Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải
Trang 1MỞ ĐẦU
Gần đây cộng đồng đang xôn xao với những thông tin mà báo chí đăng tải, đặc biêt
là các tín đồ cuả báo mạng không còn xa lạ với nhg tin tức ''hot'' như ''đám cưới Hà Hồ năm 17 tuổi, clip sự thật về cuộc thi Giọng hát Việt hay hình ảnh của anh A bị công an đang xử phạt và bị báo chí đăng hình ảnh lên mạng, ap-phich nhằm tuyên truyền việc ''đã uống bia rượu thì không điều khiển xe cơ giới '' Cụ thể nội dung của các bài báo này là việc Hồ Ngọc Hà đã kết hôn năm 17 tuổi vì có thai hay vì tiền, ban tổ chức chương trình Giong hát Việt có gian lận trong tuyển sinh nhưng người ta cũng không quên đặt ra vấn
đề là các bài báo này có xâm phạm đến quyền bí mật đời tư của công dân hay không? Việc đám cưới năm 17 cuả Hà Hồ có phải là bí mật đời tư? Việc email của Phương Uyên
bị người khác chụp chộm, việc sử dụng hình ảnh của anh A để tuyên truyền có phải là xâm phạm bí mật đời tư? Pháp luật trao cho báo chí quyền tự do thông tin báo chí nhưng mặt khác pháp luật lại bảo vệ quyền bí mật đời tư của cá nhân Các vụ việc nêu trên đều thể hiện mối quan hệ này Vì vậy để tìm hiểu và giả đáp tất cả những vấn đề này nhóm
em chọn đề tài '' sưu tầm hai vụ việc để phân tích về mối quan hệ giữa quyền bí mật đời tư của cá nhân và quyền tự do thông tin của báo chí Đưa ra bình luận, kiến nghị của nhóm”.
NỘI DUNG
I Khái quát chung
1 Khái niệm.
a, Quyền bí mật đời tư
Điều 38 BLDS 2005 qui định:“1 Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.2 Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.3 Thư tín, điện thoại, điện tín, các
hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật Việc kiểm
soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể nào về khái niệm “ bí mật đời tư” quy định trên của BLDS cũng không phải là khái niệm quyền bí mật đời tư mà chỉ là
“quyền bí mật đời tư được nghi nhận như thế nào trong BLDS Việt Nam” Vì vậy mà
hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập đến khái niệm bí mật đời tư Theo cuốn Đại từ điển Tiếng Việt thì bí mật được giải thích là “giữ kín, không để lộ ra, không công
khai”2 Một cách giải thích khác thì cho rằng: Bí mật “là thông tin cần che giấu, chỉ để một số nhất định những người có liên quan được biết Những thông tin được xác định là
Trang 2bí mật chỉ mang ý nghĩa tương đối Dưới góc độ này hay đối với một bên thì nó có thể
cần phải che đậy, giữ kín, nhưng dưới góc độ khác, đối với bên khác nó có thể không cần che giấu Tính bí mật có được do những gì chứa đựng trong thông tin đó có liên quan đến một điều gì đó mà nếu để người không có nhiệm vụ biết thì có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu, gây thiệt hại cho bên cần che giấu
Theo quan điểmc của thầy TS Lê Đình Nghị thì “Bí mật đời tư là những thông tin, t ư liệu (gọi chung là thông tin) về tinh thần, vật chất, quan hệ x ã hội hoặc những thông tin khác liên quan đến cá nhân trong quá khứ cũng như trong hiện tại, được pháp luật bảo vệ và những thông tin đó được bảo mật bằng những biện pháp mà pháp luật thừa nhận ” và nhóm cũng đồng tình với khái niệm của thầy Nghị đưa ra.1
b, Quyền tự do báo chí
Tự do báo chí là quyền c ơ bản của công dân, không chỉ được ghi nhận tại điều 69 Luật hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 mà còn được ghi nhận cả trong Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp, các điều ước quốc tế, vv Ngoài ra, quyền tự do báo chí còn được quy định tại luật báo chí năm 1989 sửa đổi năm 1999 Điều 4 Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của
công dân Công dân có quyền :Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới ;Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin ;Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới ;Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ;Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội
và thành viên của các tổ chức đó
Tự do báo chí là những quyền tự do dân chủ là quyền nhân dân làm chủ Nghĩa là người dân được tự do về lời nói, thông tin, có quyền đưa ra những ý kiến của mình mà không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào, có thể là những nhận xét, phán xét về các cơ quan nhà nước, có thể là những câu nói, những bài báo viết về các lĩnh vực, Tuy nhiên, xét
trên khía cạnh áp dụng vào thực tế thì không phải tự do ngôn luận, tự do báo chí là muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết mà tự do ngôn luận, tự do báo chí bị hạn chế khi nó trái với các quyền và gí trị khác, nên quyền tự do này cũng được giới hạn theo quy định của pháp luật
2. Mối quan hệ giữa quyền bí mật đời tư của cá nhân và quyền tự do thông tin của báo chí
Đây là hai quyền nhân thân được ghi nhận trong BLDS 2005 và giữa chúng có mối
quan hệ với nhau Theo điều 38 BLDS, Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý Bên cạnh đó, Luật báo chí cũng đã quy định rõ
1
Bàn về khái niệm quyền bí mật đời tư TS Lê Đình Nghị – Giảng viên Khoa Luật Dân sự – Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 3quyền hạn của báo chí cũng nh ư các nhà báo trong việc công bố tài liệu, thông tin nhằm đảm bảo quyền tự do ngôn luận nhưng không được làm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Ngòai ra, theo quy chế dẫn nguồn tin do Bộ thông tin và Truyền thông ban hành
tháng 12/2008, Bộ đã nhấn mạnh: “cơ quan báo chí phải đảm bảo tính nguyên vẹn , chính xác của thông tin được cung cấp, không được đăng phát những thông tin về nhân thân và các mối quan hệ của cá nhân trong các vụ án, vụ việc tiêu cực khi không có căn cứ cho rằng những nhân thân và các mối quan hệ đó liên quan đến vụ án, vụ việc tiêu cực hoặc chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, làm ảnh hưởng xấu đến đời tư của công dân 2
Quyền tự do thông tin báo chí có thể hiểu là báo chí có quyền đưa mọi thông tin đến độc giả một cách thiết thực nhất Quyền tự do báo chí tuy được quy định theo hướng rất mở rộng trong luật báo chí nhưng phải được hiện trên khuôn khổ của pháp luật và không xâm hại đến những quyền lợi khác được pháp luật bảo vệ, trong đó có cả quyền bí mật đời tư Tuy công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, song bí mật đời tư của mỗi cá nhân là quyền của mỗi cá nhân, phải được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ việc công bố thông tin, tư liệu về đời tư của mỗi cá nhân phải được người đó đồng ý, hoặc trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng con đã thành niện hoặc người đại diện cảu người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập hoặc công bố thông tin , tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền
Nh
ư vậy có thể thấy giữa quyền bí mật đời tư và quyền tự do báo chí có mối quan
hệ
xung đột Bởi quyền bí mật đời tư không chỉ hạn chế giới hạn quyền tự do thông tin của báo chí trong một phạm vi nhất định, mà ngược lại, chính quyền tự do thông tin báo chí lại là phương tiện quan trọng mà qua đó khiến mỗi cá nhân, công dân, đặc biệt là những người nắm giữ các chức danh quan trọng, những người có sức ảnh hưởng đến xã hội như nghệ sỹ, người của công chúng phải có trách nhiệm hơn trong chính đời tư của mình.
II Hai vụ việc về mối quan hệ giữa quyền bí mật đời tư của cá nhân và quyền
tự do thông tin của báo chí
1 Vụ việc thứ nhất (3)
Tóm tắt vụ việc:
Ông Trần Tiến Đức, ngụ tại phường 10, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh được Toà án Nhân dân quận Phú Nhuận xử cho ly hôn với vợ của ông là bà N.T.T vào ngày 15/12/1994 Tháng 10 năm 1996, Nhà xuất bản Trẻ phối hợp với Báo Tuổi Trẻ xuất bản cuốn “Ký sự pháp đình”, tác giả là nhà báo Thuỷ Cúc, trong đó có bài “Tổ ấm” Đây là bài ký sự, có nội dung viết về phiên toà ly hôn của ông Trần Tiến Đức, mặc dù họ tên của nguyên đơn đã được viết tắt là T.T.Đ
2 http://www.tinmoi.vn/
3 http://vietbao.vn/Xa-hoi/Ky-su-phap-dinh-To-am-lai-thua-kien/20718857/157/
Trang 4Sau khi cuốn sách được phát hành, thông qua một ng ười bạn, được ông Đức biết nội dung bài báo và giữa năm 2006, ông Trần Tiến Đức đ ã khởi kiện vụ án xâm phạm đời tư tại Toà án nhân dân Quận 3, TP Hồ Chí Minh đối với các đồng bị đơn: Nhà xuất bản Trẻ, Báo Tuổi Trẻ và nhà báo Thuỷ Cúc Ông Đức cho rằng mình đã bị xâm phạm bí mật đời
tư khi bài “Tổ ấm” đề cập đến quá khứ của bà N.T.T (vợ cũ của ông) và quyền truy nhận cha cho con của ông, bên cạnh đó nhà báo Thuỷ Cúc còn nêu quan điểm cá nhân xúc phạm đời sống riêng t ư của ông Đức Ông Đức đưa ra yêu cầu: Cấm tái bản, cấm lưu hành “Tổ ấm”, đăng cải chính xin lỗi trên báo, bồi thường tinh thần bằng tiền theo mức
cụ thể như sau: tác giả (nhà báo Thuỷ Cúc) bồi thường 3 triệu đồng, Nhà xuất bản Trẻ và Báo Tuổi Trẻ mỗi đơn vị 3,5 triệu đồng
Phản bác lại những yêu cầu của nguyên đơn, đại diện của nhà báo Thuỷ Cúc cho rằng: yêu cầu của nguyên đơn là vô lý, không thể chấp nhận được Bài viết “Tổ ấm” là ấn phẩm ký sự pháp đình, không bôi nhọ danh dự, nhân phẩm cũng nh ư bí mật riêng tư của
ai – những thông tin đ ã công khai tại phiên toà chứ không phải là bí mật đời tư Bài viết
đã được “gọt rũa” cẩn thận, đã viết tắt tên của những ng ười liên quan
Nhà xuất bản Trẻ không đồng ý đăng cải chính trên báo bởi theo Nhà xuất bản trẻ,
“bí mật” là những gì không được công khai, mặt khác đây là bài viết dạng ký sự nên tác giả có thể lồng thêm ý kiến cá nhân vào
Đại diện Báo Tuổi Trẻ trình bày: Báo Tuổi Trẻ không đăng bài báo này trên Báo Tuổi Trẻ và cũng không liên kết với Nhà xuất bản Trẻ phát hành ấn phẩm nêu trên nên không liên quan đến việc xúc phạm ông Đức và yêu cầu được đưa ra khỏi vụ kiện
Về phía nguyên đơn, ông Đức có đưa ra một số tranh luận:
Thứ nhất, cuốn “Ký sự pháp đình” có bài viết “Tổ ấm” là ấn phẩm của Báo Tuổi Trẻ
vì trên trang bìa của cuốn sách có in logo của Báo Tuổi Trẻ, trong cuốn sách: “Nhà xuất bản Trẻ và Báo Tuổi Trẻ phối hợp” Do đó, đây chính là sự liên kết giữa hai đơn vị này nên cả hai phải liên đới bồi thường
Ông Đức đưa ra ý kiến: đối với nhà báo Thuỷ Cúc, mặc dù tên nhân vật trong bài báo đã được viết tắt, nhưng lại đề cập đến công việc và con ng ười của ông, sự đề cập đó
để mọi người nhận ra ông khi đọc bài viết đó Thậm chí, bài viết c òn vẽ hình biếm hoạ ba đứa con của ông - đó là sự xúc phạm Ông Đức cũng cho rằng nếu bài viết trong ấn phẩm này tiếp tục được phát hành sẽ ảnh h ưởng đến cuộc sống của các con ông về sau
Tòa án Nhân dân Quận 3 TP.HCM nhận định: Hội đồng xét xử ba đồng bị đơn là nhà báo Thuỷ Cúc, Báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ đã có hành vi xâm phạm đời tư của ông TTĐ và đã quyết định: chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là ông Trần Tiến Đức, buộc nhà báo Thuỷ Cúc, Báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ phải đăng lời cải chính trên Báo Tuổi Trẻ 1 kỳ/1 bị đơn; buộc ba đồng bị đơn phải liên đới bồi thường cho ông Đức 1,75 triệu đồng tiền tổn thất về tinh thần (Nhà báo Thuỷ Cúc 1 triệu đồng, Nhà xuất bản Trẻ 500 nghìn đồng và Báo Tuổi Trẻ 250 nghìn đồng) Ngoài ra, Hội đồng xét xử cũng tuyên buộc Nhà xuất bản Trẻ không được lưu hành, không được tái bản cuốn Ký sự pháp đình của nhà báo Thuỷ Cúc có bài viết “Tổ ấm”
Trang 5Không đồng ý với phán quyết của Toà án cấp s ơ thẩm , các đồng bị đơn đã kháng cáo với lý do: Bản án sơ thẩm được tuyên không có căn cứ pháp luật; Hội đồng xét xử đã
tự “sáng tác” luật, lạm quyền trong khi xét xử bởi vì pháp luật chưa có định nghĩa thế nào
là bí mật đời tư, mặt khác những thông tin được công khai tại phiên tòa không thể xem là
“bí mật” Ngoài ra, tác phẩm “Tổ ấm” của nhà báo Thuỷ Cúc không đề cập cụ thể đến tên của ông Trần Tiến Đức…
Với những nhận định tương tự như Toà án cấp s ơ thẩm, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đ ã bác kháng cáo của các đồng bị đơn, y án sơ thẩm
Bình luận vụ việc và hướng giải quyết của nhóm:
Trong vụ việc trên, có thể thấy một vấn đề lớn đặt ra hiện nay đó là: các vụ việc được giải quyết tại Tòa án, và theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam thì các đương sự phải có nghĩa vụ đưa ra các chứng cứ để chứng minh, cung cấp chứng cứ, tài liệu cho Tòa án Nhưng những chứng cứ, tài liệu đó nếu bình thường không được công
bố thì có thể thuộc về bí mật riêng tư của chủ sở hữu thông tin, tài liệu Tuy nhiên sau khi những thông tin đó được Hội đồng xét xử nêu ra tại T òa thì có thể còn được coi là bí mật nữa không? Và việc những thông tin, tài liệu đó được đưa ra tại tòa, tranh luận, phân tích thì báo chí có được quyền đăng tải và có phải xin phép chủ sỡ hữu thông tin hay không ? Trong vụ việc nêu trên, nhà báo Thủy Cúc khi tiến hành đăng tải những thông tin về ông Trần Tiến Đức và gia đình, người thân của ông đã không có bất kỳ sự xin phép nào Các đồng bị đơn là nhà báo Thuỷ Cúc, Báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ kháng cáo với
lý do những thông tin được công khai tại phiên tòa không thể xem là bí mật; tác phẩm
“Tổ ấm” của nhà báo Thuỷ Cúc không đề cập cụ thể đến tên của ông Trần Tiến Đức mà
họ tên của ông đã được viết tắt là T.T.Đ Còn các cấp Tòa án của TP.HCM thì thống nhất quan điểm, cho rằng nhà báo Thuỷ Cúc, Báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ đã có hành vi xâm phạm đời tư của ông Đức
Nh
ư vậy, có sự khác nhau hoàn toàn trong quan điểm, lập luận giữa bên bị đơn và T
òa án Điều này xuất phát từ một nguyên nhân c ơ bản đó là luật thực định không có quy định r õ ràng nh ư thế nào là bí mật đời tư, và giới hạn những thông tin, hành vi đưa thông tin của nhà báo như thế nào để không xâm phạm bí mật đời tư của công dân Do đó sẽ
c òn nhiều quan điểm trái chiều sau khi vụ án được xét xử và quyết định bản án có hiệu lực pháp luật
Quan điểm của nhóm và hướng giải quyết:
Thời điểm xảy ra vụ việc trên, báo chí đưa tin và đã có khá nhiều bình luận xoay quanh kết quả giải quyết vụ việc, bình luận quy định của pháp luật hiện hành, trong đó có nhiều ý kiến, đánh giá của các Luật sư, chuyên gia pháp lý Theo đó nhiều quan điểm đưa
ra trái chiều nhau và có những lập luận riêng Ở đây, nhóm cũng xin đưa ra quan điểm ủng hộ cách giải quyết của Hội đồng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm Tòa án nhân dân Quận
3 TP.HCM và Tòa án nhân dân TP HCM; với những lý do như sau:
- Thứ nhất, Pháp luật hiện hành không quy định một cách rõ ràng, cụ thể về vấn đề
quyền bí mật đời tư, không đưa ra một khái niệm nào về bí mật đời tư; ngay tại thời điểm ông Đức tiến hành khởi kiện vụ án, Bộ luật dân sự 2005 đã có hiệu lực nh ưng quy định về
Trang 6vấn đề bí mật đời tư cũng không khác g ì so với Bộ luật dân sự 1995 Tuy nhiên, dù luật không đưa ra khái niệm bi mật đời tư nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng: bí mật đời tư
là những thông tin, t ư liệu liên quan đến cá nhân mà cá nhân đó không muốn cho người khác biết Báo chí có quyền đưa tin, nhưng với những thông tin về bí mật đời tư của cá nhân th ì việc đưa tin phải được sự đồng ý của cá nhân đó Về mặt ý chí, đương sự trong
vụ việc hoàn toàn không muốn tiết lộ hay công khai những thông tin về cá nhân, về gia đình và thân nhân của mình, điều này sẽ ảnh h ưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của họ Báo chí có quyền đưa tin đúng sự thật về bối cảnh, khung cảng, diễn biến vụ việc của một phiên t òa diễn ra công khai; nh ưng không thể viện l ý do quyền được thông tin mà khai thác đời tư của đương sự, đi bình luận về gia đình, thân nhân của họ Cần phải hiểu là công khai thông tin tại Toà án không đồng nghĩa với việc mất tính bảo mật của thông tin
đó
Do đó, việc tòa án đưa ra xét xử công khai một vụ án là thẩm quyền của tòa đã được pháp luật quy định Tuy nhiên, tiến trình tố tụng này không đồng nghĩa với việc công bố
bí mật đời tư của những người liên quan Do vậy, việc công khai chuyện riêng tư của họ trên các phương tiện truyền thông khi chưa được sự chấp thuận của họ là vi phạm pháp luật
Thứ hai, phía bên bị đơn là nhà báo Thuỷ Cúc, Báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ
không thể lập luận rằng bài viết “Tổ ấm” của nhà báo Thuỷ Cúc đã không đề cập cụ thể đến tên của ông Trần Tiến Đức mà họ tên của ông đã được viết tắt là T.T.Đ Bởi vì: không phải không có ai nhận ra được câu chuyện và sự việc diễn ra trong bài viết, mà người thân, hàng xóm ông Đức sẽ dễ dàng nhận ra ngay nội dung câu chuyện, ông Đức và thân nhân, gia đình của ông Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của ông Đức và người thân Và bài viết này cũng không có hư cấu, thêm bớt hay thay đổi tên địa danh, tên viết tắt của nhân vật cũng không được thay đổi, do đó mà không thể một lý do là tên của ông Đức đã được viết tắt mà không xâm phạm bí mật đời
tư Thêm vào đó, một sự vi phạm khác là trong bài viết còn vẽ hình biếm hoạ ba đứa con của ông
Thứ ba, về các căn cứ pháp lý, mặc dù pháp luật hiện hành ch ưa quy định cụ thể như
thế nào là bí mật đời tư, xác định được một cách r õ ràng ranh giới giữa thông tin được coi
là bí mật đời tư và thông tin không được coi là bí mật đời tư Nhưng có thể vận dụng các quy định pháp luật liên quan để có thể thấy được cơ sở pháp lý, chứng minh trong trường hợp này phía bị đơn đã có sự xâm phạm bí mật đời tư của ông Đức
Điều 25, Điều 38 Bộ luật Dân sự 2005 về quyền bí mật đời tư quy định: “Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư cá nhân của cá nhân đó phải được người đó đồng ý… Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật…” Như vậy, quyền bí mật đời tư là một trong những quyền nhân thân
được pháp luật tôn trọng, bảo vệ và khi muốn đăng tải, công bố thông tin về đời tư của một cá nhân thì về mặt ý chí phải được cá nhân đó đồng ý
Trang 7Điều 13, Điều 161 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2005 có qui định trách nhiệm của cơ
quan, người tiến hành tố tụng, theo đó: “ 3 Cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.”
Luật Báo chí, Nghị định số 51/2002/NĐ – CP ngày 26/4/2002 của Chính Phủ h ướng
dẫn chi tiết thi hành Luật Báo chí, khi qui định về “Những điều không được thông tin trên báo chí” có qui định: “ Không được đăng, phát tin bài ảnh hưởng xấu đến đời tư, công bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người viết thư, người nhận thư hoặc người chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó ”.
Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì theo quy định tại Điều 25 BLDS,
cá nhân có quyền: tự mình cải chính; hoặc yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; và yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại
Tại Điều 161 Bộ luật tố tụng Dân sự cũng quy định trong trường hợp quyền bí mật
đời tư bị xâm phạm, cá nhân có quyền: “… tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án… tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
Nh
ư vậy, với những lập luận trên đây, nhóm đưa ra quan điểm đồng t ình với cách giải quyết của Tòa án, và cách giải quyết này là có c ơ sở pháp l ý
2 Vụ việc thứ hai 4
Tóm tắt vụ việc:
Tối 9/9/2012, ngay khi tập ba vòng Đối mặt chương trình Giọng hát Việt đang phát sóng, cộng đồng mạng bắt đầu xôn xao về một clip được cho là chụp lại từ hộp th ư điện
tử của giám đốc âm nhạc Phương Uyên Clip được dựng khá công phu, dài 8 phút 25
giây với câu mở đầu: “Những thắc mắc mà báo chí chưa giải đáp về Giọng hát Việt sẽ
được trả lời tại đây” Sau đó, người này đặt ra câu hỏi “Vì sao các thí sinh toàn hát tiếng Anh?” và trả lời bằng cách chia sẻ một email được cho là gửi từ đội của Trần Lập đến
Phương Uyên: Trần Lập muốn đổi cho Bảo Anh - Thanh Thủy hát bài Giọt sương và chiếc lá của Hồ Hoài Anh, vì e ngại các thí sinh hát tiếng Anh quá nhiều, nhưng “còn xa
lạ với số đông khán giả Việt Nam” Song, Phương Uyên không đồng ý Cô trả lời email:
“Thứ nhất, mình phải chọn bài hợp giọng Thứ hai, bài đó chưa đủ đẳng cấp để hát trong chương trình này” Bên cạnh đó, người này đưa ra những bằng chứng cho thấy Giọng hát Việt dàn dựng sẵn kịch bản để thí sinh nào bị loại và thí sinh nào đi vào vòng trong Trong một số email trao đổi giữa người được cho là Ph ương Uyên với các thí sinh, một số email có tên người gửi là “Trang Ốc”, “Nguyen Linh”, “Đồng Lan” đ ã “tâm sự” và
“năn nỉ” giám đốc âm nhạc tư vấn và chọn bài giúp
Ngoài ra, còn có một cuộc đối thoại được cho là giữa Ph ương Uyên với một nhân vật là giám đốc sản xuất chương tr ình của công ty Cát Tiên Sa và một thí sinh tên Linh
4 http://www.tienphong.vn/van-nghe/591290/Vu-boc-me-Giong-hat-Viet-duoi-goc-do-luat-tpp.html
Trang 8Ở phần cuối, tác giả của đoạn clip tiết lộ danh sách các thí sinh được sắp xếp sẵn sẽ đi vào vòng liveshow ở 4 tập của vòng Đối đầu Người này còn đăng rất nhiều hình ảnh của Thiều Bảo Trang và cho rằng cô đã được Phương Uyên chọn để “gửi gắm” và đội Hồ Ngọc Hà
Sau đó ban tổ chức chương trình THE VOICE đã tổ chức một buổi họp báo công khai để làm rõ vụ việc, tại buổi họp báo của ch ương tr ình, giám đốc âm nhạc Phương Uyên đã thừa nhận nhân vật trong cuộn băng ghi âm lén kia những đoạn email được kẻ xấu chụp lại từ email của mình Nhạc sỹ ph ương uyên và ban tổ chức chương tr ình the voice sẽ phối hợp với c ơ quan công an để t ìm ra ng ười đ ã tung clip hãm hại minh
Tuy chưa tìm ra được thủ phạm tung clip của Phương Uyên lên và phía nhạc sỹ
Phương uyên cũng không muốn kiện người hãm hại mình Tuy nhiên từ vụ việc này chúng ta sẽ tìm hiểu xem việc xâm phạm bí mật đời tư cá nhân của người khác trong vụ việc này có phải là vi phạm pháp luật không, đứng trên khía cạnh pháp luật thì sẽ được
xử lý như thế nào.
Phân tích và bình luận
Trong vụ việc nêu trên, có thể nhận thấy, hành vi của ng ười được coi là thủ phạm tung clip của Phương Uyên lên mạng là hành vi sẽ được xem xét dưới góc độ pháp luật,
có xâm phạm bí mật đời tư của vị giám đốc âm nhạc Phương Uyên hay không? Và hành
vi của “kẻ xấu” chụp lại những đoạn email từ email của Phương Uyên đó có bị coi là hành vi xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân hay không ? Và việc báo chí công bố những thông tin nội bộ của ban tổ chức chương tr ình mà ch ưa được sự đồng ý của ca sĩ Ph ương Uyên cũng như ban tổ chức cuộc thi The Voice liệu có xâm phạm bí mật đời tư hay không ?
Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2005 về quyền bí mật đời tư thì: “Quyền
bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ Việc thu thập, công
bố thông tin, tư liệu về đời tư cá nhân của cá nhân đó phải được người đó đồng ý… Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được đảm bảo
an toàn và bí mật…Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải
có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Trong trường hợp quyền bí mật đời tư bị xâm phạm, theo quy định tại Điều 161 Bộ
luật tố tụng Dân sự, cá nhân có quyền: “… tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án… tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
Riêng Bộ luật Hình sự (Điều 125) có quy định: Người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì tùy trường hợp sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm, phạt tù đến hai năm
Như vậy, pháp luật hiện hành có các quy định để bảo vệ quyền bí mật đời tư của cá nhân Việc phát tán, công bố các thông tin có trong thư tín, điện thoại, điện tín, các hình
Trang 9thức thông tin điện tử khác của cá nhân chỉ được phép và được thực hiện khi pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Mọi cá nhân, tổ chức không được tùy tiện kiểm soát những thông tin này của cá nhân Như vậy, trong vụ việc nêu trên, người mà được coi là “kẻ xấu” đ ã đăng tải đoạn video cùng những đoạn email chụp được của Phương Uyên rõ ràng là đã vi phạm quy định của pháp luật
Tuy nhiên cũng phải thấy một điều, việc người này phát tán những thông tin có được
từ Email của Phương Uyên đã giúp công chúng nhìn ra được sự thật, một chương trình với quy mô và thu hút khán giả trên cả nước, nhưng xảy ra điều này là khó có thể chấp nhận Đây được xem như là hành vi mặc dù vi phạm pháp luật về đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân, nhưng lại có tác dụng làm rõ sự thật, đưa sự thật đến với công chúng, vạch ra những sai trái trong một chương trình truyền hình quy mô
Về vấn đề báo chí công bố những thông tin nội bộ của ban tổ chức chương trình mà
chưa được sự đồng ý của ca sĩ Phương Uyên cũng như ban tổ chức cuộc thi The Voice: Xét ở khía cạnh những thông tin trên là đúng sự thật, và thông tin đó giúp công chúng nhìn ra được có sự không khách quan trong cuộc thi The Voice; nên báo chí đang thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đó là phản ánh sự thật, định hướng dư luận xã hội
được quy định tại Điều 6 Luật Báo chí 1999: “Báo chí có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân;
Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân;
Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác; ”.
Tại Điều 2 Luật Báo chí ghi nhận việc bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí:
“ Nhà n ước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền
tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai tr ò của mình.
Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân ”.
Nh
ư vậy, trong vụ việc này, có thể khẳng định báo chí đ ã thực hiện việc đưa thông tin, phản ánh thông tin để giúp công chúng nhìn nhận ra sự thật, phản ánh trung thực
Trang 10thông tin và giúp định hướng dư luận xã hội Điều này được pháp luật hiện hành không những khuyến khích mà còn quy định đó như là một thẩm quyền, một nhiệm vụ của báo chí Do đó không thể nói trường trường hợp này việc báo chí công bố những thông tin nội bộ của ban tổ chức ch ương tr ình mà ch ưa được sự đồng ý của ca sĩ Ph ương Uyên cũng như ban tổ chức cuộc thi The Voice là xâm phạm bí mật đời tư được
III Kiến nghị của nhóm
Thông qua hai vụ việc nêu trên, cũng như thực tiễn hiện nay, khi mà thông tin báo chí phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân cao, đứng trước nguy cơ báo chí có thể xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân bất cứ lúc nào khi đăng tải những thông tin cá nhân và thông tin về thân nhân, gia đình của người đó Trong khi đó pháp luật hiện hành vẫn chưa có một khung pháp lý cụ thể nào để điều chỉnh vấn đề này Các
vụ việc về xâm phạm quyền bí mật đời tư của cá nhân khởi kiện ra Tòa án ngày càng nhiều, mà Tòa án khi tiến hành xét xử, áp dụng luật nội dung để giải quyết cũng không khỏi lúng túng và sau khi xét xử thì vấp phải nhiều ý kiến trái chiều; vì quan điểm về bí mật đời tư có sự khác nhau giữa các chủ thể Từ những hạn chế trong 2 vụ việc trên và thực tế pháp luật Việt Nam hiện hành, theo nhóm, trong thời gian tới pháp luật Việt Nam cần hoàn thiện quy định về quyền bí mật đời tư theo một số hướng sau:
Thứ nhất, về khái niệm bí mật đời tư Thế nào là bí mật đời tư? pháp luật hiện nay
chưa đưa ra được một khái niệm cụ thể để xác định đâu là bí mật đời tư do đó không thể xác định được ranh giới giữa vi phạm bí mật đời tư và không vi phạm bí mật đời tư Mặc
dù là một phạm trù tương đối tuy nhiên các nhà làm luật có thể đưa ra nội hàm của khái niệm này để xác định
Về nguyên tắc luật, “Quyền bí mật đời tư” là không đồng nhất với khái niệm “Quyền riêng tư” Quyền riêng tư cũng liên quan đến cá nhân, tuy nhiên những vấn đề thuộc về riêng tư xét ở khía cạnh nào đó lại không được coi là bí mật, mặc dù pháp luật vẫn bảo hộ những quyền này Bất cứ cá nhân nào cũng có sự tự do trong suy nghĩ, hành động – đây
là sự “riêng tư” của chính họ Lẽ dĩ nhiên, nếu là sự tự do trong suy nghĩ thì vấn đề không
có gì phức tạp, bởi không ai có thể bắt người khác phải suy nghĩ theo ý muốn của mình Ngược lại, nếu là sự tự do trong hành động thì điều đó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như luật pháp, quan hệ với những người xung quanh, sự tác động của phong tục tập quán, thói quen…
Chúng ta có thể thấy, pháp luật nói chung, pháp luật Việt Nam nói riêng luôn tôn trọng sự riêng tư của cá nhân (quyền bất khả xâm phạm chỗ ở, quyền lựa chọn công việc cho phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân, quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng…) Như vậy, để có thể hiểu được “Quyền bí mật đời tư” th ì phải xây dựng được khái niệm “bí mật đời tư” Và việc xây dựng khái niệm “bí mật đời tư” phải xác định được hai khái niệm cũng như sự liên kết của hai khái niệm, đó là khái niệm “bí mật” và khái niệm “đời tư”
Thứ hai, về phạm vi bí mật đời tư Điều 38 BLDS 2005 quy định quyền bí mật đời tư
trong phạm vi Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử “các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân” Trong đó các hình thức thông tin điện tử đó là