Tăng cường sự phối hợp thống nhất giữa Mặt trận Tổ quốc với chính quyền, các tổ chức khác trong Hệ thống chính trị cơ sở và nhân dân

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 93)

chính quyền, các tổ chức khác trong Hệ thống chính trị cơ sở và nhân dân trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố Hà Tĩnh

Một trong những nguyên nhân làm hạn chế kết quả thực hiện quy chế ở cơ sở là do thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tổ chức trong Hệ thống chính trị trong thực hiện quy chế. Chưa có cơ chế để các tổ chức quần chúng có tiếng nói “độc lập”, có trọng lượng tác động tới chính quyền, nhất là khi phản ánh những hành vi sai trái của cán bộ chủ chốt trong bộ máy Đảng và chính quyền xã, phường, thành phố Hà Tĩnh. Ở một số phường, xã, tổ chức quần chúng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng hoạt động cầm chừng, thiếu đổi mới, trở thành một “cái bóng” của chính quyền, không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị cấp xã, phường ở thành phố Hà Tĩnh là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, liên quan trực tiếp đến thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Trong đó vấn đề mấu chốt là phối hợp nhịp nhàng giữa lãnh đạo chính quyền với Mặt trận, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội để thực hiện quy chế có kết quả, củng cố Ban Thanh tra nhân dân ở cấp xã, phường để giám sát, kiểm tra cán bộ, công chức ở cơ sở.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có trách nhiệm phối hợp với chính quyền nhất là chính quyền ở cơ sở để thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Cần có tiếng nói để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong quá trình thực hiện quy chế. Đối với những nơi thực hiện quy chế chậm chạp, hình thức, cần có tiếng nói phản ánh với các cơ quan có thẩm quyền để đôn đốc, chỉ đạo.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, phường, xã vừa tổ chức chương trình phối hợp hành động, vừa cổ vũ sự sáng tạo các hình thức thi đua của các tổ chức thành viên trong Mặt trận, của các tổ chức và cá nhân trong toàn xã hội để thực hiện các cuộc vận động, các phong trào này. Mặt trận đề xuất việc quy tụ các lực lượng trên cùng địa bàn để các bên cùng nhau cam kết, cùng nhau thực hiện một cách thiết thực, làm phong phú thêm, sâu rộng thêm các phong trào, các cuộc vận động. Cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao vai trò chủ trì của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, nghiên cứu làm rõ phạm vi, nội dung, phương thức phối hợp và thống nhất hành động, đổi mới quy trình xây dựng chương trình phối hợp và thống nhất hành động, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức thành viên.

Các tổ chức quần chúng cần phát huy tính chủ động trong tạo kinh phí và sử dụng kinh phí tránh lệ thuộc quá nhiều vào chính quyền cùng cấp, rất khó trong hoạt động. Cần phải sữa đổi những quy định không còn phù hợp với hội phí, đoàn phí; thu đủ hội phí, đoàn phí và ưu tiên dành cho cơ sở. Nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tạo điều kiện để các đoàn thể gây dựng quỹ theo đúng pháp luật. Kinh phí do Nhà nước cấp được Hội đồng nhân dân ở cơ sở giao khoán cho Mặt trận Tổ quốc và từng đoàn thể nhân dân chủ động quyết định việc chi tiêu, kể cả việc trả phụ cấp cho cán bộ chuyên trách.

Đảng lãnh đạo sát sao chính quyền đảm bảo các điều kiện cần thiết để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt Quy chế dân chủ. Các phường, xã trong thành phố cần hoàn thiện quy chế phối hợp giữa tổ chức Đảng, chính quyền với Mặt trận và các đoàn thể trong hoạt động. Các cuộc họp của tổ chức Đảng, chinh quyền các cấp khi bàn những vấn đề lớn liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân phải có đại diện của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tham gia, đóng góp ý kiến. Chính quyền phải hỗ trợ tích cực về các điều kiện vật chất, về mặt pháp lý, trên cơ sở duy trì sự độ lập

tương đối trong hình thức và phương pháp hoạt động cho các đoàn thể quần chúng.

Tăng cường sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc với nhân dân, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; phát huy quyền làm chủ, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và Hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Mặt trận với nhân dân. Tổ chức tốt các sự kiện lịch sử, văn hóa dân gian tại địa bàn dân cư để thu hút ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đổi mới phương thức tiếp cận các giai tầng xã hội của Mặt trận Tổ quốc. Coi trọng việc kết hợp giữa vận động thuyết phục với quan tâm đến những yêu cầu chính đáng của các cá nhân tiêu biểu. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận. Phát huy vai trò, tác dụng tích cực của các cá nhân tiêu biểu trong Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc.

Hướng dẫn và giúp đỡ các điều kiện cần thiết theo phương thức xã hội hóa cho cơ sở và Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư; đẩy mạnh các hình thức hoạt động tự quản của nhân dân, phát huy mọi nguồn lực của các tầng lớp nhân dân để tăng cường, mở rộng các hoạt động Mặt trận. Chú trọng kiện toàn, nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác vận động nhân dân và thực hiện chính sách, chế độ đối với đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc thành phố, phường, xã và ở khối phố, xóm.

3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cở sở tại thành phố Hà Tĩnh

Xây dựng tổ chức bộ máy cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố thực sự là cơ quan chuyên môn vững mạnh, bảo đảm cho hoàn thành nhiệm vụ của Mặt trận. Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện

đại hoá và hội nhập quốc tế hiện nay, yêu cầu tổ chức bộ máy, cán bộ Mặt trận phải được bảo đảm về số lượng và chất lượng, đồng thời được bố trí tinh gọn, tổ chức hoạt động hợp lý, khoa học, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế. Nói cách khác, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cở sở tại thành phố Hà Tĩnh thì tổ chức bộ máy Mặt trận cần được bố trí và vận hành một cách khoa học, có phân công, phối hợp chặt chẽ, vừa phát huy được sức mạnh của tập thể vừa phát huy trí tuệ, năng lực của mỗi cá nhân và phải chuyên nghiệp hoá. Chỉ có trên cơ sở bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp, đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân gắn với tập thể, tạo sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ mới có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động, công tác mặt trận.

Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ phù hợp yêu cầu của Mặt trận, Tiêu chuẩn cán bộ không chỉ là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng đội ngũ cán bộ mà còn là căn cứ để đánh giá, tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý. Đây còn là mục tiêu, cơ sở cho cán bộ phấn đấu, rèn luyện tự hoàn thiện mình. Do yêu cầu và hoạt động đặc thù của Mặt trận nhằm tuyên truyền, vận động, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, đưa nhân dân tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước nên đội ngũ cán bộ Mặt trận nhất là cán bộ Mặt trận ở cơ sở ngoài những tiêu chuẩn chung của người cán bộ của Đảng cần có những tiêu chuẩn cụ thể, đó là:

Cán bộ Mặt trận Tổ quốc trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh trước hết phải là những người có uy tín, năng lực, biết vận động và tổ chức quần chúng thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng, đồng thời bản thân cán bộ phải là người luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; có lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao trước dân, biết thông cảm và chia sẻ với những khó khăn của nhân dân.

Cán bộ Mặt trận Tổ quốc thành phố, phường, xã phải là người biết khéo léo lựa chọn, lồng ghép, phối hợp các chương trình, nội dung hoạt động công tác với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương để vừa tranh thủ được sự lãnh đạo của cấp uỷ, sự phối hợp với chính quyền, các ban, ngành chức năng, vừa tranh thủ được các nguồn lực, góp phần phục vụ các nhu cầu, lợi ích chính đáng của quần chúng nhân dân.

Cán bộ Mặt trận Tổ quốc thành phố, phường, xã còn cần năng động sáng tạo, lại mềm dẻo, linh hoạt trong ứng xử, tiếp xúc với nhân dân; biết phát hiện những vấn đề mới, có lòng nhân ái, bao dung, gần gũi với mọi người, biết giải quyết công việc trên cơ sở có lý, có tình; luôn “gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Khắc phục bệnh hành chính, xa dân, vô cảm trước những bức xúc của nhân dân là một yêu cầu có tính nguyên tắc của người cán bộ làm công tác Mặt trận.

Trên cơ sở những tiêu chuẩn như vậy, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cần vận dụng, tham mưu và tranh thủ sự ủng hộ của cấp uỷ, phối hợp với các tổ chức thành viên, các cơ quan hữu quan để xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị trong điều kiện cho phép.

Chủ động, phối hợp với cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể nhân dân trong quy hoạch, tạo nguồn cán bộ Mặt trận. Việc quy hoạch, bố trí các chức danh cán bộ chủ chốt của Mặt trận phải nằm trong quy hoạch tổng thể về cán bộ trong Hệ thống chính trị, do Đảng thống nhất lãnh đạo. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cần chủ động, tham mưu cho cấp uỷ, phát huy vai trò các tổ chức thành viên để tạo nguồn cán bộ cho Mặt trận. Công tác quy hoạch cán bộ phải được thực hiện đúng quy trình công khai, dân chủ, thực hiện nhất quán, khắc phục tình trạng chắp vá, bị động hoặc điều động cán bộ một cách chủ quan, duy ý chí, tuỳ tiện của các cấp có thẩm quyền.

Trong công tác quy hoạch cán bộ cần tạo nguồn từ nhiều hướng, nhiều đối tượng. Quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tại chỗ; thông qua hoạt động phối

hợp phát huy vai trò của các tổ chức thành viên; thông qua bố trí sắp xếp của cấp uỷ quản lý cán bộ, điều động luân chuyển từ cơ quan Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở hoặc đơn vị khác… Cán bộ Mặt trận trong nguồn quy hoạch cần được thực hiện chế độ luân chuyển trong hệ thống của mình và thực hiện thống nhất trong các tổ chức của HTCT.

Đổi mới công tác tuyển chọn, đánh giá, bố trí và sử dụng cán bộ. Để đổi mới công tác tuyển chọn, đánh giá, bố trí và sử dụng cán bộ cần bảo đảm dân chủ, công tâm, khách quan, công khai, minh bạch trong cơ chế tuyển chọn người có đủ đức, đủ tài vào các cơ quan lãnh đạo của Mặt trận. Đối với cán bộ Mặt trận, việc đánh giá, sử dụng, đề bạt cán bộ chủ yếu phải qua thử thách từ thực tế, lấy lòng nhiệt tình, tinh thần tận tuỵ vì dân, vì cộng đồng, lấy kết quả, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo. Sử dụng cán bộ có đủ cả đức, tài, không nên phân biệt thành phần xuất thân, không phân biệt quá trình công tác dài hay ngắn, miễn họ là người thực sự có năng lực, có uy tín, được quần chúng tôn vinh thừa nhận; được đồng nghiệp đồng tình ủng hộ. Quần chúng, là người am hiểu về cán bộ nhất, vì vậy cần tranh thủ ý kiến của nhân dân để bố trí, sử dụng cán bộ.

Để có một đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc đáp ứng được yêu cầu,cần rà soát, đánh giá lại để thấy rõ thực trạng những mặt mạnh,mặt yếucủa đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở và thành phố. Trên cơ sở đó, sắp xếp hợp lý đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc, làm cho sức mạnh của cả đội ngũ được phát huy.

Trong công tác tuyển chọn cán bộ Mặt trận, còn cần hết sức quan tâm việc xác định nhu cầu các loại cán bộ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và nội dung công việc của cơ quan, đồng thời dự báo nhu cầu cán bộ cho tương lai. Chỉ có xác định đúng đắn nhu cầu cán bộ mới có thể tuyển chọn và tạo nguồn cán bộ, khắc phục tình trạng chắp vá, hoặc điều động cán bộ một cách chủ quan, tùy tiện.

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Mặt trận. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Mặt trận cần có cách nhìn toàn diện và giải pháp đồng bộ. Trước hết, cần xây dựng hệ thống lý luận thống nhất về MTTQVN làm cơ sở để xây dựng hệ thống bài giảng trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và chỉ đạo hoạt động thực tiễn Mặt trận. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Mặt trận. Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông qua hệ thống các trường, lớp chính quy, cơ bản cần vận dụng các hình thức bồi dưỡng cán bộ Mặt trận qua hoạt động thực tiễn công tác Mặt trận, qua học tập, trao đổi kinh nghiệm theo các chuyên đề; giới thiệu mô hình, tổ chức tham quan, giao lưu học tập kinh nghiệm... Cần có chiến lược và mạnh dạn đưa cán bộ trong diện quy hoạch đi đào tạo chính quy ở các trường trong và ngoài nước. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ mặt trận từ thành phố tới các phường, xã về quy chế dân chủ ở cơ sở và tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Cán bộ Mặt trận phải làm tốt các công tác tuyên truyền, vận động, phối hợp, giám sát, đặc biệt là ở cơ sở. Mặt trận cần có chủ trương, chính sách và thực sự quan tâm xây dựng được lực lượng giảng viên, báo cáo viên đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Mặt trận. Cần tính đến việc mở rộng các hình thức liên kết đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kể cả với các cơ sở đào tạo nước ngoài mà gần gũi nhất là Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Quan tâm thỏa đáng, tạo điều kiện bảo đảm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Mặt trận, như “Trung tâm bồi dưỡng chính trị, phòng tư pháp, Ban quản lý các dự án,v,v… mở các lớp tập huấn để phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến yêu cầu thực hiện quy chế dân chủ (Nghị định, pháp lệnh về thực hiện quy chế dân chủ; Nghị định, quyết định về chính sách bồi thường, tái định cư, v,v…) gắn với bồi dưỡng nghiệp vụ công tác mặt trận, công tác hội, công tác Thanh tra nhân dân cho cán bộ mặt trận, đoàn thể ở cơ sở, với hàng chục ngàn lượt người tham gia” [27,tr.3]. Cần thiết phải có tổ chức và nhân sự phụ trách công tác

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ ở cấp cơ sở. Điều quan trọng hơn, cần thông qua chính hoạt động thực tiễn để nâng cao trình độ, năng lực cho

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w