Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay và những vấn đề đặt ra 93 Chương 3 DỰ
Trang 1NGUYỄN ĐÌNH SƠN
VAI TRß CñA QU¢N §éI NH¢N D¢N VIÖT NAM
TRONG GI÷ V÷NG æN §ÞNH CHÝNH TRÞ ë T¢Y NGUY£N HIÖN NAY
Chuyên ngành : Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số : 62 22 03 08
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS, TS Lê Đại Nghĩa
2 TS Nguyễn Như Trúc
HÀ NỘI - 2016
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Đình Sơn
Trang 3ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG GIỮ VỮNG ỔN
1.1 Quan niệm ổn định chính trị và giữ vững ổn định chính trị ở
1.2 Đặc điểm tình hình chính trị ở Tây Nguyên và quan niệm, nội
dung vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững
ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay 41
Chương 2 VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT
NAM TRONG GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ
Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG
2.1 Những thành tựu, hạn chế thực hiện vai trò của Quân đội
nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây
2.2 Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế thực hiện vai trò
của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay và những vấn đề đặt ra 93
Chương 3 DỰ BÁO NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, YÊU CẦU VÀ GIẢI
PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 114
3.1 Dự báo một số nhân tố tác động và yêu cầu phát huy vai trò
của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay 1143.2 Giải pháp cơ bản phát huy vai trò của Quân đội nhân dân
Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
Trang 5STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài luận án: “Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay” được tiếp cận dưới góc độ triết học - xã
hội Đây là một công trình khoa học nghiên cứu độc lập của nghiên cứu sinh, dựa
trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về chínhtrị, ổn định chính trị, về phát triển kinh tế - xã hội, về dân tộc, tôn giáo và chínhsách dân tộc, chính sách tôn giáo, về chức năng, nhiệm vụ của quân đội; thực tiễntham gia giữ vững ổn định chính trị của các đơn vị quân đội trên địa bàn Tây
Nguyên Đề tài luận án tập trung luận giải, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn
về vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở TâyNguyên; dự báo những nhân tố tác động, đề xuất một số yêu cầu, giải pháp cơ bảnphát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị
ở Tây Nguyên hiện nay Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấpnhững luận cứ khoa học cho lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong quân đội nói chung
và các đơn vị trên địa bàn Tây Nguyên nói riêng vận dụng để thực hiện tốt các nộidung, hình thức, biện pháp giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn
2 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Giữ vững ổn định chính trị là mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh, bảo
vệ Tổ quốc, góp phần quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước và là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng của lực lượng vũ trang và của toàn Đảng, toàn dân và của
cả hệ thống chính trị, trong đó quân đội là lực lượng nòng cốt Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ XII của Đảng xác định: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàndân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồngquốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủnghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi
Trang 7ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổnđịnh chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội” [59, tr.147-148].
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế - xãhội, quốc phòng - an ninh của cả nước Mặt khác, do những đặc thù, những khókhăn trong quá trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đặc biệt lànhững khó khăn về vấn đề dân tộc, tôn giáo do lịch sử để lại và nảy sinh trongthời kỳ mới, các thế lực thù địch đã lợi dụng, kích động tạo ra những điểmnóng, những sự kiện gây bất ổn chính trị, xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến côngcuộc đổi mới toàn diện xã hội trên địa bàn Tây Nguyên và trên cả nước Vì thế,giải quyết những vấn đề trên, giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên, gópphần phát triển bền vững về mọi mặt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa lànhiệm vụ cấp bách vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài
Quân đội nhân dân Việt Nam là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng và Nhànước, là quân đội của dân, do dân, vì dân, có chức năng là đội quân chiến đấu, độiquân lao động sản xuất và đội quân công tác, trong đó, thực hiện tốt việc giữ vững
ổn định chính trị là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng của quân đội ta Từ thực tếquân đội tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng cơ sở chính trị,tham gia giải quyết các vụ bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên vào những năm 2001,
2004 và 2008, góp phần giữ vững ổn định chính trị đã khẳng định vai trò to lớncủa Quân đội trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên cũng như cả nước
Trong những năm qua, quán triệt và thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyếtcủa Đảng, Nhà nước, của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, lực lượngquân đội đã chủ động cùng các lực lượng khác tích cực tham gia giữ vững ổnđịnh chính trị trên địa bàn Tây Nguyên theo đúng chức năng, nhiệm vụ củamình, góp phần xây dựng địa bàn vững mạnh, phát triển về mọi mặt Tuy nhiên,
so với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, hoạt động của Quân đội nhân dânViệt Nam trong giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn vẫn còn những hạn chế,bất cập như: Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân của một số đơn vị chưađược tiến hành thường xuyên, liên tục, hiệu quả chưa cao; một số đơn vị thựchiện nhiệm vụ tham gia xây dựng HTCT cơ sở và làm tham mưu cho cấp ủy,
Trang 8chính quyền địa phương trong giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn chưa toàndiện, thiếu vững chắc; việc phối hợp với các lực lượng trong HTCT để giữ vững
ổn định chính trị trên địa bàn có lúc còn thiếu nhịp nhàng, đồng bộ…
Trong những năm tới, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh “diễn biếnhòa bình”, bạo loạn lật đổ mà Tây Nguyên vẫn là một địa bàn trọng điểmchống phá của chúng Tình hình thế giới, khu vực, trong nước nói chung vàđịa bàn Tây Nguyên nói riêng vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn địnhchính trị Đồng thời, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước,yêu cầu về giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đặt racần phát huy hơn nữa vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổnđịnh chính trị ở Tây Nguyên Vì vậy, tác giả luận án chọn và nghiên cứu đề tài:
“Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay” vừa cơ bản, vừa cấp thiết về lý luận và thực tiễn.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị
ở Tây Nguyên, đề tài xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp cơ bản phát huy vaitrò của Quân đội trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò của Quân đội nhân dân ViệtNam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay;
Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của Quân đội nhân dân Việt Namtrong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay, chỉ rõ nguyên nhân
và những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết;
Dự báo một số nhân tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất các giảipháp cơ bản phát huy trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổnđịnh chính trị ở Tây Nguyên hiện nay
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam
trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay
* Phạm vi nghiên cứu:
Trang 9Về nội dung: Nghiên cứu vai trò của các đơn vị quân đội đang đóng
quân ở Tây Nguyên trong giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn
Về không gian: Tập trung nghiên cứu, khảo sát các đơn vị: Binh đoàn
Tây Nguyên, Sư đoàn 2 - Quân khu V, Binh đoàn 15, Bộ Chỉ huy quân sự và
bộ đội Biên phòng các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum
Về thời gian: Các số liệu nghiên cứu, điều tra chủ yếu từ năm 2001 đến nay.
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
* Cơ sở lý luận của luận án: Luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sảnViệt Nam về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về chính trị, ổn định chính trị, vềphát triển kinh tế - xã hội, về dân tộc, tôn giáo và chính sách dân tộc, chính
sách tôn giáo, về chức năng, nhiệm vụ của quân đội
* Cơ sở thực tiễn của luận án: Là hoạt động thực hiện vai trò của
Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyênhiện nay; các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo, sơ kết, tổng kết thực hiện các mặtcông tác, nhất là công tác dân tộc, công tác tôn giáo, công tác dân vận của cácđơn vị quân đội trên địa bàn Tây Nguyên; kết quả điều tra, khảo sát các địaphương trên địa bàn và các đơn vị quân đội trong giữ vững ổn định chính trị ởTây Nguyên của tác giả
* Phương pháp nghiên cứu của luận án: Luận án sử dụng phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như:Phân tích và tổng hợp; lôgíc và lịch sử; quy nạp và diễn dịch; so sánh; điều tra
xã hội học và phương pháp chuyên gia để làm sáng tỏ góc độ triết học chínhtrị - xã hội của vấn đề nghiên cứu
6 Những đóng góp mới của luận án
Đưa ra quan niệm, chỉ rõ mục tiêu, nội dung, phương thức giữ vững ổnđịnh chính trị ở nước ta
Trang 10Làm rõ thực trạng thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt Namtrong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay và một số vấn đề đặt
ra cần giải quyết
Đề xuất các yêu cầu và giải pháp cơ bản phát huy vai trò của Quân độinhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung
làm rõ lý luận về ổn định chính trị, giữ vững ổn định chính trị trong tình hìnhmới; đồng thời bổ sung, phát triển một số vấn đề lý luận về vai trò của Quânđội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Việt Nam nói chung
và ở Tây Nguyên hiện nay nói riêng
* Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung
cấp cơ sở thực tiễn để cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan chínhtrị các đơn vị trên địa bàn Tây Nguyên tham khảo, vận dụng nâng cao chấtlượng công tác dân vận, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn Luận án cóthể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các học viện,nhà trường quân đội cũng như vận dụng trong công tác của đội ngũ cán bộcác cấp trong Quân đội
8 Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu; Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quanđến đề tài; 3 chương, 6 tiết; Kết luận và kiến nghị; Danh mục các công trìnhcủa tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài; Danh mục tài liệu tham khảo
và Phụ lục
Trang 11TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về ổn định chính trị
Tác giả V.Ia.Bônđarơ trong cuốn sách “Đảng Cộng sản Liên Xô trong hệ thống chính trị của xã hội Xô Viết: Những vấn đề phương pháp luận nghiên cứu” [24] đã nêu rõ vai trò Đảng Cộng sản Liên Xô là tổ chức cao nhất củagiai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích và trí tuệ của giai cấp công nhân vàtoàn thể nhân dân lao động; là một bộ phận của hệ thống chính trị nhưng có vaitrò lãnh đạo các tổ chức khác trong HTCT Tác giả cũng chỉ rõ: Hệ thống chínhtrị được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sựthống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc rộngrãi Hệ thống chính trị được tổ chức và hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ,hiệu lực, hiệu quả thì chính trị - xã hội ổn định, nếu xa rời sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản thì thiết chế xã hội sẽ bị rối loạn, sẽ xa rời bản chất giai cấpcông nhân, xã hội sẽ rơi vào rối loạn khủng hoảng
Tác giả V.I.Bôndin với cuốn sách “Sự sụp đổ của thần tượng - những nét chấm phá chân dung M.X.Goócbachốp” [23] đã phân tích nguyên nhân dẫn đến sự
sụp đổ đất nước Xô viết, trước hết do sự sai lầm về đường lối, sai lầm trong côngtác xây dựng Đảng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ dẫn đến mất ổn địnhchính trị ngay trong Đảng rồi lan tỏa ra toàn xã hội; sự thoái hóa, biến chất của cán
bộ lãnh đạo, nhất là cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước Xô viết Bên cạnh
đó, chính sách phát triển kinh tế bất hợp lý, sự trì trệ của nền kinh tế đất nước, sựtăng cường hoạt động chống phá CNXH của các thế lực thù địch trong nước, hoạtđộng phá hoại của các cơ quan đặc vụ phương Tây… làm cho Đảng Cộng sản bị
Trang 12phân hóa, uy tín giảm sút và mất vai trò lãnh đạo xã hội, dẫn đến mất ổn định cả vềchính trị và kinh tế, cuối cùng là sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô.
Tập thể tác giả Giang Tây Nguyên, Hạ Lập Bình trong cuốn sách tham
khảo “Trung Quốc trỗi dậy hoà bình” [91] đã đề cập khá sâu sắc về sự ổnđịnh chính trị và con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc Tác giả đãchỉ rõ tính tất yếu và nội dung, biện pháp giữ vững ổn định chính trị, tạo môitrường hòa bình để phát triển đất nước toàn diện, bền vững, lâu dài, hài hoà,cân bằng của Trung Quốc; đồng thời nêu lên những triển vọng cũng nhưnhững khó khăn của công cuộc hiện đại hoá Đặc biệt, tác giả đã nhấn mạnhvai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong tiến trình đổi mới vàhiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước là nguyên nhândẫn đến những thành quả nổi bật của Trung Quốc trong thời gian qua
Viện Nghiên cứu chiến lược Đại học Quốc phòng Trung Quốc với công
trình “Chiến lược an ninh quốc gia Trung Quốc đầu thế kỷ XXI” [131] đã đề cậpđến sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ trong đẩy mạnh “diễn biến hòa bình”, đềxuất những vấn đề cơ bản về Chiến lược an ninh quốc gia của Trung Quốc trongnhững năm đầu thế kỷ XXI, trong đó đặc biệt coi trọng những chủ trương, giảipháp đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đềdân tộc, tôn giáo để chống phá CNXH Tác giả coi đó là một trong những conđường, biện pháp quan trọng để giữ vững ổn định chính trị ở Trung Quốc
Tác giả V.Ia Partiacov với bài viết “Các vấn đề bảo đảm ổn định xã hội chính trị ở nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” [95] đã khẳng định TrungQuốc coi việc duy trì và củng cố sự ổn định chính trị - xã hội là một trongnhững điều kiện cơ bản để bảo đảm sự phát triển kinh tế, thực hiện nhiệm vụhiện đại hóa và củng cố vị thế của đất nước trên trường quốc tế Tác giả bài viết
-đã đề cập đến việc hệ thống hóa các yếu tố đang tác động hoặc còn tiềm ẩn gâymất ổn định chính trị ở Trung Quốc, tiếp cận ở cơ cấu quyền lực trong nước, vaitrò của trung ương, vai trò của lực lượng quân sự; sự phát triển kinh tế, tình hình xã
Trang 13hội, chính sách đối ngoại Từ đó, tác giả đã nêu ra một tổ hợp các yếu tố vi mô
có khả năng gây mất ổn định chính trị - xã hội
1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về vai trò của quân đội trong tham gia giữ vững ổn định chính trị
Tác giả M.V.Phrunde với cuốn sách “Xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng sẵn sàng chiến đấu” [96] đã đề cập đến vấn đề quân sự ở Liên Xô:Xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng, tiền tuyến và hậu phương trongchiến tranh tương lai để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Tác giả cũng đã đề cậpđến vai trò của con người và kỹ thuật trong chiến tranh hiện đại; rèn luyện kỷluật quân sự trong bộ đội chính quy và dân binh địa phương; đào tạo, huấnluyện cán bộ chỉ huy và cán bộ chính trị của Hồng quân; xây dựng mối quan
hệ quân dân… góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao
Tác giả Vôncôgônốp trong tài liệu “Học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh
và quân đội” [135] đã trình bày một cách khoa học những luận điểm cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội với tính cách là một hiện tượngchính trị - xã hội và một hiện tượng lịch sử; vạch rõ nguồn gốc, bản chất giai cấpcủa quân đội; những nhân tố của chiến tranh và của công cuộc xây dựng quân sự;
về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản… Công trình đã khẳng địnhquân đội các nước XHCN là tổ chức quân sự của Nhà nước XHCN do ĐảngCộng sản lãnh đạo, mang bản chất giai cấp công nhân, gắn bó mật thiết với nhândân, là công cụ bạo lực để bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN
Tập thể tác giả E.PhEpxtratốp, P.I.Cácpencô, N.D.Côdơlốp với tài liệu
“Công tác Đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Xô Viết” [69]
đã đề cập một cách hệ thống những nội dung cơ bản cả về lý thuyết và thực hànhcông tác đảng, công tác chính trị trong quân đội và hải quân Liên Xô: nhiệm vụ,
cơ cấu, tính chất hoạt động của các cơ quan chính trị, về giáo dục lý luận Mác Lênin cho sĩ quan, học tập về Đảng, văn hoá giáo dục, thi đua XHCN Tác giả
-đề cập đến trách nhiệm của quân đội trong xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn
Trang 14bó chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng giúp đỡ chính quyền cách mạng, tranh thủgiúp đỡ của chính quyền và của nhân dân về mọi mặt, bảo vệ chính quyền…
Tác giả Chương Tư Nghị (chủ biên) trong giáo trình Công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc dùng trong các Học viện, nhà trường trong thời kỳ mới [88] đã bàn về công tác chính trị tư tưởng của QuânGiải phóng nhân dân Trung Quốc; xây dựng tư tưởng và xây dựng văn hoá;xây dựng đảng bộ (đảng ủy), xây dựng cơ quan chính trị; xây dựng đội ngũ cánbộ; xây dựng công tác chính trị cơ sở; công tác chính trị của các quân, binhchủng Tác giả đã tập trung làm rõ nhiệm vụ và nội dung của công tác quândân cùng nhau xây dựng văn minh tinh thần XHCN, trong đó xác định: “Quânđội phải tích cực tham gia và giúp đỡ địa phương xây dựng xã hội chủnghĩa , dùng những việc làm thực tế từ xây dựng văn minh vật chất xã hộichủ nghĩa để làm ảnh hưởng, tác động tốt tới quần chúng” [88, tr.202]
2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án
2.1 Nhóm công trình nghiên cứu về vấn đề giữ vững
ổn định chính trị
Tác giả Phạm Hảo (chủ biên) trong cuốn sách “Một số giải pháp góp phần ổn định và phát triển ở Tây Nguyên hiện nay” [70] đã khẳng địnhHTCT là nhân tố bên trong quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến sự ổn địnhchính trị và phát triển ở Tây Nguyên Từ đó, tác giả đã phân tích, kiến nghịcác vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động của HTCT Cuốn sáchcũng đã tập trung phân tích khá toàn diện tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội, quốc phòng, an ninh, đặc biệt là vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo trênđịa bàn; phân tích sự tác động của nó đến ổn định chính trị, lý giải nguyênnhân và đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm ổn định và phát triển bềnvững các tỉnh Tây Nguyên thời gian tới
Trang 15Tác giả Lưu Văn Sùng trong cuốn sách tham khảo “Một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các vùng đa dân tộc ở miền núi trong những năm gần đây - hiện trạng, vấn đề, các bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống” [105] đã đềcập tổng quan về nguyên nhân phát sinh và diễn biến các điểm nóng chính trị - xãhội tại các vùng đa dân tộc ở miền núi nước ta trong những năm gần đây Tác giả đãtiến hành khảo sát, đánh giá những điểm nóng chính trị - xã hội và xử lý điểm nóngchính trị - xã hội trên địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ Từ đó, tác giảđánh giá chung về tình hình điểm nóng và xử lý điểm nóng chính trị - xã hội, đồngthời chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan của điểm nóng tại các vùng đa dântộc ở nước ta trong những năm gần đây, từ đó đề xuất và luận chứng những giảipháp hữu hiệu để ngăn chặn một cách kịp thời không để xảy ra điểm nóng
Tác giả Phạm Minh Tuấn với đề tài khoa học cấp bộ “Giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh Tây Nam bộ trong giai đoạn hiện nay” [123] đãluận chứng và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ổn định chính trị - xãhội; phân tích làm rõ mối quan hệ giữa ổn định chính trị - xã hội với sự pháttriển kinh tế - xã hội và các yếu tố tác động đến việc giữ vững ổn định chính trị
- xã hội ở các tỉnh Tây Nam bộ Đề tài cũng đã làm rõ những thành công, hạnchế trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh Tây Nam bộ trêncác nội dung: Giữ vững ổn định về tư tưởng chính trị; giải quyết các mối quan
hệ giữa các giai tầng xã hội, mối quan hệ dân tộc, tôn giáo; tăng cường quyềnlàm chủ của người dân; giữ vững trật tự an toàn xã hội, giải quyết các mâuthuẫn trong cộng đồng dân cư; phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; giải quyếtcác “điểm nóng” Từ đó, đề tài cũng đã đề ra được 8 nhóm giải pháp chủ yếugóp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội vùng Tây Nam bộ
Tác giả Nguyễn Văn Cư với luận án “Ổn định chính trị - xã hội trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam” [39] đã nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống vấn
đề ổn định chính trị - xã hội ở nước ta cả về mặt lý luận và thực tiễn Đặc biệt,
Trang 16luận án đã tập trung phân tích nội dung của ổn định chính trị - xã hội của nước tatrên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; phântích rõ những thành tựu về ổn định chính trị - xã hội Đồng thời, luận án đã phântích những mặt hạn chế, bất cập, những vấn đề chính trị - xã hội bức xúc đanghoặc có khả năng nảy sinh “điểm nóng”, từ đó đưa ra hai nhóm giải pháp cơ bản
để giữ vững ổn định chính trị - xã hội nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN
Tác giả Mai Đức Ngọc với luận án “Vai trò của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước
ta hiện nay (Qua thực tế vùng đồng bằng sông Hồng)” [90] đã đưa ra quanniệm về ổn định chính trị - xã hội; đề cập thực trạng ổn định chính trị - xã hội
và vai trò của cán bộ chủ chốt lãnh đạo cấp xã trong thực hiện giữ vững ổnđịnh chính trị - xã hội nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; đề xuất 4phương hướng, 6 giải pháp nâng cao vai trò cán bộ lãnh đạo cấp xã trong việcgiữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn hiện nay
Tác giả Lê Quốc Lý với bài viết “Những nhân tố cơ bản bảo đảm ổnđịnh và phát triển hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay” [75] đã khẳng định:
Ổn định chính trị là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, có tính quyếtđịnh để sự nghiệp đổi mới đất nước đạt được những thành tựu to lớn và toàndiện, có ý nghĩa lịch sử Tác giả cũng chỉ rõ để tiếp tục giữ vững ổn định, pháttriển bền vững cần bảo đảm các nội dung: Bảo đảm vai trò lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam; bảo đảm sự dân chủ tham gia của các tổ chức thành viên
hệ thống chính trị và của người dân trong xây dựng và thực thi chính sách;bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng trong công tác giữa các tổ chức trong hệthống chính trị; đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực trí tuệ, trong sạchvững mạnh; giữ vững đoàn kết, thống nhất, độc lập tự chủ
Trang 17Ngoài ra, có các bài viết trên các tạp chí liên quan đến ổn định chính trịnhư: Hoàng Chí Bảo, “Hệ thống chính trị và sự ổn định chính trị trong nhữngnăm đổi mới - thành quả và kinh nghiệm” [8]; Nhật Tân, “Giữ vững ổn địnhchính trị - xã hội để phát triển đất nước trong thời kỳ mới” [106]; Phạm MinhTuấn, “Ổn định chính trị - xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [122]; Lê Văn Toàn, “Quyền lực chính trịtrong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay” [117] … Trong cácbài viết đó, các tác giả đã khẳng định: Ổn định chính trị là một trong những yếu
tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định để sự nghiệp đổi mới đất nước đạt được nhữngthành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; đã tập trung làm rõ những vấn đề về bảnchất của ổn định chính trị, các nhân tố tác động đến ổn định chính trị, một số giảipháp để giữ vững ổn định chính trị và phát triển bền vững đất nước
2.2 Nhóm công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo, xây dựng nền quốc phòng, an ninh góp phần giữ vững ổn định và phát triển bền vững Tây Nguyên
Tác giả Trương Minh Dục trong công trình nghiên cứu “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên” [40] và cuốn
sách chuyên khảo “Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên” [41] đã trình bày quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc, đoàn kếtdân tộc; nhận định xu hướng phát triển quan hệ dân tộc, sự tác động ảnh hưởngcủa các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, tín ngưỡng - tôn giáo đến đời sống vàquan hệ giữa các dân tộc ở Tây Nguyên Tác giả đánh giá quá trình xây dựngkhối đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới, từ đó đề xuấtmột số phương hướng giải quyết vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc góp phầngiữ vững ổn định chính trị Tây Nguyên
Tác giả Trần Xuân Dung với cuốn sách “Một số vấn đề về tôn giáo và đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo ở Tây Nguyên” [42] đã trình bày
Trang 18một cách hệ thống những vấn đề cơ bản về tôn giáo, quan điểm của C.Mác,Ph.Ăngghen, VI.Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và giải quyết vấn
đề tôn giáo, các quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta;làm rõ hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo ở Tây Nguyên; đềxuất quan điểm và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động của các thếlực thù địch lợi dụng tôn giáo ở Tây Nguyên góp phần giữ vững ổn địnhchính trị trên địa bàn
Tác giả Bùi Minh Đạo với cuốn sách “Tổ chức và hoạt động buôn làng trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên” [64] đã giới thiệu tổng quanđiều kiện tự nhiên, các dân tộc thiểu số sống lâu đời ở Tây Nguyên; tổ chức
và hoạt động buôn làng Tây Nguyên từ truyền thống đến trước năm 1975 vàthực trạng biến đổi từ sau năm 1975 đến nay; những tác động của biến đổi tổchức hoạt động buôn làng đến phát triển kinh tế - xã hội và một số vấn đề xâydựng buôn làng Tây Nguyên trong phát triển bền vững hiện nay
Các tác giả Lê Văn Đính - Vũ Anh Tuấn (Đồng chủ biên) trong cuốn sách
“Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hiện nay” [65] đã tập trung làm rõ đường lối, quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta về xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dântrong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta nói chung và khu vựcTây Nguyên nói riêng Tác giả đã phân tích thực trạng công tác xây dựng thếtrận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân ở Tây Nguyên, từ đó đưa ranhững dự báo và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựngthế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ở Tây Nguyên trong giai đoạnhiện nay Tác giả khẳng định: Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, có vị trí đặcbiệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa, đồng thời chỉ rõ đây là địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địchtiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng nước ta bằng chiến
Trang 19lược “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” với nhiều hoạt động chống phá,
âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi hòng gây mất ổn định chính trị, xã hội
2.3 Nhóm công trình nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ Quân đội nhân dân Việt Nam và vai trò của quân đội trong thực hiện các nhiệm vụ cụ thể
Tác giả Dương Văn Lượng (chủ biên) với cuốn sách “Chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [74] đãtrình bày khá sâu sắc, toàn diện về chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dânViệt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ ChíMinh qua các thời kỳ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, kháng chiến chốngthực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam XHCN Cuốn sách đã trình bày bốn bài học kinh nghiệm về xácđịnh và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của QĐND Việt Nam; đưa ra dự báo về
sự phát triển chức năng, nhiệm vụ của QĐND Việt Nam trong thời kỳ mới
Tác giả Nguyễn Trọng Xuân với cuốn sách “Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giúp dân xóa đói, giảm nghèo” [136] đã tập trungphân tích những vấn đề cơ bản về quân đội giúp dân xoá đói, giảm nghèo;tình hình thực hiện nhiệm vụ giúp dân xoá đói, giảm nghèo của quân đội hiệnnay; những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quảtham gia xoá đói, giảm nghèo của quân đội trong thời gian tới
Tác giả Nguyễn Minh Y và Đặng Văn Hường trong cuốn sách “Đổi mới công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới” [137] đãtập trung đi sâu phân tích một số vấn đề lý luận về công tác dân vận của quân đội
ta trong tình hình mới, nhấn mạnh: Công tác dân vận của quân đội ta là một bộphận công tác vận động cách mạng của Đảng, là nguyên tắc xây dựng quân độikiểu mới, một vấn đề thuộc bản chất, chức năng và truyền thống tốt đẹp củaQĐND Việt Nam Đề tài cũng khẳng định việc tham gia xây dựng HTCT cơ sở làmột nội dung quan trọng trong công tác dân vận của quân đội ta, đánh giá khái
Trang 20quát thực trạng công tác dân vận của quân đội ta trong những năm qua, chỉ rõnguyên nhân và đề xuất 4 yêu cầu, 5 giải pháp và đưa ra những kiến nghị quantrọng góp phần thực hiện có hiệu quả công tác dân vận trong thời kỳ mới.
Tác giả Lê Sỹ Thái trong đề tài khoa học cấp ngành “Quân đội tham gia phòng chống bạo loạn ly khai trong thời kỳ mới” [107] đã khẳng định Quânđội ta tham gia tích cực và có hiệu quả vào công cuộc phòng, chống bạo loạn
ly khai, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
là nhiệm vụ vừa cơ bản, thường xuyên, vừa cấp bách hiện nay Đề tài xácđịnh quân đội là một trong những lực lượng nòng cốt, chủ yếu bảo đảm quốcphòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc Đề tài đã đánh giá những kết quả và nguyênnhân Quân đội tham gia phòng chống bạo loạn ly khai; rút ra bốn bài học kinhnghiệm quý báu; đề xuất 5 giải pháp để quân đội tham gia phòng, chống bạoloạn ly khai có ý nghĩa thiết thực
Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự với đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng: “Nghiên cứu nâng cao hiệu qủa quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội ở các khu Kinh tế - Quốc phòng [130] đã đề cập nhữngvấn đề lý luận cơ bản về hiệu qủa quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị
- xã hội ở khu Kinh tế - Quốc phòng; đánh giá hiệu quả quân đội tham giaxây dựng cơ sở chính trị - xã hội ở khu Kinh tế - Quốc phòng; đề xuất cácgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị
- xã hội ở khu Kinh tế - Quốc phòng
Tác giả Phạm Văn Tuấn (2009) trong luận án tiến sĩ triết học “Quân đội nhân dân Việt Nam trong thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước hiện nay” [124] đã xác định tầm quan trọng, chiến lược đạiđoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước hiện nay và vai trò của Quân đội trongthực hiện chiến lược đó, đánh giá thực trạng Quân đội nhân dân Việt Namtrong thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước hiệnnay, đề xuất yêu cầu và giải pháp để Quân đội thực hiện tốt chiến lược đại
Trang 21đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
2.4 Nhóm công trình nghiên cứu về Quân đội nhân dân Việt Nam trong thực hiện các nhiệm vụ trên địa bàn Tây Nguyên
Tác giả Lê Ngọc Sanh với đề tài khoa học cấp bộ “Quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc, tôn giáo trên địa bàn Tây Nguyên trong điều kiện mới” [102] đã đưa ra quan niệm, phân tích đặc điểm và thực
trạng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên; đề cập đếnvai trò của quân đội trong xây dựng HTCT cơ sở vùng dân tộc, tôn giáo trên địabàn Các tác giả đã khái quát, làm rõ những đặc điểm cơ bản tác động đến quânđội tham gia xây dựng HTCT cơ sở ở Tây Nguyên hiện nay; đã tổng kết thựctiễn, rút ra những kinh nghiệm quý báu và nêu lên năm giải pháp cơ bản nângcao chất lượng quân đội tham gia xây dựng HTCT cơ sở trên địa bàn TâyNguyên hiện nay
Tác giả Nguyễn Như Trúc trong luận án tiến sĩ triết học “Vai trò của quân đội trong công tác vận động đồng bào có tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay”
[121] đã chỉ ra những đặc điểm, xác định vai trò của Quân đội trong công tácvận động đồng bào có tôn giáo; làm rõ tình hình tôn giáo ở Tây Nguyên và đặcđiểm của đồng bào có tôn giáo trong các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên; vaitrò của Quân đội trong công tác vận động đồng bào có tôn giáo ở Tây Nguyênhiện nay, phát hiện mâu thuẫn, luận giải định hướng và đề xuất 5 giải pháp cơbản phát huy vai trò của Quân đội ta trong công tác vận động đồng bào có tôngiáo ở Tây Nguyên hiện nay
Tác giả Nguyễn Trường Sơn với luận án tiến sĩ triết học “Phát huy vai trò bộ đội địa phương trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở làm thất bại chiến lược “diễn biến hoà bình” của địch trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay” [103] đãnêu rõ đặc điểm, làm rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá Tây Nguyên củacác thế lực thù địch, từ đó khẳng định tính tất yếu và tầm quan trọng của hoạtđộng xây dựng HTCT mà bộ đội địa phương các tỉnh Tây Nguyên đang thực
Trang 22hiện với tính cách là hoạt động chính trị nhằm làm thất bại chiến lược diễn biếnhòa bình của địch Tác giả cũng chỉ ra thực trạng và trình bày một hệ thống giảipháp cơ bản, đồng bộ, phù hợp với đặc thù hoạt động của bộ đội địa phương cáctỉnh Tây Nguyên trong tham gia xây dựng HTCT ở địa bàn làm thất bại chiếnlược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch hiện nay.
Tác giả Nguyễn Tiến Dũng với luận án “Hoạt động tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh của các đơn vị quân đội trên địa bàn Tây Nguyên giai đoạn hiện nay” [45] đã chỉ rõ mục đích, tính chất, nội dung, hình thức hoạtđộng của các đơn vị quân đội tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnhtrên địa bàn Tây Nguyên; đánh giá đúng thực trạng, trình bày rõ 4 vấn đề cótính nguyên tắc và 3 nhân tố tác động đối với hoạt động tham gia xây dựng cơ sởđịa phương của các đơn vị quân đội trên địa bàn Tây Nguyên trong giai đoạnhiện nay, qua đó đề xuất 5 giải pháp cơ bản nhằm tăng cường hoạt động của cácđơn vị quân đội tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh trên địa bànTây Nguyên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay
Tác giả Ngô Hữu Thanh trong luận án “Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương phòng, chống bạo loạn lật đổ ở tỉnh biên giới Tây Nguyên” [108] đã nghiên cứu lịch sử, tổng quan lý luận và khảo cứukinh nghiệm thực tiễn hoạt động của bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với lựclượng vũ trang địa phương phòng chống bạo loạn lật đổ Tác giả đã phân tíchcác yếu tố tác động đến hoạt động của bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với lựclượng vũ trang địa phương phòng, chống bạo loạn lật đổ ở các tỉnh biên giớiTây Nguyên; đề xuất công tác phối hợp của Bộ đội biên phòng tỉnh với lựclượng vũ trang địa phương
3 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố
và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Trang 233.1 Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học
đã công bố có liên quan đến đề tài luận án
Thứ nhất, các công trình khoa học nêu trên, đã có nhiều phương pháp tiếp cận
nghiên cứu khác nhau trong phân tích, luận giải khái niệm, bản chất, vai trò của ổnđịnh chính trị - xã hội, các nhân tố tác động đến ổn định chính trị, làm rõ nhữngthành quả và kinh nghiệm hoạt động hệ thống chính trị và sự ổn định chính trịtrong những năm đổi mới của đất nước; âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòabình” của các thế lực thù địch lợi dụng dân tộc, tôn giáo để chống phá sựnghiệp cách mạng nhằm gây mất ổn định chính trị ở nước ta; chỉ ra những xuhướng vận động chủ yếu và đề xuất những giải pháp cơ bản góp phần giữvững ổn định chính trị ở nước ta và một số địa bàn cụ thể Đây là nhữngvấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực làm cơ sở cho tác giả nghiên cứu,tiếp thu một cách có hệ thống, phục vụ triển khai luận án
Thứ hai, những công trình đề cập đến chức năng, nhiệm vụ và vai trò của
Quân đội nhân dân Việt Nam trong thực hiện các nhiệm vụ đã khái quát cácchức năng, nhiệm vụ của Quân đội và việc tổ chức thực hiện các chức năng,nhiệm vụ này qua các giai đoạn cách mạng; trình bày vai trò của quân độitrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa; làm rõ đặc điểm tình hình tác động đến việc xác định và thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của quân đội ta; đề cập vai trò và đặc điểm của quân đội trongthực hiện các nhiệm vụ cụ thể, đánh giá thực trạng, đề xuất hệ thống các yêucầu và giải pháp để quân đội thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình trên từngmặt công tác cụ thể Những vấn đề đó có ý nghĩa thiết thực đối với các tiếpcận nghiên cứu luận án của tác giả
Thứ ba, những công trình, nhóm công trình bàn đến vai trò của Quân đội
nhân dân Việt Nam trong thực hiện các nhiệm vụ cụ thể ở Tây Nguyên đã bướcđầu khái quát tình hình, nhiệm vụ của các đơn vị quân đội trên địa bàn; làm rõphạm vi chức năng, nhiệm vụ của quân đội, đánh giá thực trạng, rút ra những bài
Trang 24học kinh nghiệm và đề xuất hệ thống các giải pháp để phát huy vai trò của quânđội trong thực hiện các nhiệm vụ Những vấn đề trên đã cung cấp cho tác giảnhiều luận cứ, tư liệu, số liệu quý báu có ý nghĩa cả về lý luận, lẫn thực tiễn để
kế thừa, chọn lọc, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài luận án
Thứ tư, các đề tài bàn về Tây Nguyên đã khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc
điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo; làm rõ địabàn Tây Nguyên có vị trí, ý nghĩa chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, quốcphòng - an ninh của cả nước; đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định vàphát triển bền vững ở Tây Nguyên; đề cập đến quan hệ dân tộc, quan hệ tôn giáo,vấn đề vượt biên trái phép, di cư tự do, vấn đề đấu tranh chống diễn biến hòa bìnhcủa các thế lực thù địch… từ đó đề xuất các giải pháp góp phần xây dựng địa bàn
ổn định về chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Đây thực sự là các tài liệuquan trọng để tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu luận án
3.2 Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Một là, nghiên cứu, làm rõ thêm quan niệm ổn định chính trị và giữ vững
ổn định chính trị ở nước ta Vấn đề giữ vững ổn định chính trị luôn nhận được sựquan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, trong đó có Quân đội nhưngviệc nhận thức và triển khai đang đặt ra những vấn đề lý luận và thực tiễn cầntiếp tục bổ sung và làm sáng tỏ Các công trình khoa học mà tác giả có điềukiện tiếp cận đã nghiên cứu lý giải ở các góc độ khác nhau Tuy nhiên, đóchỉ là nghiên cứu với các đối tượng, phạm vi nghiên cứu cụ thể Vì vậy, luận
án cần tiếp tục luận giải, phân tích thế nào là ổn định chính trị ở Việt Nam,những đặc trưng của nó là gì; thế nào là giữ vững ổn định chính trị, nội dung cơbản, cũng như mối quan hệ giữa các nội dung ấy…
Hai là, các đề tài mà tác giả có điều kiện tiếp cận, đã bàn đến vai trò của
Quân đội trong thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, trên các địa bàn cụ thể, trong
đó có Tây Nguyên, nhưng chưa có đề tài nào tiếp cận dưới góc độ triết học,chính trị - xã hội một cách có hệ thống lý luận về vai trò của Quân đội nhân
Trang 25dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị nước ta nói chung và ở TâyNguyên nói riêng Vì vậy, dưới góc độ triết học, chính trị - xã hội luận án sẽ
đi sâu phân tích làm rõ quan niệm giữ vững ổn định chính trị ở nước ta; phântích đặc điểm tình hình chính trị ở Tây Nguyên hiện nay, chỉ ra những yếu tốtiềm ẩn gây mất ổn định chính trị ở Tây Nguyên và những điều kiện thuận lợi,khó khăn trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay; phân tíchnội dung vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn địnhchính trị ở Tây Nguyên hiện nay Đây là những vấn đề cốt lõi, là xương sống
lý luận mà luận án cần phải giải quyết
Ba là, để phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ
vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay có hiệu quả, đáp ứng yêu cầutình hình mới, tác giả luận án không chỉ dừng lại ở việc phân tích, làm rõnhững vấn đề về lý luận mà còn đi sâu nghiên cứu có hệ thống các tài liệu,báo cáo của các cơ quan chức năng về các mặt công tác của các đơn vị quânđội đóng quân trên địa bàn, kết hợp với điều tra, khảo sát thực tế của tác giả
để đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan về thực trạng thực hiện vaitrò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở TâyNguyên hiện nay, chỉ ra nguyên nhân thành tựu, hạn chế, cũng như những vấn
đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết Đây là cơ sở thực tiễn để nghiên cứu, đề xuấtnhững yêu cầu và giải pháp cơ bản phát huy vai trò của Quân đội nhân dânViệt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay
Bốn là, phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững
ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay chịu sự tác động của nhiều nhân tố.Vấn đề đặt ra cần có hệ thống giải pháp hoàn chỉnh, đồng bộ, trực tiếp nâng caohiệu quả hoạt động của các đơn vị quân đội trong giữ vững ổn định chính trị ởTây Nguyên hiện nay; đồng thời xác định rõ hơn về vị trí, vai trò, chức năng,nhiệm vụ và các mối quan hệ, cơ chế phối hợp của Quân đội với các lực lượngtham gia giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên Do vậy, luận án sẽ nghiên
Trang 26cứu, đề xuất một số yêu cầu và giải pháp cơ bản phát huy vai trò Quân đội nhândân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay, đápứng với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa trong tình hình mới.
Tóm lại, cho đến nay chưa có một công trình, đề tài khoa học nào nghiên
cứu một cách cơ bản, toàn diện và trực tiếp dưới góc độ chính trị - xã hội Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giữ vững ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay Vì vậy, đề tài luận án mà tác giả lựa chọn nghiên cứu là đề tài
độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố
Trang 27Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ
Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 1.1 Quan niệm ổn định chính trị và giữ vững ổn định chính trị ở Việt Nam
1.1.1 Quan niệm ổn định chính trị và ổn định chính trị ở Việt Nam
* Quan niệm ổn định chính trị
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, ổn định là một trạng thái
trong quá trình vận động, phát triển của sự vật - trạng thái đứng im tương đối,
là mặt “nhất thời” của trạng thái vận động Không có sự ổn định - đứng imtương đối thì không có sự vật nào tồn tại được Sự ổn định mang tính biệnchứng, ổn định trong sự biến đổi, phát triển, chứ không phải là sự ổn định mộtcách trì trệ không có sự vận động để sự vật phát triển Ổn định và phát triển vừa
là điều kiện, vừa là tiền đề cho nhau, là nhân quả của nhau C.Mác nhấn mạnh:
“Trong quan niệm tích cực về cái hiện đang tồn tại, phép biện chứng đồng thờicũng bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cái hiện đang tồn tại đó, về sự diệtvong tất yếu của nó; vì mỗi hình thái đã hình thành đều được phép biện chứngxét ở trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất thời của hình thái đó” [78, tr.35]
Ổn định là một phạm trù chỉ trạng thái đứng im tương đối của sự vật,hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy Trong quá trình vận động phát triểncủa sự vật, ổn định mang tính tương đối, vì chính nó là sự vận động trongnhững mâu thuẫn, trong sự thống nhất giữa các mặt đối lập và cũng là sựthống nhất tương đối Ổn định là trạng thái tất yếu khách quan của mọi sự vật,
có ổn định thì sự vật mới tồn tại
Chính trị là một hiện tượng xã hội đặc biệt, xuất hiện khi xã hội xuất hiện
giai cấp và nhà nước Mỗi giai cấp khác nhau sẽ có những quan điểm khácnhau về chính trị Chủ nghĩa Mác - Lênin, bằng thế giới quan khoa học, cách
Trang 28mạng, đã nhìn nhận chính trị trong quan hệ với kinh tế, giai cấp và nhà nước,cùng thiết chế tổ chức tương ứng bảo đảm những nhu cầu chính trị, kinh tế trênthực tế Xét về bản chất, chính trị có nguồn gốc từ kinh tế; kinh tế và chính trịluôn gắn bó, hòa quyện đan xen, phản ánh lẫn nhau, là điều kiện tiền đề chonhau, trong đó kinh tế vẫn là điều kiện hàng đầu, chính trị là điều kiện có ýnghĩa soi đường, phản ánh, và là biểu hiện tập trung của kinh tế Cho nên, kinh
tế là nền tảng, là nguồn gốc của chính trị, chính trị không chỉ phản ánh nhu cầukinh tế mà còn phản ánh tính bản chất của kinh tế Nó vừa phản ánh nhữngkhuynh hướng kinh tế khác nhau, vừa phản ánh làm nổi bật xu hướng kinh tếchủ đạo của giai cấp cầm quyền Trên phương diện này, nó quy tụ được sứcmạnh của toàn giai cấp để hiện thực hóa xu hướng kinh tế chủ đạo, với nghĩa
đó “chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế… Chính trị không thể khôngchiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế” [73, tr.349]
Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng chỉ ra rằng, chính trị có quan hệ hữu cơvới lợi ích các giai cấp, các lực lượng, các quốc gia, dân tộc Trên phươngdiện giai cấp, chính trị là quan hệ giữa các giai cấp Các giai cấp là chủ thểcủa chính trị, cấu thành những mặt của các quan hệ chính trị Các quan hệ nàyphản ánh bản chất của đời sống chính trị cả trong kiến trúc thượng tầng vàkinh tế Mối quan hệ qua lại giữa các giai cấp là chính trị, nó quy định nộidung và tạo thành nền tảng quan trọng của chính trị, là cơ sở trực tiếp củachính trị Lợi ích giai cấp và chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Giai cấpthống trị luôn tìm mọi cách duy trì, bảo vệ lợi ích của mình, trong xã hội có đốikháng giai cấp, các quan hệ kinh tế được biểu hiện ra trước hết là những lợi ích.Bởi vì, trong xã hội có giai cấp, các lợi ích cơ bản biểu hiện tập trung và kháiquát thành lợi ích chính trị, vì lợi ích cơ bản của giai cấp làm nảy sinh đấu tranhgiai cấp, mà hình thức cao của nó là đấu tranh chính trị Chính trị luôn có vai tròquyết định đến sự thống trị của giai cấp thống trị V.I.Lênin đã khẳng định:
“Không có một lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó,
Trang 29không thể nào giữ được sự thống trị của mình, và do đó, cũng không thể hoànthành nhiệm vụ của mình trong sản xuất” [73, tr.350].
Từ cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: Chính trị là mối quan hệ giữa các
giai cấp, các dân tộc, giữa các quốc gia liên quan trực tiếp đến vấn đề giành, giữ
và sử dụng quyền lực nhà nước; là biểu hiện tập trung của kinh tế, là những mụctiêu được quy định bởi những lợi ích cơ bản của giai cấp, của đảng phái; là hoạtđộng thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái, các nhà nước để hiện thực hóacác lợi ích cơ bản của mình trong mối tương quan với các chủ thể chính trị khác
Là một lĩnh vực thuộc kiến trúc thượng tầng, cấu trúc của chính trị gồmnhững yếu tố cơ bản: Ý thức chính trị, hệ thống chính trị, các quan hệ chínhtrị và các phong trào chính trị
Ý thức chính trị là hệ thống các quan điểm, tư tưởng lý luận, tâm lý, tìnhcảm của một giai cấp về địa vị, vai trò lịch sử; mục tiêu, nhiệm vụ chính trị;đường lối chiến lược và sách lược của giai cấp đó trong một giai đoạn nhấtđịnh của lịch sử Xét dưới cấp độ phản ánh, ý thức chính trị được phân chiathành hai cấp độ khác nhau Cấp độ thấp của ý thức chính trị là tâm lý chính trị,hay còn gọi là ý thức chính trị thông thường Cấp độ cao của ý thức chính trị là
hệ tư tưởng chính trị Ý thức chính trị, đặc biệt là hệ tư tưởng chính trị của giaicấp thống trị có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội
Hệ thống chính trị là khái niệm dùng để chỉ một chỉnh thể bao gồm các
tổ chức như đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (hợppháp); với những quan hệ tác động qua lại giữa các thành tố đó trong việctham gia vào các quá trình hoạch định và thực thi các quyết sách chính trịnhằm bảo đảm quyền thống trị của giai cấp, lực lượng cầm quyền, đáp ứngnhu cầu ổn định và phát triển xã hội
Quan hệ chính trị là quan hệ giữa các công dân, các tổ chức chính trị - xãhội trong HTCT, các tập đoàn, giai cấp, các thành phần dân tộc, các cộng đồng
xã hội khác nhau trong một quốc gia với nhà nước; quan hệ giữa nhà nước củamột quốc gia này với nhà nước của quốc gia khác…
Trang 30Các phong trào chính trị là các hoạt động chính trị thực tiễn do các giaicấp, tầng lớp, các tổ chức chính trị - xã hội tiến hành để thực hiện thắng lợimục đích chính trị của các giai cấp, tầng lớp, tổ chức chính trị - xã hội đó.
Khi nghiên cứu về chính trị cần phân biệt với nội hàm khái niệm chính trị - xã hội. Theo nghĩa rộng, xã hội là một khái niệm phản ánh các hoạt động
và các mối quan hệ giữa con người với con người trên mọi lĩnh vực ở một giaiđoạn phát triển nhất định của lịch sử Một xã hội xác định vận động, phát triểntheo những quy luật nội tại, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độcủa lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng, tồntại xã hội quyết định ý thức xã hội
Xét theo nghĩa rộng, khái niệm xã hội rộng hơn khái niệm chính trị Bởi
vì mọi vấn đề có liên quan đến các quan hệ và hoạt động của con người đều lànhững quan hệ và những hoạt động xã hội, trong đó có cả chính trị, kinh tế,văn hóa Xã hội theo nghĩa hẹp là một lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội,phản ánh những quan hệ, những hoạt động, những mặt cụ thể gắn với điềukiện, hoàn cảnh và chất lượng cuộc sống của con người đã, đang diễn ra mộtcách khách quan cùng với kinh tế, chính trị, văn hóa.
Từ đó, có thể quan niệm: Chính trị - xã hội là một khái niệm ghép phản
ánh một thực tế khách quan của xã hội có giai cấp, trong đó, mọi quan hệ xãhội của con người, những cộng đồng người đều bị chi phối bởi một giai cấpcầm quyền thông qua hệ tư tưởng chính trị và những thiết chế quyền lực của
nó ở một chế độ xã hội cụ thể
Từ những cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: Ổn định chính trị là
trạng thái chính trị của một quốc gia trong quá trình vận động, phát triển, không có biến động lớn bất lợi, trong đó hệ tư tưởng, đường lối chính trị của giai cấp thống trị giữ vai trò chủ đạo; hệ thống chính trị hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; quan hệ chính
Trang 31trị giữa các cộng đồng về cơ bản có sự đồng thuận; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; các hoạt động và phong trào chính trị lành mạnh, tích cực, cơ bản phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và những mục tiêu và lợi ích do giai cấp thống trị đề ra.
Một xã hội ổn định về chính trị, nghĩa là trong xã hội hệ tư tưởng thống trịđược giữ vững, củng cố, tăng cường, giữ vị trí trung tâm, chi phối sự phát triển
từ nhận thức đến hành động của các tổ chức, cá nhân, tạo sự đồng thuận củanhân dân trên cơ sở đường lối chính trị của lực lượng lãnh đạo, sự quản lý, điềuhành của nhà nước Xã hội đó có sự thống nhất về lợi ích căn bản giữa các giaitầng trong xã hội; ngăn ngừa được các nguy cơ xung đột lớn cả bên trong và bênngoài, không có nội chiến, xung đột dân tộc, tôn giáo; quyền làm chủ của nhândân từng bước được mở rộng, phát huy; tạo điều kiện cho kinh tế, văn hóa, xãhội phát triển; quốc phòng, an ninh được giữ vững, mọi âm mưu thủ đoạn chốngphá của các thế lực thù địch bị vô hiệu hóa Một xã hội vận động, phát triển là
do sự thúc đẩy và tác động của các nhân tố Trong đó, có nhân tố thúc đẩy sựphát triển xã hội, có nhân tố cản trở sự phát triển, thậm chí còn làm triệt tiêuđộng lực phát triển trong một không gian, thời gian nhất định; mặt khác, nhữngnhân tố gây cản trở, xung đột với nhân tố phát triển có thể làm cho đời sống xãhội ở trạng thái không bình thường, trở nên rối loạn, mất ổn định chính trị
Đối lập với ổn định chính trị là mất ổn định chính trị Đó là trạng tháikhủng hoảng, xung đột, rối loạn của đời sống xã hội, có nguồn gốc từ sựkhông đồng thuận về lợi ích giữa giai cấp, lực lượng cầm quyền với các giaicấp, lực lượng đối lập làm ảnh hưởng tới việc nắm giữ, chi phối quyền lựcchính trị của giai cấp cầm quyền và sự tồn vong của chế độ xã hội
Vấn đề mấu chốt của mất ổn định chính trị là sự không đồng thuận giữacác giai cấp, các lực lượng trong xã hội làm ảnh hưởng tới việc duy trì trật tự xãhội, phát triển đất nước Tình trạng mất ổn định chính trị có thể do nhiều nguyên
Trang 32nhân, nhiều nhân tố cả trong nước và từ bên ngoài gây nên Nhân tố ấy có thểtrên lĩnh vực kinh tế, có thể trên lĩnh vực chính trị và có thể trên lĩnh vực văn hoá
- xã hội Tính chất, mức độ của các trạng thái mất ổn định có thể khác nhau, đòihỏi chủ thể lãnh đạo, quản lý xã hội phải phòng tránh, đặc biệt là tránh mất ổnđịnh thường xuyên
Ổn định chính trị không chỉ đối lập với khủng hoảng, rối loạn đổ vỡ,
mà còn đối lập với sự trì trệ, ngưng đọng Ổn định chính trị gắn với phát triển,nhằm thúc đẩy sự phát triển Ổn định chính trị đối lập với sự hỗn loạn, nhưngkhông đối lập với những thay đổi cần thiết cho sự phát triển, mà phải chủđộng nhìn thấy trước các yêu cầu khách quan để thực hiện các thay đổi cầnthiết đó Ổn định chính trị không đối lập với đổi mới chính trị, do đó không vì ổnđịnh chính trị mà không dám đổi mới chính trị hay chậm trễ đổi mới HTCT, bởi
đó là điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện dân chủ
* Quan niệm về ổn định chính trị ở Việt Nam
Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là một nước XHCN Hệ thống chính trịduy nhất một đảng chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có cơ chế thực thidân chủ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơquan quyền lực là Quốc hội Việt Nam Mục tiêu xuyên suốt của cách mạng Việt
Nam kể từ khi có Đảng lãnh đạo là độc lập dân tộc gắn với CNXH Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011)
khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọnđúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xuthế phát triển của lịch sử” [55, tr.70] Để xây dựng thành công CNXH và bảo vệvững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, cùng với việc thực hiện thắng lợi các nhiệm
vụ kinh tế, văn hóa, xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh, toàn Đảng, toàn dân,toàn quân ta luôn quan tâm đến giữ vững ổn định chính trị đất nước
Ổn định chính trị ở Việt Nam là trạng thái đời sống chính trị của đất nước phát triển, không có những biến động lớn bất lợi về chính trị, trong đó chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với đường
Trang 33lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội; hệ thống chính trị được tổ chức và hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, có hiệu lực, hiệu quả; các quan hệ chính trị về cơ bản phát triển hài hòa, tích cực, đồng thuận theo đúng Hiến pháp và pháp luật; các hoạt động và phong trào chính trị lành mạnh, tích cực; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Sự ổn định chính trị ở nước ta hiện nay được thể hiện ở các đặc trưng sau:
Một là, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò chủ đạo, bao trùm chi phối đời sống tinh thần xã hội Việt Nam Trong công cuộc xây dựng CNXH ở
Việt Nam, Đảng ta luôn xác định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh là nền tảng tư tưởng, tinh thần của xã hội, bởi lẽ, hệ tư tưởng đó mangtính khoa học và cách mạng, phù hợp với lợi ích của đại đa số giai tầng trong
xã hội Hơn nữa, giai cấp công nhân là giai cấp trung tâm có bản chất cáchmạng, có hệ tư tưởng tiên tiến nhất, có khả năng chinh phục, thu hút đượcquảng đại quần chúng, giai cấp khác đứng về phía mình, ủng hộ mình sẽ tạo
ra sự ổn định về tư tưởng chính trị; giữ vững, củng cố, phát triển chủ nghĩaMác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là sự đảm bảo cho ổn định tư tưởng,tinh thần của đất nước Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùngvới quan điểm, đường lối của Đảng ta thấm sâu vào các tổ chức chính trị - xãhội, các tầng lớp người dân trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọihành động; các quan điểm, tư tưởng sai trái dần bị loại trừ Nếu xa rời hoặc đingược lại chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì nền tảng tưtưởng của xã hội sẽ bị rối loạn, dẫn đến mất phương hướng chính trị, tạo điềukiện cho sự xâm nhập của hệ tư tưởng phản động, làm mất ổn định chính trị
Hai là, HTCT Việt Nam trong sạch, vững mạnh, được tổ chức và hoạt
Trang 34động đúng chức năng, nhiệm vụ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả Hệ thống
chính trị là tổng thể các tổ chức chính trị - xã hội, các thiết chế chính trị - xã hội
và mối quan hệ giữa chúng hợp thành cơ chế chính trị của một chế độ xã hộinhằm bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị đối với toàn
xã hội Hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm hệ thống các tổ chức: Đảng Cộngsản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân như Công đoàn Việt Nam, Hội nôngdân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữViệt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam Đây là những thiết chế chính trị cơbản nhằm từng bước xây dựng, phát triển và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảođảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân Ổn định chính trị tất nhiên phải ổn định
về tổ chức và hoạt động của HTCT Đó là ổn định vị trí chính trị của các tổ chứcchính trị và hoạt động của chúng trong HTCT, các tổ chức đều phát huy hiệulực, hiệu quả và không ngừng vững mạnh về mọi mặt
Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự trong sạch, vững mạnh, giữ được vai trò
lãnh đạo, có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và được nhân dân tin cậy là nhân
tố hàng đầu của ổn định chính trị ở nước ta hiện nay Hiện nay, ở nước ta mọibiểu hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập đều là biểu hiện của mất ổn địnhchính trị Các tổ chức cơ sở đảng là hạt nhân chính trị ở cở sở, đóng vai trò làngười lãnh đạo trực tiếp, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể quần chúng Đảng không ngừng được xâydựng vững mạnh về mọi mặt, nâng cao năng lực và sức chiến đấu ngang tầmnhiệm vụ cách mạng, đường lối cương lĩnh của Đảng không ngừng được hoànthiện, bảo đảm tính cách mạng và khoa học, được các tầng lớp nhân dân, các tổchức và toàn xã hội nhất trí, quán triệt và tổ chức thực hiện hiệu quả
Ổn định về tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN có vai trò rất to lớn trong ổn định chính trị của xã hội Nhà nước pháp
quyền XHCN mạnh, hoạt động có hiệu quả thì xã hội ổn định và phát triển, nếu
Trang 35nhà nước đó yếu kém, hiệu quả hoạt động thấp sẽ dẫn tới mất ổn định chính trị.Nhà nước pháp quyền XHCN không ngừng được xây dựng và hoàn thiện, giữvững bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc
Giữ vững nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước Nhànước pháp quyền Việt Nam XHCN tổ chức theo nguyên tắc thống nhất quyềnlực, nguyên tắc tập trung dân chủ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sựphân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thicác quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Nhà nước pháp quyền Việt NamXHCN được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật Vai trò củapháp luật trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, trong quản lý xã hội ngàycàng được đề cao Đồng thời, Nhà nước không ngừng điều chỉnh chế độ chínhsách cho phù hợp, đáp ứng sự vận động, phát triển biến đổi của xã hội Nhànước quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức công tâm, công đức, thạoviệc, có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có khả năng hoànthành các công việc trong bộ máy nhà nước Những biểu hiện của sự suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” đều là biểu hiện của mất ổn định chính trị
Ổn định hoạt động có hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ
chức này hoạt động theo chức năng của mình một cách ổn định có hiệu quả,nhằm bảo vệ lợi ích của các thành viên tổ chức mình trong quan hệ với nhànước; tập hợp các thành viên tham gia vào đời sống chính trị của đất nước; giáodục nâng cao trình độ mọi mặt của các thành viên để thực hiện có hiệu quảnhiệm vụ tổ chức đó đặt ra Cùng với việc thực hiện các chức năng cơ bản đó,các tổ chức chính trị - xã hội phải ổn định nguyên tắc tổ chức và vận hành, làmtốt các nhiệm vụ của mình, khiến cho các tổ chức này thực sự trở thành chỗdựa của Đảng, Nhà nước về chính trị
Ba là, quan hệ chính trị giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội, quan hệ giữa các dân tộc, tôn giáo, quan hệ giữa Đảng, Nhà
Trang 36nước và nhân dân ở nước ta về cơ bản phát triển hài hoà, đồng thuận, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường Ổn định chính trị phải được
biểu hiện ở quan hệ giữa công dân với nhà nước, quan hệ giữa các tầng lớp, giaicấp khác nhau với nhà nước, quan hệ giữa các thành phần dân tộc khác nhau vớinhà nước; quan hệ giữa nhà nước với các tôn giáo Về bản chất, đó cũng là quan
hệ giữa giai cấp công nhân cầm quyền, thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam vớicác giai cấp, tầng lớp, các cộng đồng trong xã hội Ý chí của giai cấp công nhânđược cụ thể thành Hiến pháp, luật pháp XHCN, chính sách của nhà nước phápquyền XHCN của dân, do dân, vì dân Đó chính là sự thể chế hóa, thực thiđường lối chính trị và lợi ích của giai cấp công nhân, phù hợp với lợi ích của cácgiai cấp, tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo
Trong quan hệ chính trị - xã hội thì quan hệ giữa các cá nhân con ngườivới nhà nước là mối quan hệ chính trị cơ bản Mối quan hệ này quy định quyềnlợi và nghĩa vụ của công dân với nhà nước Quyền làm chủ của nhân dân đượcbảo đảm trên thực tế ngày càng được phát huy, trật tự kỷ cương phép nướcđược tăng cường Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự,kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiếnpháp và pháp luật; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm đối với xãhội Phát huy dân chủ luôn đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệmcông dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương và đề cao đạo đức xã hội; những biểuhiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức bị xã hội lên án, đồng thời nhữnghành vi lợi dụng dân chủ để làm mất trật tự, an toàn xã hội và những hành vi viphạm quyền dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân bị xử lý nghiêm minh
Quan hệ giữa các tộc người khác nhau với nhà nước cũng là một quan hệchính trị phức tạp, đòi hỏi nhà nước phải giải quyết đúng đắn Nhà nước ta cóchính sách dân tộc phù hợp, thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng
và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển, gắn
bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam Giữ gìn và
Trang 37phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các tộc người.Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc Các chính sách kinh tế - xã hội phải phùhợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số
Quan hệ giữa nhà nước với các tôn giáo trong quốc gia là mối quan hệchính trị nhạy cảm Tôn giáo là vấn đề xã hội nhưng nếu giải quyết không tốt sẽtrở thành vấn đề chính trị rất phức tạp Nhà nước ta có chính sách tôn trọng và bảođảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo củacông dân; đoàn kết gắn bó đồng bào theo các tôn giáo và không theo tôn giáotrong khối đại đoàn kết toàn dân tộc; mọi cá nhân và tổ chức hoạt động tínngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; mọi hành vi lợi dụng hoạtđộng tôn giáo để làm mất trật tự an toàn xã hội, phương hại nền độc lập dân tộc,phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, chống phá cách mạng, gây tổn hại các giátrị đạo đức, lối sống, văn hoá của dân tộc, ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáothực hiện nghĩa vụ công dân, đều bị xử lý theo pháp luật… Duy trì và bảo đảm tôngiáo hoạt động bình thường theo pháp luật, góp phần tạo ra sự ổn định chính trị
Bốn là, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, tăng cường, môi trường hòa bình, ổn định của đất nước được giữ vững.
Trong mối quan hệ này, nhà nước (là đại diện cho quốc gia) phải bảo vệđược lợi ích quốc gia của mình Muốn vậy, đường lối đối ngoại của nhà nước bảođảm lợi ích tối cao của quốc gia dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luậtpháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoạiđộc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trongquan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy
và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế Trên cơ sở vừa hợp tác, vừađấu tranh, hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòabình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước,nâng cao đời sống nhân dân; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất vàtoàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độXHCN; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình,
Trang 38độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới Giải quyết tốt mối quan hệnày mới tạo ra sự ổn định trong quan hệ giữa các quốc gia, góp phần giữ vững ổnđịnh chính trị ở quốc gia mình.
Năm là, đất nước không xảy ra xung đột, khủng hoảng chính trị; kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước ổn định phát triển bền vững, đời sống vật chất, tinh thần, quyền và lợi ích của nhân dân ngày càng được bảo đảm
Đất nước không có bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, không có hànhđộng cản trở, đe dọa gây nên những biến động bất lợi đối với thể chế chínhtrị, vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước… là sự biểu hiện của ổnđịnh chính trị Nhờ có sự ổn định chính trị mới góp phần ổn định và phát triểnkinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, đối ngoại và sức mạnh quốc phòng - anninh Trạng thái ổn định chính trị chỉ vững chắc khi các lĩnh vực khác cũngđạt sự ổn định tương ứng, sự khủng hoảng ở lĩnh vực nào đó sẽ gây tiêu cựcảnh hưởng đến sự ổn định chính trị
Chính vì thế, quan điểm ổn định và phát triển bền vững đã trở thành
đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước ta Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng ta xác định:
quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển là một trong những mối quan hệ lớn,trong đó, đổi mới là động lực, ổn định là điều kiện, tiền đề; phát triển nhanh vàbền vững là mục đích Cương lĩnh nêu rõ:
Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội
là nền tảng vững chắc của quốc phòng an ninh Phát triển kinh tế
-xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh Kếthợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - anninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chínhsách phát triển kinh tế - xã hội và trên từng địa bàn [55, tr.82]
Trang 39Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn coi sự ổn định và phát triển bền vữngcủa đất nước là nền tảng của quốc phòng - an ninh Chúng ta hiểu rằng, sự ổn định
và phát triển bền vững đòi hỏi tăng trưởng kinh tế phải trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ
mô, kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện công bằng xã hội Vì thế, xétcho cùng sự ổn định và phát triển bền vững đời sống kinh tế - xã hội đã tạo điềukiện để giải quyết tốt vấn đề lợi ích của nhân dân, bảo đảm sự thống nhất lợi íchgiữa cá nhân với cộng đồng và toàn xã hội, tăng cường sự cố kết nhà - làng - nướctrong thời đại mới, do đó nó cho phép huy động được sức mạnh của toàn dân trong
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phòng,chống tội phạm, bảo đảm sự ổn định chính trị của đất nước Đại hội Đảng toàn quốclần thứ XII xác định mục tiêu tổng quát phát triển đất nước trong 5 năm tới: “Nângcao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệĐảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa Giữ gìn hòa bình, ổn định,chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước” [59, tr.76]
Các yếu tố trên có mối quan hệ chặt chẽ, tác động, chi phối lẫn nhau
Sự ổn định chính trị của đất nước không chỉ là sự ổn định trên từng nộidung, mà còn là sự ổn định của tất cả các thành tố cấu thành ổn định chínhtrị trong chỉnh thể thống nhất, tạo điều kiện cho sự phát triển của đất nước
Ổn định chính trị có vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển của đất nước Ổn định chính trị đất nước là điều kiện tiên quyết, tiền đề
cơ bản để xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - anninh, tạo nên sức mạnh tổng hợp của quốc gia; tạo điều kiện, môi trường thuậnlợi để xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; củng
cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là điều kiện cần thiết để
mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc
tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ Tổquốc; là nhân tố quan trọng, trực tiếp làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa
Trang 40bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, tạo khả năng miễn dịch, phòng
và chống được xu hướng “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa”
1.1.2 Quan niệm về giữ vững ổn định chính trị ở Việt Nam
Theo Từ điển Tiếng Việt: Giữ là “làm cho được nguyên vẹn, không bịmất mát, tổn hại” [134, tr.406] Đối với lĩnh vực chính trị, ổn định chính khôngchỉ đối lập với sự khủng hoảng, rối loạn, đổ vỡ, mà còn đối lập với sự trì trệngưng đọng, ổn định chính trị gắn liền với phát triển, để phát triển Theo nghĩa
đó thì giữ vững ổn định chính trị bao hàm cả tổ chức củng cố vững chắc cácyếu tố cấu thành của ổn định chính trị, triệt tiêu các nhân tố có thể gây mất ổnđịnh, đổi mới để phát triển toàn diện đất nước
Về giữ vững ổn định chính trị, xét thực chất đó là hoạt động của giaicấp thống trị thông qua chính đảng của nó trong vận động, điều hành những
cơ chế chính sách nhằm bảo đảm duy trì quyền lợi, những lợi ích cơ bản củagiai cấp cầm quyền với lợi ích cơ bản của đại đa số thành viên trong xã hội,trong những điều kiện lịch sử cụ thể Quá trình đó luôn diễn ra theo những cơchế, chính sách cụ thể, tạo nên sự ổn định chính trị xã hội, tức là xã hội vậnđộng phát triển tuân theo sự điều hành của giai cấp thống trị
Từ cách tiếp cận như vậy, chúng ta có thể quan niệm: Giữ vững ổn định chính trị ở Việt Nam là tổng thể các hoạt động của HTCT và nhân dân diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trực tiếp là lĩnh vực chính trị làm cho cho mọi yếu tố cấu thành của ổn định chính trị được củng cố vững chắc; các nhân tố tiềm ẩn gây mất ổn định chính trị bị đẩy lùi và triệt tiêu; mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch bị đập tan góp phần làm cho đất nước có môi trường hòa bình, ổn định, phát triển nhanh và bền vững mọi mặt nhằm xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN
Quan niệm trên chỉ rõ chủ thể, mục tiêu, nội dung, phương thức giữvững ổn định chính trị: