1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1 tiểu luận cao học mặt trận tổ quốc việt nam với vai trò giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng

20 3,3K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 34,89 KB

Nội dung

1.1 Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ hiện nay cùng với việc phát triển kinh tế xã hội tệ nạn tham nhũng xuất hiện và ngày càng có chiều hướng phát triển tăng cao cả về số lượng và tính chất nghiêm trọng. Trong những năm qua, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng đã được Đảng và nhà nước ta tiến hành, song để đáp ứng nhu cầu về mặt thực tiễn đảm bảo hiệu quả trong phòng chống tham nhũng, vai trò giám sát và pbản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc là vô cùng quan trọng, bởi Nhà nước của chúng ta là của dân, do dân và vì dân. Chính người dân mới là người tham gia giám sát, phản biện xã hội, MTTQ đại diện cho nhân dân, nhận gánh nặng mà nhân dân giao phó. Giám sát, phản biện xã hội của MTTQ là nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật và chính sách cụ thể của nhà nước, góp phần hoàn thiện các chủ trương, chính sách, pháp luật sát hợp với thực tiễn của đời sống xã hội, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và thể hiện được ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Bởi vậy giám sát và phản biện xã hội là trọng trách của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với đất nước, với dân, với Đảng. Nhằm làm rõ hơn về vấn đề trên nên tôi đã chọm đề tài “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với vai trò giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng” làm đề tài nghiên cứu của mình. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong các thầy, cô góp ý thêm. 1.2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu.

Trang 1

TÊN TIỂU LUẬN

“MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VỚI VAI TRÒ GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHỐNG THAM

NHŨNG

Học viên:

Mã số học viên:

Lớp:

HÀ NỘI – NĂM 2016

Trang 3

MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong thời kỳ hiện nay cùng với việc phát triển kinh tế xã hội tệ nạn tham nhũng xuất hiện và ngày càng có chiều hướng phát triển tăng cao cả về số lượng

và tính chất nghiêm trọng Trong những năm qua, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng đã được Đảng và nhà nước ta tiến hành, song

để đáp ứng nhu cầu về mặt thực tiễn đảm bảo hiệu quả trong phòng chống tham nhũng, vai trò giám sát và pbản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc là vô cùng quan trọng, bởi Nhà nước của chúng ta là của dân, do dân và vì dân Chính người dân mới là người tham gia giám sát, phản biện xã hội, MTTQ đại diện cho nhân dân, nhận gánh nặng mà nhân dân giao phó Giám sát, phản biện xã hội của MTTQ là nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật và chính sách cụ thể của nhà nước, góp phần hoàn thiện các chủ trương, chính sách, pháp luật sát hợp với thực tiễn của đời sống xã hội, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và thể hiện được ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả Bởi vậy giám sát và phản biện xã hội là trọng trách của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với đất nước, với dân, với

Đảng Nhằm làm rõ hơn về vấn đề trên nên tôi đã chọm đề tài “Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam với vai trò giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng” làm đề tài nghiên cứu của mình Do thời gian và kiến thức

còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong các thầy, cô góp ý thêm

1.2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu.

1.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 4

Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu về vai trò của Mặt trận tổ quốc trong phòng chống tham nhũng và các quy định hiện hành của pháp luật tham nhũng trong các văn bản pháp luật Làm rõ những nguyên nhân và đặc điểm của tham nhũng cũng như thực tế tham nhũng tại Việt Nam Từ đó đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhắm nâng cao hiệu quả của phòng chống tham nhũng ở nước ta

Mục đích nghiên cứu

Đề tài này tôi nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ hơn thực trạng tham nhũng của nước ta và xác định vai trò mặt trận tổ quốc trong giám sát và phản biện xã hội trước vấn đề này và đề ra những giải pháp khắc phục

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích

Phương pháp tổng hợp

Phương pháp so sánh, đối chiếu

Phương pháp thống kê

1.4 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm hai chương

và 4 tiết

Trang 5

NỘI DUNG

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 1.1 Khái niệm về tham nhũng

1.1.1 Khái niệm:

Trên thế giới bàn về khái niệm tham nhũng, cho đến nay đã có nhiều tổ chức, nhà nghiên cứu làm rõ nội hàm của khái niệm này và đã có nhận thức tương đối thống nhất của giới khoa học cũng như của các chính khách trong nước và thế giới

Theo Liên Hợp Quốc: Bản Hiệp Ước của Liên Hợp Quốc về Chống Tham Nhũng (UNCAC) không định nghĩa tham nhũng Các thành viên tham dự Hội nghị của Liên Hợp Quốc về các Biện Pháp Chống Tham Nhũng, Quản Trị Hiệu Quả và Nhân Quyền năm 2006 cũng không đạt tới đồng thuận về một định nghĩa chung cho tham nhũng, mà chỉ nói một các chung chung về tham nhũng như là

“sự lạm dụng quyền lực công để theo đuổi lợi ích tư.”

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), tham nhũng là hành vi "của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái

pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân"

Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới: tham nhũng là “lạm dụng công quyền để tư lợi”

Theo Vito Tanzi: Tham nhũng là “hành động cố tình không tuân thủ các nguyên tắc công minh nhằm trục lợi cho cá nhân hoặc cho những kẻ có liên quan tới hành động đó”

Theo Michael Johnston: Tham nhũng là “sự lạm dụng chức vụ công hay của cải công cho lợi ích tư”

Trang 6

Ở Việt Nam, các nhà khoa học pháp lý nhìn nhận tham nhũng trên các bình diện: chính trị, kinh tế, pháp lý, đạo đức, truyền thống và đặc biệt là bằng công cụ của tội phạm học để ghi nhận tính chất Đặc biệt là các quy định của pháp luật đã có từ khá sớm

Theo điều 1 của Pháp lệnh phòng chống tham nhũng số 03/1998/PL-UBTVQH10 ngày 26 tháng 02 năm 1998: Tham nhũng là “hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố

ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức”

Theo điều 10 khoản 2 của Luật phòng chống tham nhũng số 55 Quốc Hội

XI ngày 29 tháng 11 năm 2005: Tham nhũng là “hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”

Như vậy, nhìn chung các khái niệm tham nhũng của Việt Nam không khác

gì nhiều so với thế giới cũng đều mang những đặc điểm nhất định

1.1.2- Đặc điểm tham nhũng:

Đặc điểm chung của tham nhũng đó là “sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng” với những dấu hiệu sau: Người có chức vụ, quyền hạn trộm cắp, tham ô tài sản của nhà nước; Lợi dụng địa vị công tác để trục lợi riêng quá đáng thông qua việc sử dụng không chính thức địa vị chính thức của mình; Tạo ra sự xung đột về thứ tự quan tâm giữa trách nhiệm đối với xã hội và lợi ích cá nhân

để mưu cầu trục lợi

Ở Việt Nam, trên quan điểm tổng thể đã nêu ra những đặc trưng cơ bản của tham nhũng như sau:

Thứ nhất, chủ thể của tham nhũng phải là những người có chức vụ quyền hạn làm việc trong bộ máy nhà nước ở các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp

từ trung ương đến địa phương, cán bộ trong Đảng và các đoàn thể

Trang 7

Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện hành vi lợi dụng chức

vụ quyền hạn, lợi dụng địa vị công tác được giao để không làm hoặc làm trái với công vụ mà mình phải thực hiện và thực hiện đúng qui định của pháp luật, gây thiệt hại chung cho lợi ích của nhà nước, xã hội và công dân

Thứ ba, người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi với động cơ vụ lợi cho bản thân mình, cho người khác hoặc một nhóm người mà mình quan tâm

1.2 Mặt trận tổ quốc và vai trò giám sát và phản biện xã hội.

1.2.1 Mặt trận tổ quốc

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là

cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên."

1.2.2 Vai trò của mặt trận tổ quốc

Trong điều kiện Đảng nắm chính quyền, Đảng độc quyền lãnh đạo xã hội, thì Mặt trận tổ quốc là tổ chức có vai trò to lớn trong việc xây dựng Đảng và tạo điều kiện cho Đảng làm tốt các vai trò của mình, trong đó có việc giám sát và phản biện xã hội Điều này Đảng đã có chủ trương và Hiến pháp cũng đã quy định, vấn đề là tổ chức giám sát, phản biện thế nào cho thiết thực và có hiệu quả trong xã hội Đây cũng là nội dung rất quan trọng mà Đại hội Mặt trận toàn quốc lần thứ VIII tiếp tục thảo luận để tạo sự thống nhất cao và có những quyết định mạnh mẽ thực hiện tốt hơn vai trò quan trọng này Quan điểm của Đảng đã rõ, Hiến pháp cũng đã khẳng định, Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã nêu rõ vai trò giám sát và phản biện của Mặt trận Vấn đề là tổ chức thực hiện thế nào cho tốt

Trang 8

Chương II.

THỰC TRẠNG VAI TRÒ GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG CỦA MẶT TRẬN

TỔ QUỐC VIỆT NAM

2.1 Thực trạng về tham nhũng ở nước ta

Trong những năm qua xu thế chung của thế giới là có xu hướng tăng về số

vụ cũng như tính chất nghiêm trọng của tham nhũng, nhìn chung các nhóm nước phát triến cao có trình độ lập pháp và kinh nghiệm trong đấu tranh phòng chống tham nhũng thì tỷ lệ tham nhũng thường thấp hơn so với các nhóm nước nghèo

và nhóm nước đang phát triển Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế đã công bố bảng xếp hạng năm 2015 về “cảm nhận tham nhũng” Trong 168 quốc gia và vùng

lãnh thổ, Việt Nam đứng thứ 112, vẫn ở mức 31/100 điểm

Cho thấy tình trạng tham nhũng ở nước ta là rất cao so với thế giới và khu vực Đông Nam Á Theo một báo cáo mới nhất về tham nhũng của Việt Nam so với khu vực thì chúng ta chỉ xếp trên bốn nước là Indonesia, Philipines, Laos và Campuchia Chứng tỏ tham nhũng ở nước ta vẫn không hề giảm gì so với thực tế

Theo nhiều tổng hợp đánh giá của cách cơ quan nhà nước và một số nhà nghiên cứu, thì thực trạng tham nhũng của nước ta hiện nay có thể khái quát rằng, tình trạng tham nhũng ở nước ta là khá phổ biến, xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi

Ở đâu có vấn đề liên quan đến mối quan hệ về lợi ích vật chất và tinh thần thì ở

đó đều xảy ra tham nhũng

Những hành vi tham nhũng rất đa dạng, phổ biến là hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ, dùng tài sản công để biếu xén, hối lộ, lừa đảo chiếm tài sản của Nhà nước, của nhân dân, lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cho tổ chức, cá nhân để vụ lợi, thu vén quyền lợi cá nhân, lập quỹ trái

Trang 9

phép, sử dụng ngân sách không đúng quy định để hưởng lợi Các hành vi tham nhũng đã và đang xảy ra ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và sử dụng ngân sách, thuế, ngân hàng, hải quan, xuất nhập khẩu, tư pháp, giáo đục, y tế thực hiện chính sách xã hội trong quản lý hành chính, công tác xã hội Có đủ mức độ tham nhũng của cá nhân, của tập thể, tham nhũng không có tổ chức và tham nhũng có tổ chức gồm nhiều đối tượng tham gia Những thiệt hại do tham nhũng gây ra rất lớn, có vụ tham nhũng về kinh tế làm thiệt hại cho Nhà nước, nhân dân tới hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng, làm thoái hóa, biến chất hàng loạt cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước Cái thiệt hại đáng kể hơn, nặng nề hơn là tham nhũng đã làm xấu chế độ, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào tương lai của một chế độ tốt đẹp mà Đảng ta đang phát động xây dựng

Thống kê về chỉ số tham nhũng của nước ta trong nhưng năm gần đây cho thấy rằng số lượng vụ tham nhũng cũng như số người vi phạm ngày càng tăng, mặc dù chúng ta đã có những giải pháp nhất định trong đấu tranh phòng chống tham nhũng ở nước ta trong những năm gần đây Hiện nay tham nhũng ở nước ta là khá phổ biến và có chiều hướng gia tăng cả về số vụ cũng như tính chất nghiêm trọng gây thiệt hại cho nhà nước rất lớn Đặc biệt tham nhũng trong các cơ quan công quyền ngày càng lớn và tinh vi, đã xuất hiện sự móc nối giữa các cá nhân trong cơ quan nhà nước nhằm che đậy các hành vi tham nhũng của mình khi hát hiện thì thường có liên quan đến rất nhiều người trong đó có cả những người giữ chức vụ chủ chốt trong Đảng và cơ quan nhà nước Một thực trạng tham nhũng phổ biến nữa hiện nay là tham nhũng chính sách xảy ra rất phổ biến và thường là những vụ án lớn gây thất thoát rất lớn cho tài sản nhà nước cũng như làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư vào trong nước, giảm các kênh

Trang 10

cung cấp vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế đối với các dự án mang tính an sinh

xã hội của nước ta

Tham nhũng bao trùm tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ở mọi cấp mọi ngành, ở đâu người ta cũng thấy có tham nhũng và không có tiền lót tay sẽ không giải quyết được công việc, ngay cả khi đã đầy đủ các điều kiện và thủ tục pháp luật qui định Nạn quà cáp biếu xén khi đến cửa quan đã trở thành “tập quán”, phong tục trong xã hội ta Chúng ta có thể gặp hiện tượng này ở bất kỳ đâu nơi có hoạt động công quyền, chẳng hạn như đến UBND xã, phường làm giấy khai sinh cho con, chứng nhận giấy tờ cũng phải có quà cho cán bộ, vào

cơ quan cũng phải xu nịnh bảo vệ Đặc điểm này đã gây nhức nhối, làm băng hoại đạo đức của cán bộ công quyền, đe doạ sự tồn tại của nhà nước, sự bền vững của chế độ và sự lãnh đạo của Đảng Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cơ quan hành pháp mà còn xảy ra nhiều ở cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án, thi hành án) Sự tham nhũng ở các cơ quan này đã làm cho vi phạm và tội phạm không bị phát hiện hoặc không được xử lý, bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội với những hậu quả vô cùng nặng nề Tham nhũng xảy ra trong một bộ phận cán bộ quân đội, nhất là số làm kinh tế, phụ trách tài chính - hậu cần có trách nhiệm cấp phát trang, thiết bị cho Quân đội Đây là lĩnh vực tương đối khép kín, các cơ quan chuyên trách kiểm tra, thanh tra của nhà nước không vào được do đặc điểm bí mật quân sự Ở nước ta khi chuyển sang cơ chế thị trường có một dạng tham nhũng đặc thù là một số kẻ lợi dụng các quan hệ với các quan chức để mưu lợi riêng, như chạy thầu, chạy vốn, chạy dự án cho nhà đầu tư, cho doanh nghiệp, chạy chức quyền cho người cơ hội, dùng tiền để phân hoá, gây mất đoàn kết nội

bộ cơ quan Tham nhũng trong một bộ phận làm báo chí (phóng viên, biên tập viên, người có trách nhiệm của các báo và quản lý hoạt động báo chí) Do tư lợi

mà những người này dùng báo chí để doạ dẫm, vòi vĩnh doanh nghiệp và quan

Trang 11

chức, dùng báo chí để phục vụ mưu đồ của người này, người kia, muốn hại ai thì dùng tiền để đưa lên báo chí gây rối xã hội Tham nhũng đã xuất hiện trong đông đảo cán bộ cấp cơ sở, những “quan lại” mới ở nông thôn bớt xén tiền do dân đóng góp, tiền từ đầu tư của nhà nước, tiền thuế, tiền viện trợ nhân đạo của các

cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước

Như vậy, tham nhũng mang tính phổ biến, nhỏ nhặt là đặc điểm quan trọng nhất của nạn tham nhũng ở nước ta và cũng chính nó làm cho tham nhũng trở nên trầm trọng Thực trạng này rất nguy hiểm không những nó làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào chế độ ta, phá hoại sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước mà còn làm băng hoại đạo đức xã hội, phá hoại các giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc - vốn là nguồn sức mạnh của dân tộc ta từ trước đến nay

Nguyên nhân tham nhũng

Là nước ta đang nghèo cơ chế để đảm bảo ổn định đời sống của cán bộ công chức còn thấp, nhiều cán bộ công chức đồng lương không đảm bảo sinh hoạt gia đình, dẫn đến sự nhiệt tình trong công việc không cao, nhận thức về hậu quả của tham nhũng đối với đất nước của một số cán bộ còn non kém

Cơ chế pháp lý để xử lý các đối tượng tham nhũng là không cao và chưa

đủ tính răn đe, cơ chế pháp lý vừa thiếu lại vừa yếu nên nhiều vụ không biết

xử lý như thế nào hoặc xử lý qua cho xong, tâm lý nể nang trong quá trình xử

lý các đối tượng vi phạm trong cán bộ công chức là nguyên nhân tái phạm lại tham nhũng

Phần lớn các biện pháp can thiệp vào thị trường của chính phủ đều mang tính chất cấm đoán, tức là các chủ thể kinh tế không được phép làm điều gì đó trừ phi chính phủ công khai cho phép một số được làm như vậy Điển hình là việc cấp phép nhập khẩu Chỉ những công ty được cấp phép nhập khẩu mới được nhập một số loại hàng hóa nào đó và chỉ với số lượng cụ thể đã nêu trong giấy

Ngày đăng: 22/11/2016, 15:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w