dân chủ Đông Dương (năm 1937), Mặt trận thống nhát Dân tộc phản
de Dong Duong (nam 1939), Mat trận Việt Minh (năm 1941), Mặt trận Liên
21
Trang 27Việt (năm 1951), Mặt trận Tô quốc Viet Nam (nam 1955), Mat tran Dan toc gial phong mien Nam Viet Nam (1960), Lién minh các lực lượng dân tộc, dân chủ miễn Nam Viet Nam (1968) Sau khi thong nhat dat nước, đề đáp ứng yêu
câu của cách mạng trong giai đoạn mới; từ ngày 31 tháng 01 đến ngày 4 tháng
02 năm 1977, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Đại hội để thống nhất ba
tô chức Mặt trận ở hai miền thành một Mặt trận Dân tộc thống nhất duy nhất
có tên gọi là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời như một tất yếu của lịch sử dân tộc
Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sau gần nửa thế kỷ xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã thi hành những chính sách cai trị mang đậm dấu ấn của thực dân, phản động và hà khắc trên tất cả các mặt về kinh té, chính trị và văn hoá Ở trong nước, một bộ phận giai cấp địa chủ, phong kiến
phản động, thối nát đã cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp để bóc lột người
nông dân Nhân dân Việt Nam nói chung, nhất là giai cấp nông dân đã phải chịu hai tầng áp bức, bóc lột làm đời sông của họ phải chịu muôn vàn khổ
cực, bị áp bức, bóc lột và bần cùng hoá sâu sắc
Trước bối cảnh lịch sử đất nước như vậy, Mặt trận Dân tộc thống nhất
Việt Nam ra đời có sứ mệnh lịch sử là tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân tham gia chống thực dân Pháp và địa chủ phong kiến, giành độc lập, tự do cho đất nước Mặt trận trong thời kỳ này đã tích cực tuyên truyền vận động, tô chức tập hợp quần chúng để đấu tranh chống lại sự hà khắc của chính quyên thực dân, phong kiến bằng nhiều hình thức phong phú, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, như đòi quyền dân sinh, dân chủ tiến bộ đến tiến lên đấu tranh chính trị vũ trang giành lại quyền làm người và quyền làm chủ đất nước
Nếu như Hội phản đề đồng minh có nhiệm vụ là: "hấp thụ các tầng lớp trí thức dân tộc, tư sản dân tộc, họ là tâng lớp trên hay ở vào lớp giữa cũng
Trang 28vậy, và cho tới cả những người địa chủ, có đầu óc oán ghét để quốc Pháp, mong muốn độc lập quốc gia, để đưa tất cả những tầng lớp và cá nhân đó vào trong hàng ngũ chống đề quốc Pháp " [4, tr 61] Đến thời kỳ Mặt trận Việt Minh hoạt động lại tập trung vào việc: "liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo, xu hướng, đảng phái chính trị nào, giai cấp nào,
doàn kết chiến đấu để đánh đuôi Pháp, Nhật, giành quyền độc lập cho xứ
sơ " |4, tr 431] Kết quả là Mặt trận Việt Minh đã thu hút được các giới
đồng bào yêu nước, từ công nhân, nông dân, trí thức, tiều tư sản đến tư sản
dân tộc, phú ông, địa chủ yêu nước v.v đã đưa phong trào đấu tranh cách mạng ở nước ta phát triển mạnh mẽ, nhất là qua cao trào đánh Pháp, đuôi Nhật của toàn dân ta trong những năm 1941 - 1945 và đặc biệt là thông qua cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong năm 1945 Lịch sử đã ghi
nhận Mặt trận Việt Minh là một trong những đỉnh cao của các hình thức tô
chức Mặt trận do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo Đây là
thời kỳ mà tính tổ chức và tính phong trào, tính hiệu quả, thiết thực với tính
tượng trưng, tiêu biều trong hoạt động của Mặt trận được phát triển và hoàn
thiện nhất Mặt trận Việt Minh đã thực sự đóng vai trò của chính quyền nhân
dân, quản lý mọi hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội Có thể nói, Mặt trận Việt
Minh đã góp phần quyết định vào thành công của Cách mạng tháng Tám, mang lại tự đo, độc lập cho dân tộc Đánh giá khái quát về vai trò, ý nghĩa và nguyên nhân thành công của Mặt trận Việt Minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
Chi rõ:
Cái tên Việt Nam độc lập đồng minh rất rõ rệt, thiết thực và hợp với
nguyện vọng toản dân Thêm vào đó, chương trình giản đơn, thiết
thực mà đây đủ của Mặt trận gồm 10 điểm như bài ca tuyên truyền
đã kể:
Có mười chính sách bày ra,
Trang 29Một là ích quốc, hai là lợi dân
Vì thể mà Việt mình được nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh và cũng
do cán bộ rất có gắng đi sát với dân, cho nên Việt Minh phát triển rất mau và rất mạnh [10, tr.342]
Sau hiệp định Giơ - ne - vơ năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia cắt
thành hai miền; miền Bắc được giải phóng, còn miền Nam da bi dé quốc Mỹ
nhảy vào thay thế thực dân Pháp với âm mưu chiếm đóng lâu dài và biến miễn Nam thành thuộc địa kiều mới Cách mạng Việt Nam lúc này có hai nhiệm vụ chiến lược, đó là: tiền hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước Trước tình hình mới như vậy, Đảng ta đã sớm xác định
do mỗi miền đất nước có chiến lược cách mạng khác nhau, do đó cần thiết
phải thành lập ở mỗi miền một Mặt trận dân tộc thống nhất phù hợp nhăm mở
rong va tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tiến tới mục tiêu chung là giai phóng dân tộc, thong nhất đất nước Mặt trận trong giai đoạn này phải
đảm đương một phần chức năng của chính quyền, nhất là ở vùng căn cứ địa cách mạng và vùng mới giải phóng (như tổ chức Mặt trận Dân tộc giải phóng
miền Nam Việt Nam)
Sau khi thống nhất đất nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có sứ mệnh
lịch sử là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nhằm đoàn kết rộng rãi mọi giai tầng trong xã hội, tăng cường sự nhất trí về chính tri va tinh than trong nhân dân, phát huy nhiệt tình cách mạng và tinh thần làm chủ, động viên nhân dân thi đua lao động, sản xuất, tích cực tham gia công cuộc xây dựng và bảo vệ Tô quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Trong giai đoạn đôi mới của đất nước, Mặt trận Tô quốc Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân; góp phản tích cực vào việc đây
Trang 30mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giau, nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ, văn minh
Quá trình hình thành và phát triển của Mặt trận Tô quốc Việt Nam đã khăng định rõ bản chất cốt lõi, xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của Mặt tran là một tỏ chức luôn luôn trung thành với lợi ích của nhân dân; ra sức xây dựng và củng có khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tập hợp tất cả các lực lượng trong xã hội thành một khối thống nhất nhăm phát huy được sức mạnh tong
hop cua ca dan toc dé thuc hién thang lợi những mục tiêu, nhiệm vụ của cách
mạng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong từng giai đoạn lich su Với tên gọi này hay tên gọi khác, băng hình thức hoạt động này hay hình thức khác đều là do yêu cầu của cách mạng nhằm mục đích mở rộng các thành
phân tham gia Mặt trận, tranh thủ cao nhất những người tham gia cách mạng,
kề cả những người trước đây cộng tác với chế độ cũ Mỗi lần thay đồi tên Mặt tran déu co ý nghĩa của nó; đó là sự tiền thêm một bước của Mặt trận và
chúng ta có thêm nhiều sáng kiến và kinh nghiệm trong việc tập hợp quần
chúng đề thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng, của dân tộc đặt ra
Bản chất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn thẻ hiện ở tính chất chính
trị của Mặt trận; đó là hoạt động của Mặt trận đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng Đảng, chính quyền và củng có khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trở thành một tô chức tiêu biểu cho truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xứng đáng là biểu tượng cho long tu hao, tri tuệ và sức mạnh của moi
người dân Việt Nam yêu nước Hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam luôn luôn là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam
Đề thê chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác Mat tran trong tình hình mới; tháng 6 năm 1999, tại kỳ họp thứ Š, Quốc hội
2
Trang 31khoá X đã thông qua Luật Mặt trận Tô quóc Việt Nam Luật đã cụ thể hoá
Hiến pháp 1992 về vai trò, vị trí, tính chất, chức năng và nhiệm vụ của Mặt trận Tô quốc Việt Nam; đồng thời tổng hợp các quyền và trách nhiệm của
Mặt trận đã được quy định ở nhiều đạo luật liên quan Việc Quốc hội ban hành Luật Mặt trận Tô quốc Việt Nam có một ý nghĩa rất quan trọng nhằm
tạo cơ sở pháp lý đề Mặt trận Tô quốc Việt Nam tiếp tục nâng cao vai trò của mình trong sự nghiệp đôi mới đất nước, góp phần thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy tỉnh thân yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tính tích cực,
sảng tạo của các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh Trên cơ sở đó, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam phần đấu đề làm tốt vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân
là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, để Mặt trận thực sự là nơi tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, nơi thê hiện ý chí, nguyện vọng của các
tầng lớp nhân dân
Tại Điều 1 của Luật khi quy định về vị trí của Mặt trận trong hệ thống chính trị, đã khái quát về khái niệm và bản chất của Mặt trận Tô quốc Việt
Nam, đó là:
I Mặt trận Tô quốc Việt Nam là tô chức liên minh chính trị, liên
hiệp tự nguyện của tô chức chính trị, các tô chức chính trị-xã hội,
tô chức xã hội và các cá nhân tiêu biêu trong các giai cấp, các tầng
lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở
nước ngoài
2 Mặt trận Tô quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thê hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khôi đại đoàn kêt toàn
Trang 32dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện
thăng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh [13, tr.5]
Đề làm rõ hơn khái niệm và bản chất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cần tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của Mặt trận Tô quốc Việt Nam sau đây:
Một là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tô chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện rộng rãi nhất của các tô chức và các cá nhân tiêu biểu
trong các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam
định cư ở nước ngoài Liên minh chính trị là sự liên kết các lực lượng với
nhau thành một khối thống nhất để cùng nhau thực hiện mục tiêu chính trị
chung là giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyên quốc gia, toàn vẹn lãnh thô, xây
dựng đất nước giàu mạnh, văn minh Sự liên minh ở đây chính là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, với hạt nhân của khối liên minh này là Đảng Cộng sản Việt Nam Như vậy, từ những quy định của pháp luật, chúng ta có thể khăng định rằng mọi tổ chức và cá nhân đều có thê tham gia vào Mặt trận Tổ quốc, miễn là tán thành Điều lệ của
Mặt trận Tô quốc Việt Nam Quy định này đã khăng định Mặt trận là tô chức
có cơ sở xã hội rộng rãi nhất so với các tô chức khác trong hệ thống chính trị
nước ta Do đặc điềm này mà Mặt trận có những điều kiện đề tập hợp, vận
động đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào tô chức của mình
Tính liên hiệp tự nguyện thể hiện ở chỗ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
không có hội viên, mà chỉ có các thành viên; bao gom thành viên có tô chức
và thành viên cá nhân; các thành viên tham gia Mặt trận theo nguyên tắc liên hiệp tự nguyện, độc lập về tô chức và có địa vị bình đăng trong mọi sinh
hoạt của Mặt trận
bho —~
Trang 33Hai là, Đặc điểm cơ bản trong phương thức hoạt động của Mặt trận Tô quóc là vận động, giáo dục, thuyết phục, phối hợp và thống nhất hành động
Đó chính là cách thức, phương pháp tiền hành những công việc đê phù hợp với vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Mặt trận Nó khác so với phương thức
noạt động của Đảng và Nhà nước
Ba là, Đang Cộng sản Việt Nam sáng lập ra Mặt trận; đồng thời, Đảng
vừa là thành viên của Mặt trận và là tô chức lãnh đạo Mặt trận Tỏ quốc Việt
Nam Đây là một nét độc đáo trong lý luận cách mạng của nước ta Đảng là thành viên Mặt trận nhưng với tư cách thành viên lãnh đạo, thông qua Mặt tran dé tap hợp các lực lượng quần chúng nhân dan theo Đảng làm cách
mạng Đề lãnh đạo Mặt trận, Đảng phải ở trong Mặt trận và là một bộ phận của Mặt trận; Đảng không thể đứng ngoài hoặc đứng trên Mặt trận đề lãnh
đạo Đề cập đến đường lối, chủ trương của Đảng đối với Mặt trận, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khăng định:
Đảng không thê đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyên lãnh đạo của
mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động
nhất và chân thực nhất Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và
năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh dao [4, tr.347]
Đảng lãnh đạo Mặt trận bằng các chủ trương, chính sách, đường lối đúng đắn, khoa học và sáng tạo; bằng công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục và kiểm tra và bằng vai trò gương mẫu của các đảng viên Vai
trò lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận là một tất yếu khách quan, được lịch
sử thừa nhận và là nguyên tắc đảm bảo cho Mặt trận được không ngừng
củng cô và phát triển Tuy nhiên, là một bộ phận trong hệ thống chính trị,
hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ Mặt trận Tô quốc Việt
Trang 34Nam; trong quả trình lãnh đạo Mặt trận, Đảng phải tôn trọng tính độc lập về
tô chức của Mặt trận; đồng thời, cần có cơ chế để khuyến khích sự chủ động
và tính sảng tạo trong hoạt động của Mặt trận nhằm thực hiện mục tiêu chung vì lợi ích của dân tộc
Bon la, Mat trận Tố quốc Việt Nam còn là cơ sở chính trị của chính
quyên nhân dân; tức là Mặt trận là nền tảng và cơ sở để xây dựng nên Bộ máy Nhà nước ta Mật trận và các đoàn thể nhân dân có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và củng cô chính quyền nhân dân như: tham gia xây dựng, quản lý và giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử,
cán bộ, công chức Nhà nước
Trong hệ thống chính trị nước ta, mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với Nhà nước là mối quan hệ hợp tác, bình đăng Nhà nước cần dựa vào Mặt trận và các đoàn thể để phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tô chức của
nhân dân Đó cũng chính là sức mạnh cua bản thân Nhà nước Trong quá trình ra quyết định và quản lý, điều hành, các cơ quan Nhà nước cần lắng nghe những kiến nghị của Mặt trận và các đoàn thể Nhà nước cần có quy chế tô chức và cơ chế hoạt động giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân Chính vì lẽ đó mà một trong những nội dung quan trọng trong cải cách bộ máy Nhà nước ta hiện nay, được Đảng và Nhà nước xác định là cần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa
Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân
Là tô chức liên minh chính trị, hệ thống tổ chức của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam được hình thành theo cấp hành chính là: Trung ương: tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); xã, phường, thị trần (gọi chung là
cấp xã) Ở mỗi cấp hành chính có Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ đại hội của Mặt trận Tô quốc Việt Nam cùng
Trang 35cap; dai dién cho Uy ban Mat trận Tô quốc Việt Nam ở từng cấp là Ban Thường trực Dưới cấp xã có Ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư
12.12 Nguyên tắc tô chức và hoạt dong cua Mat tran Tô quoc Viet Nam
Về bản chất, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam là nguyên tác thực hiện sự liên minh chính trị Điều 3 Luật Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam đã quy định:
Mặt trận Tô quốc Việt Nam tô chức và hoạt động theo Điều lệ của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phù hợp với Hiến pháp và pháp luật
Tô chức, hoạt động của Mặt trận Tô quốc Việt Nam được thực
hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp là cơ quan chấp
hành của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, do Đại hội đại biểu
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó hiệp thương cử ra, có trách
nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
[13 tr.6]
Tại Điều 5 chương II Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng quy định rõ:
Tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực
hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động Khi phối hợp và thống nhất hành động, các
thành viên của Mặt trận Tô quốc Việt Nam tuân theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tô chức
minh [30, tr 12]
Nhu vay, theo nguyén tắc tô chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì các thành viên tham gia Mặt trận đều trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, bình đăng về địa vị và tính độc lập về tô chức của mỗi thành viên
Trang 36được tôn trọng Khi hoạt động trong Mặt trận Tô quốc, các thành viên đều có quyên trình bảy ý kiến, nguyện vọng cua minh dé cùng trao đôi, bàn bạc,
thương lượng dé di dén sự thoa thuận tự nguyện; tuyệt đối không áp đặt,
không lấy đa só đề buộc thiểu số phải chấp nhận Nếu có những ý kiến khác
nhau khi bàn về một vấn dé cụ thể, thì Mặt trận tiền hành thảo luận đề làm sáng tỏ những mặt ưu điểm hay hạn chế, với thái độ chân thành và trên tinh than ton trọng lẫn nhau; lấy thực tiễn và hành động đề thuyết phục và phải
dam bảo thấu tinh, đạt lý
Hiệp thương dân chủ là việc thoả thuận dé nhằm phối hợp và thực hiện
tốt chương trình hành động chung của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trong chương trình hành động chung đó, các thành viên có thể tán thành tất cả hoặc tán thành một số điểm; nhưng điều quan trọng là các thành viên phải thực hiện tốt những chương trình đã thoả thuận và có trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình tổ chức thực hiện
Phối hợp và thống nhất hành động giữa các tô chức thành viên là một nguyên tặc tô chức và hoạt động quan trọng và đặc thù của Mặt trận Bản chất
của nguyên tắc này là căn cứ vào chương trình công tác trong từng thời gian
đề xem xét, lựa chọn những công việc cần có sự phối hợp và thống giữa hai
hay nhiều tô chức thành viên đề đưa ra bàn bạc, trao đồi đề thực hiện Trên cơ
sở đó đề thống nhất mục tiêu, yêu câu, nội dung, phương pháp, thời gian tiến
hành vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thê cho từng thành viên thực hiện Nguyên tắc phối hợp và thống nhất hành
động giữa các thành viên chính là đề huy động sức mạnh tông hợp của các tổ chức thành viên để cùng hành động theo chương trình, mục tiêu chung của Mặt trận nhằm mang lại hiệu quả cao nhất
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định
trong Hiến pháp, Luật Mặt trận Tô quốc Việt Nam và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác
3Ì
Trang 372.2.1 Chuc nang cua Mat tran T6 quoc Viet Nam
Chức năng của Mặt trận Tô quốc Việt Nam có thể được hiểu là những
hoạt động chủ yếu, thường xuyên, có tính ôn định tương đối, xuất phát từ
ban chất, nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu lâu dài của Mặt trận và có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Mặt trận Tô quốc Việt Nam
Từ khi ra đời đến nay, trong quá trình hoạt động, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tô chức thành viên có những chức năng cơ bản sau đày:
- Xây dựng và phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân tộc
- Tham gia xây dựng và củng có chính quyền nhân dân
- Chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật
- Giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, dai biểu dân cử và cán bộ
viên chức Nhà nước
Các chức năng này của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện
thông qua những hình thức và phương thức hoạt động nhất định của Mặt
trận; trên cơ sở những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Mặt trận được pháp luật quy định
Theo quy định tại Điều 2 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì Mặt trận Tô quốc Việt Nam có những nhiệm vụ sau:
- Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí
vẻ chính trị và tỉnh thần trong nhân dân Đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Mặt trận; với mục đích là phát triển đa dạng các hình thức hoạt
động, các phong trào yêu nước đề tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và định cư ở nước ngoài, không phân biệt thành phần giai cap, tầng lớp xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, quá khứ nhằm động viên mọi nguồn lực đê xây dựng và bảo vệ Tô quôc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày
Trang 38càng văn minh, giàu mạnh Đông thời, Mặt trận Tô quốc Việt Nam cần phát huy vai trò, tính tích cực của các cá nhân tiêu biểu trong xã hội đề thông qua
các vị này vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách, đường
lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước
- Tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Nội dung chính cua nhiệm vụ nay là Mặt
trận Tô quốc Việt Nam tự mình hoặc có trách nhiệm phối hợp với cơ quan
Nhà nước tô chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước để
vận động nhân dân đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời
sông văn hoá, giải quyết các vấn đề xã hội để giữ vững an ninh, chính trị,
trật tự an toàn xã hội Tham gia với chính quyền trong việc vận động nhân
dân thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng hương ước, quy ước, nếp sông văn minh; tham gia hoạt động hoà giải ở cơ sở
- Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán
bộ, công chức nhà nước theo quy định của pháp luật Đây là một nhiệm vụ được Mặt trận rất chú trọng thực hiện trong giai đoạn hiện nay Hoạt động
giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là giám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước, nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả Hoạt động giảm sát của Mặt trận được thực hiện thông qua các hình thức như: động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát, tham gia hoạt động giám sát với cơ quan Nhà
nước và thông qua hoạt động của chính Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Tham gia xây dựng và củng cô chính quyền nhân dân Đây là nhiệm
vụ quan trọng hàng đâu của Mặt trận, nhât là trong giai đoạn xây dựng Nhà
Trang 39nước pháp quyền Việt Nam hiện nay Nội dung của nhiệm vụ này bao gồm
các nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước, bao gồm: tham gia tô chức bầu
cư đại biêu Quốc hội, bầu cử đại biều Hội đồng nhân dân; tham gia tuyển chọn
Thâm phán, tham gia tuyển chọn Kiểm sát viên Uy ban Mặt trận Tô quốc Việt Nam còn là cơ quan duy nhất có thấm quyền giới thiệu người đề Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu làm Hội thâm Toà án nhân dân ở địa phương
+ Tham gia xây dựng pháp luật, như: kiến nghị với Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội Chính phú về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; có
quyền trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự án luật, pháp lệnh;
cùng với cơ quan Nhà nước có thâm quyên ban hành nghị quyết, thông tư liên tịch để hướng dẫn những vấn đề có liên quan và tham gia góp ý kiến
vào các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác ở cả
trung ương và địa phương
+ Tham gia công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật cho nhân dân;
tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; tổ chức chỉ đạo
hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn
+ Tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn như: tham
gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Quy chế; tổ chức lấy phiếu tín
nhiệm đối với các chức vụ lãnh đạo của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
dan cap xã và giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở địa phương
+ Tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh, kiến
nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia công tác đặc xá v.V
- Cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
nhân dân Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, Mặt
trận Tô quốc Việt Nam cần không ngừng chăm lo, bảo vệ mọi quyền lợi chính đáng cua nhân dân
Trang 40- Tham gia phát triên tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới; góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc, vì hoà bình, hợp tác và phát trién
1.2.3 Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam doi với hệ thông chính tri nói chung và đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng
Hệ thống chính trị là một phạm trù mang tích chất chính trị - pháp lý
được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Theo PGS TS Hoàng Thị Kim Qué, nêu hiểu theo một cách phô quát nhất, thì: "Hệ thống chính trị là một chính thể thống nhất bao gồm các bộ phận cấu thành là các thiết chế chính trị
có vị trí, vai trò khác nhau nhưng có moi quan hé mat thiét voi nhau trong qua trinh tham gia thuc hién quyén lực chính trị"
Mỗi xã hội đều có một hệ thống chính trị riêng của mình Hệ thống
chính trị là một vẫn đề cơ bản, chỉ phối đến mọi mặt của đời sống chính trị -
xã hội của từng quốc gia; đều mang những nét đặc thù, phản ánh những đặc
điểm riêng về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, bản sắc dân tộc của
quốc gia đó Hệ thống chính trị của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hỗ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Điều 4 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đôi, bố sung năm 2001) quy định: " Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội "[12, tr.14]
Trong hệ thống chính trị ở nước ta, Mặt trận Tô quốc Việt Nam là một
tô chức chính trị - xã hội đặc biệt Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa là một tô chức cầu thành trong hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Song Mặt trận Tô quốc Việt Nam là tô chức chính trị - xã hội rộng lớn Thành viên