Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 27)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ

Dân chủ theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin là một hiện tượng lịch sử gắn liền với xã hội có giai cấp và được biến đổi dưới nhiều hình thức khác nhau trong điều kiện của các hình thái kinh tế - xã hội. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa “dân chủ” có một chất lượng mới, nội dung “quyền lực thuộc về nhân dân” được phát triển đầy đủ trên cơ sở một nền kinh tế phát triển cao, giải phóng sức sản xuất, vượt qua lợi ích ích kỷ của giai cấp thống trị. Nhờ vậy, dân chủ là yếu tố bảo đảm cho quá trình giải phóng và phát triển toàn diện con người, đem lại cho họ QLC cuộc sống, quyền sáng tạo và sản xuất

của cải vật chất, tinh thần cho xã hội, trong đó, “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [20,tr.569].

Dân chủ theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, trước hết là một hình thức Nhà nước. Nhà nước đó, một mặt thực hiện dân chủ và mặt khác thực hiện trấn áp với giai cấp khác trong xã hội, V.I Lênin viết: “Chế độ dân chủ, đó là một nhà nước thừa nhận việc thiểu số phục tùng đa số, nghĩa là sự tổ chức bảo đảm cho một giai cấp thi hành bạo lực một cách có hệ thống chống lại một giai cấp khác” [18,tr.101]. Vì vậy, trong lịch sử xã hội loại người, dân chủ luôn mang tính giai cấp, nó tồn tại dưới những hình thức cụ thể, biến đổi cùng với sự thay đổi của phương thức sản xuất và kết cấu giai cấp của xã hội.

Dân chủ là một quá trình phát triển, là kết quả của các cuộc đấu tranh của nhân dân. do vậy dân chủ trong xã hội xã hội chủ nghĩa là một hiện tượng hợp quy luật, là bước phát triển cao hơn về chất so với các kiểu dân chủ trong lịch sử mà bản chất của nó là nhằm giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột và tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.

Trong chế độ dân chủ, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước. Điều đó được thể hiện ở chỗ: nhân dân tự tổ chức (bầu cử) quyền lực Nhà nước; nhân dân có quyền tham gia quản lý và quyết định những vấn đề quan trọng của Nhà nước (trưng cầu dân ý); nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Tư tưởng này của C.Mác về sâu được V.I. Lênin tiếp thu và phát triển trong một điều kiện mới với tư tưởng “chủ nghĩa xã hội sẽ không chiến thắng nếu không thực hiện đầy đủ chế độ dân chủ”. V.I. Lênin đã khái quát quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị của nhân dân thành ba nội dung lớn đó là: Quyền bầu cử; quyền tham gia quản lý các công việc của Nhà nước và quyền bãi miễn.

Theo chủ nghĩa Mác-lênin dân chủ là dân chủ cho nhân dân lao động (số đông); dân chủ thực sự. Tức là biến “dân chủ” từ khẩu hiệu trở thành

hành động thực tế thông qua vai trò của Nhà nước; nền dân chủ toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa... thực chất của nó là sự tham gia một cách thực sự bình đẳng và ngày càng rộng rãi của những người lao động vào quản lý công việc của Nhà nước và xã hội. Thống nhất được quyền và nghĩa vụ của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Vì vậy,nó trở thành mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội.

Chủ nghĩa Mác- Lênin đã nêu lên bản chất đặc trưng của chế độ dân chủ là giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm chủ, tuyệt đại đa số thành viên trong xã hội được hưởng dân chủ. Là Nhà nước dân chủ do chính Đảng và giai cấp công nhân lãnh đạo tổ chức, giai cấp công nhân và quảng đại quần chúng nhân dân tham gia quản lý và giám sát, là nền dân chủ thực hiện công cuộc giải phóng lao động, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w