Về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa của thành phố Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 53)

Kinh tế của thành phố Hà Tĩnh phát triển với tốc độ khá nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,3%; cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2010 là: công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng : 62%, thương nghiệp – dịch vụ : 30%, nông nghiệp – thủy sản : 8%. Đã hình thành một số cụm sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tập trung và phát triển nhanh. Từ năm 2004, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn ước đạt 170 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ cá thể đạt trên 55 tỷ đồng. Từ năm 2005 trở đi, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển rõ rệt. Đến năm 2011 tăng trưởng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp bình quân hàng năm đạt 16,2%.

Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 20 triệu đồng, gấp 2 lần so với năm 2006; bộ mặt đô thị ngày một thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại; chính trị ổn định; quốc phòng an ninh được giữ vững; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có những chuyển biến mạnh mẽ. Đảng bộ hàng năm được công nhận là đơn vị trong sạch, vững mạnh tiêu biểu.

Thương mại, dịch vụ phát triển mạnh và đa dạng cả về quy mô, ngành nghề kinh doanh, thành phần kinh tế theo hướng đa ngành, đa sở hữu, chất lượng dịch vụ cao gắn với bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác phát triển kinh doanh các loại hình dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, thương mại không ngừng tăng, từ 1.367 tỉ đồng năm 2006 tăng lên 3.368 tỉ đồng năm 2010. Tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 25,7%. Nông nghiệp, thủy sản, nếu như hai thập kỷ trước, nông nghiệp ở đây chiếm tỷ trọng lớn thì ngày nay chỉ còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến nhanh chóng theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản; nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Nhiều cánh đồng cho thu nhập đạt và vượt giá trị 50 triệu đồng/ ha/ năm, hàng trăm hộ có thu nhập đạt và vượt giá trị 70 triệu đồng/ hộ/ năm. Cơ sở hạ tầng phát triển, đến năm 2011, 16/16 phường, xã đã xây dựng trụ sở làm việc cao tầng khang trang; 100% trường học được xây cao tầng; 15/16 phường, xã có trạm xá; 144/144 xóm, phố có nhà văn hóa; đường giao thông xóm, khối phố được bê tông hóa và nhựa hóa; hàng trăm km mương tưới phục vụ sản xuất và thoát bẩn được nâng cấp, xây mới. Xây mới dựng các trục giao thông quan trọng, mở nhiều tuyến đường đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ vận tải. Với cơ chế tài chính đặc thù ưu tiên đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông, thoát nước.

“Các tầng lớp nhân dân đoàn thể chăm lo sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí và xây dựng phong trào xã hội học tập. Phong trào xã hội hóa giáo dục trong nhân dân được đẩy mạnh, nhân dân đã đóng góp 22,1 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Mặt trận và các đoàn thể đã tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Đến nay đã có 23/25 trường đạt chuẩn quốc gia” [34,tr.6]. Tuyên truyền, vận động

nhân dân thực hiện Đề án quy hoạch trường lớp giai đoạn 2010 – 2020 đảm bảo lộ trình đề ra, thực hiện có hiệu quả đề án của thành phố về “Nâng cao chất lượng dạy và học tin học ngoại ngữ”. Tỷ lệ học sinh giỏi, giáo viên giỏi các cấp, học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng cao nhất Tĩnh. Công tác khuyến học, khuyến tài ngày càng được quan tâm và có nhiều hoạt động thiết thực.

Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em được các cấp, các ngành, Mặt trận và các tổ chức thành viên phối hợp lồng ghép, thực hiện có hiệu quả. Tuyên truyền vận động nhân dân đến khám và điều trị tại “bệnh viện thành phố với quy mô 200 giường bệnh đảm bảo các điều kiện khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn và vùng phụ cận; đến nay có 7/16 phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (giai đoạn 2011 – 2020). Duy trì được tỷ lệ phát triển dân số 1,55%; tỷ lệ sinh trên 02 con 16% ; trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi 12% (giảm 5% so với năm 2008)” [34,tr. 6]. Đến nay có 85% số hộ gia đình văn hóa, 100% khối phố, xóm có nhà hội quán sinh hoạt; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước máy 79,7%, trong đó ở phường 98%, ở xã 32,5%. Hoạt động của Mặt trận và các tổ chức thành viên đã góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững: Năm 2007 thành phố có 9,89% hộ nghèo đến hết năm 2013 còn 3,49 hộ nghèo, có 4 phường tỷ lệ hộ nghèo dưới 2%. Với chủ trương Nhà Nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, dòng họ, hộ gia đình cùng tham gia đóng góp xây dựng nhà ở cho người nghèo, thành phố đã hỗ trợ mỗi hộ nghèo 20 triệu đồng làm nhà ở.

Thành phố có một kho tàng di sản văn hóa quý báu. Có nhiều di tích gắn với các danh lam, thắng cảnh và sẽ trở thành những hạt nhân văn hóa tâm linh thu hút du khách, bên cạnh đó thành phố còn có một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể: hát dặm, hát ví, lẩy kiều, chèo kiều …, các lễ hội và làng nghề truyền thống. Hiện nay 144 khối phố, thôn, xóm đều xây dựng hương ước, quy ước và được phê duyệt, định kỳ có sữa đổi bổ sung để tổ chức thực hiện;

thực hiện nếp sống văn mimh trong việc cưới, việc tang được nhân dân tích cực hưởng ứng. Nhìn chung văn hóa, xã hội của thành phố có bước phát triển thường xuyên và liên tục.

Cơ quan UBMTTQ Thành phố Hà Tĩnh có 6 cán bộ. Có trình độ học vấn, chính trị, chuyên môn tương đối cao và đồng đều. Có 6 cán bộ đều tốt nghiệp đại học, trình độ chính trị từ sơ cấp đến cao cấp. Có quan điểm chính trị rõ ràng, lập trường tư tưởng vững vàng, luôn luôn thấm nhuần chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, việc triển khai cũng như chấp hành QCDC có nhiều thuận lợi. Tương ứng ở 16 phường, xã có 1 đồng chí chuyên trách về công tác Mặt trận. Phát huy QLC của nhân dân trong xây dựng và phát triển kinh tế, từ việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quyết định mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng hương ước, quy ước, làng văn hóa nhân dân đều được bàn bạc và quyết định nhất là những việc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của nhân dân như: Làm bê tông nông thôn, kênh mương cứng nội đồng, nhà văn hóa, nhà bia tưởng niệm, xây dựng trường học cao tầng, trạm y tế, hội quán thôn, xóm, khối phố…bởi vậy không những phát huy được QLC của nhân dân mà trí tuệ, sức sáng tạo của mỗi người cũng được khơi dậy, làm nên những bước chuyển biến đáng kể trong phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, giữ vững anh ninh – quốc phòng, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch vững mạnh, giữ vững mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước và Chính quyền.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w