1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh hiện nay

113 1,1K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 610,5 KB

Nội dung

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ MINH LÝ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HÀ TĨNH, TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 60.31.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN LƯƠNG BẰNG NGHỆ AN, 2014 2 LỜI CẢM ƠN  Bằng tất cả tình cảm chân thành của mình, Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với quý Thầy Cô Khoa Giáo dục chính trị, Phòng Sau đại học, Hội đồng khoa học và Đào tạo chuyên ngành Chính trị học, Trường Đại học Vinh đã giảng dạy, quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ Tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn. Đặc biệt, Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Lương Bằng, người đã hết sức quan tâm, đã đầu tư nhiều công sức, nhiệt tình hướng dẫn để bản thân Tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Tĩnh, Thành ủy Hà Tĩnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ Tôi thực hiện việc khảo sát và cung cấp số liệu để Tôi thực hiện công trình nghiên cứu của mình. Cảm ơn sự quan tâm, động viên của bạn bè, gia đình trong suốt quá trình học tập. Trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn này, bản thân Tôi đã rất tâm huyết và cố gắng, song chắc không thể tránh khỏi những thiếu sót. Với tinh thần nghiêm túc và cầu thị, Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy Cô, bàn bè và đồng nghiệp để việc nghiên cứu đề tài được hoàn thiện hơn. Nghệ An, tháng 10 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Minh Lý 3 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 1.1. Lý luận chung về Dân chủ và quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở trang 14 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở………………………………………………………………………trang 27 1.3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trang 36 Kết luận chương 1 trang 50 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HÀ TĨNH, TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY 2.1. Khái quát đặc điểm, tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Tĩnh trang 51 2.2. Đánh giá việc phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố Hà Tĩnh trong thời gian qua trang 57 Kết luận chương 2 trang 79 4 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HÀ TĨNH, TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY 3.1. Phương hướng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh hiện nay trang 81 3.2. Một số giải pháp phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh hiện nay trang 84 Kết luận chương 3 trang 105 KẾT LUẬN trang 107 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI trang 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 110 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  TT Chữ viết tắt Nội dung 1 GSĐTCĐ Giám sát đầu tư cộng đồng 2 HTCT Hệ thống chính trị 3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 MTTQVN Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 5 QCDC Quy chế dân chủ 6 QLC Quyền làm chủ 7 TTND Thanh tra nhân dân 8 UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội A. MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài Ngay sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, người sáng lập và lãnh đạo Đảng ta đã khẳng định rõ quan điểm về dân chủ trong việc xây dựng Nhà nước Việt Nam là:“ Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Đó chính là tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. Thấm nhuần quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã đưa ra phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Để phương châm đó trở thành hiện thực của đời sống xã hội, ngày 18/02/1998 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã ban hành Chỉ thị số 30 – CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và đã xác định: “Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới” [3,tr.1]. Ngay trong năm 1998, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 29/1998/NĐ – CP về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (sau đó được thay bằng Nghị quyết số 79/2003/NĐ – CP và nay đã được nâng lên thành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn). Trong chỉ thị số 30 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ đã quy định trách nhiệm của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân bao gồm 3 việc: “Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tuyên truyền. Giáo dục rộng rãi trong hội viên, đoàn viên và nhân dân Chỉ thị này và các quy chế dân chủ ở cơ sở. Làm cho mọi người hiểu và sử dụng đúng các quyền của mình đã quy định trong quy chế dân chủ cơ sở, đồng thời chấp 7 hành đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ công dân. Mặt trận và các đoàn thể phối hợp với chính quyền trong việc thực hiện và giám sát thực hiện các quy chế dân chủ ở cơ sở” [3,tr.5-6] Trên địa bàn thành phố Hà tĩnh trong thời gian qua, việc thực hiện các nội dung trên đã có nhiều bước phát triển. Tuy vậy, còn có những hạn chế như: Công tác chỉ đạo của Mặt trận Tổ quốc ở một số xã, phường trong thành phố chưa đều, chưa phát huy hết quyền làm chủ của nhân dân; Còn bị động lung túng trong việc đề ra biện pháp chỉ đạo phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng địa phương; Tính hình thức còn khá phổ biến trong nhiệm vụ triển khai quy chế dân chủ của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc. Việc kiện toàn củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc chưa được tập trung đúng mức: Một số cán bộ xã, phường, thành phố chưa nắm được quy chế dân chủ và công tác Mặt trận tham gia thực hiện quy chế dân chủ; hoạt động giám sát của Mặt trận và đoàn thể chính trị - xã hội ở một số xã, phường còn rất yếu kém; công tác tuyên truyền vận động nhân dân học tập nắm vững các quan điểm của Bộ chính trị, nội dung quyền làm chủ trực tiếp trong quy chế còn làm lướt, hình thức; việc lồng ghép nội dung công tác Mặt trận tham gia thực hiện quy chế dân chủ với 3 nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” chưa chặt chẽ. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển đất nước. Đại hội XI của Đảng đã tiếp tục khẳng định và phát triển những chủ trương và quan điểm lớn về đại đoàn kết dân tộc, phát huy dân chủ trong thời kỳ đổi mới đã được đề ra tại các Đại hội VI, VII, VIII, IX, X. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đảng của các 8 tầng lớp nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên thực hiện dân chủ”. Như vậy, việc phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện quy chế dân chủ trong tình hình mới nói chung và ở thành phố Hà Tĩnh nói riêng ngày càng hết sức cần thiết và cấp bách. Với ý nghĩa trên, Chúng tôi chọn vấn đề: “Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: Vấn đề dân chủ và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị đã được đề cập trong nhiều nghị quyết của Đảng, văn bản, quyết định của Chính phủ và đã có khá nhiều công trình nguyên cứu (luận văn, luận án, bài viết trên các tạp chí, các cuốn sách…) bàn về đề tài này ở những góc độ, khía cạnh khác nhau và được chia thành các nhóm vấn đề : - Nhóm thứ nhất : Các công trình đã được nghiên cứu sâu về vấn đề dân chủ và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã được đăng thành sách và những bài viết trên các báo, các tạp chí: Phan Xuân Sơn (Chủ biên, 2003), Các đoàn thể nhân dân với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. TS. Lương Gia Ban (chủ biên,2003), Dân chủ và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bộ nội vụ (năm 2001), Hướng dẫn triển khai quy chế dân chủ cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đồng chí Đỗ Mười (năm 1998) “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở”,Tạp chí cộng sản, số20. PGS.TS Dương Xuân Ngọc chủ biên học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (năm 2000), Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. Trương Quang Được (năm 2002) “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực 9 hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí cộng sản, số 12. TS. Nguyễn Văn Sáu – GS. Hồ Văn Thông (chủ biên,2002). Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Tóm lại, nhóm vấn đề này các tác giả đã nghiên cứu một cách sâu sắc và làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở - Nhóm thứ hai : Các cuốn sách,luận văn,bài báo, bài viết trên các tạp chí viết về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: PGS.TS. Nguyễn Lương Bằng (2012), “Giám sát, phản biện xã hội của mặt trận và các đoàn thể trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Đại học Sài Gòn, số 13 tháng 2/ 2013, tr.39-45. PGS.TS. Nguyễn Lương Bằng (2012), Bài viết “Vai trò giám sát, phản biện của mặt trận và các đoàn thể đối với ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học Vinh, tháng 4-2012, tr16-19. Với hai bài đó tác giả đã phân tích sâu sắc những ưu, nhược điểm về vai trò của tổ chức mặt trận và các đoàn thể trong hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay đồng thời đề xuất những giải pháp để phát huy các tổ chức đó trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam. Tác giả Lê Bá Lợi (2009), “Mặt trận tổ quốc Hồng Lĩnh với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí Mặt trận tổ quốc Việt Nam, số 71. Bài viết này tập trung trình bày những kết quả đã đạt được và những mặt còn hạn chế trong việc thực hiện quy chế dân chủ của Mặt trận Tổ quốc Thị xã Hồng Lĩnh, và đề ra những giải pháp để thực hiện tốt việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn công tác Mặt trận (2009), của Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Công trình này tập trung nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận, về nội dung, đặc điểm, vai trò, hoạt động của công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2007), Lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, quyển III(1974 – 2004 ), Nxb chính trị 10 quốc gia, Hà Nội. Tập trung nghiên cứu về lịch sử hình thành của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong lịch sử. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2006), Sổ tay công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền (lưu hành nội bộ), Xưởng in Tổng Cục công nghiệp quốc phòng. tập trung nêu lên những hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cũng như việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, về Luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các nghị quyết, thông tư liên tịch, thông tri, nghị định của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tóm lại, nhóm vấn đề này các tác giả trình bày về lý luận và thực tiễn của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, cũng như tình hình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại địa phương - Nhóm thứ ba : Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Nghị quyết trung ương 3 khóa VIII, nêu rõ yêu cầu tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của dân qua các hình thức dân chủ đại nghị và dân chủ trực tiếp; Ban chấp hành Trung ương Đảng (Ngày 18/2/1998), ra Chỉ thị số 30 CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Đã quy định Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong học viên, đoàn viên và nhân dân chỉ thị này và các quy chế dân chủ ở cơ sở, sử dụng đúng quyền và nghĩa vụ công dân đã được quy định trong quy chế dân chủ, phối hợp với chính quyền trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Chính phủ (11/5/1998), ban hành Nghị định 29/1998/NĐ-CP (Nay là Nghị định số 79/2003/NĐ-CP). Ủy ban thường vụ Quốc hội (2007), Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 34/2007/PL – UBTVQH 11ngày 20 tháng 4 năm 2007. Pháp lệnh nêu rõ những quy định chung, những nội dung công khai để nhân dân biết, những [...]... Cơ sở lý luận về phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Chương 2: Thực trạng việc phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh hiện nay Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ. .. pháp nhằm phát huy vai trò tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố Hà Tỉnh, tỉnh Hà tĩnh hiện nay 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: 4.1 Đối tượng của đề tài: Đề tài nghiên cứu vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà tĩnh 4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài... với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 14 B NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 1.1 Lý luận chung về dân chủ và quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở 1.1.1 Một số khái niệm 1.1.1.1 Khái niệm dân chủ và dân chủ ở cơ sở Dân chủ là một khái niệm đa nghĩa, phức tạp,... động của Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Tĩnh về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quy n làm chủ của nhân dân Đề ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò tích cực của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường đoàn kết, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng thành phố Hà tĩnh ngày càng giàu mạnh, dân chủ, ... dân chủ, về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, cũng như tình hình thực hiện dân chủ ở địa phương Tuy nhiên, việc nghiên cứu về Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh hiện nay thì chưa có công trình nào 3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: 3.1 Mục đích của đề tài: Nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như làm rõ thực. .. 26/2/1998 về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn) Thứ hai, Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở là sự cụ thể hóa dân chủ xã hội chủ nghĩa ở cơ sở, phát huy QLC của nhân dân gắn liền với cơ chế “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ Thứ ba, Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở phát huy chế độ dân chủ đại nghị, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của chính quy n địa... vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là: - Về không gian: trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh - Về thời gian: trong giai đoạn hiện nay 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 5.1 Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về dân chủ vả thực hiện. .. vụ của đề tài: Làm rõ vị trí ,vai trò, chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với vấn đề dân chủ, đoàn kết trong thời kỳ mới; trong việc tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Thực trạng việc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà tĩnh tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thành phố Hà tĩnh - thực trạng, nguyên 12 nhân và những kinh nghiệm thực tiễn Đề ra một số giải pháp nhằm phát huy. .. pháp lý 1.3 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở 1.3.1 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị nước ta 1.3.1.1 Vị trí và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam MTTQVN là một bộ phận cấu thành HTCT của nước ta hiện nay Sự quy định này là do yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là xuất phát tư thể chế chính trị:... cơ sở, quy định những nghĩa vụ cụ thể của chính quy n trong việc bảo đảm QLC của người dân ở cơ sở Thứ tư, Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và trực tiếp quy t định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn với quy n lợi và nghĩa vụ của nhân dân Thứ năm, Có sự tham gia của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân ở mọi khâu trong thực hiện quy . HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HÀ TĨNH, TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY 3.1. Phương hướng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh. Việt Nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Chương 2: Thực trạng việc phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh. Tỉnh Hà Tĩnh hiện nay trang 81 3.2. Một số giải pháp phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

Ngày đăng: 20/07/2015, 11:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w