chế dân chủ ở cơ sở
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; trên cơ sở các quy định những công việc Chính quyền cần phối hợp với UBMTTQ xã, phường được quy định trong QCDC ở cơ sở, công tác Mặt trận tham gia thực hiện QCDC bao gồm các vấn đề sau [11]:
1.3.2.1. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn tham gia tuyên truyền, phổ biến quy chế dân chủ
UBMTTQ Việt Nam phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên của MTTQVN tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân ở cơ sở những chủ trương chính sách của Đảng, những quy định của Nhà Nước về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, về QLC của nhân dân, nhất là QLC trực tiếp, dân chủ đại diện được quy định trong QCDC. Tổ chức nhân dân học tập quán triệt các quan điểm của Đảng trong Chỉ thị 30 CT/TW như đã nêu trên, để nhân dân sử dụng đúng quyền và trách nhiệm của mình đã quy định trong quy chế. Mặt trận còn chủ trì tổ chức học tập cho những người tiêu biểu như: nhân sĩ, trí thức, già làng, chức sắc, chức việc trong tôn giáo, người tiêu biểu trong các dân tộc để học tập nắm vững nội dung quy chế dân chủ, qua đó các vị sẽ giúp Mặt trận tuyên truyền, giải thích trong giới mình, tổ chức mình thực hiện.
UBMTTQViệt Nam chủ trì tổ chức cho cán bộ chuyên trách công tác Mặt trận; cán bộ trong Ban Thường trực Mặt trận xã, phường, trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, làng, ấp, bản, khu phố; trưởng ban Thanh tra nhân dân nghiên cứu, học tập để quán triệt Chỉ thị 30 CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị định 29 và các văn bản pháp luật liên quan để tham gia thực hiện và tổ chức thực hiện từng cấp và địa bàn dân cư.
UBMTTQ Việt Nam phối hợp với tổ chức thành viên thống nhất kế hoạch tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong đoàn viên, hội viên; giáo dục hội viên, đoàn viên gương mẩu thực hiện và vận động nhân dân thực hiện.
Trong việc tuyên truyền, phổ biến QCDC ở cơ sở, Mặt trận cần quán triệt tư tưởng và đồng thời là bài học mà Đảng ta đã tổng kết: phát huy QLC của nhân dân vừa là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, nhất là trong công cuộc đổi mới của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mở rộng dân chủ Xã hội chủ nghĩa, từng bước thực hiện QLC của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất là bản chất tốt đẹp của Nhà Nước, nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia
quản lý Nhà Nước, quản lý xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của Nhà Nước, của chính quyền ở cơ sở, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu và vi phạm QLC và tệ tham nhũng. Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, kỷ luật, chống khuynh hướng dân chủ cực đoan, quá khích. Dân chủ phải trong khuôn khổ của pháp luật.
Công tác tuyên truyền, phổ biến của Mặt trận phải đến địa bàn dân cư, thông qua các Ban công tác Mặt trận ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố để từ đó phổ biến cho dân tới từng hộ gia đình. Đây là thế mạnh của công tác Mặt trận và tổ chức Mặt trận, để truyền đạt chủ trương, chính sách pháp luật tới từng người dân, tổ chức các hoạt động phong trào nhân dân vì lợi ích của Đảng và Nhà Nước.
1.3.2.2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với HĐND, UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức thành viên thực hiện QCDC ở cơ sở
UBMTTQ tích cực, chủ động phối hợp với HĐND, UBND và các tổ chức thành viên chỉ đạo và tổ chức để nhân dân được quyền thông tin về pháp luật, về chính sách của Nhà Nước, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến đời sống và lợi ích hàng ngày của dân trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Ví dụ như thông qua để nhân dân được biết các Nghị quyết của HĐND, UBND xã và của các cấp trên liên quan đến địa phương; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo; dự án xây dựng đường làng, đường xã, xây dựng trường học, trạm xá, trạm bơm, trạm biến thế … Hình thức thông tin có hiệu quả của Mặt trận là thông qua các ban công tác Mặt trận, thông qua các tổ chức thành viên của Mặt trận, những người tiêu biểu trong các dân tộc và chức sắc tôn giáo, cán bộ đã nghỉ hưu, người cao tuổi … (theo các quy định tại chương II bản quy chế).
Tổ chức để dân thảo luận và quyết định những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của dân trên địa bàn dân cư như: chủ trương huy động sức
dân để xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng, các khoản đóng góp tự nguyện và lập quỹ, xây dựng hương ước, quy ước, làng văn hóa, nếp sống văn minh (theo quy định tại chương III bản quy chế).
Tổ chức để nhân dân thảo luận, tham gia vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ chuyên môn … của chính quyền trước khi HĐND, UBND ra quyết định như: dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn, hàng năm của xã, phường; dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, khu dân cư; định canh, định cư; chủ trương, phương án đền bù giải phóng mặt bằng … (theo quy định tại chương IV của bản quy chế).
Những nội dung trên đây có những công việc liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân, có những loại việc liên quan mật thiết đến đời sống, tình cảm, đạo đức của mỗi người dân. Vì vậy, Mặt trận cơ sở và phải cùng chính quyền bàn bạc cách tổ chức để mọi công dân, hoặc chí ít thì đại diện các chủ hộ gia đình đều được tham gia, đề suất sáng kiến, thống nhất ý chí, phát huy trí tuệ của dân trong thôn, làng, khơi dậy ý chí xây dựng quê hương giàu đẹp, có nếp sống văn hóa mới. Đồng thời Mặt trận xã và Ban công tác Mặt trận phải tập hợp được những thắc mắc, kiến nghị của dân để phản ánh với chính quyền xã, phường hoặc cấp trên nghiên cứu trả lời và thông tin lại cho dân biết. Việc công khai chủ trương, kế hoạch kinh tế - xã hội của chính quyền xã được thông tin rộng rãi, đưa về để dân bàn kỹ lưỡng, dân đồng tình hưởng ứng và sẵn sàng thực hiện. Đó là hiệu quả và kết quả của việc thực hiện dân chủ trực tiếp, qua đó từng bước bổ sung cách làm, bổ sung quy chế cho phù hợp với từng địa phương.
Quá trình phối hợp của Mặt trận xã và Ban công tác Mặt trận với chính quyền, với trưởng thôn, làng, ấp, bản, trưởng khu, tổ trưởng dân phố để thực hiện QCDC được lồng ghép nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” nhằm xây dựng cơ chế chỉ đạo và phối hợp, thống nhất trong HTCT cơ sở. Ví dụ: xây dựng cơ chế tổ chức để nhân
dân thực hiện quyền được thông tin nhằm nâng cao dân trí về pháp luật; cơ chế tổ chức để dân bàn và quyết định trực tiếp những loại quan hệ trực tiếp đến đời sống nhân dân nhằm nâng cao dân sinh (xây dựng đường, trường, trạm …); chế độ tự quản của dân ở khu dân cư. Từ đó hình thành các quy chế về mối quan hệ công tác giữa tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với chính quyền và các chức danh ở thôn, làng. Một việc quan trọng khác là Mặt trận xã, phường và Ban công tác Mặt trận vận động dân thực hiện và giám sát việc thực hiện quy chế tổ chức thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của dân cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở xã, quy chế công khai tài chính đối với ngân sách Nhà Nước các cấp và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của dân.
1.3.2.3. Hoạt động giám sát của Uỷ ban Mặt trận xã, phường, thị trấn đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
Căn cứ vào nội dung quy chế (theo quy định tại chương V của bản quy chế), hoạt động giám sát gồm 3 phương thức:
Thứ nhất, hoạt động giám sát trực tiếp của dân đối với toàn bộ các hoạt động của chính quyền nhằm đảm bảo QLC của dân nhất là những quyền dân chủ trực tiếp.
Thứ hai, hoạt động giám sát của Ban TTND theo quy định của Luật Thanh tra, và quy định của QCDC
Thứ ba, hoạt động giám sát của UBMTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên trong quá trình xây dựng và thực hiện QCDC
Nội dung giám sát bao gồm các lĩnh vực sau: 1) Giám sát hoạt động của HĐND, UBND theo 5 nội dung chính của bản quy chế đã nêu; 2) Giám sát hoạt động của đại biểu HĐND, các thành viên của UBND và cán bộ xã, phường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định của QCDC; 3) Giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan thực hiện QLC của nhân dân ở cơ sở.
Các hình thức biện pháp giám sát là:
- Thông qua việc phối hợp với chính quyền trong quá trình tổ chức thực hiện QCDC.
- Thông qua việc tham gia các kỳ họp HĐND, UBND.
- Thông qua việc tham gia các Hội đồng, Ban chỉ đạo ở địa phương. - Thông qua việc tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của nhân dân.
- Thông qua tiếp dân, thu thập ý kiến, kiến nghị của nhân dân. - Thông qua tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Ban TTND.
Mặt trận thực hiện quyền giám sát của mình, đồng thời chỉ đạo hoạt động giám sát của Ban TTND trong quá trình thực hiện QLC trực tiếp của nhân dân ở xã, phường, thị trấn theo các nội dung trong bản QCDC của Chính phủ đã ban hành và theo quy định của Luật Thanh tra.
Hoạt động giám sát của Mặt trận và của Ban TTND ở xã, phường, thị trấn, với mục đích là góp phần xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, làm cho bộ máy Nhà Nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động ngày càng có hiệu lực và hiệu quả để quản lý tốt mọi mặt của đời sống xã hội theo pháp luật Nhà Nước, thể hiện được quyền lực của nhân dân.
Nội dung giám sát của Mặt trận có tính bao trùm, nhất là giám sát việc ban hành các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp việc thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở, giám sát việc thực hiện công khai các nội dung mà chính quyền cơ sở có trách nhiệm thông tin để dân biết, nhất là những chính sách, pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, đến những đối tượng xã hội do Mặt trận trực tiếp vận động, liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Giám sát việc tổ chức để nhân dân được thảo luận và quyết định những việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân, những việc dân thảo luận, đóng góp ý kiến vào các chủ trương, kế hoạch, nghị quyết, quyết định trước khi HĐND và UBND
quyết định. Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các công việc cụ thể ở địa phương, cơ sở để bảo đảm việc thực thi đó là dân chủ, công khai, đúng quy định của pháp luật.
Còn giám sát của Ban Thanh tra nhân dân là giám sát trực tiếp khi thực hiện các công việc cụ thể do các Ban quản lý công trình tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi, giám sát các việc thu chi các loại quỹ do dân dóng góp, giám sát việc sử dụng và quản lý đất đai, giám sát kết quả giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng … Hoạt động giám sát của Thanh tra nhân dân phải tuân theo quy định của pháp luật về thanh tra, trong đó đã quy định quyền hạn, nhiệm vụ của Thanh tra nhân dân. Mặt trận xã, phường phải tổ chức và chỉ đạo hoạt động của Thanh tra nhân dân, bồi dưỡng kỷ thuật, nghiệp vụ cho các ủy viên thanh tra, theo dõi các hoạt động cụ thể của Thanh tra nhân dân để phê duyệt một cách chính xác những kiến nghị của Thanh tra nhân dân, hướng hoạt động của Thanh tra nhân dân theo đúng quy định của pháp luật.
Quá trình giám sát việc thực hiện quyền làm chủ ở cơ sở Mặt trận và các tổ chức thành viên của Mặt trận phát hiện những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, kiến nghị với cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền để xử lý. Ở cơ sở thì Ban Thanh tra nhân dân kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xem xét giải quyết và xử lý. Điều cốt yếu của hoạt động giám sát của Mặt trận là phát hiện những lệch lạc, những vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm ngay từ đầu để góp ý kiến cụ thể với người có thẩm quyền hoặc người có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ, với các cấp ủy Đảng để tìm cách khăc phục và ngăn chặn sự vi phạm, không để khi xảy ra sự việc vỡ lở mới đề nghị Thanh tra xử lý. Mọi cán bộ Mặt trận, cán bộ đoàn thể phải nắm vững mục đích giám sát như đã nêu ở trên, giám sát là để thực hiện tốt hơn quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân, giám sát giúp cho chính quyền, cán bộ, công chức Nhà Nước thi hành đúng chính sách pháp luật, phát hiện
sớm những vi phạm có thể xảy ra hoặc bắt đầu xảy ra để kịp thời khắc phục. Tuy nhiên đã xảy ra vi phạm thì Mặt trận, Ban Thanh tra nhân dân phải kiến nghị giải quyết xử lý và thông báo công khai để nhân dân biết, đồng thời tiếp tục giám sát việc thực hiện các kiến nghị đó để bảo đảm hiệu quả giám sát. Kết luận chương 1
Dân chủ là một thể chế do dân làm chủ và dân chủ trước hết là chế độ chính trị trong đó quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, do nhân dân thực thi, tự bản thân thực thi hoặc thông qua các đại biểu mà mình bầu ra. Dân chủ là một chính quyền của dân, do dân và vì dân. Cơ sở là đơn vị ở cấp dưới cùng, nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động như sản xuất, công tác,... của một hệ thống tổ chức, trong quan hệ với các bộ phận lãnh đạo cấp trên. Ở nước ta hiện nay, dân chủ ở cơ sở có ý nghĩa vô cùng to lớn, vì cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà Nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất. Do vậy, sự ra đời của quy chế dân chủ ở cơ sở có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hiện thực hóa bản chất dân chủ của Nhà Nước ta. Quy chế dân chủ là văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, quy định những biện pháp làm chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở, nhằm phát huy nội lực và sức sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là bộ phận trong Hệ thống chính trị nước ta có vai trò hết sức quan trọng và mang tính quyết định trong việc tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong hội viên, đoàn viên và nhân dân quy chế dân chủ ở cơ sở; làm cho mọi người hiểu và sử dụng đúng quyền và nghĩa vụ công dân, quyền của các tổ chức chính trị - xã hội đã được quy định trong quy chế dân chủ; phối hợp với chính quyền trong việc thực