1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

142 3,1K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 582 KB

Nội dung

1. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của MT trong HTCT về việc thực hiện QCDC ở cơ sở, phát huy QLC của nhân dân.2. Làm rõ thực trạng hoạt động của MTTQVN trong việc tham gia thực hiện QCDC ở cơ sở.3. Xác định nội dung nhiệm vụ và đề ra những giải pháp khả thi nhằm phát huy vai trò tích cực của UBMTTQ các cấp, nhất là cấp cơ sở trong việc thực hiện QCDC ở xã, phường, tăng cường đoàn kết, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Dân chủ, theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nghĩa là dân làmchủ, dân là chủ NN ta là NN của dân, do dân và vì dân, nhưng đó là NN quản

lý xã hội bằng pháp luật Xây dựng NN pháp quyền XHCN của dân, do dân

và vì dân chính là cách thức cơ bản để phát huy QLC của nhân dân

Mét trong những điểm cơ bản để xây dựng NN pháp quyền, phát huyQLC của nhân dân là phải không ngừng xây dựng và thể chế hóa mục tiêu,phương châm, những nguyên tắc vận hành của nền dân chủ XHCN ở nước ta.Với ý nghĩa đó, ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ươngĐảng ta đã ban hành Chỉ thị số 30/CT - TW về thực hiện QCDC ở cơ sở BảnChỉ thị đã quy định cụ thể trách nhiệm, nhiệm vụ của MTTQ cùng các tổ chứcchính trị - xã hội trong việc xây dựng và thực hiện QC này ở xã

Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện QCDC đã quyđịnh trách nhiệm của UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm 3việc: Phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong hội viên,đoàn viên và nhân dân chỉ thị này và các QCDC ở cơ sở; Làm cho mọi ngườihiểu và sử dụng đúng quyền và nghĩa vụ công dân, quyền của các tổ chứcchính trị - xã hội đã được quy định trong QCDC; Phối hợp với CQ trong việcthực hiện QCDC và giám sát thực hiện các QCDC ở cơ sở

Trong thời gian qua, việc thực hiện các công tác nêu trên, nhìn về cơ

sở thì công tác MT tham gia thực hiện 5 khâu trong QCDC có nhiều khởi sắc.Trong 5 khâu: Những việc cần thông báo để nhân dân biết; Những việc nhândân bàn và quyết định trực tiếp; Những việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến,

CQ quyết định; Những việc nhân dân giám sát và xây dựng cộng đồng dân cư

ở thôn, làng, Êp bản, thì ở khâu thứ 2 và thứ 5, hoạt động của UBMTTQ là rõnét và đạt khá nhiều kết quả

Trang 2

Để tham gia thực hiện tốt cả 5 khâu trong QCDC, mấy năm quaUBMTTQ các cấp đã tập trung chỉ đạo việc kiện toàn củng cố và nâng caochất lượng hoạt động của Ban công tác MT, Ban TTND, UBMTTQ cấp xã.Tuy nhiên, công tác chỉ đạo của MT các cấp là chưa đều, nhất là ở địaphương, cơ sở Năm 1998, công tác chỉ đạo triển khai rất rầm ré CQ, MTTQtập trung làm điểm ở xã, phường Năm 1999, UBMTTQ tập trung làm côngtác bầu cử đại biểu HĐND nên buông lơi, từ năm 2000 trở lại đây mới lạiđược tiếp tục tăng cường hơn Nhiều nơi, Ban Thường trực UBMTTQ bị động,lúng túng trong việc đề ra biện pháp chỉ đạo cho phù hợp với tình hình, đặc điểmcủa ĐP mình.

Kể từ khi được Chính phủ ban hành ngày 11-5-1998 đến nay QCDC

đã thực hiện được hơn 6 năm Tuy nhiên, theo Ban chỉ đạo thực hiện QCDC

TW, 100% xã, phường đã triển khai, nhưng chỉ có 38% làm tốt; 97% cơ quanhành chính NN đã thực hiện, nhưng chỉ có 29% làm tốt; 88% doanh nghiệp

NN đã triển khai, song cũng chỉ có 32% làm tốt; tính hình thức còn khá phổbiến trong nhiệm vụ triển khai QCDC của cấp ủy đảng, CQ, MTTQ (công tác

MT tham gia thực hiện QCDC được thực hiện chủ yếu ở xã, phường) cơ sở.Việc kiện toàn củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban công tác MT,Ban TTND, UBMT làm còn chậm: một số cán bộ xã, phường chưa nắm đượcQCDC và công tác MT tham gia thực hiện QCDC; hoạt động giám sát của

MT và đoàn thể chính trị - xã hội ở xã còn rất yếu; công tác tuyên truyền vậnđộng nhân dân học tập nắm vững các quan điểm của Bộ Chính trị, nội dungQLC trực tiếp trong QC còn làm lướt, hình thức; việc lồng ghép nội dungcông tác MT tham gia thực hiện QCDC với ba nội dung cuộc vận động "Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" chưa chặt chẽ

UBMTTQ các cấp đã phối hợp với CQ cùng cấp tiến hành sơ kết 3năm và trong năm 2004 đã tổng kết 6 năm thực hiện Chỉ thị 30 của Bộ Chínhtrị, qua đó cũng cho thấy việc tiếp tục nghiên cứu mang tính tổng kết thực tiễn

và chỉ ra khuynh hướng phát triển, các giải pháp trong thời gian tới để MT

Trang 3

phát huy tốt hơn vai trò của mình trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở là việclàm mang tính cấp bách cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn.

Trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, Đại hội IX đã tiếp tụckhẳng định và phát triển những chủ trương và quan điểm lớn về đại đoàn kếtdân téc, phát huy dân chủ trong thời kỳ đổi mới đã được đề ra tại các Đại hội

VI, VII, VIII của Đảng để thực hiện mạnh mẽ hơn nữa sự nghiệp đại đoàn kếttoàn dân và phát huy dân chủ - hai mệnh đề then chốt trong đường lối chiếnlược của Đảng ta để đưa đất nước đi lên

Có thể nói, cả hiện tại và trong thời gian tới, nhu cầu và điều kiệnkhoa học cũng như thực tiễn về hoàn thiện hơn nữa pháp luật về MTTQ trongthực hiện quy chế dân chủ trong tình hình mới ngày càng chín muồi Cho đếnbây giê vẫn chưa có một công trình khoa học pháp lý nào khảo cứu một cáchtoàn diện về mặt lý luận và thực tiễn vấn đề phát huy vai trò của MTTQVNtrong thực hiện QCDC ở cơ sở và về những bảo đảm pháp lý cho hoạt độngcủa MTTQ để tham gia thực hiện tốt hơn nữa QC Vì vậy, việc nghiên cứunhững vấn đề lý luận, thực tiễn và pháp lý vò MTTQ trong thực hiện QCDC

là vấn đề bức xúc và cần thiết Với tất cả các ý nghĩa đã, chúng tôi đã chọn đề

tài: "Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở" làm luận văn Thạc sĩ luật học.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Thực hiện chủ trương hướng về cơ sở của Đảng đã có một số công trình

nghiên cứu về dân chủ, dân chủ ở cơ sở như: "QC thực hiện dân chủ ở cấp xã

-Mét số vấn đề lý luận và thực tiễn" của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

Minh do PGS.TS Dương Xuân Ngọc chủ biên, NXBCTQG năm 2000, "Thực

hiện QCDC và xây dựng CQ cấp xã ở nước ta hiện nay" của Học viện Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh do TS Nguyễn Văn Sáu - GS Hồ Văn Thông chủ biên,

"Dân chủ và việc thực hiện QCDC ở cơ sở" do TS Lương Gia Ban chủ biên, NXB CTQG năm 2003, "Hướng dẫn triển khai QCDC cơ sở" của Bộ Nội vụ,

Trang 4

NXB CTQG 2001, "Xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở" của Ban Dân vận

Trung ương, một số công trình khác của MTTQVN như: đề tài khoa học cấp bé

"Phát huy vai trò của MTTQVN trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở", của một

số Viện nghiên cứu và trường đại học Về đề tài khoa học cấp bé "Phát huy vai

trò của MTTQ trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở" của MTTQ đã được triển

khai dưới dạng đề án để đáp ứng nhu cầu chỉ đạo thực tiễn của MTTQTW vàhướng dẫn công tác hàng ngày của MTTQ cơ sở trong việc tham gia thực hiện

QC trên cơ sở kết quả tổng kết 3 năm việc thực hiện QCDC Đề tài này đã bướcđầu giải quyết những vấn đề sau: quan điểm của Đảng ta đối với việc MTTQtham gia thực hiện QCDC, thực trạng 3 năm MTTQ tham gia thực hiện QC vàmột số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của MTTQ trong việc thựchiện QCDC Song vấn đề về phát huy vai trò của MTTQ trong thực hiện QCDC

ở cơ sở dưới giác độ khoa học pháp lý với thực tiễn hơn 6 năm thực hiện QC có

thể nói cho đến nay chưa có công trình nào Do vậy, có thể nói đề tài nghiên cứu

mà tác giả luận văn chọn: "Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở" là công trình đầu tiên nghiên cứu vấn

đề này dưới giác độ khoa học lý luận về NN và pháp luật một cách đầy đủ và có

hệ thống Tuy nhiên, luận văn cũng phát triển trên cơ sở kế thừa các công trình

đi trước ở một số vấn đề, chẳng hạn phát triển trên cơ sở kế thừa đề tài khoa họccấp bộ "Phát huy vai trò của MTTQVN trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở" vềquan điểm chỉ đạo trong tham gia thực hiện QC của MTTQ, về lý luận về vai tròcủa MTTQ đối với dân chủ nói chung và dân chủ ở cơ sở nói riêng, về số liệucũng như đánh giá thực trạng 3 năm MTTQVN tham gia thực hiện QC và vềnhững giải pháp phát huy vai trò của MTTQVN trong việc thực hiện QCDC ở

cơ sở

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục đích

Trang 5

1 Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm

vụ của MT trong HTCT về việc thực hiện QCDC ở cơ sở, phát huy QLC củanhân dân

2 Làm rõ thực trạng hoạt động của MTTQVN trong việc tham giathực hiện QCDC ở cơ sở

3 Xác định nội dung nhiệm vụ và đề ra những giải pháp khả thi nhằmphát huy vai trò tích cực của UBMTTQ các cấp, nhất là cấp cơ sở trong việcthực hiện QCDC ở xã, phường, tăng cường đoàn kết, góp phần thực hiệnthành công nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới

Nhiệm vô

Đó đạt được mục đích trên nhiệm vụ của luận văn là:

1 Nghiên cứu về vị trí, vai trò, chức năng của MT với vấn đề dân chủ,đoàn kết trong thời kỳ mới; trong việc tham gia thực hiện QCDC ở xã

2 Nghiên cứu về việc UBMTTQ tham gia thực hiện QCDC ở xã,phường - thực trạng, nguyên nhân và những kinh nghiệm thực tiễn

3 Nghiên cứu về chủ trương, giải pháp nhằm phát huy vai trò của MTtrong việc thực hiện QCDC ở cơ sở trong thời gian tới

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Ngoài những phương pháp chung như: phương pháp duy vật biệnchứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp, phân tích, sosánh chú trọng phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp định tính, địnhlượng trong quá trình phân tích ảnh hưởng của MTTQ đối với việc thực hiệnQCDC ở cơ sở

Một số phương pháp chuyên ngành như mô hình hóa, khảo sát tổngkết dựa vào thông số từ nghiên cứu thực tiễn cơ sở để xây dựng những luậnđiểm có tính lý luận - đây là phương pháp quan trọng để thực hiện nghiên cứu đềtài này

Trang 6

5 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn

Trên cơ sở làm rỗ những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc phát huyvai trò của MTTQ trong thực hiện QCDC, luận văn: 1 Lần đầu tiên trình bàymột cách có hệ thống dưới giác độ khoa học pháp lý vấn đề MTTQ trongtham gia thực hiện QCDC; 2 Nêu những quan điểm chỉ đạo phát huy vai tròcủa MTTQ trong thực hiện QC; 3 Đưa ra các giải pháp nhằm phát huy vai tròcủa MTTQVN trong thực hiện QC

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc phát triển vàhoàn thiện các căn cứ khoa học và thực tiễn để hoạch định đường lối, chủtrương của Đảng và pháp luật của NN về tiếp tục xây dựng và hoàn thiệnQCDC ở nước ta hiện nay MT các cấp có thể sử dụng kết quả nghiên cứu củaluận văn để thực hiện có hiệu quả hơn vai trò của mình đối với QC ở xã

- Các trường Đảng, trường luật, trường hành chính, các viện nghiêncứu có thể sử dụng kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo

7 kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 3 chương, 10 tiết

Trang 7

Chương 1

DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ VÀ VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN

TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ

CƠ SỞ Ở XÃ

1.1 DÂN CHỦ VÀ QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

1.1.1 Khái niệm về dân chủ và dân chủ ở cơ sở

Khái niệm "dân chủ" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "demos", nghĩa lànhân dân và "kratos" - CQ, quyền lực "Demokratia" có nghĩa là quyền lựccủa nhân dân, CQ của nhân dân Dân chủ là một CQ "của dân, do dân và vìdân" Như vậy, dân chủ là một thể chế do dân làm chủ và dân chủ trước hết làchế độ chính trị trong đó quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, do nhân dânthực thi, tự bản thân thực thi hoặc thông qua các đại biểu mà mình bầu ra.Dân chủ gồm có dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện Dân chủ trực tiếp làhình thức dân chủ với những thiết chế, quy chế để người dân thảo luận vàbiểu quyết những vấn đề chung của cộng đồng Dân chủ đại diện là hình thứcdân chủ trong đó nhân dân cử ra (chủ yếu bằng bầu cử) người thay mặt mìnhnắm giữ quyền lực NN Còn có dân chủ bán trực tiếp là hình thức dân chủthông qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp của các tầng líp nhân dân Dân chủ có dân chủ tư sản và dân chủ XHCN Đặctrưng của dân chủ XHCN là quyền dân chủ của công dân không ngừng được

mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của NN, của xã hội mà cơ bảnnhất là dân chủ về kinh tế Trên lĩnh vực chính trị- xã hội, quyền tham giaquản lý NN của dân và các đoàn thể nhân dân ngày càng được mở rộng vềphạm vi, về độ sâu và phong phú đa dạng về các hình thức

Dân chủ có thể hiểu là một cách thức và những điều kiện kèm theo đểmọi người dân tham gia bình đẳng vào các công việc chính trị, kinh tế, xã hộivới vai trò là người chủ xã hội Khi một người nông dân cầm lá phiếu đi bầu

cử một cách tự nguyện để lùa chọn một cách tự do người đại biểu của mình

Trang 8

trong HĐND xã - có nghĩa là quyền dân chủ về chính trị được thực hiện Khicác hộ nông dân được tham gia ý kiến vào việc quy hoạch đất đai, xây dựng

cơ sở hạ tầng làng xã, v.v và những ý kiến này được lắng nghe, trở thànhquyết định và hành động của CQ và nhân dân xã có nghĩa là các hộ nông dânthực hiện một cách thực sự quyền dân chủ trong đời sống kinh tế của làng, xã.Khi người dân đặt ra những yêu cầu đòi hỏi CQ có các biện pháp nhằm cảithiện chất lượng y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường, trật tự an ninh xã hội - đâycũng là lúc người dân đang thực hiện QLC của mình

Đòi hỏi của người dân được biết về các hoạt động của CQ, đòi hỏi vềtrách nhiệm của CQ đối với dân trong việc thực thi các thủ tục hành chínhliên quan đến đất đai, xây dựng, hộ tịch, khai sinh, kinh doanh, sản xuất, v.v

- đây là biểu hiện của quyền dân chủ của nhân dân

Dân chủ còn có thể được hiểu như một nhu cầu tất yếu, đòi hỏi đươngnhiên của dân cần có một vị thế thực sự bình đẳng trong quan hệ giữa NN vàdân Đồng thời, dân chủ còn được hiểu là trách nhiệm của CQ, của cán bộ,công chức cấp TW cũng như cấp xã, thực hiện quyền hạn của mình một cáchchí công vô tư, không quan lại, hách dịch, tham nhòng, vụ lợi

Bản chất của NN ta được khẳng định trong Hiến pháp, là NN của dân,

do dân, vì dân Tuy vậy trong thực tế, cán bộ, công chức NN chưa thực sự làngười công bộc của dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mong muốn Nếukhông thực hiện dân chủ, NN sẽ trở nên độc tài, chuyên chế, và do đó dânphải học để làm chủ; NN phải bảo đảm cơ chế để lắng nghe dân Do vậy, nóitới dân chủ có nghĩa là nói đến mối quan hệ giữa dân và CQ mà ở đó CQ phảilắng nghe dân, phải tạo điều kiện để người dân được quyết định hoặc tham giaquyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống và sự phát triển của mỗingười dân, của cả cộng đồng Điều này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng ởcấp xã, phường, thị trấn

Trang 9

Trong thực tế chưa có một xã hội nào đạt được tình trạng dân chủtuyệt đối do nhiều lý do khách quan và chủ quan, như: trình độ phát triển kinh

tế - xã hội, năng lực nhận thức của dân và của CQ, truyền thống lịch sử, vănhóa pháp quyền, v.v Vì thế, dân chủ còn được hiểu như một mục tiêu phấnđấu của dân téc Việt Nam như đã ghi rõ trong Hiến pháp là: thực hiện mụctiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Những mụctiêu đó đều có mối liên hệ gắn bó với nhau Dân có giàu thì nước với mạnh

Có dân chủ thì mới có công bằng xã hội Có dân chủ thực sự thì dân mới giàu

và quốc gia mới mạnh "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dânliệu cũng xong" [2, tr 554] Đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng và dânchủ là những yếu tố không thể thiếu được của một nền văn minh Với mụctiêu phấn đấu như vậy, việc phát huy dân chủ, nhất là dân chủ ở cơ sở, đượccoi là chủ trương, biện pháp và là hành động tất yếu của nhân dân và CQtrong quá trình phát triển của đất nước ta

Dân chủ được đảm bảo và phát huy bằng nhiều biện pháp Việc thựcthi dân chủ luôn gắn liền với mối quan hệ giữa NN và nhân dân ở nước ta hiệnnay, HTCT dùa trên thiết chế "Đảng lãnh đạo, NN quản lý, nhân dân làm chủ".Việc phát huy, thực hiện dân chủ được tiến hành không tách rời thiết chế này

Dân chủ mang lại những lợi Ých to lớn cho xã hội Phát huy dân chủ

là phát huy sức mạnh vật chất và tinh thần trong dân vì sự phát triển và giảmnghèo Khi nhân dân thực hiện quyền quyết định các công việc của làng, xã, ýthức làm chủ của dân được khẳng định rõ rệt Với ý thức làm chủ, mọi sángkiến, nguồn lực của mỗi người dân, mỗi gia đình trong cộng đồng làng, xãđược phát huy một cách tốt nhất để vượt qua những thách thức và khó khănnhằm đạt tới sự phồn thịnh, phát triển của cộng đồng ý thức làm chủ sẽ làđộng lực quan trọng giúp họ gìn giữ bảo quản tốt hơn thành quả đạt được.Một ví dụ minh chứng là trường hợp xây dựng hệ thống thủy lợi nhỏ nộiđồng Các hộ sử dụng nước được quyền tự quyết định đóng góp, tự quyết địnhmức thu thủy lợi phí, tự tiến hành bảo quản và duy trì hệ thống công trình tưới

Trang 10

tiêu nội đồng Với QLC trong việc khai thác và quản lý việc sử dụng nướccho nông nghiệp như vậy, bà con nông dân thực sự thực hiện QLC của mình,nhiệt tình đóng góp kinh phí, tổ chức quản lý hệ thống tưới tiêu một cách hiệuquả nhất, giảm thiểu tối đa những chi phí không cần thiết Với ý thức làm chủthực sự, bà con nông dân cùng nhau gìn giữ, bảo dưỡng công trình được hoànthành với sự đóng góp tiền của và công sức của mình, độ bền của công trìnhđược bảo đảm tốt hơn Khi thực hiện QLC người dân biết chăm lo và có ýthức hơn về cuộc sống cộng đồng, cùng nhau đoàn kết để giải quyết nhữngvấn đề phát triển kinh tế, xã hội cộng đồng Với truyền thống "lá lành đùm lárách" bầu không khí dân chủ, công khai ở làng xã là điều kiện thuận lợi vàthúc đẩy những hoạt động của cộng đồng tự giúp đỡ lẫn nhau xóa đói, giảmnghèo Đây là một thực tế đang diễn ra và ngày càng được nhân rộng ở nhữngđịa phương thực hiện tốt QCDC ở cơ sở.

Dân chủ thúc đẩy sự minh bạch, hạn chế sự lạm quyền, tham nhòng

Sự minh bạch, rõ ràng trong các hoạt động kinh tế xã hội được đảm bảo khingười dân được thực hiện quyền được biết, được kiểm tra, giám sát hoạt độngcủa CQ, nhất là trong lĩnh vực thu, chi tài chính Điều này có ý nghĩa rất quantrọng làm hạn chế những hành vi lạm dụng quyền hạn, tham nhòng của cán

bộ, công chức CQ

Dân chủ thúc đẩy quan hệ gần gũi và hợp tác giữa CQ với dân Khidân chủ được phát huy, tệ tham nhòng, lạm dụng quyền lực, quan liêu sẽ bịhạn chế và dần bị loại bỏ khỏi đời sống xã hội; CQ trở nên minh bạch, thực sựtrở thành CQ phục vụ dân và vì dân Sự tin cậy của dân đối với CQ sẽ ngàycàng tăng Dân sẽ quan hệ chặt chẽ và hợp tác với CQ

Dân chủ tăng cường kỷ cương và ổn định xã hội Với những thành quảnhư đã nêu trên do phát huy và tăng cương dân chủ, cộng đồng dân cư ở cơ sở

sẽ đoàn kết và ổn định Kỷ cương xã hội sẽ được tăng cường không chỉ bởi ý

Trang 11

thức tôn trọng pháp luật, mà còn do sự tự nguyện, tự giác của nhân dân với tưcách là những người chủ cộng đồng.

Cơ sở là đơn vị ở cấp dưới cùng, nơi trực tiếp thực hiện các hoạt độngnhư sản xuất, công tác, v.v của một hệ thống tổ chức, trong quan hệ với các

bộ phận lãnh đạo cấp trên [77, tr 209] Như vậy, cấp cơ sở là cấp xã trongquan hệ với cấp ĐP (gồm cấp tỉnh và cấp huyện) và với cấp TW CQ cơ sở là

CQ cấp xã Bởi vì, căn cứ vào việc phân bổ dân cư và lãnh thổ thành đơn vịhành chính thì CQ cấp xã và cấp tương đương là cấp CQ cơ sở Vì đây là cấp

CQ cuối cùng, gần và sát dân nhất Còn thôn, làng, Êp, bản, tổ dân phố vàtương đương là theo đơn vị dân cư - với tư cách là những cộng đồng ngườinhỏ nhất sinh sống cùng nhau Ở đây, đời sống dân cư diễn ra tù quản làchính Dân chủ ở cơ sở là dân chủ ở cấp xã, phường, thị trấn và thôn, làng,

Êp, bản, khóm, tổ dân phố (là các hình thức cộng đồng dân cư như đã nêu).Dân chủ ở cơ sở chủ yếu là thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp (mặc dù có

cả dân chủ đại diện), và các hình thức tự quản của cộng đồng dân cư Dân chủ

cơ sở có ý nghĩa vô cùng to lớn, vì cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luật của NN, là nơi cần thực hiện quyềndân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở

Trải qua 60 năm xây dựng NN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnhđạo của Đảng, nhân dân ta đã đạt được nhiều thành quả quan trọng: đất nước

đã được độc lập tự do, thống nhất và ngày nay toàn Đảng, toàn dân đang ra sứcphấn đấu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng cũng bộc lé những yếukém, khuyết điểm Về tình hình đó, đồng chí Đỗ Mười đã nêu rõ: " trongnội bộ Đảng và NN ta, tình hình tiêu cực, suy thoái phẩm chất vẫn có chiềuhướng phát triển, nhất là tệ quan liêu và nạn tham nhòng, tác hại không nhỏ đếnviệc củng cố NN, làm nhân dân lo lắng, đang thực sự là một nguy cơ đối với

Trang 12

chế độ XHCN, đối với con đường mà nhân dân ta đã lùa chọn" [3, tr 4].Tháng 3/1998, đồng chí Lê Khả Phiêu, cũng đã nêu bật tính cấp thiết của việcxây dựng QCDC cơ sở, đồng chí chỉ rõ:

QLC của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiềulĩnh vực; tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, tham nhòng, sáchnhiễu, gây phiền hà cho dân vẫn đang phổ biến và nghiêm trọng màchúng ta chưa ngăn chặn, đẩy lùi được Phương châm "dân biết, dânbàn, dân làm, dân kiểm tra" chưa được cụ thể hóa và thể chế hóathành pháp luật, cho nên chậm đi vào cuộc sống Tình trạng mấtdân chủ, không để dân bàn bạc và quyết định những công việc cụthể liên quan trực tiếp đến đời sống của dân, bắt dân đóng gópnhiều khoản vượt quá khả năng, lại không minh bạch về tài chính,thậm chí xà xẻo vào những khoản tiền do dân đóng góp như ở một

số xã thuộc tỉnh Thái Bình và vài nơi khác; tình trạng để tồn đọnghàng vạn đơn khiếu tố bị đùn đẩy không giải quyết hoặc giải quyếtkhông kịp thời, không đúng; tình trạng quan liêu, quản lý lỏng lẻo

để thất thoát lớn trong một số ngân hàng hoặc gây lãng phí lớntrong xây dựng, v.v chẳng những làm suy giảm lòng tin của nhândân đối với Đảng và CQ mà còn làm triệt tiêu nguồn động lực củanhân dân và xâm phạm vào bản chất tốt đẹp của chế độ [4, tr 4].Trước tình hình đó, Nghị quyết TW 3 khóa VIII (6/1997) nêu rõ yêucầu: Tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn QLC của dân qua các hình thứcdân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp; tiếp tục hoàn thiện NNCHXNCNVNđảm bảo trong sạch, vững mạnh và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với

NN, mở rộng dân chủ XHCN, phát huy QLC của nhân dân trong xây dựng vàquản lý NN [5] Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy QLC của nhân dân phảiđược thể hiện trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh,

từ việc xây dựng luật pháp, cơ chế, chính sách đến tổ chức bộ máy, phongcách làm việc, bao quát mọi hoạt động của mọi cấp, mọi ngành, từ TW đến

Trang 13

ĐP và cơ sở Vấn đề dân chủ, bảo đảm QLC của nhân dân để phát huy độnglực, thực hiện mục tiêu CNH, HĐH, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh phải được đặt ra cho cả HTCT, phải tác độnghai chiều dưới lên, trên xuống, cả trong Đảng và trong nhân dân.

Thực tiễn cho thấy, muốn phát huy được QLC trực tiếp của dân ở cơ

sở, Đảng phải lãnh đạo, phải có quan điểm chính sách lớn để định hướng,đồng thời phải xây dựng được thiết chế dân chủ ở cơ sở một cách cụ thể, phùhợp với từng đối tượng dân cư Đó là những quy định có giá trị pháp lý do

NN ban hành mang tính bắt buộc mọi người, mọi tổ chức nghiêm chỉnh thựchiện Do vậy, ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30/CT-TW về xâydựng và thực hiện QCDC ở cơ sở nhằm "giữ vững và phát huy QLC của dân,thu hót nhân dân tham gia quản lý NN, tham gia kiểm kê, kiểm soát NN, khắcphục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhòng" [6, tr.3] Chỉ thị nhấn mạnh: khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huyQLC của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chínhsách của Đảng và NN, là nơi cần thực hiện QLC của dân một cách trực tiếp

và rộng rãi nhất Vì cơ sở là nơi đông đảo nhân dân (bao gồm nông dân, côngnhân, cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân và các thành phần lao độngkhác) sinh sống hàng ngày Cơ sở là nơi sản xuất, kinh doanh, lao động, họctập, nơi nảy sinh nhiều yêu cầu bức xúc hàng ngày về đời sống kinh tế, xã hội,chính trị, nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương chính sách của Đảng và NN

Cơ sở là nơi nhân dân đang có nhiều đòi hỏi về làm chủ và cũng là nơi cóđiều kiện thực hiện quyền dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhất BộChính trị cũng chỉ rõ, thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ thúc đẩy cải cách hànhchính, sửa đổi những cơ chế chính sách và thủ tục hành chính không phù hợpvới cuộc sống Nhân dân ở cơ sở thực hiện QLC, tham gia kiểm kê, kiểm soát

sẽ tích cực xây dựng Đảng, CQ, đoàn thể trong sạch, vững mạnh, tích cực đấutranh bài trừ tệ quan liêu, tham nhòng, lãng phí, thực hành tiết kiệm Muốn

Trang 14

vậy, cần ban hành QCDC ở cơ sở có tính pháp lý, yêu cầu mọi người, mọi tổchức ở cơ sở đều phải nghiêm chỉnh thực hiện.

Thực hiện Chỉ thị 30/CT-TW, UBTV Quốc hội (khóa X) ra Nghịquyết số 45-1998/NQ-UBTVQH 26/2/1998 về việc ban hành QC thực hiệndân chủ ở xã Nghị quyết giao Chính phủ ban hành QC thực hiện dân chủ vớicác định hướng nội dung cụ thể Thực hiện chủ trương của Đảng và Nghị quyếtcủa UBTV Quốc hội, ngày 11/5/1998, Chính phủ đã ban hành NĐ số 29/1998/NĐ-CP (nay là NĐ số 79/2003/NĐ-CP) về việc ban hành QCDC NĐ nêu rõ:

"Điều 1: Ban hành kèm theo NĐ này bản QC thực hiện dân chủ ở xã Điều 2:

QC này áp dụng đối với cả phường và thị trấn" [7] QCDC ở cơ sở còn baogồm cả dân chủ trong cơ quan hành chính NN và đơn vị doanh nghiệp NN vớicác văn bản qui định riêng

Những văn bản trên đây từ chủ trương của Đảng đến việc thể chế hóabằng các văn bản pháp luật của NN thể hiện sự quan tâm của Đảng, NN ta đốivới việc xây dựng thể chế về dân chủ ở cơ sở Thực hiện phương châm "dânbiết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" thể hiện bản chất NN là NN của dân, dodân, vì dân

QC thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm các văn bản quy phạm pháp luật qui định những biện pháp làm chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở xã, phường, cơ quan hành chính NN và đơn vị doanh nghiệp NN Đó là những điều nhân dân phải được biết, những việc nhân dân được bàn để NN quyết định hoặc nhân dân được quyết định và những việc nhân dân được giám sát, kiểm tra, nhằm phát huy QLC, sức sáng tạo của nhân dân.

QC thực hiện dân chủ ở xã là văn bản quy phạm pháp luật quy định

cụ thể những việc HĐND và UBND xã phải thông tin kịp thời và công khai để dân biết; những việc dân bàn và quyết định trực tiếp; những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan NN quyết định; những việc dân giám sát, kiểm tra và các hình thức thực hiện QCDC ở xã nhằm phát huy QLC, sức sáng tạo

Trang 15

của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, ổn định chính trị, tăng cường đoàn kết, xây dựng Đảng bộ, CQ và các đoàn thể

ở xã trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhòng của một số cán bộ, đảng viên và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, theo định hướng XHCN QC thực hiện dân chủ ở xã, vì vậy, thực chất là một định chế pháp lý bảo đảm QLC của dân

QC thực hiện dân chủ ở xã có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, khác với các QC thông thường, QC thực hiện dân chủ là

một văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể hóa và luật hóa phương châm "dânbiết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" bằng một NĐ của chính phủ căn cứ vàoNghị quyết của UBTV Quốc hội (Nghị quyết số 45-1998/NQ-UBTVQH26/2/1998 về việc ban hành QC thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn)

Thứ hai, QC thực hiện dân chủ ở cơ sở là sự cụ thể hóa dân chủ

XHCN ở cơ sở, phát huy QLC của nhân dân gắn liền với cơ chế "Đảng lãnhđạo, NN quản lý, nhân dân làm chủ"

Thứ ba, QC thực hiện dân chủ ở cơ sở phát huy chế độ dân chủ đại diện,

nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của CQĐP, cơ sở, quy định nhữngnghĩa vô cụ thể của CQ trong việc bảo đảm quyền dân chủ của người dân ở cơ sở

Thứ tư, QC thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện chế độ dân chủ trực

tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và trực tiếp quyết định những công việcquan trọng, thiết thực, gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân

Thứ năm, có sự tham gia của MT và các đoàn thể nhân dân ở mọi

khâu trong thực hiện QC ở cơ sở để phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ củanhân dân trong việc thực thi nền dân chủ XHCN

Trang 16

Thứ sáu, mục đích của việc ban hành QC thực hiện dân chủ ở xã là

nhằm phát huy QLC, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vậtchất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, cảithiện dân sinh, nâng cao dân trí, ổn định chính trị, tăng cường đoàn kết, xâydựng Đảng bộ, CQ và các đoàn thể ở xã trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn vàkhắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhòng của một số cán bộ,đảng viên và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, theo định hướng XHCN

Thứ bảy, QC thực hiện dân chủ ở cơ sở thể hiện yêu cầu dân chủ phải

trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; đi đôi với trật tự, kỷ cương;quyền đi đôi với nghĩa vụ; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ,

vi phạm Hiến pháp, pháp luật, xâm phạm lợi Ých của NN, lợi Ých tập thể,quyền tự do, dân chủ và lợi Ých hợp pháp của công dân

1.1.3 Nội dung của Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở ở xã

QC thực hiện dân chủ ở xã do Chính phủ ban hành ngày 15/5/1998(nay là NĐ số 79/2003/NĐ-CP) gồm Lời nói đầu, 7 chương và 25 điều Vềnội dung, QC quy định những quyền của nhân dân ở cơ sở được biết và hìnhthức biết những thông tin liên quan đến pháp luật, chủ trương chính sách của

NN, đặc biệt là những thông tin liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh QC

còng quy định những việc để nhân dân bàn và quyết định cũng như nhữnghình thức thực hiện; quy định những việc nhân dân ở cấp xã có quyền giámsát, kiểm tra và những phương thức để thực hiện giám sát, kiểm tra; việc xâydựng cộng đồng dân cư thôn, làng, bản, Êp và những hình thức tổ chức Đặcbiệt, để thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra",

QC quy định cơ chế thực hiện dưới hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủđại diện, trong đó ở cấp cơ sở, dân chủ trực tiếp là quan trọng

QCDC cơ sở quy định cụ thể các loại công việc để: dân biết, dân bàn,dân giám sát, kiểm tra Điều 1 Qc quy định: "QC này quy định cụ thể những

Trang 17

việc HĐND và UBND xã phải thông tin kịp thời và công khai để dân biết;những việc dân bàn và quyết định trực tiếp; những việc dân tham gia ý kiếntrước khi cơ quan NN quyết định; những việc dân giám sát, kiểm tra và cáchình thức thực hiện QCDC ở xã".

Về dân biết, QC quy định quyền của mọi người dân được thông tin về

những chủ trương, chính sách pháp luật của NN, các vấn đề liên quan trựctiếp đến đời sống hàng ngày của nhân dân tại cơ sở và nghĩa vụ của CQ phảithông tin kịp thời và công khai cho người dân, bao gồm 14 điểm sau:

1 Chủ trương, chính sách, pháp luật của NN liên quan trực tiếp đếnquyền và lợi Ých của nhân dân trong xã, bao gồm: a) Các nghị quyết củaHĐND, quyết định của UBND xã và của cấp trên liên quan đến ĐP; b) Các quyđịnh của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đếndân; c) Những quy định của NN và CQĐP về đối tượng, mức thu các loại thuế,phí, lệ phí và các nghĩa vụ khác đối với nhân dân theo quy định của pháp luậthiện hành;

2 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của xã;

3 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai;

4 Dự toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm;

5 Dự toán, quyết toán thu chi các quỹ, chương trình, dự án, các khoảnhuy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phóc lợicông cộng của xã, thôn và kết quả thực hiện;

6 Các chương trình, dự án do NN, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tàitrợ trực tiếp cho xã;

7 Chủ trương, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo;

8 Điều chỉnh địa giới hành chính xã và các đơn vị hành chính liênquan đến xã;

Trang 18

9 Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, thamnhòng của cán bộ xã, thôn;

10 Công tác văn hóa, xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, giữ gìn anninh, trật tự, an toàn xã hội của xã;

11 Sơ kết, tổng kết hoạt động của HĐND, UBND xã;

12 Phương án dồn điền, đổi thửa phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế,phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, hợp tác xã;

13 Bình xét các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất và xâydựng nhà tình thương; thực hiện chính sách đối với gia đình có công với cáchmạng, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh được tặng nhà tình nghĩa, sổtiết kiệm, thể bảo hiểm y tế;

14 Kết quả lùa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các côngtrình thuộc các chương trình, dự án của NN, của các tổ chức và cá nhân đầu

tư, tài trợ trực tiếp cho xã

Về dân bàn có 2 loại gồm:

- Mét loại công việc do dân bàn và quyết định trực tiếp

- Mét loại công việc do dân bàn và tham gia ý kiến, HĐND và UBND

xã quyết định

Các việc dân bàn và quyết định trực tiếp là các loại việc có huy động

sự đóng góp của dân để xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng hương ước, quyước nội bộ Đây là quy định rất mới không những thực hiện QLC của nhândân mà còn chống được tệ nạn tham nhòng, lãng phí

Loại công việc do dân bàn và quyết định trực tiếp bao gồm 5 điểm:

1 Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các côngtrình phóc lợi công cộng (điện, đường, trường học, trạm y tế, nghĩa trang, cáccông trình văn hóa, thể thao);

Trang 19

2 Xây dựng hương ước, quy ước làng văn hóa, nếp sống văn minh,giữ gìn an ninh trật tự, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội;

3 Các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư thôn, phù hợp với quyđịnh của pháp luật hiện hành;

4 Thành lập Ban Giám sát các công trình xây dựng do dân đóng góp;

5 Tổ chức bảo vệ sản xuất, kinh doanh giữ gìn an ninh trật tự, an toàngiao thông, vệ sinh môi trường và các hoạt động khác trên địa bàn xã, thôn

Loại công việc do dân bàn và tham gia ý kiến, HĐND và UBND xã quyết định bao gồm 9 điểm:

1 Dự thảo nghị quyết của HĐND xã;

2 Dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn vàhàng năm của xã, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất vàphương án phát triển ngành nghề;

3 Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở địa phương và việcquản lý, sử dụng có hiệu quả quỹ đất công Ých của xã;

4 Phương án quy hoạch khu dân cư; đề án định canh, định cư, vùngkinh tế mới; kế hoạch, dự án huy động và sử dụng các khoản đóng góp củanhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do xã quản lý;

5 Dự thảo đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính xã, đề ánchia tách, thành lập thôn;

6 Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia trênđịa bàn xã;

7 Chủ trương, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hạtầng cơ sở, tái định cư;

8 Giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn xã;

9 Những công việc khác mà CQ xã thấy cần thiết

Trang 20

Về dân giám sát, kiểm tra QC quy định dân giám sát, kiểm tra các loại

công việc từ hoạt động của HĐND, UBND đến các việc giải quyết khiếu nại,

tố cáo của công dân, kết quả quyết toán công trình do dân đóng góp, việcquản lý sử dụng đất đai, thu chi các quỹ, việc thực hiện chính sách đối vớingười có công với nước Dân giám sát, kiểm tra tức là thực hiện quyền lựccủa mình trong quá trình quản lý đất nước Lênin đã từng nói: nếu nhà nướckhông tiến hành kiểm kê, kiểm soát toàn dân đối với việc sản xuất và phânphối các sản phẩm thì CQ của những người lao động, nền tự do của họ sẽkhông thể duy trì được Những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra đượcquy định trong QC gồm có 11 điểm sau:

1 Hoạt động của CQ xã, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội

4 Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại ĐP;

5 Dự toán và quyết toán ngân sách xã;

6 Quá trình tổ chức thực hiện công trình, kết quả nghiệm thu và quyếttoán công trình do nhân dân đóng góp xây dựng và các chương trình, dự án do

NN, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã;

7 Các công trình của cấp trên triển khai trên địa bàn xã có ảnh hưởngtrực tiếp đến sản xuất, an ninh, trật tự, văn hóa - xã hội, vệ sinh môi trường vàđời sống của nhân dân ĐP;

8 Quản lý và sử dụng đất đai tại xã;

Trang 21

9 Thu, chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của NN, các khoảnđóng góp của nhân dân;

10 Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, thamnhòng liên quan đến cán bộ xã;

11 Việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡthương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công vớinước, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội

Một nội dung quan trọng của QC là quy định hết sức cụ thể: a) Đốivới những việc cần thông báo cho dân biết, CQ xã có trách nhiệm phối hợpvới UBMTTQ, các thành viên của MTTQ cùng cấp và Trưởng thôn cung cấpcác thông tin để nhân dân biết bằng các hình thức cụ thể tại Điều 6 QC; b)Đối với những việc dân bàn và quyết định trực tiếp QC quy định các phươngthức cụ thể thực hiện những việc nhân dân quyết định trực tiếp tại Điều 9; c)Đối với những việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến, CQ xã quyết định QC quyđịnh phương thức thực hiện tại Điều 11; d) Đối với những việc nhân dân giámsát, kiểm tra QC quy định phương thức thực hiện tại Điều 13 và quy địnhtrách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với việc giám sát vàkiểm tra của nhân dân tại Điều 14

QC dành hẳn một chương (chương VI) về việc xây dựng cộng đồngdân cư thôn, làng, Êp, bản, khóm, tổ dân phố (gọi chung là thôn) quy định cáchình thức hoạt động tự quản của cộng động dân cư, việc tổ chức hội nghịnhân dân thôn (Điều 16), nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng thôn (Điều 17),việc xây dựng hương ước, quy ước về công việc thuộc nội bộ cộng đồng dân

cư (Điều 18), việc thành lập các tổ chức của thôn như: các tổ hòa giải, anninh, bảo vệ sản xuất, kiến thiết (Điều 19)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Trong bầu trời không gì quí bằngnhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhândân" [8, tr.125] Lấy dân làm gốc là một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí

Trang 22

Minh đã được quán triệt trong QC Việc thực hiện QC sẽ thúc đẩy việc pháthuy QLC của nhân dân, thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân; nângcao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của công dân; khơi dậy tiềm năng, trísáng tạo, sức mạnh vật chất và tinh thần của nhân dân để phát triển kinh tế -

xã hội, cải thiện đời sống cộng đồng; giữ vững kỷ cương phép nước, ngănchặn tiêu cực, nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy CQ; xây dựng niềm tin

và mối quan hệ chặt chẽ giữa dân với Đảng và CQ

1.1.4 Vai trò của Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở ở xã

Nước ta quá độ đi lên CNXH từ một chế độ phong kiến nửa thuộc địa,

ở đó mang nặng dấu Ên của chế độ chuyên chế quân sự Mặc dù trong xã hộilúc bấy giê đã có yếu tố dân chủ truyền thống làng xã và yếu tố sơ khai củadân chủ tư sản nhưng chưa đáng kể Do vậy, nền tảng dân chủ ở cơ sở của tathiếu hụt truyền thống trong lịch sử Điều đó gây không Ýt khó khăn cho việcxây dựng một nước dân chủ theo định hướng XHCN

Trước đây, do tư tưởng duy ý chí, thiếu quan điểm lịch sử cụ thể nênchúng ta chưa coi trọng đúng mức vấn đề "lấy dân làm gốc", vì thế chưa cónhận thức đúng đắn về vấn đề dân chủ ở cơ sở Đây là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế trước thời kỳ đổi mới do chưa pháthuy hết tính tích cực, chủ động sáng tạo của nhân dân, nhất là từ cơ sở

Hiện nay, ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, cũng có nghĩa làchấp nhận sự phân hóa xã hội diễn ra, bất công trong xã hội còn tồn tại, dẫnđến quá trình thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động khó khăn

Cơ sở kinh tế làm nền tảng cho quyền lực chính trị của nhân dân lao độngchưa thực sự đảm bảo; kinh tế NN và kinh tế tập thể nói chung đang rơi vàotình trạng làm ăn thua lỗ hoặc kém hiệu quả, sức cạnh tranh yếu

Thực trạng tình hình hiện nay ở cơ sở nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn,tiêu cực, những yếu kém Người dân ở cơ sở vốn có trình độ dân trí và trình

độ học vấn thấp (kể cả cán bộ xã), vì thế gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận

Trang 23

và hưởng thụ những thành tựu văn hóa, khoa học, kỹ thuật hiện đại Đa số các

cơ sở do đời sống kinh tế khó khăn (nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa) dânchỉ lo kiếm sống, Ýt quan tâm đến vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, họ thậmchí không biết hưởng quyền dân chủ, không biết dùng quyền dân chủ Trongkhi đó bộ máy CQ các cấp chưa thực sự vững mạnh, tình trạng tham nhòng,buôn lậu, lãng phí, quan liêu còn khá phổ biến Hiệu lực quản lý, điều hànhkinh tế - xã hội và pháp luật chưa nghiêm, kỷ cương xã hội bị buông lỏng,niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng bị giảm sút QLC của nhândân bị vi phạm ở nhiều nơi trên nhiều lĩnh vực Trong lĩnh vực quản lý kinh

tế, đất đai, thu chi ngân sách, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động vốnđóng góp của dân có nhiều biểu hiện tiêu cực Một bộ phận cán bộ đảng viênthoái hóa, biến chất, lợi dụng chức quyền, lợi dụng những kẽ hở trong quản lýcủa NN để tham ô, tham nhòng ở nông thôn là tình trạng cán bộ cơ sở bấtchấp pháp luật, cấp bán đất trái thẩm quyền, chi tiêu tài chính sai mục đích vàlãng phí Mâu thuẫn nội bộ ngày một tăng dẫn đến hiện tượng khiếu kiện tậpthể, gây ra không khí rất căng thẳng phức tạp Trong khi nhân dân đấu tranhchống tiêu cực, tham nhòng, đòi quyền tự do dân chủ, đòi đảm bảo công bằng

xã hội thì kết quả khiếu kiện lại chậm được giải quyết và giải quyết khôngthỏa đáng làm cho xuất hiện các điểm nóng, như ở Thái Bình năm 1996 -

1997 có 208/285 xã dân tổ chức khiếu kiện tập thể ở những điểm nóng đó, tổchức Đảng mất vai trò lãnh đạo, bộ máy CQ bị tê liệt, sản xuất bị đình trệ, cácnghĩa vụ đóng góp với NN không hoàn thành Nội bộ nhân dân bị chia rẽ, mấtđoàn kết, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội mất ổn định

Đảng và NN ta đã nhận thấy những yếu kém của dân chủ ở cơ sở vànhận thức được vai trò quyết định của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở trong sự

ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Và, khi QCDCđược ban hành dưới hình thức là một văn bản có tính pháp lý thì hiệu lực của

nó sẽ cao hơn Sự ra đời của QC là một bước đột phá quan trọng trong việchiện thực hóa bản chất dân chủ của NN ta Nó đã cụ thể hóa QLC của nhân

Trang 24

dân ở cơ sở - nơi thực thi dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhất, nơi trực

tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và NN QCDC ở cơ sở là

nội dung cơ bản nhất của dân chủ trực tiếp có ý nghĩa thiết thực và quan trọng đối với toàn bộ nền dân chủ XHCN ở nước ta bởi đó là một phần của

tiến trình mở rộng và thực hiện quyền dân chủ trên cả hai hình thức: dân chủđại diện và dân chủ trực tiếp

QC ra đời là một đòi hỏi tất yếu của quá trình thực hiện dân chủ ởnước ta QC không chỉ đơn thuần là một phản ứng chính trị của Đảng và NNtrước những tình hình phức tạp của những điểm nóng ở cơ sở mà thể hiện cáinhìn hướng tới cơ sở, coi trọng cái gốc ở cơ sở nên mang tính chiến lược, cănbản, lâu dài Lần đầu tiên định hướng chính trị về dân chủ, phương châm đểthực hiện dân chủ như "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đã được cụthể hóa trong một văn bản quy phạm pháp luật Vì vậy, QC thực hiện dân chủ

ở cơ sở có vai trò hết sức to lớn

Một là, thực hiện QCDC góp phần bảo đảm quyền lực chính trị của

nhân dân lao động, xây dựng NN pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, dodân, vì dân ngay ở cấp CQ cơ sở ở nước ta hiện nay Trong một thời gian dàitrước đây, nhiều ĐP đã không thật sự quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng củanhân dân trong việc giải quyết các vấn đề của làng xã Do vậy, khi QCDCđược triển khai, người dân rất phấn khởi và nhiệt tình hưởng ứng

Nơi nào làm tốt việc xây dựng và thực hiện QC, nơi Êy sẽ tạo ra đượcmột phong trào sinh hoạt chính trị rộng lớn, có tác động đến nhiều mặt củađời sống xã hội Thông qua quá trình học tập, xây dựng và thực hiện QC, cán

bộ, nhân dân đã thấy rõ hơn quyền cũng như trách nhiệm của mình trong việcxây dựng đời sống dân chủ ở cơ sở, ý thức làm chủ, ý thức công dân củangười dân đã có sự chuyển biến khá rõ Ngay từ trong cộng đồng dân cư nhỏhẹp như xã, phường, người dân đã có thể trực tiếp bày tỏ chính kiến của mình,trực tiếp quyết định và giám sát các công việc của cộng đồng xã hội

Trang 25

Với những thông tin về chính sách, pháp luật, về nội dung các hoạtđộng của ĐP, của cơ sở được đưa ra kịp thời và công khai, với những điềungười dân được bàn bạc thảo luận và quyết định trực tiếp hoặc tham khảo cho

sự quyết định của cấp CQ cơ sở, người dân đã từng bước học làm chủ, tậplàm chủ và dần dần biết làm chủ

Vậy là, nhân dân đã không chỉ tồn tại với tư cách là một người côngdân thông thường mà còn với tư cách là người chủ thực sự về tư liệu sản xuất,người chủ thực sự về chính trị và quyền lực chính trị QLC của nhân dân biểuhiện trong việc thực thi chính trị, quản lý NN, quản lý kinh tế - xã hội ở từngcấp, từng ngành, từng ĐP và của mỗi cá nhân cụ thể Người dân vừa là kháchthể vừa là chủ thể của quyền lực NN Lợi Ých của mỗi thành viên, của từng tổchức xã hội, giai cấp, tầng líp đều nằm trong lợi Ých của toàn xã hội Chínhthực hiện tốt dân chủ ở cơ sở tạo ra một cơ chế phát huy QLC cho mọi côngdân nhằm bảo đảm quyền lực chính trị của nhân dân lao động và góp phần làmphong phú hơn hình thức thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động

Rõ ràng không thể chỉ nâng cao chất lượng của dân chủ đại diện là đủ mà cònphải thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp một cách thiết thực và có hiệu quảmới bảo đảm tốt cho nhân dân lao động làm chủ đích thực quyền lực củamình

Mặc dù cả dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp đều phản ánh nguyệnvọng, ý chí, quyền lực của nhân dân, là phương thức thể hiện dân chủ XHCN,nhưng mỗi phương thức lại có những ưu, nhược điểm khác nhau Dân chủ đạidiện dễ tổ chức thực hiện, dễ tập trung thống nhất, nhưng lại khó bao quát hếtthực tiễn đời sống cũng như ý chí, nguyện vọng của các tầng líp nhân dân.Dân chủ trực tiếp thì ngược lại, khó tổ chức một cách tập trung, khái quátnhưng lại bao quát được mọi khía cạnh của thực tiễn cũng như ý chí, nguyệnvọng của các tầng líp nhân dân Do đó dân chủ trực tiếp có khả năng thể hiệnmột cách khách quan ý chí nguyện vọng của nhân dân không qua một hìnhthức trung gian nào, thể hiện một cách ưu việt nhất quyền lực của nhân dân

Trang 26

lao động trong việc quản lý xã hội, đúng theo quan điểm của Mác là khi đóquyền lực thực tế mới thuộc về dân, nhân dân tự quản lý xã hội của mình và

xã hội được quản lý bởi nhân dân và vì nhân dân

Hai là, thực hiện dân chủ ở cơ sở là một giải pháp hạn chế sự tha hóa

của quyền lực nhà nước Quyền lực chính trị của nhân dân lao động được thểhiện tập trung thông qua quyền lực NN Với hình thức dân chủ đại diện,quyền lực NN sẽ được giao cho một số người đảm nhận, chịu trách nhiệmquản lý, điều hành công việc chung Nhưng quy luật chung là khi tập trungquyền lực thì dễ dẫn đến lạm quyền, lộng quyền Những người đại diện choquyền lực của nhân dân rất dễ rơi vào sự tha hóa, độc đoán, quan liêu nếukhông có một cơ chế kiểm soát quyền lực

Trong thời gian qua ở nước ta, hiện tượng những người có chức, cóquyền đã lợi dụng quyền lực để mưu cầu lợi Ých riêng cho mình không phải

là Ýt Họ đã dùa vào địa vị của mình, mặc dù địa vị mà họ có được là do nhândân bầu ra, để nhận hối lé, tham nhòng, làm trái với mục tiêu của Đảng Họtrở nên những người xa lạ với dân, với Đảng, với NN Bộ máy CQ trở thànhquan liêu, bảo thủ và trì trệ, nó không còn đại diện được cho lợi Ých của nhândân, của toàn xã hội nữa mà chính nó lại vi phạm đến lợi Ých của nhân dânlao động, đến lợi Ých mà nó đại diện

Để hạn chế sự tha hóa của quyền lực NN, cần phải làm trong sạch bộmáy lãnh đạo của Đảng và CQ ngay ở từng cơ sở Từ khi triển khai thực hiện

QC, người dân đã biết sử dụng QLC của mình để đấu tranh với những hiệntượng tiêu cực Êy

Chính nhờ những quy định rõ ràng các việc cần thông báo cho dânbiết, những việc dân được bàn, những việc dân được giám sát, kiểm tra, tàichính được công khai, minh bạch đã làm hạn chế rất nhiều các biểu hiện thahóa của các cán bộ, đảng viên trong bộ máy quyền lực NN Thực hiện dânchủ ở cơ sở không chỉ làm cho nhân dân lao động từng bước thể hiện QLC

Trang 27

mà còn làm cho các cấp ủy đảng, CQ, đảng viên nhận thức rõ hơn về QLCcủa nhân dân cũng như ý thức được trách nhiệm phục vụ nhân dân, phát huydân chủ, giữ gìn kỷ cương, phép nước.

Ở những nơi làm tốt việc triển khai thực hiện QC, ý thức xây dựngcộng đồng, xây dựng Đảng, xây dựng CQ được nâng lên Nó không chỉ gópphần nâng cao ý thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về thực hiện và pháthuy dân chủ và QLC của nhân dân mà còn làm chuyển biến một bước vềphương thức lãnh đạo của cấp ủy đảng, phương thức điều hành và lề lối làmviệc của các cấp CQ, nhất là ở cơ sở Nhân dân đã mạnh dạn thẳng thắn, cởi

mở, chân thành phê bình cán bộ, đảng viên, đóng góp xây dựng tổ chức đảng,giúp tổ chức đảng loại được nhiều cán bộ, đảng viên kém phẩm chất, nănglực, thoái hóa, biến chất Nhiều tổ chức đảng biết gắn với việc xây dựng chỉnhđốn đảng (theo tinh thần Nghị quyết TW sáu lần hai) làm cho mối quan hệgiữa đảng viên và dân gắn bó với nhau hơn, Đảng và dân gần nhau hơn, tinnhau hơn, nhờ vậy tổ chức đảng thêm vững mạnh

Nhiều cấp CQĐP đã rà soát, loại bỏ các văn bản quy định không cònphù hợp với QCDC, cản trở QLC của dân và công tác quản lý của cơ quan

NN, công khai hóa các văn bản thủ tục hành chính, phí, lệ phí, thời gian giảiquyết công việc, lịch tiếp dân Tăng cường xuống cơ sở để nghe trực tiếp ýkiến dân, đối thoại, tháo gỡ những vướng mắc của dân một cách kịp thời, làmcho mối quan hệ của dân với CQ ngày một gắn bó, uy tín của CQ cơ sở đượcnâng lên và hoạt động của bộ máy CQ có hiệu quả hơn trước

Có thể nói, thực hiện dân chủ ở cơ sở là một cuộc cách mạng có tácdụng sâu sắc đến ý thức và phong cách, phương thức lãnh đạo của cấp ủy, sựđiều hành của CQ cơ sở đối với sự tôn trọng QLC của người dân Từ đó cán

bộ sát dân hơn, bớt đi thái độ hống hách, cửa quyền, nhòng nhiễu dân Khôngnhững thế, cán bộ còn chăm lo giữ gìn phẩm chất đạo đức của mình, từ đó

Trang 28

làm cho mối quan hệ giữa dân với CQ cởi mở hơn, góp phần làm cho CQ hoạtđộng có hiệu quả hơn.

Ba là, thực hiện dân chủ ở cơ sở khơi dậy sức mạnh tiềm tàng của

nhân dân lao động, phát huy cao độ mọi tiềm năng, trí tuệ của nhân dân trongquá trình xây dựng NN và xã hội, giải quyết những vấn đề lớn từ quốc kế dânsinh đến những việc của đời sống cộng đồng, đời sống dân cư Thông quahình thức hoạt động dân chủ trực tiếp tại cơ sở, người dân có điều kiện thamgia ý kiến, có điều kiện tập dượt, trưởng thành trong vai trò của người làmchủ đích thực Khi Đảng và NN quan tâm, biết lắng nghe và học hỏi dân, biếtbồi dưỡng và nâng cao đời sống của dân thì nhân dân không chỉ nói lên điềumình mong muốn mà còn gợi ý, kiến nghị và chỉ ra rằng Đảng và NN cầnphải hành động như thế nào, bằng phương pháp công cụ nào để giải quyết cácvấn đề kinh tế - xã hội Chính những sáng kiến đầy tâm huyết của dân đã tạonên nguồn trí tuệ quý giá không gì thay thế được cho những chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng và NN, tạo ra những bước phát triển vữngchắc của đất nước trên con đường phát triển và hội nhập

Qua hoạt động dân chủ ở cơ sở, Đảng và NN có thể nhận được nhữngthông tin phản hồi nhanh nhất về hiệu lực, hiệu quả của các chủ trương đã banhành Nhờ vậy, Đảng và NN sẽ kiểm nghiệm được đường lối, chính sách có

xa rời thực tế hay không từ đó mà khắc phục bệnh quan liêu, duy ý chí, xa rờithực tế, nhằm tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân

Ở địa bàn xã, QC đã được sự nhiệt tình hưởng ứng của nhân dân và sựchỉ đạo sát sao của các cấp CQ nên đem lại nhiều kết quả thiết thực trong lĩnhvực phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng Khi tài chính được côngkhai, dân được tham gia góp ý kiến về những công việc cụ thể, người dân sẵnsàng đóng góp tiền của, công sức để xây dựng các công trình phục vụ thiếtthực cho cuộc sống Ví như những căn nhà tình nghĩa, nhà tình thương,trường học, nghĩa trang liệt sĩ, các công trình thủy lợi, đường liên thôn, liên

Trang 29

xã với giá trị hàng trăm triệu đến hàng chục tỷ đồng đã được xây dựng.Nhiều công trình trước đây chờ xin ngân sách cấp trên nhưng nay đưa ra dânbàn, dân quyết định thì lại triển khai nhanh gọn Phong trào cứng hóa kênhmương, nhựa hóa, bê tông hóa đường giao thông nông thôn, được dân đồngtình, tích cực, tự giác tham gia Các công trình hoàn thành nhanh gọn và đạthiệu quả cao Kể cả việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi hợp tác xã,quản lý đất đai được nhân dân giám sát chặt chẽ nên góp phần vào ổn địnhnông thôn, kinh tế phát triển theo chiều hướng tiến bộ.

Bốn là, thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với phát triển văn hóa xã hội Từ

khi có Nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII) và Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị,các ĐP đã kết hợp chặt chẽ cả hai nội dung: triển khai QCDC với "Phong tràotoàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" nhằm khắc phụcnhững vấn đề nhức nhối về tư tưởng đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường vănhóa, văn minh lành mạnh trong từng gia đình, làng xã, vận động nhân dân xâydựng nếp sống văn minh, lối sống lành mạnh, bài trừ hủ tục, tệ nạn xã hội và

mê tín dị đoan

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dâncư" huy động mọi nguồn lực nhân dân và cả HTCT từ trên xuống, từ trongĐảng, cơ quan NN, các đoàn thể đến toàn xã hội, gồm các phong trào như:Người tốt việc tốt, Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa, Xóa đói giảmnghèo, Xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn minh Tất cảcác phong trào Êy được hưởng ứng vào công cuộc thi đua yêu nước: "Tất cả

vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"

Năm là, thực hiện dân chủ ở cơ sở tạo ra cơ sở pháp lý để MTTQ các

cấp và các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện được vai trò cầu nối giữa NN vànhân dân trong phát huy dân chủ XHCN MTTQ, các tổ chức thành viênthông qua hoạt động phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân, chỉ đạo triểnkhai xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện QCDC, đã phát huy tốt

Trang 30

vai trò đại diện QLC của nhân dân, góp phần tạo ra môi trường dân chủ lànhmạnh ở cơ sở, góp phần củng cố, kiện toàn tổ chức đảng, CQ các cấp.

Như vậy, việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở là một cách thiếtthực nhất, là cơ sở cho nhân dân lao động được làm chủ một cách thực sự trênmọi phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội Đó cũng chính là mộtcách làm hiệu quả nhất để cho nhân dân lao động đảm bảo được quyền lựcchính trị của mình, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng NN phápquyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay

1.2 VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC TA VÀ TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ

1.2.1 Khái niệm về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị nước ta

CQ nhân dân MT phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăngcường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham giaxây dựng và củng cố CQ nhân dân, cùng NN chăm lo và bảo vệ lợiÝch chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện QLC,nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt độngcủa cơ quan NN, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức NN [9]

Cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992, Điều 1 Luật MTTQVN qui định:

"MTTQVN là bộ phận của HTCT của nước CHXHCN Việt Nam." [10] Đây

Trang 31

là quan điểm, chủ trương chiến lược của Đảng ta về MTTQ trong thời kỳ đổimới, tiến hành CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được thểchế hóa và bảo đảm bằng pháp luật của NN

Trước hết cần thấy rằng, ở nước ta HTCT là hệ thống về mặt tổ chức

và chức năng của các cơ quan, các tổ chức như Đảng - NN - MTTQ, các tổchức chính trị - xã hội là thành viên của MTTQ (như Đoàn thanh niên, Hộinông dân, Tổ chức công đoàn, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh) và đoàn thểquần chúng nhằm thực hiện một trong những nhiệm vụ Hiến định quan trọngbậc nhất là phát huy dân chủ, QLC của dân Để nâng cao vai trò lãnh đạo củaĐảng, tăng cường hiệu lực quản lý của NN, phát huy QLC của dân cần xácđịnh đúng đắn vai trò và mối quan hệ qua lại giữa Đảng, NN và MTTQ Dovậy, phải làm rõ hơn vị trí và chức năng của từng bộ phận trong HTCT và tìm

ra được những bảo đảm, trong đó có các bảo đảm về pháp luật, để ghi nhận vịtrí, chức năng và mối liên hệ trong hệ thống Đảng ta đã khẳng định, trongHTCT nước ta, MTTQVN có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoànkết toàn dân, phát huy dân chủ, là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợpkhối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện giám sát của nhân dân

Để làm rõ hơn về mặt pháp lý khái niệm về MTTQVN và vấn đềMTTQVN trong HTCT nước ta cần phân tích kỹ các điều, khoản của LuậtMTTQVN

a) MTTQ với tư cách là bộ phận của HTCT - mét trong những chủ thể

tổ chức thực hiện, phát huy dân chủ, QLC của nhân dân và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân Mét trong những vấn đề bức xúc nhất từ nhiều năm

nay trong số các vấn đề cơ bản của HTCT ở nước ta là: làm thế nào có nhữngđòn bẩy để thực sự phát huy dân chủ, QLC của nhân dân Vấn đề này có thểthấy trong vai trò của MTTQVN Luật MTTQVN ra đời là một bước tiếnquan trọng trong việc giải quyết nhiệm vụ trọng đại đó, xác định địa vị pháp

Trang 32

lý của MTTQ trong HTCT và là một công cụ pháp lý hữu hiệu tổ chức thựchiện và phát huy dân chủ, QLC của nhân dân.

Các điều của chương I Luật MTTQVN được thiết kế nhằm vừa thiếtlập vừa triển khai sơ đồ HTCT ở nước ta để đi đến mục tiêu phát huy dân chủ,QLC của nhân dân thông qua mét trong những chủ thể của HTCT là MTTQ

ở đây có ba vấn đề Luật đã giải quyết trên cơ sở Hiến pháp: MTTQ là gì; vịtrí và chức năng của MTTQ trong HTCT; quan hệ của MTTQ với NN, vớinhân dân và với các tổ chức và cá nhân là thành viên

Điều 1 Luật MTTQVN quy định: "MTTQVN là bộ phận của HTCTcủa nước CHXHCN Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ

sở chính trị của chính quyền nhân dân" [10] và "MTTQ là Tổ chức liên minhchính trị, liên hiệp tự nguyện của Tổ chức chính trị …" [10] Như vậy, Luật

đã khẳng định: Một mặt, Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là Đội tiênphong của giai cấp công nhân Việt Nam vừa là tổ chức lãnh đạo HTCT, trong

đó có MTTQ, vừa là tổ chức thành viên của MTTQ; Mặt khác, MTTQVN mét tổ chức bao gồm hầu hết các thành phần giai cấp và tầng líp xã hội ởnước ta là cơ sở chính trị của CQ nhân dân

Do vậy, trong HTCT Đảng Cộng sản với tư cách là Đội tiên phongcủa giai cấp công nhân Việt Nam vừa là tổ chức lãnh đạo HTCT, trong đó cóMTTQ, vừa là tổ chức thành viên của MTTQ do MTTQ là tổ chức liên minhchính trị rộng lớn nhất ở nước ta Trong quan hệ giữa Đảng và MTTQ, Chủtịch Hồ Chí Minh đã từng dạy:

Đảng không thể đòi hỏi MT thừa nhận quyền lãnh đạo củamình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất

và chân thực nhất Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quầnchóng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạocủa Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo [12 tr 115]

Trang 33

Sự tập hợp của nhõn dõn thụng qua cỏc đoàn thể và cỏ nhõn rộng róitrong toàn xó hội trong một thực thể tổ chức là MTTQVN để trở thành một bộphận của HTCT, tức là nhõn dõn cú tổ chức đứng ra tổ chức thực hiện và phỏthuy dõn chủ, QLC của mỡnh Đú là điểm quan trọng nhất trong LuậtMTTQVN bảo đảm tớnh dõn chủ và cơ sở phỏp lý cho việc triển khai và đổimới cỏc hoạt động của MTTQ cỏc cấp.

Việc tự nhõn dõn đứng ra tổ chức thực hiện và phỏt huy dõn chủ,QLC của mỡnh thụng qua MTTQ với tư cỏch một bộ phận của HTCT thể hiện

ở bản chất và tớnh nhõn dõn của MTTQ, ở nhiệm vụ và chức năng của MTTQtrong HTCT, và ở quan hệ của MTTQ với NN Việc tự nhân dân đứng

ra tổ chức thực hiện và phát huy dân chủ, QLC của mình thông qua MTTQvới t cách một bộ phận của HTCT thể hiện ở bản chất và tính nhân dâncủa MTTQ, ở nhiệm vụ và chức năng của MTTQ trong HTCT, và ở quan hệcủa MTTQ với NN

Phạm vi thành viờn tham gia của MTTQ hết sức rộng rói, bao gồm cỏc

tổ chức chớnh trị - xó hội, cỏc tổ chức xó hội và cỏ nhõn tiờu biểu trong toàn

xó hội, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (cỏc Điều 1 và 4)

Cỏc nguyờn tắc tổ chức và hoạt động của MTTQ được dựa trờn cơ sở

tự nguyện, hiệp thương dõn chủ, phối hợp và thống nhất hành động (Điều 3)

Quan hệ của cỏc tổ chức thành viờn trong MTTQ dựa trờn cơ sở thỏathuận hợp tỏc bỡnh đẳng, đoàn kết chõn thành, tụn trọng lẫn nhau (Điều 4)

Tất cả những điều đú quy định bản chất và tớnh nhõn dõn của MTTQ

Về bản chất, MTTQ với tư cỏch là bộ phận của HTCT, khụng phải là

cơ quan NN, mà là nơi tập hợp tự nguyện của mọi tầng lớp xó hội khụng cú sựphõn biệt nào về giai cấp, quỏ khứ, tụn giỏo, thành phần xó hội Điều này quyđịnh vị trớ, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đặc trưng của MTTQ trongHTCT (Điều 2) Đồng thời chớnh bản chất đú khẳng định MTTQ là bộ phậnquan trọng và khụng thể thiếu của HTCT, như một Tổ chức để thực hiện QLC

Trang 34

của dân ở nước ta Đây là một nét rất độc đáo của chế độ chính trị nước ta, thểhiện sức rõ nét nền dân chủ, trong đó NN ta là NN của dân, do dân, vì dân vàtruyền thống Đại đoàn kết quý báu của dân téc Việt Nam Có thể nói MTTQchính là cái cốt vật chất đầy sức hót để chuyển hóa tinh thần và truyền thốngĐại đoàn kết dân téc từ sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật chất hiện thựccủa cả dân téc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng của dân.

QLC của nhân dân qua kênh MTTQ được Luật MTTQVN xác địnhnổi bật trong những nhiệm vụ của MTTQVN do MTTQ tiến hành và thamgia, phối hợp cùng với NN tiến hành nhằm thực hiện các nhiệm vụ trọng đạicủa công cuộc đổi mới và dân chủ hóa đất nước (Điều 2)

Với tư cách là bộ phận của HTCT, MTTQ trong khi thực hiện cácnhiệm vụ của mình phải xác lập mối quan hệ với các cơ quan NN và ngượclại Luật MTTQVN xác định tính chất quan hệ giữa MTTQ với NN là quan hệphối hợp, và NN có trách nhiệm tạo điều kiện để MTTQ hoạt động có hiệuquả (Điều 5) Như vậy, MTTQ là bộ phận độc lập của HTCT, có địa vị bìnhđẳng với NN và quan hệ giữa MTTQ với NN là quan hệ phối hợp, tôn trọnglẫn nhau MT, không nằm trong hệ thống bộ máy NN Đây là điểm mấu chốt

để MTTQ thực hiện chức năng của mình trong HTCT, phát huy dân chủ,QLC của nhân dân trong điều kiện cụ thể của Việt Nam

b) Trách nhiệm và quyền của MTTQ với tư cách là một bộ phận của HTCT trong thời kỳ đổi mới Cụ thể hóa chức năng và nhiệm vụ của MTTQ

với tư cách là bộ phận trong HTCT, Luật MTTQVN quy định các "kênh" tổchức thực hiện và phát huy dân chủ, QLC của nhân dân cả trong cơ chế thamgia quản lý lẫn cơ chế tác động vào quản lý NN bằng các quyền và tráchnhiệm cụ thể của MTTQ trong chương II Các quyền và trách nhiệm này đượcthực hiện trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa MTTQ với nhân dân và NNcũng như vai trò cầu nối giữa nhân dân với Đảng và NN của MTTQ

Trang 35

- Tập hợp và đoàn kết mọi lực lượng yêu nước Chức năng vốn có này

của MTTQ hiện nay càng phải đặc biệt được nhấn mạnh nhằm hoàn thànhnhiệm vụ lịch sử vĩ đại là đổi mới đất nước - mét nhiệm vụ mà chỉ có toàndân "không phân biệt giai cấp và tầng líp xã hội, dân téc, tín ngưỡng, tôn giáo,quá khứ" (Điều 6), người Việt Nam ở trong nước hay người Việt Nam ở nướcngoài mới thực hiện được Đó cũng là di sản tư tưởng quý giá nổi bật mà Chủtịch Hồ Chí Minh để lại cho chóng ta về Đại đoàn kết dân téc Người còn nói:

"Trong Cách mạng dân téc dân chủ nhân dân cũng như trong Cách mạngXHCN, Mặt trận Dân téc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớncủa Cách mạng Việt Nam " [12, tr 401]

MTTQVN tập trung trong cơ cấu của nó nhiều tổ chức quần chúngquan trọng như: Tổng Liên đoàn lao động, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, HộiNông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ, v.v…, và các thành viên làcác cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng líp xã hội, các dân téc, cáctôn giáo, giới kinh doanh v.v …, là nơi thu hót được nhiều người tham gia, làmcho các cuộc vận động toàn dân, các phong trào quần chúng trong việc giảiquyết các nhiệm vụ do Đảng phát động trở thành hiện thực

Xây dựng và tập hợp khối Đại đoàn kết toàn dân là trách nhiệm lớnlao của MTTQ mà Đảng giao phó trở thành trách nhiệm pháp lý của MTTQ -mét vinh dự của MTTQ như một công cụ có hiệu lực thực sự và thực tế pháthuy sức mạnh của toàn dân đưa nước ta vững bước tiến vào thế kỷ XXI

- Tham gia, phối hợp với các cơ quan NN trong việc thực hiện những

nhiệm vụ có tính xã hội và nhân dân rộng lớn Những nhiệm vụ như tuyêntruyền, vận động nhân dân thực hiện QLC, thi hành chính sách, pháp luật, tổchức vận động nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở, hướng dẫn nhân dân xâydựng hương ước, quy ước về nếp sống tự quản ở thôn, làng, Êp, bản, tổ dânphố và cộng đồng dân cư khác ở cơ sở (Điều 7) Một mình NN sẽ không thể

Trang 36

đảm đương hết được các công việc trên nếu không có sự tham gia của MTTQcác cấp ở đây kênh MT được đặc biệt phát huy

Hiệu quả thuyết phục, vận động của MT được thể hiện rõ trong nhữngphong trào mang tính toàn dân như: Phong trào đền ơn đáp nghĩa, Cuộc vậnđộng toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, Quyên gópủng hộ đồng bào bị lũ lụt, Vận động toàn dân mua công trái hay MT tham giavới NN trong các chương trình xóa đói giảm nghèo, Chương trình chống tệnạn xã hội, Chương trình giải quyết các xã nghèo MT còng tham gia mộtcách có hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở, góp phần giải quyết các

"điểm nóng" hiện nay

Trong quá trình thực hiện công tác quần chúng, trực tiếp tiếp xúc vớicác tầng líp nhân dân, MT tổng hợp, nghiên cứu ý kiến, nguyện vọng, kiếnnghị của nhân dân để kiến nghị với cơ quan NN Đây là một trách nhiệm hếtsức quan trọng của MTTQ trong việc phát huy dân chủ, QLC của dân

- Tham gia xây dựng và củng cố CQ nhân dân và thực hiện hoạt động

giám sát đối với cơ quan NN, đại biểu dân cử và cán bộ công chức NN Trong

trách nhiệm và quyền tham gia vào xây dựng và củng cố CQ nhân dân,MTTQ tham gia công tác bầu cử, tham gia xây dựng pháp luật, tham gia hoạtđộng tố tụng, tuyển chọn thẩm phán, giới thiệu hội thẩm nhân dân, tham dựcác phiên họp của UBTV Quốc hội, Chính phủ, các kỳ họp của HĐND, hộinghị của UBND khi bàn đến các vấn đề liên quan Hoạt động giám sát của

MT đối với cơ quan NN, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức NN đã đượcquy định cụ thể trong các Điều 8, 9, 10, 11 và 12 của Luật MT

Điều 8 Luật MTTQVN qui định: "Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của mình, theo qui định của pháp luật về bầu cử, MTTQVN tổ chứchiệp thương, lùa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đạibiểu HĐND" Như vậy, MTTQ là chủ thể của hoạt động hiệp thương lùa chọn,giới thiệu những người ứng cử vào các cơ quan quyền lực NN Việc MTTQ tập

Trang 37

trung trong cơ cấu của nó nhiều tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các

cá nhân tiêu biểu rộng rãi trong toàn xã hội để tổ chức hiệp thương, lùa chọn,giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thể hiện vaitrò chủ động, tích cực và quan trọng của MTTQ trong việc xây dựng CQ của dân,thể hiện hết sức rõ nét quyền của nhân dân trong việc thiết lập ra NN củachính mình

Mục tiêu của hoạt động giám sát của MTTQ là nhằm xây dựng và bảo

vệ NN (các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp) trong sạch, vững mạnh,hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi Ých chính đáng của nhândân MTTQ thông qua hoạt động của mình, tổng hợp ý kiến của nhân dân vàcác thành viên của MT kiến nghị với cơ quan NN có thẩm quyền biểu dương,khen thưởng người tốt, việc tốt, xem xét, giải quyết, xử lý những trường hợp

vi phạm pháp luật (Điều 12)

Việc Luật MTTQVN được Quốc hội thông qua có ý nghĩa chính trị pháp lý to lớn củng cố cơ sở pháp lý và tạo ra những xung lực mới phát huyQLC của nhân dân, thực hiện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" Nókhông chỉ là cơ sở pháp lý để MTTQ thực hiện tốt vai trò của mình trongHTCT và đổi mới phương thức hoạt động có hiệu quả hơn với tư cách là bộphận hữu cơ trong hệ thống đó, mà còn có ý nghĩa chính trị hết sức quantrọng trong việc tăng cường khối Đại đoàn kết toàn dân và phát huy dân chủ,

-và do vậy, trên trường quốc tế hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay, MTTQ phát huy một cách hiệu quả QLC củanhân dân, thực hiện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", góp phần quantrọng tăng cường khối Đại đoàn kết toàn dân và phát huy dân chủ ở nước ta vànhư vậy cũng là góp phần giải quyết một trong những vấn đề bức xúc nhất từnhiều năm nay trong số các vấn đề cơ bản của HTCT nước ta là: làm thế nào cónhững đòn bẩy để thực sự phát huy dân chủ, QLC của dân Hội nghị Ban chấphành TW Đảng lần thứ 7 (phần 2) khóa IX để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội IX

Trang 38

của Đảng đã ra Nghị quyết chuyên đề: "Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàndân téc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" Hội nghị

đã xác định rõ những quan điểm lớn trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kếttoàn dân téc Đặc biệt, Hội nghị đã nhấn mạnh những chủ trương, giải pháp chủyếu nhằm củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân téc, trong đó đẩymạnh việc thực hiện dân chủ; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợpnhân dân, nâng cao vai trò MT và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện đạiđoàn kết toàn dân téc trong tình hình mới đã được hết sức chú trọng, khẳng định

ý nghĩa to lớn của Mặt trận dân téc thống nhất trong giai đoạn hiện nay [11]

Bác Hồ đã từng nói: "Đảng ta có chính sách mặt trận dân téc đúng đắn,cho nên đã phát huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ vang củadân téc ta" [13, tr 401] Để MTTQVN hoàn thành trách nhiệm và quyền củamình với tư cách là bộ phận trong HTCT nước ta: một mặt, không "hành chínhhóa" và "Nhà nước hóa" MTTQ, không coi và sử dụng MTTQ như là một nhánhcủa CQ, của cơ quan quyền lực Trong quan hệ với dân với tư cách là bộ phậncủa HTCT, MTTQ phải là nơi thực sự tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kếttạo nên sức mạnh tổng hợp của dân trong vai trò tham chính, tham nghị củamình Mặt khác, tránh "hình thức hóa" trong hoạt động của MT Do vậy, nhìnchung, MTTQ cần đóng vai trò như một tổ chức phản biện đối với cơ quan NN,vừa nhằm xây dựng và bảo vệ NN trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệulực, hiệu quả, vừa nhằm bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của công dân và các tầnglíp xã hội, dân téc, tôn giáo ở nước ta, bảo đảm sự thành công của chủ trương

chiến lược trong thời kỳ đổi mới của Đảng ta là: Đoàn kết, Dân chủ, ổn định

và Phát triển, thực hiện lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân

chủ, văn minh

1.2.2 Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở

Trang 39

Căn vào chức năng, nhiệm vụ của MTTQVN như đã nói ở trên; trên

cơ sở các quy định những công việc CQ cần phối hợp với UBMTTQ xã,phường được quy định trong QCDC cơ sở, công tác MT tham gia thực hiệnQCDC bao gồm các vấn đề sau [54]:

UBMTTQ xã, phường tham gia tuyên truyền, phổ biến QCDC

UBMTTQ phối hợp với CQ và các tổ chức thành viên của MTTQtuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân ở cơ sở những chủ trương,chính sách của Đảng, những quy định của NN về xây dựng và thực hiệnQCDC ở cơ sở, về QLC của nhân dân, nhất là quyền làm chủ trực tiếp, dânchủ đại diện được quy định trong QCDC Tổ chức nhân dân học tập quán triệtcác quan điểm của Đảng trong Chỉ thị 30 CT như đã nêu trên, để nhân dân sửdụng đúng quyền và trách nhiệm của mình đã quy định trong QC

MT chủ trì tổ chức học tập cho những người tiêu biểu như: nhân sĩ, tríthức, già làng, chức sắc, chức việc trong tôn giáo, người tiêu biểu trong cácdân téc để học tập nắm vững nội dung QCDC, qua đó các vị sẽ giúp MTtuyên truyền, vận động, giải thích trong giới mình, tổ chức mình thực hiện

UBMTTQ chủ trì tổ chức cho cán bộ chuyên trách công tác MT; cán

bộ trong Ban Thường trực MT xã, phường, Trưởng ban công tác MT ở thôn,làng, Êp, bản, khu phố; Trưởng Ban TTND nghiên cứu, học tập để quán triệtChỉ thị 30 CT của Bộ Chính trị, NĐ 29 và các văn bản pháp luật liên quan đểtham gia thực hiện và tổ chức thực hiện từng cấp và địa bàn dân cư

UBMTTQ phối hợp với tổ chức thành viên thống nhất kế hoạch tuyêntruyền, phổ biến rộng rãi trong đoàn viên, hội viên; giáo dục hội viên, đoànviên gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân thực hiện

Trong việc tuyên truyền, phổ biến QCDC ở cơ sở, MT cần quán triệt

tư tưởng và đồng thời là bài học mà Đảng ta đã tổng kết: phát huy QLC củanhân dân vừa là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của sựnghiệp cách mạng, nhất là trong công cuộc đổi mới của thời đại CNH, HĐH

Trang 40

đất nước Mở rộng dân chủ XHCN, từng bước thực hiện quyền dân chủ củanhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất là bản chất tốt đẹp của NN, nhằmthu hót mọi tầng líp nhân dân tham gia quản lý NN, quản lý xã hội, tham giakiểm tra, giám sát hoạt động của NN, của CQ ở cơ sở, khắc phục tình trạngsuy thoái, quan liêu và vi phạm QLC và tệ tham nhòng Dân chủ phải đi đôivới kỷ cương, kỷ luật, chống khuynh hướng dân chủ cực đoan, quá khích.Dân chủ phải trong khuôn khổ của pháp luật.

Công tác tuyên truyền, phổ biến của MT phải đến địa bàn dân cư,thông qua các Ban công tác MT ở thôn, làng, Êp, bản, tổ dân phố để từ đó phổbiến cho dân tới từng hộ gia đình Đây là thế mạnh của công tác MT và tổchức MT, để truyền đạt chủ trương, chính sách pháp luật tới từng người dân,

tổ chức các hoạt động phong trào nhân dân vì lợi Ých của Đảng và NN

UBMTTQ phối hợp với HĐND, UBND xã, phường và các tổ chức thành viên thực hiện QCDC ở cơ sở

- UBMTTQ tích cực, chủ động phối hợp với HĐND, UBND và các tổchức thành viên chỉ đạo và tổ chức để nhân dân được quyền thông tin về phápluật, về chính sách của NN, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đếnđời sống và lợi Ých hàng ngày của dân trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xãhội, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội Ví dụ như thông báo để nhân dân được biếtcác Nghị quyết của HĐND, UBND xã và của các cấp trên liên quan đến ĐP;

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã, kế hoạch vay vốn pháttriển sản xuất, xóa đói giảm nghèo; dự án xây dựng đường làng, đường xã,xây dựng trường học, trạm xá, trạm bơm, trạm biến thế

Hình thức thông tin có hiệu quả của MT là thông qua các Ban côngtác MT, thông qua các tổ chức thành viên của MT, những người tiêu biểutrong các dân téc và chức sắc tôn giáo, cán bộ đã nghỉ hưu, người cao tuổi (theo các quy định tại chương II bản QC)

Ngày đăng: 28/10/2014, 14:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
2. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
3. Đỗ Mười (1997), "Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa - mét giải pháp cơ bản, cấp thiết để xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh", Tạp chí Cộng sản, (14) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa - mét giải pháp cơbản, cấp thiết để xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh
Tác giả: Đỗ Mười
Năm: 1997
4. Lê Khả Phiêu (1998), "Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện thiết chế dân chủ cơ sở", Tạp chí Cộng sản, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng vàthực hiện thiết chế dân chủ cơ sở
Tác giả: Lê Khả Phiêu
Năm: 1998
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ ba khóa VIII, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hànhTrung ương lần thứ ba khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1997
6. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1998), Văn bản về quy chế thực hiện dân chủ và Nghị định 29/NĐ-CP, Cục xuất bản - Bé Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản về quy chế thực hiệndân chủ và Nghị định 29/NĐ-CP
Tác giả: Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ
Năm: 1998
8. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy (phần 2) khóa IX, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trungương Đảng lần thứ bảy (phần 2) khóa IX
12.Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1989
13.Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, tập 9, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1989
14.Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
15.Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết số 07/TW của Bộ Chính trị ngày 17/11, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 07/TW của Bộ Chính trịngày 17/11
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1993
16.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứVIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1996
17.Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy (khóa VIII), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trungương lần thứ bảy (khóa VIII)
18.Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 18/2 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trịngày 18/2 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1998
20.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Đề tài khoa học cấp Bộ của Ban dân chủ - pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
21.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Báo cáo tổng kết 3 năm của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về Mặt trận Tổ quốc tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết 3 năm của Ủy ban Trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về Mặt trận Tổ quốc tham gia thựchiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
22.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Báo cáo tổng kết 6 năm của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về Mặt trận Tổ quốc tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết 6 năm của Ủy ban Trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về Mặt trận Tổ quốc tham gia thựchiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
70.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VI
Tác giả: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
71.Phan Xuân Sơn (Chủ biên) (2002), Các đoàn thể nhân dân với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các đoàn thể nhân dân với việc bảođảm dân chủ ở cơ sở hiện nay
Tác giả: Phan Xuân Sơn (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w