Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận tổ quốc đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cở sở tại thành phố Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 84)

đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cở sở tại thành phố Hà Tĩnh

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phô trương, hình thức, quan liêu, xa dân. Tổ chức các phong trào nhân dân thi đua yêu nước gắn liền với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng địa phương và địa bàn dân cư. Hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, cộng đồng dân cư và từng gia đình” [14,tr.47].

Thực hiện Kết luận số 62-KL/TW ngày 8-12-2009 của Bộ Chính trị "Về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội", được sự quan tâm lãnh đạo của Ban Thường vụ thành ủy đã nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng và toàn bộ

Hệ thống chính trị về nhiệm vụ lãnh đạo, xây dựng tổ chức Mặt trận Tổ quốc thành phố và các đoàn thể chính trị - xã hội; coi trọng công tác tổ chức, vận dụng và sáng tạo thêm những phương thức hoạt động có hiệu quả phù hợp với vai trò, chức năng, nhiệm vụ và đối tượng tập hợp, vận động của từng tổ chức thành viên.

Để phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc thành phố trong việc thực hiện quy chế dân chủ cần đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, trước hết: - Đổi mới về tổ chức: Kiện toàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thành phố trong đó xác định rõ chức năng, quyền và trách nhiệm cụ thể của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc theo luật Mặt trận; cơ cấu tổ chức Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố; xây dựng mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thành phố. Kiện toàn về tổ chức của Ban công tác Mặt trận ở thôn, xóm, khối phố; phân cấp công tác quản lý cán bộ xã, phường, thôn, xóm, khối phố; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, phường, cán bộ thôn, xóm, khối phố hàng năm theo chương trình nội dung do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc biên soạn. Việc mở rộng về tổ chức Ủy ban mặt trận Tổ quốc còn thể hiện là Mặt trận hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện để nhiều tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập và hoạt động, như Hội nhân đạo, từ thiện, hội khuyến học … Nhiều hội đã được mặt trận kết nạp là thành viên của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thu hút thêm nhiều thành viên là tổ chức và cá nhân tiêu biểu nhằm tập hợp, đoàn kết được đông đảo các tầng lớp nhân dân trên các lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, thể thao …

Trong những năm qua, việc đổi mới tổ chức, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thành phố chú trọng, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban Công tác Mặt trận ở các thôn, xóm, khu phố. Đến nay 100% thôn, xóm, khối phố của 10 phường, 6 xã trong toàn thành phố đã có Ban Công tác Mặt trận và đã được tập huấn hàng năm về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ,

phương pháp tổ chức các hoạt động theo chương trình hành động của Mặt trận. Vai trò Ban Công tác Mặt trận trong quan hệ với Bí thư chi bộ và xóm trưởng là 3 chủ thể thực hiện Quy chế dân chủ ở dưới cơ sở ngày càng thể hiện rõ trong việc xây dựng cộng đồng dân cư ở xóm khối theo hương ước, quy ước.

- Đổi mới về hoạt động: Cần Nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Đẩy mạnh cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với 6 nội dung nhằm nâng cao dân sinh, dân trí, dân chủ, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng động; chỉ đạo hoạt động của các ban công tác Mặt trận ở thôn, xóm, khối phố; chỉ đạo và tổ chức các cuộc vận động nhân dân thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, phòng chống tội phạm, giúp đỡ đồng bào các vùng bị thiên tai … cùng với việc tổ chức các phong trào, các cuộc vận động, công tác vận động đồng bào có đạo, các chức sắc,chức việc được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã coi trọng và là thế mạnh của công tác Mặt trận ở xã, phường, thôn, xóm, khối phố. Một số trọng tâm của công tác Mặt trận ở xã là phối hợp với chính quyền xã, phường tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ với 3 nội dung chính là: tuyên truyền để nhân dân hiểu chủ trương của Đảng (theo chỉ thị 30 của Ban chấp hành Trưng ương Đảng) về mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở; vận động các tầng lớp nhân dân, hội viên, đoàn viên gương mẫu thực hiện và tham gia thực hiện các quy định của Quy chế dân chủ và giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ. Qua những năm thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở đã tìm được cách làm phù hợp, đó là chú trọng những việc chăm lo đến quyền và lợi ích của người dân, vận động nhân dân cùng nhau góp sức xây dựng và cải thiện điều kiện sống, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng hương ước, quy ước,

tổ chức các hình thức tự quản, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế được nhân dân hưởng ứng, quy ước, tổ chức các hình thức tự quản, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế được nhân dân hưởng ứng và tham gia tự nguyện. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ sẽ tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, tạo sức mạnh của cộng đồng dân cư, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, văn minh không chỉ ở từng thôn, xóm, khối phố mà đối với từng gia đình với mục tiêu của phong trào từng bước xây dựng để có nhiều “làng văn hóa”, “gia đình văn hóa” ở từng xã, phường.

Việc tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thành phố Hà Tĩnh hiện nay còn có những hạn chế: Việc mở rộng về tổ chức để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể vẫn còn hạn hẹp, lung túng và bị động. Còn bộ phận rất đông dân cư chưa được tập hợp, sinh hoạt trong các tổ chức quần chúng. Các đoàn thể ở nhiều cơ sở chưa thực sự là người đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, hội viên, đoàn viên; khi quyền và lợi ích chính đáng của công dân bị xâm phạm Ủy ban Mặt trận Tổ quốc nhiều nơi thiếu kiên quyết trong việc xem xét, kiến nghị với chính quyền giải quyết; công tác nắm tư tưởng, tập hợp ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân để phản ánh kịp thời với cấp ủy Đảng, chính quyền còn non yếu. Hoạt động giám sát việc thi hành chính sách, pháp luật chưa được đề cao. Đội ngũ cán bộ Mặt trận xã, phường yếu về trình độ và năng lực, lại thay đổi thường xuyên hàng năm và theo nhiệm kỳ, chưa được đào tạo cơ bản và bồi dưỡng kỹ năng thực hành về công tác vận động quần chúng. Mối quan hệ công tác trong Hệ thống chính trị ở xã, phường, ở thôn, xóm, khối phố chưa được xây dựng đồng bộ về cơ chế, nhất là quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, quan hệ phối hợp và thống nhất hành động trong các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy xã, phường. Nhận thức về vai trò, vị trí, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc trong Hệ

thống chính trị ở cơ sở chưa được quán triệt đầy đủ theo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nghị định 50/CP của Chính phủ. Kinh phí và điều kiện bảo đảm hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường còn thiếu thốn và bất cập. Vì vậy:

Phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, trước hết cần thực hiện nề nếp chế độ làm việc định kỳ giữa bí thư Đảng ủy với Chủ tịch Mặt trận; giữa Ban thường vụ Đảng ủy với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; thực hiện chế độ lấy ý kiến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đối với các chủ trương công tác của Đảng ủy có liên quan đến đời sống nhân dân trong xã, phường; sinh hoạt chi bộ hàng tháng có nội dung kiểm điểm sự lãnh đạo đối với Ban công tác Mặt trận và thực hiện tốt quy định của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Chủ tich Mặt trận xã, phường cấu tạo trong Đảng ủy hoặc Thường vụ Đảng ủy xã, phường. Đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường là đại biểu Hội đồng nhân dân xã.

Phải thường xuyên quán triệt để nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân và cả HTCT về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới, đó là động lực to lớn của cách mạng để xây dựng và bảo vệ tổ quốc “Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng”[14,tr.45], “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn luôn được củng cố và phát triển sâu rộng trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” [14,tr.45]. Tiếp tục mở rộng về tổ chức đổi mới phương thức hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, sự đổi mới trước nhất và mạnh mẽ là từ cấp xã, phường, đồng thời đặt trong khuôn khổ đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ủy đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong thành phố.

Xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc với Hội đồng hân dân và Ủy ban nhân dân ở tất cả các xã, phường theo Nghị định 50/CP của Chính phủ để Mặt trận thực hiện tốt quyền và trách nhiệm của mình theo quy định của Luật Mặt trận, nhất là những quy định nhằm tạo cơ chế phối hợp để thực hiện tốt Quy chế dân chủ theo Nghị định 29/CP của Chính phủ.

Khối phố, thôn, xóm là nơi trực tiếp vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước, các Nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, các quyết định của Ủy ban nhân dân. Người tiếp xúc hàng ngày với nhân dân là trưởng thôn, xóm trưởng, trưởng Ban công tác Mặt trận và bí thư chi bộ. Các chức danh này có thể coi là cán bộ chủ chốt của thôn, xóm, là người triển khai những công việc của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và Đảng ủy xã, phường đồng thời cũng cọ sát với mọi vấn đề trong mối quan hệ với người dân, cần có chính sách, chế độ đối với 3 chức danh này.

Đội ngũ cán bộ của Mặt trận Tổ quốc nhất là ở cấp cơ sở cần được tiêu chuẩn hóa để từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ xã, phường đủ năng lực, trình độ đảm đương nhiệm vụ ở cơ sở. Cần có chính sách chế độ tiền lương phù hợp với công tác ở xã, phường theo thang bảng lương thống nhất, chí ít bảo đảm mức sống khá để cán bộ yên tâm làm việc và tận tâm với công việc. Chủ tich Mặt trận Tổ quốc có mức lương cao hơn người đứng đầu các đoàn thể. Việc khoán chi phí cho Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể phải khác nhau, bảo đảm mức hoạt động theo các nhiệm vụ do pháp luật quy định đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và cao hơn các đoàn thể (các đoàn thể còn có hội phí, đoàn phí và những thu nhập khác làm quỹ). Kinh phí hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phải bao gồm cả kinh phí hoạt động của các Ban công tác Mặt trận ở thôn, xóm, làng, khu dân phố. Nếu xã, phường không cân đối được Thành phố và Tỉnh phải cấp bù. Việc khoán kinh phí hoạt động của

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường theo quy định thống nhất của Bộ tài chính và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 84)