hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương và chính sách đúng đắn nhằm đảm bảo và phát huy QLC của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng của đất nước. Để ngày càng hoàn thiện những nội dung cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa phát huy QLC của nhân dân lao động trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Năm 1998, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra Chỉ thị 30/CT- TW ngày 18/2/1998 về việc xây dựng và hoàn thiện QCDC ở cơ sở.
Chỉ thị 30 của Ban chấp hành Trung ương Đảng được triển khai ở cơ sở nhằm phát huy tốt hơn và nhiều hơn QLC của nhân dân đó vừa là mục đích, vừa là động lực cho sự phát triển. Góp phần ngăn chặn tình trạng suy thoái về đạo đức, tham nhũng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân trong bộ máy chính quyền các cấp, tạo điều kiện xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, góp phần khắc phục tình trạng vừa mất dân chủ ở cơ sở vừa dân chủ cực đoan tạo cho QLC của nhân dân được tôn trọng, đưa QCDC trở thành nề
nếp trong hoạt động của chính quyền các cấp. QCDC còn góp phần khai thác phát huy trí tuệ và sức sáng tạo của nhân dân, tạo sức mạnh vật chất tinh thần to lớn trong thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”. Thực chất là cụ thể hoá phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Những quan điểm chỉ đạo của Đảng trong xây dựng thực hiện QCDC ở cơ sở cụ thể:
- “Đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Coi trọng cả ba mặt nói trên, không vì nhấn một mặt mà coi nhẹ, hạ thấp các mặt khác.
- “Vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp, vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình.
- Phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu quả.
- Nội dung các quy chế phát huy dân chủ ở cơ sở phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, thể hiện tinh thần dân chủ đi đôi với kỷ cương, trật tự, quyền hạn gắn liền với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật.
- Gắn quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với công tác cải cách hành chính, sửa đổi những cơ chế, chính sách về thủ tục hành chính không phù hợp” [3,tr.2].
Để cụ thể hoá Chỉ thị 30 của Ban chấp hành Trung ương Đảng ngay sau đó UBTVQH ra Nghị quyết về việc thực hiện QCDC ở cơ sở, Chính phủ
có các Nghị định về thực hiện QCDC trên 3 loại hình cơ sở đó là: Nghị định 29/1998/NĐ-CP ( Nay là Nghị định số 79/2003/NĐ-CP). Ủy ban thường vụ Quốc hội (2007) , Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 34/2007/PL – UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007. Pháp lệnh nêu rõ những quy định chung, những nội dung công khai để nhân dân biết, những nội dung nhân dân bàn và quy định, những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định, những nội dung nhân dân giám sát, điều khoản thi hành trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Nghị định số 07/NĐ- CP ra ngày 7/8/1998 về thực hiện QCDC ở doanh nghiệp. Nghị định số 71/NĐ- CP ra ngày 8/9/1998 về thực hiện quy QCDC ở cơ quan hành chính sự nghiệp
Về nội dung cơ bản của Nghị định số 79/2003/NĐ-CP bao gồm: Những quy định chung
“Điều 1. Quy chế này quy định cụ thể những việc Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã (sau đây gọi là chính quyền xã) phải thông tin kịp thời và công khai để dân biết; những việc dân bàn và quyết định trực tiếp; những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan Nhà nước quyết định; những việc dân giám sát, kiểm tra và các hình thức thực hiện Quy chế dân chủ ở xã”[11, tr.2].
“Điều 2. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, ổn định chính trị, tăng cường đoàn kết, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể trong xã trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [11, tr.2].
“Điều 3. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân gắn liền với cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; phát huy chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của chính quyền địa phương, thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và trực tiếp quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân” [11,tr.2].
“Điều 4. Dân chủ phải trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; đi đôi với trật tự, kỷ cương; quyền đi đôi với nghĩa vụ; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm Hiến pháp, pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; lợi ích tập thể, quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân” [11,tr.2].
Những việc cần thông báo để nhân dân biết: Các nghị quyết của HĐND, UBND phường và cấp trên với địa phương. Các quy định của Nhà nước về thủ tục hành chính, thu các loại thuế, lệ phí, quyền và nghĩa vụ công dân. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của phường. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai,…Các chủ trương kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất xoá đói giảm nghèo. Kết quả thanh tra, giải quyết các vụ việc tiêu tham nhũng…Công tác văn hoá xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh. Những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp: Chủ trương và sức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng (điện, đường, trường học, trạm y tế, nghĩa trang, các công trình văn hoá thể thao). Xây dựng hương ước, quy ước làng văn hoá, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự, bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội. Thành lập ban giám sát các công trình xây dựng do phố đóng góp. Tổ chức bảo vệ sản xuất kinh doanh, giữ gìn an ninh trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và các hoạt động khác trên địa bàn phố, phường...
Những việc nhân dân bàn tham gia ý kiến chính quyền xã quyết định: Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường. Dự thảo quy hoạch, kế
hoạch kinh tế kinh tế- xã hội dài hạn và hàng năm của phường, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất và phương án phát triển ngành nghề, quy hoạch đất đai…; Phương án quy hoạch khu dân cư, đề án định canh, định cư vùng kinh tế mới, kế hoạch dự án huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do phường quản lý…; Dự thảo đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính, đề án chia tách thành lập phố…
Những việc nhân dân giám sát kiểm tra: Hoạt động của chính quyền phường, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức nghề nghiệp ở phường. Kết quả thực hiện nghị quyết HĐND và quyết định, chỉ thị của UBND phường. Giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân tại địa phương. Dự toán và quyết toán ngân sách phường. Các công trình của cấp trên triển khai trên địa bàn xã có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, an ninh trật tự, văn hoá xã hội, vệ sinh môi trường và đời sống của nhân dân địa phương. Thu chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của Nhà nước và các khoản đóng góp của nhân dân. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực tham nhũng.
Việc thực hiện chế độ chính sách ưu đãi, chăm sóc giúp đỡ thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với nước, bảo hiểm, bảo trợ xã hội... Để thực hiện được các nội dung trên, các cấp, các ngành có trách nhiệm xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, khắc phục biểu hiện quan liêu, thiếu trách nhiệm, mất dân chủ trong việc giải quyết các công việc.
Thường xuyên quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở, có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo về trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và phương pháp công tác, có trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay.
1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hiện quy chế dân chủ
Tiếp thu và kế thừa các quan điểm về “dân chủ” của nhân loại, Hồ Chí Minh đã tiếp cận và lý giải khái niệm “dân chủ” một cách đơn giản, nhưng hết sức cô đọng và điều quan trọng là mọi người (đặc biệt là người dân) dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm soát. Người nói, “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là dân làm chủ” [23,tr.251].
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Nước ta là nước dân chủ,Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [21,tr.698]. Như vậy, “dân là chủ” và “dân làm chủ” là cốt lõi trong khái niệm “dân chủ” mà Người giải thích.
Quan điểm trên đây của Người cho thấy nội dung của dân chủ đã thể hiện được nội dung căn bản nhất của loài người về khái niệm dân chủ - quyền lực thuộc về nhân dân. quan điểm “dân là chủ”, “dân làm chủ” là quan điểm nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một chế độ xã hội mới, một Nhà nước kiểu mới ở nước ta, mà trong đó địa vị của người dân từ một người dân mất nước (nô lệ) trở thành chủ nhân của xã hội với tư cách là một “công dân” và Nhà nước đó đã bảo đảm quyền “là chủ” đó của công dân để họ trở thành người “làm chủ” trong việc xây dựng Nhà nước và xã hội. Do vậy, thực hành dân chủ (biến dân chủ trở thành hiện thực) được Người xem như là chiếc “chìa khóa vạn năng” để đi đến thành công.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là người giữ vai trò quyết định trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, xã hội. Từ những chuyện nhỏ có liên quan đến lợi ích của mỗi cá nhân đến những chuyện lớn như lựa chọn thể chế, lựa chọn người đứng đầu Nhà nước. Người dân có QLC
bản thân, nghĩa là quyền được bảo vệ thân thể, được tự do đi lại, tự do hành nghề, tự do ngôn luận, tự do học tập trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Người dân có QLC tập thể, làm chủ địa phương, làm chủ cơ quan nơi mình sống và làm việc, người dân có QLC các đoàn thể, các tổ chức chính trị, thông qua bầu cử và bãi miễn. Hồ Chí Minh nói “Mọi quyền hạn đều ở nơi dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Người giải thích dân là gốc của nước, dân là người không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước, nước không có dân thì không thành nước, nước do dân xây dựng lên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, vì vậy dân là chủ đất nước. Thực tiễn trong quá trình thực hiện cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo, nhân dân đã cung cấp cho Đảng những người con ưu tú nhất, lực lượng của Đảng là lớn mạnh được hay không là do nhân dân là người xây dựng, đồng thời cũng là người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng, nhân dân là lực lượng biến chủ trương đường lối của Đảng thành hiện thực. Do vậy nên không có dân sự tồn tại của Đảng cũng chẳng có ý nghĩa gì đối với Chính phủ và các tổ chức quần chúng cũng như vậy, lợi ích của Đảng xuất phát từ lợi ích của nhân dân.
Chế độ dân chủ mà nhân dân xây dựng là chế độ dân chủ thực sự là của nhân dân gắn liền với công bằng xã hội, xoá bỏ áp bức bóc lột. Cán bộ từ trên xuống dưới làm đầy tớ cho nhân dân, phải xứng đáng là người công bộc trung thành của nhân dân. “tài dân, sức dân làm lợi cho dân”. Có như vậy mới động viên được đông đảo nhân dân, tích cực tham gia thực hiện kế hoạch ở địa phương cơ sở mình. Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng. Dân kiểm tra là một nội dung về QLC, dựa vào dân mà xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và các tổ chức đoàn thể nhân dân thực sự trong sạch vững mạnh, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân, việc đấu tranh chống tham ô lãng phí, quan liêu, cậy thế trái phép... chỉ có thể thực hiện có hiệu quả nếu biết thật sự dựa vào sự kiểm tra giám sát của quần chúng nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
dân chủ đã được thể chế bằng việc xây dựng thực hiện QCDC ở cơ sở hiện nay là lĩnh vực đề tài tập trung nghiên cứu. Đặc biệt trong thời điểm toàn Đảng, toàn dân đang dấy lên phong trào thi đua nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh để thấm nhuần hệ thống quan điểm phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minh để kiên định mục tiêu lý tưởng, nâng cao lòng yêu nước, tinh thần phục vụ nhân dân. Vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cuộc sống là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Để phát huy quyền dân chủ của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm đúng đắn, chủ trương chính sách phù hợp với điều kiện của đất nước. Trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội an ninh quốc phòng nhất là ở địa bàn cơ sở để đảm bảo và phát huy QLC của nhân dân nhất thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để làm cho dân chủ đi đúng định hướng dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ thực sự, dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương, lấy Hiến pháp và Pháp luật làm cơ sở pháp lý.