với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố Hà Tĩnh trong thời gian qua
2.2.1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Tĩnh đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
2.2.1.1. Khái quát việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà tĩnh
Trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Tĩnh luôn lấy yêu cầu thực hiện QCDC ở cơ sở là mục đích, làm động lực để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và ổn định chính trị ở địa phương. Trong những năm qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc từ thành phố đến cơ sở đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, tổ chức học tập quán triệt nội dung Chỉ thị 30 – CT/TW, ngày 18/2/1998 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chỉ thị số 10 – CT/TW, ngày 28/3/2002 của Ban bí thư, Thông báo số 159 – TB/TW, 15/11/2004 của Ban bí thư, Chỉ thị 06 CT/TU, ngày 26/4/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Thực hiện sự chỉ đạo của Ban thường vụ Thành ủy, các phường, xã đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở. Trong các thành viên Ban chỉ đạo có chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố, phường, xã. Nhìn chung Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, phường xã đã triển khai thực hiện nghiêm túc. Kết quả 100% phường, xã đều tổ chức học tập, ngoài ra bằng phương tiện truyền thanh của phường, xã, thôn, xóm, khối phố đã tiến hành tuyên truyền các nội dung có tính toàn diện. Ngày 10/7/2002 Ban chỉ đạo của Tỉnh có công văn số 07/CV – UBND về việc tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Năm 2001, Ban chỉ đạo đã hướng dẫn cơ sở tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 30 – CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng và các Nghị định của Chính phủ đối với các loại hình cơ sở.
Năm 2003 tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 30 – CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Mặt trận Tổ quốc thành phố đã tích cực chủ động trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, phối hợp với các ngành, tổ chức liên quan như: “Trung tâm bồi dưỡng
chính trị, phòng tư pháp, Ban quản lý các dự án,v,v… mở các lớp tập huấn để phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến yêu cầu thực hiện quy chế dân chủ (Nghị định, pháp lệnh về thực hiện quy chế dân chủ; Nghị định, quyết định về chính sách bồi thường, tái định cư, v,v…) gắn với bồi dưỡng nghiệp vụ công tác mặt trận, công tác hội, công tác TTND cho cán bộ mặt trận, đoàn thể ở cơ sở, với hàng chục ngàn lượt người tham gia” [27,tr.3] (năm 2013 đã có 820 lượt cán bộ Mặt trận, đoàn thể ở cơ sở).
Quán triệt quan điểm dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. QLC của nhân dân ngày càng được phát huy, thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong việc giám sát, phản biện xã hội, trong xây dựng Đảng, chính quyền và HTCT ngày càng trong sạch vững mạnh, gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện Chỉ thị 35 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh, nhờ vậy các tầng lớp nhân dân, cán bộ công nhân viên chức, người lao động đoàn kết, phần khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền, hăng hái lao động thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng của thành phố Hà Tĩnh được giữ vững, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, các công trình phúc lợi xã hội, sự nghiệp y tế, giáo dục ngày càng phát triển, là thành phố có nhiều phong trào dẫn đầu của Tỉnh.
100% các Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc đều có ban chỉ đạo, ban hành quy chế hoạt động, chương trình công tác cụ thể, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức và nhân dân nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về Chỉ thị 30 – CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Nghị định 29 – NĐ/CP về thực hiện QCDC ở cơ sở, Nghị định 79 – NĐ/CP, đến năm 2007 triển khai thực hiện pháp lệnh 34/2007 của UBTVQH khóa XI về việc xây dựng, thực hiện QCDC ở cơ sở.
Bên cạnh đó, Chính quyền các cấp gắn việc thực hiện Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ với triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở đến tận Đảng viên, Đoàn viên, Hội viên, công nhân viên chức – lao động một cách cụ thể, có hiệu quả, tạo được sự chuyển biến sâu rộng về nhân thức. Cả HTCT quan tâm và tham gia thực hiện tốt việc phát huy QLC của mình thông qua công tác tuyên truyền trong nhân dân, phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, Đảng viên. Nhiều mô hình “dân vận khéo” được nhân dân đồng tình hưởng ứng như mô hình “Thôn xóm, gia đình không có người vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội”, “Dòng họ xứ họ an toàn”, “cải cách hành chính một cửa” ở xã, phường. Những nội dung chủ yếu về công khai để dân biết, những nội dung dân được bàn, dân giám sát đã được chính quyền các phường, xã phối hợp với Mặt trận tổ chức thực hiện. Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của địa phương liên quan trực tiếp đến nhân dân được thông tin, dưới nhiều hình thức. Đến nay 100% phường, xã triển khai đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng mạng Internet tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý, điều hành và thuận lơi cho mọi tổ chức, công dân tra cứu, theo dõi các giao dịch hành chính và cải cách hành chính “một cửa”, “một cửa liên thông”. Có 144 khối phố, thôn, xóm có hội quán và được trang bị các điều kiện cần thiết để thông tin, hội họp, 100% khối phố, thôn, xóm thực hiện tốt hương ước đã được phê chuẩn. Các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung kết luận số 65 – KT/TW của Ban bí thư (khóa X), Nghị định 71 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Các doanh nghiệp đã chủ động xây dựng quy chế hoạt động, quy chế phối hợp giữa ban giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị với cấp ủy, Ban chấp hành công đoàn công ty, tổ chức đại hội … nhờ vậy, nhều doanh nghiệp đã phát huy được trí tuệ của tập thể, cá nhân, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống cho người lao động.
Nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, giải quyết kịp thời những vướng mắc ngay từ cơ sở, khắc phục kịp thời những tranh chấp, khiếu kiện tố cáo của nhân dân; các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng được công khai rộng rãi, được nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, bàn bạc trực tiếp, giám sát kiểm tra và tích cực trong quá trình thực hiện. Hàng năm, Mặt trận Tổ quốc thành phố, phường, xã đã phối hợp tốt với Thường trực HĐND các cấp tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri với đoàn Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND các cấp, kịp thời tổng hợp gửi các kiến nghị, đề xuất chính đáng của nhân dân đến các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý. Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức cho nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh cho HĐND bầu và các chức danh chuyên môn ở phường, xã. Mặt trận Tổ quốc thành phố tổ chức tập huấn nghiệp vụ và chỉ đạo kiện toàn, cũng cố 144 Ban TTND kiêm Ban GSĐTCĐ. Phối hợp với Thường trực HĐND thành phố và các Ban của HĐND thành phố giám sát việc triển khai Nghị quyết HĐND, các chính sách, pháp luật của Nhà nước ở một số phòng, ban của thành phố và một số phường, xã. Tham gia giám sát tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh; tình hình thu ngân sách và công tác thực hiện kế hoạch thu ngân sách. Công tác hòa giải cơ sở được chính quyền chú trọng, Ban TTND ở phường, xã được phát huy.
Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc thành phố đã tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các phường xã về phát huy QLC của nhân dân; ban hành hướng dẫn số 05/HĐ – MT ngày 11/4/2013 để hướng dẫn tổ chức hội nghị bầu Ban TTND – Ban GSĐTCĐ nhiệm kỳ 2013 – 2015 các phường, xã. Đến tháng 11/2013 đã có 10/16 phường, xã tổ chức kiện toàn Ban TTND – GSĐTCĐ ( xã Thạch Trung, phường Thạch Quý, phường Trần Phú, phường Hà Huy Tập, xã Thạch Đồng, phường Bắc Hà, phường Văn
Yên, phường Tân Giang, phường Nam Hà, phường Nguyễn Du). Tổ hòa giải cơ sở sau khi sáp nhập các xóm phố hiện còn 144 tổ hòa giải.
Mặt trận Tổ quốc thành phố là thành viên quan trọng trong Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở, vì vậy các đồng chí trong Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc thành phố luôn bám nhiệm vụ chính trị, xác định rõ vai trò nhiệm vụ của mình trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện QCDC ở cơ sở và giám sát việc thực hiện QCDC ở cơ sở của cơ quan công quyền. Định kỳ bám nắm các địa phương để lắng nghe ý kiến của nhân dân phản ánh qua kênh Mặt trận để kịp thời tham mưu cho cấp ủy và phối hợp với chính quyền giải quyết các vấn đề có liên quan tới chủ trương, chính sách trong thực hiện QCDC ở cơ sở. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các hội ngày càng được phát huy, không ngừng đổi mới phương thức, nội dung hoạt động, với phương châm “Tất cả cho cơ sở, hướng về cơ sở”; tích cực vận động hướng dẫn nhân dân tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao gắn với phát triển kinh tế và giữ vững anh ninh – quốc phòng, đẩy mạnh các phong trào thi đua, yêu nước, các cuộc vận động như trọng tâm là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thi văn minh; cuộc vận động “Quỹ ngày vì người nghèo”; cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. “Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố đã thường xuyên thực hiện công tác phối hợp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; đến nay trên địa bàn thành phố đã có 34 câu lạc bộ pháp luật gồm 425 thành viên. Tổ chức góp ý vào dự thảo sữa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo Luật đất đai sữa đổi”[33,tr.2-3].
Nhìn chung, Mặt trận thành phố, phường, xã và tổ chức thành viên ở thành phố đã hoạt động phối hợp với chính quyền xây dựng quy chế phối hợp trong việc thực hiện QCDC; tiếp tục cũng cố và nâng cao chất lượng hoạt
động của Ban TTND, Ban GSĐTCĐ để tổ chức này tham gia tích cực vào việc thực hiện QCDC ở địa phương.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, phường, xã chưa đồng đều. Khi mở đầu việc triển khai thì rầm rộ, chính quyền phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tập trung chỉ đạo điểm ở một số phường, xã và do tập trung làm công tác bầu cử đại biểu HĐND nên việc chỉ đạo công tác này có phần buông lỏng; từ năm 2000 đến nay mới được đẩy mạnh hơn. Khi đi vào triển khai các hoạt động cụ thể, ở nhiều nơi, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc còn lung túng trong việc đề ra các biện pháp thực hiện cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng địa phương, cơ sở mình. Việc triển khai thực hiện QCDC của Mặt trận các cấp vẫn còn có những hạn chế, có nơi còn mang tính hình thức; nhiều nơi chỉ tập trung triển khai lúc đầu hoặc ở những nơi làm điểm.
2.2.1.2. Đánh giá hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy chế thực hiện dân chủ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Tĩnh
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố coi công tác tuyên truyền, phổ biến quy chế thực hiện dân chủ là một nhiệm vụ trọng tâm. Trước hết, UBMTTQ thành phố đã tham gia phối hợp với chính quyền trong việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân những chủ trương của Đảng, những quy định của Nhà nước về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, như phối hợp cùng với xóm, khối phố trưởng tổ chức họp dân để quán triệt nội dung Chỉ thị 30 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. NĐ 29/CP của Chính phủ và các văn bản của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở địa phương những nội dung về quyền dân được biết, được bàn, được quyết định, được giám sát, kiểm tra hoạt động của chính quyền thành phố, phường, xã với hơn 1000 lượt người tham gia. Công tác tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thường xuyên có sự đổi mới.
Bên cạnh việc thường xuyên phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận thành phố, phường, xã đã chủ động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng và Nhà nước về QCDC tới nhân dân.
Nhiều phường, xã , Mặt trận đã rất chú trọng tới việc tổ chức học tập, tuyên truyền cho những đối tượng là người cao tuổi, chức sắc tôn giáo, trưởng thôn, người tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư; nhằm tạo sự hiểu biết và ủng hộ rộng rãi mọi thành viên trong xã hội cho công tác triển khai, thực hiện QCDC.
Thời gian qua việc phối hợp giữa Mặt trận với các tổ chức thành viên để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong đoàn viên, hội viên tích cực thực hiện và vận động, nhân dân thực hiện QCDC cũng được đẩy mạnh. UBMTTQ thành phố, phường, xã đã tổ chức hàng trăm cuộc tuyên truyền, thu hút hàng triệu lượt người tham gia, với những hình thức tuyên truyền thích hợp và sinh động đã làm cho các buổi sinh hoạt của dân thêm hấp dẫn; nhân dân phấn khởi và tin tưởng hơn vào chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, do được tuyên truyền nên nhân dân đã nắm bắt được các quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó nhân dân đã tích cực, chủ động trong việc tham gia xây dựng và thực hiện những chủ trương, chính sách của Nhà nước và của chính quyền địa phương.
Để chỉ thị 30 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, NĐ 29/CP của Chính phủ (nay là pháp lệnh 34 của UBTVQH) về thực hiện QCDC ở cơ sở đến với từng người dân, xóm, khối phố và hộ gia đình. Những năm qua, Thường trực UBMTTQ thành phố và các tổ chức thành viên đã phối hợp với hội đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, phòng tư pháp, trung tâm bồi dưỡng chính trị thành phố, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, Đảng viên và nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị, những nội dung cơ bản của QCDC ở cơ sở về: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đồng thời
coi trọng xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở là nhiệm vụ quan trọng,