Phân tích cơ sở lý luận về dân chủ, quy chế dân chủ ở cơ sở cũng như những vấn đề lý luận liên quan đến việc kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, yêu cầu khách quan cần tăng cường sự kết hợp đó trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Phân tích những thành tựu và hạn chế trong kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phè Hà Nội những năm vừa qua. Đề xuất và luận chứng các giải pháp tăng cường sự kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phè Hà Nội hiện nay.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngay từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền vềtay nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳngđịnh: Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu lợi Ých đều vì dân, bao nhiêuquyền hạn đều của dân Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân Chính quyền từ xãđến Chính phủ Trung ương do dân cử ra Đoàn thể từ Trung ương đến xã dodân tổ chức nên Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân [37, tr.698]
Thực hành dân chủ là công việc của quần chúng lao động ở cơ sở,trước hết là những người tiên tiến, tích cực, những cán bộ, đảng viên Mỗingười phải nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ làm chủ của mình trong cuộc sống
và quan hệ xã hội hàng ngày Quan hệ công việc và cuộc sống hàng ngày giữacon người với con người trong chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta làquan hệ dân chủ, bình đẳng
Dân chủ là một lý tưởng lớn của loài người và là động lực quan trọngcủa sự phát triển xã hội, ở mỗi giai đoạn lịch sử đều được đánh dấu bởi nhữngnấc thang giá trị, những nội dung và hình thức dân chủ nhất định Kinh tế, xãhéi phát triển càng cao, thì nên dân chủ càng có điều kiện và khả năng pháttriển Dân chủ mang tính nhân loại và có sự kế thừa, phát triển cả về nội dung,hình thức và phương pháp thực hiện ở mỗi chế độ xã hội
Ngày nay, trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Namluôn coi phát huy dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổimới Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa VI củaĐảng đã nêu rõ: "Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền
Trang 2làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội vừa là mục tiêu,vừa là động lực của sự nghiệp xây dùng xã hội chủ nghĩa Dân chủ phải đi đôivới tập trung, với kỷ luật, pháp luật, với ý thức trách nhiệm công dân" [16].
Để phát huy động lực dân chủ đòi hỏi phải có nhiều hình thức,phương pháp, lịch trình sáng tạo, trong đó điều quan trọng hàng đầu là phảinâng cao được chất lượng dân chủ đại diện, mở rộng và có cơ chế từng bướcthực hiện chế độ dân chủ trực tiếp một cách thiết thực, đúng hướng và có hiệuquả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) đã nhấn mạnh: "Tiếp tụcphát huy tốt hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủđại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia và bảo vệ nhà nước, nhất
là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan và cán
bộ công chức nhà nước" [19]
Tuy nhiên, trong quá trình thực thi dân chủ những năm qua đã bộc lékhông Ýt khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, củahội nhập kinh tế quốc tế và những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước củacác cấp chính quyền; dân chủ ở cơ sở có lúc, có nơi bị vi phạm nghiêm trọng, tệquan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, tham nhòng, sách nhiễu gây phiền hà cho dânvẫn tiếp diễn làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng và chính quyền
Trong bối cảnh mới của đất nước, vấn đề giữ vững và phát huy bảnchất dân chủ của Nhà nước ta, của chế độ xã hội ta, phát huy quyền làm chủcủa người dân, thu hót nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội,tham gia kiểm kê, kiểm soát nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quanliêu, mất dân chủ Vì vậy, hơn lúc nào hết chúng ta phải có những biện pháptích cực, cụ thể và đổi mới nhằm phát huy quyền làm chủ thực sự của nhândân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội của địa phương
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: "Kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phè Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
Trang 32 Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu của các nhà khoa học về vấn đềdân chủ và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã được quan tâm một bước đáng
kể như: Luận văn thạc sĩ Chính trị học của tác giả Nguyễn Thị Tâm năm 2000
về: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở" Luận văn tiến sĩ Chính trị học của tác giả Nguyễn Thị Xuân Mai năm 2004
về: Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong các trường trung học phổ thông
trên địa bàn Hà Nội hiện nay, thực trạng và giải pháp; Luận văn thạc sĩ Luật
học của tác giả Nguyễn Thanh Bình năm 2005 về: Phát huy vai trò của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Hoặc trong các tạp
chí của Trung ương và các ngành còng quan tâm đến vấn đề dân chủ ở cơ sởnhằm đưa ra những thông tin, những hoạt động của cơ sơ trong thực hiện dânchủ, như bài viết của Tiến sĩ Đỗ Minh Cương đăng trên Tạp chí Cộng sản, sè
phát hành 107, 2006 về: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chế độ chính trị
dân chủ nhân dân ở nước ta Đặc biệt, trong cuốn "Thực hiện quy chế dân chủ
và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay" của Tiến sĩ Nguyễn Văn
Sáu và Giáo sư Hồ Văn Thông (đồng chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốcgia, Hà Nội, 2003, đã có cách nhìn sinh động trong việc thực hiện quy chế dânchủ ở cơ sở và xây dựng chính quyền cấp xã trên một số hoạt động như quản lý
xã hội, hoạt động kinh tế, quản lý tài chính, thực hiện chương trình xóa đói giảmnghèo …
Những công trình trên đều mang tính thời sự, xã hội đề cập đến việcthực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên cả bình diện của hệ thống chính trị từ
hệ thống tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội đến cáctầng líp nhân dân, đề cập và giải quyết những vấn đề cụ thể, như việc tuyêntruyền thực hiện quy chế dân chủ, nâng cao chất lượng hoạt động của Hộiđồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp, đổi mới tổ chức
và hoạt động của chính quyền cấp xã đến các giải pháp về tổ chức thực hiệnquy chế dân chủ ở cơ sở Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó chưa đề
Trang 4cập có hệ thống, toàn diện vấn đề kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủtrực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Do vậy, có thể coi đề tài:
"Kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phè Hà Nội" là công trình mới được nghiên cứu
ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thựctiễn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dânchủ ở xã trên địa bàn thành phố Hà Nội
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi cấp xã trên địa bàn thành phố HàNội, thời gian từ năm 1998 đến 2006 Về nội dung, luận văn chỉ giới hạn nghiêncứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trực tiếp liên quan đến đề tài
4 Mục đích và nhiệm vô của luận văn
* Mục đích:
Trên cơ sở làm rõ vấn đề lý luận về dân chủ, quy chế dân chủ ở cơ sở
và thực trạng kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thựchiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phè Hà Nội, luận văn đề xuất vàluận chứng các giải pháp góp phần tăng cường sự kết hợp giữa dân chủ đạidiện và dân chủ trực tiếp ở xã trên địa bàn thành phè Hà Nội
* Nhiệm vô:
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Phân tích cơ sở lý luận về dân chủ, quy chế dân chủ ở cơ sở cũngnhư những vấn đề lý luận liên quan đến việc kết hợp giữa dân chủ đại diện và
Trang 5dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, yêu cầu kháchquan cần tăng cường sự kết hợp đó trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Phân tích những thành tựu và hạn chế trong kết hợp dân chủ đại diện
và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thànhphè Hà Nội những năm vừa qua
- Đề xuất và luận chứng các giải pháp tăng cường sự kết hợp giữa dânchủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trênđịa bàn thành phè Hà Nội hiện nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sảnViệt Nam về vấn đề dân chủ nói chung và kết hợp dân chủ đại diện và dânchủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nói riêng
Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp của
triết học Mác - Lênin, trực tiếp là phương pháp kết hợp giữa lý luận với thựctiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử và cụ thể Ngoài ra, luận văn cũng sử dụngmột số phương pháp của xã hội học, phương pháp hệ thống
6 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu về dân chủ, song không nghiên cứudân chủ nói chung cũng như dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, mà nghiêncứu những vấn đề lý luận và thực tiễn kết hợp giữa dân chủ đại diện và dânchủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn cấp xã ởthành phố Hà Nội
- Luận văn góp phần đánh giá khách quan thực trạng kết hợp giữa dânchủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trênđịa bàn thành phố Hà Nội, các số liệu mới nhất, cập nhật nhất hiện nay, luận
Trang 6văn đã đề xuất và luận chứng các giải pháp thực hiện sự kết hợp giữa dân chủđại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ, phát huy sứcmạnh của nhân dân trong thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, tiếp tục xâydựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng môi trường, lốisống và đời sống văn hóa của mọi người dân ở cơ sở, phát huy tinh thần tựnguyện, tính tự quản và năng lực làm chủ của nhân dân, thắt chặt mối quan hệgắn bó giữa Đảng - Nhà nước và nhân dân.
7 Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về dân chủ, vềdân chủ ở cơ sở, về kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trongquá trình thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, từ đó đề xuất các giải pháp nhằmhoàn thiện và nâng cao chất lượng, mở rộng các hình thức dân chủ của nhândân trong giai đoạn hiện nay
Luận văn góp phần nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền và chonhân dân về vai trò của dân chủ, quy chế dân chủ, sù cần thiết phải kết hợp giữadân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, từ
đó phát huy tính tích cực, trách nhiệm xã hội, ý thức làm chủ của nhân dân
Luận văn là tài liệu có giá trị tham khảo trong việc tiếp tục nghiêncứu, đánh giá tình hình thực hiện cũng như các giải pháp nhằm làm cho mốiquan hệ giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp có sự kết hợp hài hòa trongthực hiện qui chế dân chủ cũng như trong quá trình thực hiện công cuộc pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương, cơ sở Mặtkhác, nó cũng đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng - chính quyền và nhân dân
là một chỉnh thể thống nhất thực sự là cầu nối giữa Đảng với dân, thực sự lànơi "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"
8 Kết cấu của luận văn
Trang 7Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 3 chương, 11 tiết.
Trang 8Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DÂN CHỦ,
VỀ KẾT HỢP DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN VÀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
1.1 DÂN CHỦ, DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN
VÀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP
1.1.1 Khái niệm dân chủ, bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa
Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI, VII trước côngnguyên Theo đánh giá của Arustotle (384 - 322 trước công nguyên) thì Solon(khoảng 638 - 559 trước công nguyên) là người đầu tiên đặt nền tảng chonguyên lý dân chủ Solon mong muốn xây dựng một nhà nước trên cơ sở mộtnền dân chủ thông qua tuyển cử và hòa nhập sức mạnh với pháp luật
Trong tiếng Hy Lạp cổ, dân chủ (Demokratia) được cấu thành từ hai gốclà: Demos tức là nhân dân và kratia nghĩa là nhân dân cai trị Sau này các nhàchính trị học giản lược mệnh đề đó thành "tÊt cả quyền lực thuộc về nhân dân"
Nh vậy, thuật ngữ dân chủ chỉ xuất hiện khi trước đã đã tồn tại ba yếu
tố đó là nhân dân, quyền lực cộng đồng và mối quan hệ giữa chúng
Trong lịch sử Hy Lạp cổ đại, hình thức quyền lực công cộng đầu tiêncủa các quốc gia, đô thị được sử sách ghi lại chính là nhà nước Do vậy, cóthể khẳng định, dân chủ là khái niệm dùng để chỉ tính chất của mối quan hệgiữa cộng đồng dân cư với nhà nước Theo đó, cộng đồng là chủ thể và cóquyền năng áp đặt ý chí lên nhà nước
Trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và củaNhà nước", Ph.Ăngghen đã không coi chế độ thị téc là một thể chế dân chủ,tuy nhiên ông dùng thuật ngữ dân chủ để giải thích về hội nghị thị téc: "Thị
Trang 9téc có một hội đồng, tức đại hội dân chủ của toàn thể các thành viên của thịtéc, trai cũng như gái, tất cả đều có quyền bầu cử như nhau" [35, tr 136].
Bản thân thuật ngữ dân chủ ngày càng được hiểu và được sử dụngtheo nhiều nghĩa Nếu sử dụng phương pháp logic để phân tích dân chủ thì cóthể thấy dân chủ hiện diện ở nhiều bình diện khác nhau: Dân chủ là một dòngtriết học, dân chủ là một chỉnh thể hiện thực, dân chủ là một hiện thực chínhtrị, dân chủ là một hiện thực kinh tế, dân chủ là một hiện thực xã hội và dânchủ là một trạng thái của hệ thống quan hệ quốc tế
Nếu đi theo tiến trình lịch sử nhân loại thì dân chủ bao gồm các kiểuhình sau: dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ XHCN
Tóm lại, dân chủ bao gồm một tổ hợp các giá trị nhân bản, duy lý và
cao đẹp Dân chủ là sù hòa hợp của các giá trị: tự do, bình đẳng, sự thống nhấttrong tính đa dạng ở chiều cạnh này dân chủ được hiểu nh mét lý tưởng màcon người khao khát hướng đến và cố gắng thực hành trong cuộc sống
Dân chủ còn hàm chứa những phương pháp luận giải khác nhau, nhằmkhẳng định tính hợp lý và tính đáng được tuân thủ của những giá trị dân chủ
Nó đề ra các phương pháp thực hiện các giá trị đó trong đời sống, mà chủ yếutập trung vào ba khâu quan trọng: Nhà nước - pháp luật - xã hội công dân
"Dân chủ là một giá trị xã hội chỉ có thể đạt đến một trình độ cao khi có sựphấn đấu của toàn thể cộng đồng nhân dân dưới sự lãnh đạo sáng suốt của cáccấp lãnh đạo Đảng và chính quyền" [45, tr 12]
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ xin đề cập đến vấn đề dânchủ XHCN: đó là nền dân chủ ra đời từ khi thành lập chính quyền nhà nướccủa giai cấp công dân và nhân dân lao động thông qua cách mạng XHCN(cách mạng dân téc dân chủ nhân dân do Đảng và giai cấp công nhân lãnh đạo)
Bản chất của nền dân chủ XHCN thể hiện ở chỗ:
Trang 10Nền dân chủ XHCN mang bản chất của giai cấp công nhân, là nềndân chủ của đa số nhân dân lao động, phục vụ lợi Ých của đa số nhân dân.Trong xu hướng phát triển của nó là tiến tới một chế độ xã hội không còn sựkhác biệt giai cấp.
Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhấtnguyên về chính trị
Nền dân chủ XHCN được thực hiện bằng hệ thống tổ chức với tínhcách là một chế độ chính trị, trước hết được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước
và thông qua nhà nước Quá trình đó diễn ra cùng với quá trình phát triển kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội
Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân làmục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, củacộng cuộc đổi mới đất nước
Trong văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản ViệtNam tiếp tục khẳng định:
Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mực tiêu, vừa là động lựccủa công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mốiquan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân Nhà nước là đạidiện quyền làm chủ của dân, đồng thời là người tổ chức và thựchiện đường lối chính trị của Đảng Mọi đường lối, chính sách củaĐảng và pháp luật của Nhà nước đều phải phản ánh lợi Ých của đại
đa số nhân dân Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có tráchnhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước [25]
Trên cơ sở quan điểm của Đảng về phát huy dân chủ XHCN của Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ X Đảng ta đã tiếp tục kế thừa và mở rộng dân chủXHCN để các tầng líp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính
Trang 11quyền và hệ thống chính trị, đặc biệt là thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sởnhằm mục tiêu:
Thứ nhất, đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong
cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị: "Đảng lãnh đạo Nhà nước quản lý
-nhân dân làm chủ" cả ba mặt này đều phải được coi trọng, không vì nhấn
mạnh mặt này mà coi nhẹ, hạ thấp mặt khác
Thứ hai, vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất
lượng và hiệu quả của hoạt động Quốc hội, HĐND và UBND các cấp, vừathực hiện chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết địnhtrực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi Ých củamình
Thứ ba, phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội
và nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu quả
Thứ tư, phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, thể hiện tinh thần dân
chủ đi đôi với Hiến pháp, pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ cương, trật tự,quyền hạn gắn với trách nhiệm, lợi Ých đi đôi với nghĩa vụ, chống quan liêu,mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ, viphạm pháp luật
Thứ năm, gắn quá trình xây dựng và thực hiện qui chế dân chủ với
công tác cải cách hành chính, sửa đổi cơ chế, chính sách và thủ tục hànhchính không phù hợp với thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước
1.1.2 Khái niệm dân chủ đại diện, các phương thức thực hiện dân chủ đại diện ở cơ sở
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân Ở nước ta tất cảquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là người làm chủ nhà nước
và xã hội Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình trước hết thông quacác cơ quan, tổ chức đại diện cho họ (dân chủ đại diện) theo nghĩa rộng, các
Trang 12cơ quan, tổ chức đại diện cho quyền lực và quyền làm chủ của nhân dân baogồm Quốc hội, HĐND các cấp, các cơ quan nhà nước khác, các đoàn thể, các
tổ chức xã hội Theo nghĩa hẹp, cơ quan tổ chức đại diện cho nhân dân là Quốchội, HĐND và các tổ chức chính trị xã hội Mặt khác, nhân dân thực hiện quyềnlàm chủ của mình còn thông qua việc trực tiếp bày tỏ ý chí, ý kiến, nguyệnvọng của mình trong quá trình tham gia xây dùng nhà nước, pháp luật, thamgia quản lý nhà nước, quản lý xã hội cũng như đấu tranh bảo vệ các quyền vàlợi Ých chính đáng, hợp pháp của mình, của người khác, cũng như của Nhànước và của xã hội nói chung (dân chủ trực tiếp)
Bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân là vấn đề cốt tử, thểhiện bản chất của Nhà nước kiểu mới và chế độ xã hội XHCN, cội nguồn tạonên sức mạnh và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước Xã, phường, thịtrÊn là đơn vị hành chính cơ sở, nơi nhân dân trực tiếp thực hiện quyền làmchủ của họ Nhưng ở cơ sở nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông quanhững phương thức nào? Vai trò của HĐND trong thực hiện dân chủ ở cơ sởđược biểu hiện như thế nào? Cần phải đổi mới tổ chức và hoạt động củaHĐND và UBND theo những phương hướng nào để đảm bảo thực hiện dânchủ ở cơ sở
Ở cơ sở, nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua phương thứcdân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp
Dân chủ đại diện, nghĩa là thông qua HĐND và các đoàn thể, tổ chức
xã hội Dân chủ đại diện thể hiện tập trung, thống nhất quyền lực của nhân dân,tạo ra những điều kiện đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước
Phương thức thực hiện dân chủ đại diện ở cơ sở:
Dân chủ đại diện ở cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động củaHĐND và các đoàn thÓ tổ chức xã hội, trong đó HĐND đóng vai trò quantrọng Do vậy, các phương thức thực hiện dân chủ đại diện chủ yếu bao gồm:
Trang 13Một là, dân chủ đại diện được thực hiện thông qua hoạt động của đại
biểu HĐND; đại biểu HĐND ở cơ sở là những người do cử tri diện cho ý chí,nguyện vọng, lợi Ých của cử tri Trong hoạt động của mình, đại biểu HĐNDphải gần gũi nhân dân, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của họ, nắm bắtnhững vấn đề đặt ra trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh,trật tu ở địa phương, cơ sở Trên cơ sở tập hợp ý chí, nguyện vọng, ý kiến củanhân dân và những vấn đề đặt ra trên các lĩnh vực đời sống xã hội, căn cứ vàoquy định của pháp luật, đại biểu HĐND sẽ tham gia xây dựng các nghị quyếtcủa HĐND nhằm quyết định những chủ trương, biện pháp thể hiện tập trung ýchí của nhân dân, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết, quyết địnhcủa HĐND, UBND cấp trên Chất lượng trong và ngoài kỳ họp của đại biểuHĐND sẽ quyết định tính chất, hiệu quả đại diện của HĐND
Hai là, dân chủ đại diện được thực hiện thông qua việc HĐND thực
hiện các chức năng do pháp luật quy định: Bản chất của Nhà nước ta là nhànước của dân, do dân, vì dân Đối với HĐND cơ sở bản chất đó được thể hiệnthông qua việc thực hiện các chức năng của HĐND; Hội đồng nhân dân banhành các nghị quyết nhằm tổ chức, thực hiện pháp luật và giải quyết nhữngvấn đề quan trọng trên các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xãhội ở địa phương, cơ sở, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân;HĐND thực hiện chức năng giám sát hoạt động của UBND (cơ quan chấphành của HĐND) bảo đảm cho hoạt động của UBND phù hợp với Hiến pháp,pháp luật, thực hiện tốt các nghị quyết của HĐND, đồng thời hoạt động giámsát của HĐND được thực hiện theo sự phản ánh và nguyện vọng của nhân dânđối với tổ chức, hoạt động của UBND
Ba là, dân chủ đại diện còn được thực hiện thông qua hoạt động của
các đoàn thể, tổ chức xã hội như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản HồChí Minh, héi Phô nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh
Trang 14Đây là những tổ chức quần chúng theo giai cấp, giới tính, nghềnghiệp, sở thích nhằm tập hợp, vận động quần chúng, thực hiện đường lối,chính sách, pháp luật, tham gia xây dùng nhà nước, quản lý nhà nước và xãhội; giúp đì nhau trong học tập, sản xuất - kinh doanh, đời sống, sinh hoạt, hoạtđộng xã hội, đồng thời bảo vệ những quyền và lợi Ých chính đáng, hợp phápcủa đoàn viên, hội viên Do cách thức tổ chức, nội dung, mục đích hoạt độngcủa các đoàn thể, tổ chức quần chúng nên các tổ chức này thể hiện rõ hơn tínhchất đại diện cho đoàn viên, hội viên của mình và ngược lại tính chất đại diệncủa chúng lại được thể hiện cụ thể trong nội dung, mục đích tôn chỉ, hoạt độngcủa tổ chức này.
Trong các phương thức thực hiện dân chủ nêu trên, phương thức thựchiện thông qua hoạt động của HĐND có vai trò quyết định Bởi vì, thông quahoạt động của HĐND, ý chí của nhân dân trở thành ý chí của Nhà nước, đượcđảm bảo thực hiện bằng bộ máy nhà nước và phương thức tác động của Nhànước, có tính bắt buộc chung đối với các thành viên ở địa phương, cơ sở
Việc mở rộng dân chủ đại diện đòi hỏi phải tiếp tục cải tiến chế độbầu cử các cơ quan dân cử, đảm bảo cho nhân dân được tiếp xúc, đối thoạivới các đại biểu của mình, có đầy đủ thông tin để trao đổi, nhận xét, lùa chọnthực sự dân chủ
Mặt khác, phải tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội,HĐND các cấp ở địa phương, các cơ quan HĐND, UBND cần tạo được mốiquan hệ thường xuyên giữa các cơ quan dân cử với nhân dân, kịp thời giảiquyết, đáp ứng được những yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân
Ngoài ra, muốn hoàn thiện dân chủ đại diện, một vấn đề cấp bách là:Nâng cao chất lượng của các tổ chức quần chóng (từ trung ương đến địaphương) làm cho các tổ chức đó thực sù có được sự quan tâm thiết thân củacác thành viên của mình, gần gũi với họ
Trang 15Để phát huy dân chủ đại diện phải khắc phục bệnh quan liêu của các
tổ chức quần chúng, các tổ chức đó phải nắm bắt nhanh, nhạy những vấn đềbức xúc của cuộc sống để huy động trí tuệ, sức lực của các thành viên trong tổchức mình tham gia, giải quyết những vấn đề đó
1.1.3 Khái niệm dân chủ trực tiếp
Cùng với việc mở rộng dân chủ đại diện, cần phải mở rộng dân chủtrực tiếp Về tầm quan trọng của vấn đề này Lênin đã từng nói: Không phảichỉ tuyên truyền về dân chủ, tuyên bố và ra sắc lệnh về dân chủ là đủ, khôngphải chỉ giao trách nhiệm thực hiện dân chủ cho những người đại diện nhândân trong những cơ quan đại biểu là đủ Cần phải xây dựng ngay chế độ dânchủ, bắt đầu từ cơ sở, dùa vào sáng kiến của bản thân quần chúng với sự thamgia trực tiếp của quần chóng vào tất cả đời sống của Nhà nước
Dân chủ trực tiếp xét về bản chất, là hình thức thể hiện ý chí trực tiếpcủa con người Nó bắt nguồn từ cách bày tỏ ý chí, thái độ của các tập thể,cộng đồng thị téc, bộ lạc trước khi xã hội phân thành giai cấp và có Nhà nước.Khi đó để bày tỏ thái độ, bày tỏ ý chí như một quyền lực tối cao, mọi thànhviên đều reo hò, tán thưởng, cùng vỗ tay đồng tình hoặc "bỏ phiếu" bằng vỏ
sò, viên đá Đó là hình thức dân chủ "tự quản nguyên thủy" được xem làbiểu hiện sơ khai của chế độ dân chủ trực tiếp, những đặc trưng cơ bản của
"tự quản nguyên thủy" gồm những yếu tố sau:
Một là, người đứng đầu thị téc, bộ lạc do tất cả các thành viên thị téc,
Trang 16Nh vậy, xÐt từ nguồn gốc, dđn chủ trực tiếp chính lă nền dđn chủ củabình dđn (DemociatiePopulaire) Hình thức sớm nhất của dđn chủ trực tiếpAthenes (Hy Lạp) vă Florenxia (Ý) Ở đó, trong một cộng đồng không quâ20.000 người, những người dđn tự do (trừ nô lệ vă kiều dđn) cùng băn bạc vă
bỏ phiếu bằng đa số quyết định trực tiếp câc công việc của cộng đồng
Sau đó, câc nhă dđn chủ tư sản tiếp tục phât triển nền móng tư tưởngcho hình thức dđn chủ năy, điển hình lă nhă tư tưởng người Phâp JJ Roussean(thế kỷ XVIII) trong tâc phẩm nổi tiếng "Băn về khế ước xê hội" (DucontratSocial", 1762)
Sau khi khẳng định nguồn gốc quyền lực lă ở dđn đê đề ra mô hình lýtưởng về dđn chủ trực tiếp của tất cả câc thănh viín xê hội để thực hiện câi mẵng gọi lă "ý nguyện chung" Trín nền tảng tư tưởng đó, đến xê hội dđn chủ
tư sản, câc hình thức dđn chủ trực tiếp phât triển từ chỗ lă "những kỹ thuật lấy
ý kiến trực tiếp của đa số" đến chỗ hình thănh câc chế định phâp lý Tiíu biểunhất lă thể thức "trưng cầu ý dđn" do Nhă nước tổ chức để quyết định câc vấn
đề quan trọng của quốc gia Đặc trưng bản chất nhất của hình thức dđn chủtrực tiếp lă ở chỗ: Sù quyết định không phải do Nhă nước, mă do chủ thể quyềnlực trực tiếp quyết định, Nhă nước chỉ đứng vai trò tổ chức, ghi nhận ýnguyện trực tiếp đó vă bảo đảm thực hiện
Xĩt một câch cụ thể hơn về bản chất phâp lý, để được coi lă dđn chủtrực tiếp phải có câc yếu tố sau:
Thứ nhất, lă yếu tố phổ thông, đại chúng, nghĩa lă bất cứ ai có đủ tư
câch (có năng lực phâp lý vă năng lực hănh vi) thì đều có quyền tự mình băy
tỏ ý chí của mình
Thứ hai, lă yếu tố trực tiếp, nghĩa lă không thông qua câ nhđn hay tổ
chức thay mặt mình
Trang 17Thứ ba, là yếu tố có hiệu lực thi hành, nghĩa là ý chí các công dân
quyết định
Tóm lại, "dân chủ trực tiếp" là sự thể hiện một cách trực tiếp ý chí của
chủ thể quyền lực về những vấn đề quan trọng nhất Do đó, bé máy của chủ thểchỉ đơn thuần đóng vai trò tổ chức và bảo đảm các điều kiện để thực hiện ýchí đó Chủ thể của quyền lực tự mình giải quyết các vấn đề về lập pháp, vềhành chính và quản lý về tư pháp… hình thức sớm nhất của dân chủ trực tiếp
là Quốc hội Athenes (Hy Lạp) và Flonenxia (Ý) Dân chủ công xã nguyênthủy cũng có thể được coi là biểu hiện của chế độ dân chủ trực tiếp
Ngày nay, những hình thức dân chủ trực tiếp phổ biến nhất gồm:Trưng cầu ý dân (phạm vi toàn quốc), thực hiện các sáng kiến pháp luật, bầu
cử Quốc hội, HĐND các cấp, hoạt động của các tổ chức xã hội, hiệp hội quầnchúng và nghề nghiệp, các hình thức tự quản trong sản xuất và cơ sở địaphương… [48, tr 659]
Từ khái niệm trên, có thể xác định hai phạm vi nội dung và cách thựcthi dân chủ trực tiếp sau đây:
Về nội dung: "Dân chủ trực tiếp là sự thể hiện trực tiếp ý chí của chủ
thể quyền lực về những vấn đề quan trọng nhất" Những vấn đề quan trọngnhất Êy thuộc hai cấp độ sau:
Một là, những vấn đề quốc gia (vĩ mô) như: Trưng cầu ý dân về Hiến
pháp hoặc một đạo luật, những chính sách lớn về đối ngoại, kinh tế, văn hóa,
xã hội, bầu Quốc hội, HĐND các cấp…
Hai là, những vấn đề liên quan trực tiếp, sát sườn (mở rộng) đối với cuộc
sống của các cộng đồng dân cư ở cơ sở (vi mô) như "điện, đường, trường, trạm",xóa đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự, khuyến học, tương thân, tương trợ…
Về cách thức thực hiện: Tương ứng với hai nội dung trên, Dân chủ
trực tiếp được thực hiện bằng hai cách
Trang 18Một là, bằng công cụ nhà nước - bé máy của chủ thể, trong khuôn khổ
và các thiết chế nhà nước (trưng cầu ý dân, bầu cử…)
Hai là, Bằng các hình thức tự quản ở cơ sở ngoài Nhà nước, ở đây,
chủ thể quyền lực tự quyết định những vấn đề riêng, thiết thân của cộng đồng.Đây cũng là một dạng quản lý, không phải bằng pháp luật, mà bằng quy ước,bằng sự thỏa thuận của cộng đồng
Cần lưu ý rằng: "Dù dưới chủ nghĩa xã hội không có sự đối lập giữaNhà nước và xã hội nhưng ranh giới của Nhà nước và xã hội vẫn đang tồn tại
và không nên xóa nhòa để dẫn đến những mơ hồ trong quan niệm và trongviệc áp dụng các biện pháp đảm bảo thi hành Hiến pháp" [56, tr 76]
* Chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta về phát huy
và mở rộng quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở:
Vấn đề mở rộng dân chủ trực tiếp, thực hiện phương châm "Dân biết,dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", chính thức trở thành chủ trương của Đảng từĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), tiếp đến là Đại hội VII (1991) vàđặc biệt là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã nêu rõ trong báocáo chính trị tại Đại hội là:
Xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm: Dân biết,dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đối với các chủ trương, chính sách lớncủa Đảng và Nhà nước Thực hiện tốt cơ chế làm chủ của nhân dân:Làm chủ thông qua đại diện bằng các cơ quan dân cử và các đoàn thể;làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, bằng các quyước, hương ước tại cơ sở phù hợp với pháp luật Nhà nước [18].Tại Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (6/1997),vấn đề phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân được đặt ra một cách cụ thểhơn trong nghị quyết chuyên đề về "Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếptục xây dựng Nhà nước XHCN trong sạch, vững mạnh" Nghị quyết nhấn mạnh:
Trang 19Phải tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủcủa nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trựctiếp để nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước Thể chếhóa và có cơ chế thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dânlàm, dân kiểm tra từng bước thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp mộtcách thiết thực, đúng hướng và có hiệu quả [19].
* Các phương thức thực hiện dân chủ trực tiếp:
- Văn kiện Đại hội IX xác định nhiều phương thức cụ thể để thực hiệndân chủ trực tiếp như:
+ Trưng cầu dân ý
+ Chế độ bầu và bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp
+ Hái ý kiến nhân dân, đưa ra dân thảo luận các chủ trương, chínhsách, các quyết định quản lý
+ Khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu tố của nhân dân
+ Chế độ công khai, báo cáo công việc trước dân của cơ quan nhànước, cán bộ công chức Nhà nước
+ Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề phát triển kinh tế
- văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh trật tự, trên địa bàn địa phương, cơ sở
+ Chế độ tự phê bình trước dân
+ Tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu tố, đơn thư dân nguyện
+ Xây dựng chế độ và các tổ chức tự quản đời sống cộng đồng, tập thể
Để thực hiện các phương thức thực hiện dân chủ trực tiếp nêu trên, ởcác đơn vị cơ sở xã, phường, thị trấn đều phải thông qua hoạt động củaHĐND bằng các nghị quyết của mình, HĐND xã thực hiện việc miễn nhiệmđại biểu HĐND, các cán bộ công chức của UBND theo đề nghị của nhân dân,
Trang 20quyết định hỏi ý kiến nhân dân về chủ trương, quyết định của chính quyền cơ sở,hướng dẫn nhân dân thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc quyền quyết địnhtrực tiếp của nhân dân, xây dựng chế độ công khai báo cáo công việc, tự phêbình trước nhân dân và tiếp nhận giải quyết đơn thư khiếu tố, đơn thư dân nguyện.
HĐND không chỉ ra nghị quyết để thực hiện các quyền dân chủ trựctiếp của nhân dân mà còn thực hiện quyền giám sát, đánh giá những quá trìnhthực hiện những quyền đó
Quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở những năm qua cho thấy
ở đâu HĐND phát huy được vai trò, chức năng là cơ quan đại diện cho nhândân thì cũng thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy được quyền làmchủ trực tiếp của nhân dân; ngược lại, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sởcàng nâng cao vị thế, vai trò của HĐND trong quá trình thực hiện chức năngquyết định và chức năng giám sát của HĐND
1.2 NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
1.2.1 Nội dung của quy chế dân chủ ở cơ sở
Trước hết, chúng ta có thể hiểu khái niệm quy chế, theo Từ điển tiếngViệt: "Quy chế là tổng thể nói chung những điều quy định thành chế độ đểmọi người thực hiện trong những hoạt động nhất định nào đó" [59, tr 812]
Quy chế thực hiện dân chủ ở xã nhằm phát huy quyền làm chủ, sứcsáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớncủa nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dântrí, ổn định chính trị, tăng cường đoàn kết xây dựng Đảng bộ, chính quyền vàcác đoàn thể ở xã trong sạch, vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của nhândân gắn liền với cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làmchủ" Thực hiện dân chủ ở cơ sở phải trong khuôn khổ của Hiến pháp và phápluật đi đôi với nghĩa vụ, kiên quyết xử lý những hành vi lợi dung dân chủ viphạm Hiến pháp, pháp luật, xâm phạm lợi Ých của Nhà nước, lợi Ých tập thể,quyền tự do dân chủ và lợi Ých hợp pháp của công dân
Trang 21Từ khái niệm, nhiệm vụ của quy chế dân chủ nói trên, chúng ta có thểđưa ra nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở, bao gồm:
Một là, trong xây dựng Nhà nước, quy chế dân chủ ở cơ sở có nội
dung sau:
- Nhân dân tham gia xây dùng các tổ chức, bộ máy của quyền lực nhànước và lùa chọn các đại biểu của mình bằng việc bầu cử ra các đại biểu Quốchội và HĐND các cấp theo phương thức dân chủ đại diện
- Nhân dân tham gia các công việc quản lý nhà nước để thực hiện quyềnlàm chủ của mình Đó là thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật, đónggóp ý kiến vào xây dựng hoặc sửa đổi Hiến pháp và các văn bản pháp luật,các quy định, quy chế mang tính pháp lý Đề xuất các kiến nghị với chínhquyền các cấp thông qua các đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND những vấn đề
về pháp luật và chính sách liên quan đến cuộc sống và quyền lợi của mình
- Nhân dân tham gia đánh giá chính sách của Nhà nước trung ương vàchính quyền địa phương, đề xuất những kiến nghị điều chỉnh, bổ sung, sửachữa chính sách cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu, lợi Ých chínhđáng của mình
- Nhân dân đánh giá, nhận xét và chất vấn về hoạt động của các tổ chứcnhà nước, về thực hiện nhiệm vụ của các đại biểu được dân ủy quyền, giámsát công việc, hành vi, tư cách của họ trong quan hệ với dân, thái độ đối xửvới dân, hiệu quả phục vụ nhân dân theo cương vị, chức trách của người đạibiểu
- Nhân dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, phát hiện
và đề nghị thanh tra, xử lý các biểu hiện tham nhòng, các vụ việc vi phạmchính sách, luật pháp, đạo đức, của công chức, của các quan chức nhà nướcgây tổn hại đến lợi Ých chung và lợi Ých của công dân, ảnh hưởng xấu đến
uy tín, thanh danh của Nhà nước, của chế độ
Trang 22- Nhân dân có quyền đòi hỏi, các tổ chức, cơ quan nhà nước và cáccông chức, đặc biệt là những người có chức, có quyền, có trọng trách do dân
ủy thác phải cung cấp thông tin kịp thời theo những quy định được ban hànhcho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra Đây chính là công cụ pháp lý đểbảo đảm thực hiện dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở
Các đại biểu của dân và chính quyền của dân phải thực hiện chế độ,trách nhiệm, kỷ luật công cụ và đạo đức công chức trong sự giám sát thườngxuyên của nhân dân Bằng những việc làm cụ thể đó, nhân dân chẳng nhữngtham gia xây dựng tổ chức nên các cơ quan quyền lực, tham gia quản lý đểthực thi quyền lực nhà nước mà còn tham gia vào việc kiểm soát quyền lựcnhà nước
- Việc thực hiện dân chủ và quyền làm chủ của dân trong xây dựng Nhànước còn đồng thời gắn liền với việc nhân dân thực hiện các nghĩa vụ côngdân của mình đối với Nhà nước Nhà nước cần phải thực hiện các biện pháptuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật cho dân biết, dân hiểu và dân
tự giác thực hiện Giáo dục ý thức chấp hành trong toàn dân, từng bước hìnhthành văn bản pháp luật, nhu cầu và thãi quen tôn trọng pháp luật, tạo ra tậpquán pháp trong đời sống xã hội Cần tiến hành một cách công phu, bền bỉ vớinhững biện pháp đồng bộ, những hình thức vận động, tuyên truyền giáo dụcthiết thực, cũng như áp dụng các chế tài cần thiết để mọi công dân nghiêmchỉnh thi hành nghĩa vụ, mọi công chức nghiêm chỉnh chấp hành chế độ tráchnhiệm, kỷ luật và đạo đức công chức, kết hợp đạo đức với sức mạnh điều tiết,kiểm soát của luật pháp để tạo ra sự lành mạnh của xã hội, tính minh bạch,nghiêm minh của pháp luật, kỷ luật, kỷ cương
Pháp luật là đối tượng, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật
-đó là điều không thể thiếu trong nhà nước pháp quyền Đó cũng là sức mạnh
để thực hiện dân chủ và đảm bảo quyền làm chủ của người dân
Trang 23- Thực hiện dân chủ và làm chủ Đó vừa là quyền vừa là nghĩa vụ Vớicông dân, thoái thác nghĩa vụ, không thực hiện nghĩa vụ là sự tự làm suy giảmquyền của mình, tự cản trở việc thực hiện dân chủ của mình, cho mình.Nguyên lý dân chủ trong nhà nước pháp quyền là gắn với nghĩa vụ, lợi Ýchgắn liền với trách nhiệm, dân chủ đồng thời là pháp luật Dân chủ hóa đồngthời là pháp chế hóa Dân chủ chỉ thực sự lành mạnh khi nó vận động tronghành lang pháp lý, do pháp luật kiểm soát và điều tiết.
Với các cơ quan nhà nước, với cán bộ, công chức, viên chức nhànước, nếu thiếu vắng chế độ trách nhiệm, nếu không có những quy định phápluật thật rõ ràng minh bạch và những chế tài nghiêm ngặt để buộc thực hiện
và để xử lý các hậu quả tiêu cực xảy ra theo chế độ trách nhiệm thì đó sẽ làmảnh đất thuận lợi cho những sự vi phạm dân chủ và quyền làm chủ của dân,làm tổn hại tới quyền lực nhân dân Điều này xa lạ với dân chủ và nhà nướcpháp quyền
Do đó, để phát huy dân chủ và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dântrong xây dựng Nhà nước thì tất yếu phải giải quyết đúng đắn mối quan hệgiữa công dân với Nhà nước, mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ, giữa lợiÝch và trách nhiệm, giữa công chức, quan chức với dân chúng, giữa đại biểudân cử với cử tri Những mối quan hệ này phải được thể chế hóa phải được luậtpháp điều tiết với sự hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ của đạo đức, của văn hóa đạođức
Trong lĩnh vực xây dựng Nhà nước, những quyền dân chủ và làm chủvới những nội dung nêu trên của Nhà nước được thực hiện bằng phương thứcdân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, tức là thông qua các đại biểu nhân dân
do dân bầu ra, dân kiểm tra, giám sát và có quyền bãi miễn; bằng quyết địnhtrực tiếp của dân theo quy chế dân chủ ở cơ sở đã ban hành Ở cơ sở, dân chủ
và quyền làm chủ của nhân dân còn được thể hiện bằng các hoạt động tự quảntrong cộng đồng với những thỏa thuận tự nguyện được toàn thể cộng đồng
Trang 24thông qua Nh hương ước, quy ước là một thể chế tự quản, vừa có tính pháp
lý, vừa có ý nghĩa văn hóa, đó là văn hóa tự quản mang sắc thái văn hóatruyền thống Các quan hệ dân sự trong đời sống xã hội dân sự, nhân dân tadàn xếp, giải quyết trên tinh thần hòa giải, đoàn kết, đồng thuận
Tuy nhiên, với phương thức này, cần lưu ý những điều sau:
Thứ nhất, tÝnh đặc thù của cơ sở trong việc phát huy dân chủ và bảo
đảm quyền làm chủ của nhân dân là ở chỗ, cơ sở là địa bàn diễn ra sự kết hợpchặt chẽ giữa quản lý và tự quản, nã đồng thời tồn tại ba hình thức để thựchiện quyền dân chủ và làm chủ của dân đó là: luật pháp, hương ước và quychế dân chủ ở cơ sở Tuy nhiên, hương ước và các quy ước để tự quản khôngđược trái với pháp luật hiện hành
Quy chế dân chủ là một bước tiến mới trong sự phát triển dân chủ ởnước ta Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở cho thấy một khả năng thực tế đểxây dùng nhà nước pháp quyền từ cơ sở
Thứ hai, xây dùng nhà nước pháp quyền tất yếu phải xác định việc
xây dựng luật pháp là trọng điểm Song luật pháp dù quan trọng đến đâu, dù
có đạt đến sự hoàn hảo đi nữa cũng không thể là cái công cụ duy nhất để quản
lý nhà nước và xã hội, để thực hiện dân chủ và quyền làm chủ của dân cùngvới pháp luật, đạo đức có vai trò quan trọng riêng của nó Pháp luật cho thấyđặc trưng hiện đại của quản lý nhà nước Đạo đức cho thấy đặc trưng nhânbản và giá trị nhân văn mà nhà nước pháp quyền không thể xem nhẹ Cầnphải kết hợp hài hòa cả pháp luật và đạo đức trong quá trình xây dùng nhànước pháp quyền và nền dân chủ ở nước ta
Hai là, trong quản lý xã hội, việc phát huy dân chủ và bảo đảm quyền
làm chủ của nhân dân được thể hiện ở những nội dung và hình thức chủ yếusau đây:
Trang 25- Nhân dân tham gia quản lý xã hội bằng Nhà nước là tham gia thựchiện chức năng xã hội, tổ chức đời sống xã hội dân sự Đây là một chức năngđiển hình của Nhà nước của dân, do dân, vì dân Chức năng này có xu hướngngày càng được mở rộng và đề cao Nhân dân dùa vào những thể chế nhànước đã được ban hành, kết hợp với Nhà nước, đồng thời Nhà nước dùa vàodân để cùng nhau phối hợp các nguồn lực, các phương tiện giải quyết các vấn
đề trong đời sống xã hội, gắn với lợi Ých, nhu cầu thường nhật của dân
chúng, nhất là ở cơ sở Đây là cơ chế đã từng đi vào cuộc sống: "Nhà nước và
nhân dân cùng làm" Nhà nước đầu tư vốn, hướng dẫn bằng khuôn khổ pháp
luật, tạo điều kiện bằng chính sách, nhân dân được huy động một phần (vốn lànhân lực) để phát triển kinh tế, mở mang dịch vụ, tổ chức đời sống văn hóa,giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo các vấn đÒ dân sinh - dân trí - dânchủ - dân quyền cho dân
- Nhân dân tham gia quản lý xã hội bằng việc các tổ chức, thiết chếphi nhà nước Đó là các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thốngchính trị Đó còn là các tổ chức khác, mang tính xã hội tự nguyện, tự quản, tựquyết định Dưới các hình thức tổ chức như vậy, nhân dân phát huy được tối
đa quyền làm chủ, tính chủ động, sáng tạo, ý thức trách nhiệm và năng lực tựquản, tính liên kết cộng đồng của mình, nhà nước pháp quyền chú trọng toàndiện pháp luật, tạo ra khung pháp lý có hệ thống thể chế, các chế định phápluật để nhân dân dùa vào đó tự tổ chức cuộc sống một cách hợp lý, tự giảiquyết nhanh chóng và có hiệu quả, tránh được sự trì trệ, sơ cứng từ phía Nhànước, tâm lý thụ động, ỷ lại từ phía dân chúng
Các hoạt động tham gia quản lý xã hội nh vậy của dân là hết sứcphong phú, đa dạng linh hoạt cần đảm bảo những yêu cầu theo tinh thần dânchủ - pháp quyền sau đây:
Trang 26- Nhân dân tôn trọng pháp luật của Nhà nước, kỷ luật và kỷ cương xãhội Mọi công dân được phép làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm.
- Nhà nước tôn trọng nhân dân và tạo mọi điều kiện để nhân dân thựchiện các quyền và nghĩa vụ của mình Nhà nước tập trung tối đa vào quản lýhành chính nhà nước, tạo chuyển biến mạnh mẽ về cải cách hành chính nhằmtháo gỡ các văn bản đang kìm hãm sự sáng tạo của dân trong mọi lĩnh vựchoạt động Nhà nước không can thiệp sâu và tùy tiện vào các hoạt động sảnxuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế và người lao động
- Nhân dân tham gia quản lý xã hội bằng sự kết hợp, phối hợp các tổchức, các phong trào, các nguồn lực để thực hiện phát triển kinh tế, văn hóa,xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, thực hiện công bằng và bình đẳng xãhội, đoàn kết và hợp tác, tự phát triển, xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệnạn, giữ gìn an ninh trật tự, ổn định chính trị - xã hội, tổ chức đời sống vănhóa tinh thần, xây dựng đạo đức lối sống
Để phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, trong quátrình dân chủ hóa Nhà nước, cải cách hành chính để xây dựng Nhà nước phápquyền, cần thể hiện tốt sự phân định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp và phânquyền Xác định rõ cái gì Nhà nước cần tập trung, cái gì Nhà nước cần đượcgiải phóng để tránh ôm đồm, bao biện và tạo cho dân chúng tự chủ động giảiquyết Mấu chốt là ở hiệu quả công việc và tác dụng tích cực tới lợi Ých xãhội, tới quyền lực nhân dân
Mét Nhà nước mạnh khi dân chúng ngày càng tham gia vào công việcNhà nước và tham gia vào quản lý xã hội; tính xã hội nhiều hơn có nghĩa là ýthức dân chủ của dân ngày càng cao hơn, năng lực thực hành dân chủ của dânngày càng tốt hơn và quyền làm chủ của dân ngày càng thực chất và đầy đủ hơn
Mặt khác, lôgíc phát triển của dân chủ và nhà nước pháp quyền đòihỏi rằng, cùng với xây dùng nhà nước pháp quyền phải chú trọng xây dựng xã
Trang 27hội công dân, chăm lo thiết thực, cụ thể việc tổ chức đời sống xã hội dân sự,đáp ứng tốt nhất nhu cầu lợi Ých của cộng đồng dân cư trong xã hội.
Mét khi từng người dân đều cảm nhận từ thực tế rằng, Nhà nước thực
sự là Nhà nước của mình, thì họ sẽ tự giác xây dựng Nhà nước, tích cực thamgia quản lý nhà nước và xã hội, có ý thức trách nhiệm công dân rõ ràng đểbảo vệ Nhà nước, bảo vệ Đảng và chế độ nói chung
1.2.2 Yêu cầu khách quan kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
1.2.2.1 Mối quan hệ giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
- Phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân là thể hiện đầy đủnhất bản chất của Nhà nước và chế độ XHCN Nó đảm bảo huy động đượcmọi tiềm năng, trí tuệ của nhân dân, trong quá trình xây dựng Nhà nước vàquản lý xã hội, giải quyết từ những vấn đề lớn liên quan đến quốc kế dân sinhcho đến những việc của đời sống tập thể cộng đồng, đời sống dân cư hàngngày đặt ra
- Thông qua dân chủ trực tiếp, nhân dân có điều kiện bày tỏ ý kiến củamình tham gia xây dựng Nhà nước, tham gia quản lý nhà nước và xã hội,nghĩa là tập dượt, trưởng thành, trở thành người chủ đích thực của Nhà nước
và xã hội; ngược lại Nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao hơn (vì đượcdân đồng tình ủng hộ các quyết định quản lý) và phục vụ nhân dân tốt hơn
- Có thực hiện dân chủ trực tiếp tốt, đồng thời không ngừng hoànthiện dân chủ đại diện mới giữ vững được bản chất giai cấp, tính nhân dân củaNhà nước kiểu mới và xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân Nếu không
có thiết chế dân chủ trực tiếp, nhất là khi thiết chế dân chủ đại diện chưa hoànthiện, thì chính các cơ quan đại biểu cho dân cũng sẽ trở thành nơi "bàn cãi
Trang 28suông", bộ máy nhà nước dễ mắc bệnh quan liêu, tham nhòng, đặc quyền đặclợi.
- Dân chủ trực tiếp tạo nên cơ chế "phản biện" và hệ thống kiểm tra,giám sát đối với dân chủ đại diện, với cả bộ máy nhà nước và đội ngò cán bộ,công chức Nghĩa là, thông qua các thiết chế dân chủ trực tiếp, các hoạt độngcủa bộ máy nhà nước được kiểm tra, giám sát, được kiểm soát và sàng lọc.Quan liêu, tham nhòng và những tiêu cực trong bộ máy nhà nước sở dĩ phátsinh và lộng hành được cũng một phần vì chúng ta chưa tổ chức được sự kiểmsoát trực tiếp và hữu hiệu của nhân dân
- Dân chủ trực tiếp tạo nên tính tích cực chính trị, trách nhiệm xã hộicủa mỗi công dân phát huy được tính tự giác giải quyết công việc trong cộngđồng, tập thể, khắc phục thãi quen trông chờ, ỷ lại người khác, đồng thời cũngphát huy truyền thống tương thân, tương ái, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau,tăng cường khối đại đoàn kết dân téc
- Dân chủ trực tiếp còn tạo nên hệ thống "báo động" và thông tin phảnhồi cho bộ máy của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là các nhà lãnh đạo quản lý
ở địa phương, cơ sở - nơi trực tiếp triển khai thực hiện đường lối, chính sách,pháp luật và ban hành các quyết định quản lý Hệ thống báo động và thông tinphản hồi này giúp cho Đảng, Nhà nước kiểm nghiệm lại đường lối, chínhsách, pháp luật còng nh quá trình tổ chức thực hiện, khắc phục bệnh chủ quan,duy ý chí, quan liêu, xa rời thực tế
- Dân chủ trực tiếp còn góp phần tăng cường mối quan hệ máu thịtgiữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và hoạtđộng của Nhà nước phù hợp với lòng dân, phù hợp với thực tiễn sôi động củađời sống kinh tế - xã hội Xa rời quần chúng, thoát ly thực tiễn là căn bệnhnguy hại và dễ mắc của Đảng cầm quyền mà V.I Lênin đã nhiều lần nhắc nhở.Thông qua hình thức dân chủ trực tiếp, Đảng gắn bó với dân, lắng nghe được
Trang 29ý kiến, nguyện vọng của dân; trái lại, chính sách của Đảng, pháp luật và quyếtđịnh quản lý của Nhà nước, được dân biết, dân bàn và thực hiện, tạo thuận lợicho quá trình đưa đường lối, chính sách, pháp luật và các quyết định quản lývào thực tế.
Để xác định rõ hơn vị trí, vai trò của dân chủ trực tiếp còn phải sosánh và xem xét mối quan hệ giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp:
- Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp đều phản ánh ý nguyện vàquyền lực của nhân dân
- Đều là hình thức thể hiện dân chủ XHCN
Tuy vậy, chúng lại có phương thức và cơ chế thực hiện khác nhau vàmỗi hình thức đều có ưu điểm riêng cũng như những hạn chế nội sinh của mình:
- Dân chủ đại diện dễ tổ chức thực hiện và cũng dễ tập trung thống nhấthơn, nhưng khó bao quát hết thực tiễn cuộc sống cũng như ý kiến, nguyệnvọng của nhân dân
- Trái lại, dân chủ trực tiếp, về mặt kỹ thuật còng nh thực tiễn, khó tổchức thực hiện và cũng khó phản ánh ý kiến tập trung khái quát, nhưng lạibao quát được mọi khía cạnh của thực tiễn đời sống còng nh ý kiến, nguyệnvọng của nhân dân
Nh vậy, mỗi hình thức dân chủ có vị trí, vai trò xác định trong thựctiễn dân chủ XHCN và cần được kết hợp chặt chẽ với nhau, bổ sung chonhau, không thể thiếu một bên và coi trọng bên này, coi nhẹ bên kia Nếu chỉcoi trọng dân chủ đại diện thì cũng đồng nghĩa với việc không tổ chức hệthống kiểm tra, phản biện từ phía xã hội, từ phía nhân dân, dẫn đến tùy tiện,lộng quyền Ngược lại, nếu chỉ coi dân chủ trực tiếp, hơn nữa lại không cómức độ nhất định, không có sự quản lý, lãnh đạo chặt chẽ thì dân chủ đại diệncũng khó lòng hoạt động có chất lượng hoặc gây khó khăn cho hoạt động của
bộ máy nhà nước nói chung
Trang 301.2.2.2 Yêu cầu khách quan kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
Củng cố vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở, tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng, hiệu lực của bộ máy chính quyền cấp xã, thực hiện tốt chế độ dânchủ đại diện và dân chủ trực tiếp Muốn thực hiện tốt công tác quản lý nhànước ở cơ sở, phát huy tối đa dân chủ ở cơ sở Nhất là chế độ dân chủ đại diện
và chế độ dân chủ trực tiếp thì trước hết, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các
tổ chức chính trị, chính trị xã hội cần phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn,được quán triệt sâu sắc nội dung, ý nghĩa, mục đích và những yêu cầu của quychế dân chủ, phải coi đây là những vấn đề trọng tâm, những vấn đề bức xúcđặt ra trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị ở cơ sở Cần
có sự thống nhất phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ và thường xuyên của hệ thốngchính trị, không phó mặc cho một tổ chức nào
Để nâng cao chất lượng hình thức dân chủ đại diện thì trước hết phảicủng cố quyền lực thực tế của HĐND xã, củng cố hoạt động của các tổ chứcchính trị xã hội Mỗi tổ chức, mỗi đoàn thể phải thực hiện tốt việc tuyêntruyền và thực hiện quy chế dân chủ trong phạm vi của tổ chức mình Phảithực sự là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng, tiếng nói của đoàn viên, hộiviên, là nơi để đoàn viên, hội viên cảm nhận được quyền và lợi Ých chínhđáng của mình Các đoàn thể phải đứng về các hội viên đấu tranh chống cácbiểu hiện tiêu cực, tham nhòng, cửa quyền, hách dịch, ức hiếp nhân dân … đểbảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp của đoàn viên, hội viện Đồng thời, cácđoàn thể cũng là nơi nắm bắt, phản ánh kịp thời những tâm tư, thắc mắc củadân với Đảng, chính quyền
Ở cơ sở là nơi gần dân, sát dân nhất, mọi hoạt động của tổ chức đảng,chính quyền đều diễn ra hàng ngày, nhân dân đều biết, đều có thể đóng góp ýkiến, kiểm tra, giám sát được Công việc của thôn, làng, xã là chính công việccủa từng công dân Vì vậy, cần phải tăng cường và mở rộng hình thức dân
Trang 31chủ trực tiếp ở cơ sở, nhằm khơi dậy ý chí sáng tạo, nâng cao ý thức, tráchnhiệm của nhân dân, thu thập được nhiều ý kiến hay, những kinh nghiệm tốt.Đồng thời thực hiện dân chủ trực tiếp, khắc phục được mặc cảm, đố kỵ, ngăncản, giải tỏa được những vướng mắc trong mối quan hệ giữa Đảng, chínhquyền và quần chúng nhân dân Thông qua đó làm cho người dân cảm thấymình được tôn trọng, được đề cao trong việc bàn bạc và quyết định công việccủa chính quyền cơ sở, từ đó mà tăng thêm trách nhiệm trong thực thi quyềnlực công.
Tăng cường và mở rộng hình thức dân chủ trực tiếp trong giai đoạn hiệnnay còn là biện pháp tốt và có hiệu quả trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt độngcủa cán bộ chính quyền, các tổ chức đảng và trong nội bộ nhân dân, ngăn ngõađược các hành vi sai lệch, mất dân chủ xảy ra, góp phần củng cố dân chủ đạidiện đạt được kết quả cao Để tăng cường và mở rộng hình thức dân chủ trựctiếp có thể thông qua các hình thức như xin ý kiến trực tiếp của dân qua các cuộchọp dân, các văn bản gửi đến các hộ dân, các cuộc tọa đàm trao đổi, hòm thưgóp ý
Trong hình thức dân chủ trực tiếp, thái độ cầu thị biết lắng nghe củacán bộ là hết sức quan trọng để người dân dám nói, dám làm Tuy nhiên, đốivới địa bàn xã, do trình độ nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế,đặc điểm các loại đối tượng khác nhau nên việc thực hiện dân chủ trực tiếpphải căn cứ vào điều kiện cụ thể Không phải cái gì cũng đưa ra để nhân dânquyết, không phải bất cứ cái gì cũng đưa ra để nhân dân bàn, mà trong quátrình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cần phải có sự kết hợp hài hòa và chặtchẽ giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, có sự chọn lọc, cân nhắc vàlùa chọn cho phù hợp, những việc dân bàn, chính quyền quyết định, tránh tìnhtrạng tổ chức Đảng, chính quyền trở thành " theo đuôi" quần chúng
Trang 321.3 KẾT HỢP GIỮA DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN VÀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
Như phần trên đã trình bày, dân chủ đại diện được thực hiện bằng
công cụ nhà nước, hoặc thông qua công tác bầu cử, hoặc thông qua trưng cầu
ý dân Còn dân chủ trực tiếp được thực hiện thông qua hoạt động của đại biểuHĐND, hoặc thông qua nhiệm vụ, chức năng của HĐND, hoặc thông quahoạt động của các tổ chức chính trị xã hội,các tổ chức xã hội Như vậy, đểkết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, theo tác giả có các hình thứcsau đây
1.3.1 Kết hợp giữa vai trò pháp luật của nhà nước và quy ước trong quy chế dân chủ ở cơ sở
Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân,
vì dân thực chất là tổ chức cho nhân dân thực hiện đúng đắn và đầy đủ phápchế XHCN bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước Tuy nhiên, quần chúngnhân dân còn thể hiện một cách trực tiếp vai trò của mình trong xây dùngnhà nước pháp quyền XHCN ở quá trình thực hiện dân chủ trực tiếp và dânchủ đại diện
Phát huy vai trò "dân là gốc" thực hiện dân chủ ở cơ sở, trong thựctiễn lịch sử và hiện nay biểu hiện đậm nét nhất về thực hiện quyền dân chủtrực tiếp của nhân dân đó là ở quá trình nhân dân tham gia xây dựng Hiếnpháp, pháp luật cũng như tham gia trực tiếp vào công việc quản lý nhà nước
Hệ thống Hiến pháp, pháp luật XHCN của chúng ta là Hiến pháp,pháp luật mới về chất so với các chế độ xã hội trước, xét về tất cả mọi phươngdiện như lập trường, quan điểm tư tưởng, chính trị, giai cấp, cách thức điềutiết đời sống xã hội dân sự, tính chất dân chủ và chuyên chính Do có sự thốngnhất các chức năng xã hội - chính trị, xã hội - dân sự nên quá trình Nhà nước taban hành và tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật luôn đặt trên cơ sở phát huy
Trang 33quyền làm chủ của nhân dân lao động trong phạm vi toàn xã hội ở mọi phươngdiện đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức, lối sống, phong tục,tập quán.
Quá trình tổ chức xây dựng chính quyền nhà nước các cấp thực sự làcủa dân, do dân, vì dân cũng là một vấn đề thực tiễn quan trọng vừa đặt ra đòihỏi vừa thúc đẩy vai trò "dân là gốc" trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và nhất
là thực hiện quyền làm chủ của người dân
Với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" các cơquan dân cử đã được tổ chức theo hệ thống dọc và ngày càng phát triển, hoànthiện; đồng thời, Nhà nước ngày càng tạo ra mọi điều kiện thuận lợi để nhândân thực hiện hiệu quả dân chủ trực tiếp bằng các thiết chế tự quản Điều đóvừa là sự biểu hiện, và là những nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy sựhoàn thiện quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân Hơn thế quá trình dân chủhóa mọi mặt của đời sống xã hội luôn gắn chặt với dân chủ hóa hệ thốngchính trị như dân chủ trong Đảng, dân chủ trong nền hành chính nhà nước.Với việc dân chủ hóa các chế định xã hội dân sự và đời sống mọi mặt củanhân dân
Trong tình hình hiện nay, trước những biến động to lớn diễn ra trong đờisống xã hội và tình hình thế giới, khu vực, vai trò của nhân dân lao động trongphát huy dân chủ trực tiếp ngày càng trở nên có ý nghĩa quyết định quá trình xâydựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân của nước ta Sựnghiệp đổi mới đất nước theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vìmục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" đangđứng trước thời cơ hết sức thuận lợi, nhưng cũng đầy nguy cơ và thách thức
Mét trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp
Êy chính là phải xây dùng cho được nhà nước pháp quyền XHCN thực sự làcủa dân, do dân và vì dân, đủ sức tổ chức, xây dựng thành công chủ nghĩa xã
Trang 34hội; đồng thời quản lý đất nước một cách vững vàng Song, chỉ có thể thựchiện được điều đó khi phát huy đầy đủ vai trò ngày càng tăng của toàn thểnhân dân lao động Văn kiện Đại hội Đảng IX nêu: "Thực hiện tốt qui chế dânchủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham giaquản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng" [11, tr 134].
Mét trong những vấn đề quan trọng thể hiện vai trò "dân là gốc" trongthực hiện dân chủ ở cơ sở ở nước ta hiện nay là kết hợp vai trò của pháp luậtnhà nước với khôi phục và phát triển quy ước mới - mét văn bản pháp lý dướiluật độc đáo
Đây chính là kế thừa, phát triển và phát huy tác dụng của quy ước nhưthế nào để chắt lọc được những giá trị tinh túy của nó, đồng thời loại bỏnhững thứ phản giá trị, lạc hậu nhằm đóng góp nhiều nhất cho quá trình xâydựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân
Sự kết hợp giữa pháp luật, nhà nước và quy ước đã có từ rất lâu tronglịch sử dựng nước và giữ nước của dân téc ta Trong thuở bình minh dựngnước thì thực chất phép nước, cũng đồng thời chính là những chế định của đờisống cộng đồng làng, xã, đều không thành văn, thiên về đức trị và rất uyểnchuyển, khả biến Cho nên có thể coi phép nước là đại biểu cho quy ướcchung của đại cộng đồng các dân téc Văn Lang - Âu Lạc
Thời Bắc thuộc, các qui phạm pháp luật thực chất là ách nô dịch củaphong kiến phương Bắc nhằm đồng hóa dân téc ta, nên sự tách rời, đối lậpquay lưng của quy ước với các qui phạm pháp luật của dân téc ta nhằm đồnghóa Đã không phải hoàn toàn là xu hướng đi chệch, vô chính phủ của đờisống cộng đồng làng xã Ngay khi giành được nền tự chủ, quy ước đã trởthành chế định xã hội nối liền phép nước với lệ làng và nối kết các tổ chức xãhội trong làng với nhau
Trang 35Sự khôi phục quy ước trong đời sống xã hội hiện nay ở nước ta trướchết là một thực tế, bởi vì đó là nhu cầu chính đáng của nhân dân trong đờisống cộng đồng, không thể phủ nhận một cách gò Ðp Đồng thời, đó là sựkhôi phục mang tính tự nguyện cao, không gây tốn kém cho nhà nước, trái lại,
nó lại có giá trị xã hội rất lớn trong việc gánh đỡ cho pháp luật nhà nước ởnhững lĩnh vực xã hội - dân sự cần thiết Tuy nhiên, quá trình khôi phục vàphát triển quy ước phải được tự giác hóa mét cách triệt để, nếu không muốnrơi vào cái bẫy vô chính phủ do kẻ thù và các thế lực thù địch dựng lên
Về mặt pháp lý, cần xác định rõ những yêu cầu khách quan đối vớiquy ước mới để phù hợp với tiêu chí của nhà nước pháp quyền XHCN, tức làkhông được trái pháp luật, không thay thế pháp luật và không vượt mặt phápluật
Về phương diện hiệu quả xã hội, không thể chấp nhận sự khôi phụcquy ước một cách hình thức, học đòi, gượng Ðp, bắt chước nhau, cho ra đờihàng loạt quy ước một cách không thực tế, đồng thời cần tránh bê nguyên cái
cũ lỗi thời, thiếu sự chọn lọc
Trong thực tế đời sống xã hội nước ta, khi chóng ta thực hiện qui chếdân chủ ở cơ sở thì đã có sự trở lại đầy tích cực của một số quy ước nh "Quyước khu phố văn hóa" Để xây dùng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, dodân, vì dân, cần kết hợp phát huy vai trò của qui phạm pháp luật Nhà nướcvới vai trò của các kiểu quy ước như "Quy ước làng văn hóa" hay "Quy ướckhu phố văn hóa"
Phương thức phát huy dân chủ ở làng xã thông qua "Quy ước làng vănhóa" là một trong những phương thức thực hiện quyền dân chủ trực tiếp và nócũng được kế thừa và phát triển từ hương ước Thực hiện tốt phương thức nàykhông những cho phép các cộng đồng dân cư nông thôn giữ được bản sắc vănhóa dân téc của làng, xã, kết hợp với việc bài trừ các hủ tục lạc hậu mà hơnthế nữa, nó còn tham gia điều tiết giúp Nhà nước đối với những lĩnh vực xã
Trang 36hội dân sự mà chưa cần đến sự điều chỉnh của các văn bản qui phạm pháp luật
do Nhà nước ban hành Chẳng hạn, việc giữ gìn nề nếp sinh hoạt cộng đồngkết hợp với bảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội trong phạm vi thôn, làng,
xã hoặc việc giữ vệ sinh môi trường làng, xóm, tích cực xây dựng, phát triểnđời sống văn hóa ở khu dân cư
Tuy nhiên, trong khi tiếp tục phát huy vai trò nâng cao hiệu quả củacác chế định xã hội độc đáo này, cần có sự phối hợp với pháp luật và các quiphạm xã hội khác một cách tự giác, đi sâu vào hoạt động thực tế Việc thườngxuyên bổ sung, điều chỉnh và không ngừng hoàn thiện các chế định này cầntheo hướng tạo ra những hình thức sinh hoạt cộng đồng phù hợp, không thaythế luật pháp, song phải có tính pháp qui Đặc biệt, không nên xác lập nội dungcủa nó một cách hình thức, gượng Ðp Trong "quy ước làng văn hóa" còng cầnxác định những chế tài phù hợp để tăng khả năng điều tiết đối với những vấn đềquan trọng như: giữ gìn an ninh ở khu dân cư, vận động toàn dân xây dựng đờisống văn hóa, quan tâm chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên, làm tốt công táchòa giải ở cơ sở, chống quan liêu, tham nhòng và các tệ nạn xã hội
Quy ước và pháp luật thống nhất về mục đích cơ bản, quy ước là do dân
tự nguyện xây dựng, do dân lập ra, do dân qui định, không trái với pháp luật, nógóp phần thực hiện pháp luật, cụ thể hơn những gì mà pháp luật chưa qui định,hoặc chưa điều chỉnh cụ thể; hoặc nó bổ sung thêm những qui định mà pháp luậtchưa có và không thể qui định hết để đảm bảo yêu cầu điều chỉnh quan hệ xã hội
ở làng xã và phù hợp với thực tiễn đa dạng, phong tục tập quán, lối sống
Còn đối với qui chế dân chủ ở cơ sở là văn bản có tính pháp qui donhà nước ban hành nhằm thể chế hóa thực hiện và phát huy dân chủ ở cộngđồng cơ sở được áp dụng chung trong phạm vi cả nước Nội dung của quy chếdân chủ ở cơ sở chủ yếu qui định trách nhiệm và nghĩa vụ của chính quyềnđối với nhân dân nhằm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân Cụ thể nhưsau:
Trang 37- Qui chế dân chủ ở cơ sở qui định những loại việc chính quyền phảiđưa ra để nhân dân thỏa thuận và quyết định, chính quyền phải thực hiện theo
ý kiến đa số của nhân dân
- Quy định những loại việc chính quyền phải công khai để nhân dântheo dõi, kiểm tra, giám sát
Từ những đánh giá và phân tích nêu trên, có thể thÊy quan hệ giữaquy ước và qui chế dân chủ ở cơ sở là quan hệ giữa quy ước và pháp luật, làquan hệ tương hỗ, bổ trợ cho nhau, có mục đích chung, cơ bản giống nhau.Quan hệ đó được thể hiện trên những quan điểm sau đây
- Quy chế dân chủ ở sơ sở chỉ qui định những vấn đề chung, phổ biến,
có tính nguyên tắc, ở mỗi làng xã ở nông thôn lại có những đặc thù riêng màqui chế không thể bao quát hết hoặc không thể qui định chi tiết Vì vậy, thôngqua quy ước, quy chế dân chủ được cụ thể hóa thêm và được làm phong phúthêm, tất nhiên là những quy ước đó không được trái luật và không vượt rakhỏi khuôn khổ của pháp luật
Trong quá trình soạn thảo và xây dựng quy ước, những nội dung của quyước và nhất là lợi dụng những ưu thế của quy ước, thông qua cơ chế điều chỉnhcủa quy ước thì ở các làng xã đã lồng ghép những nội dung của qui chế dân chủvào nội dung của quy ước để đảm bảo cho qui chế dân chủ ở cơ sở được thựchiện một cách tốt hơn, nhân dân tự giác hơn và có hiệu lực, hiệu quả hơn
Phải khẳng định rằng, quy ước là ý nguyện chung, thống nhất của cácthành viên trong cộng đồng, vì thế nó được mọi thành viên tôn trọng và tự giácthực hiện một cách thực sự Ngược lại, đối với pháp luật, có thể về nội dung, vềcách thức xây dựng, có lúc, có nơi chưa được thực hiện một cách tự giác,nghiêm túc và nghiêm minh
Đối với đất nước ta, ngay từ những năm đầu của chính quyền dân chủcộng hòa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Thực chất của dân chủ là
Trang 38quyền lực thuộc về nhân dân Theo tư tưởng đó, Đảng ta khẳng định: Pháthuy dân chủ XHCN là bản chất của chế độ xã hội mới, vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực của công cuộc đổi mới, đồng thời là một trong những nhiệm vụ lâudài và trọng yếu của nước ta.
Trở về với quan hệ giữa quy chế dân chủ ở cơ sở và quy ước xét vềgóc độ cơ chế điều chỉnh thì chúng ta có thể theo cơ chế điều chỉnh phápluật chủ yếu sử dụng chế tài với các công cụ, phương thức tác động có tínhchất cưỡng bức, bắt buộc Trái lại, cơ chế điều chỉnh quy ước chủ yếu dùatrên ý thức tự giác, sử dụng phương pháp giáo dục, thuyết phục là chính.Tuy trong quy ước còng qui định những chế tài nhưng những chế tài trongquy ước nặng về đạo đức và chỉ là sự lên án của dư luận cộng đồng dân cư.Nhng tác dụng của chế tài này lại vô cùng to lớn, bị phạt trước dân làng dùchỉ là rất nhỏ hoặc không được tham dù việc làng là một điều nhục nhãkhông thể chịu đựng được Như vậy, quy ước là "pháp luật" của dân, do dânxây dựng, phản ảnh ý chí chung của nhân dân nên nó được tự giác chấp hànhkhông cần đến bộ máy, phương tiện và các biện pháp cưỡng chế Quy chếdân chủ ở cơ sở là văn bản pháp luật của Nhà nước, tuy nội dung của nóphản ánh được nguyện vọng, lợi Ých của nhân dân, nhưng nó đã được banhành bằng Nghị định của Chính phủ, cho nên cần phải biến nó thành ý chíthống nhất của nhân dân thông qua việc cụ thể hóa và đưa những nội dungthích hợp vào văn bản quy ước mới Làm được nh vậy sẽ tạo điều kiện đảmbảo pháp luật thực sự phản ánh ý chí của nhân dân, lợi Ých của nhân dân, có
cơ chế để nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia xây dựng pháp luật Đốivới những bộ luật quan trọng, cần thiết phải đưa ra để nhân dân góp ý, đónggóp như bé luật dân sự, hình sự, lao động
Đồng thời phải sớm ban hành luật trưng cầu ý dân như trong Điều 53Hiến pháp 1992 qui định: "Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xãhội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghịvới cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân" [26]
Trang 39Như vậy, chỉ khi nào lòng dân đối với pháp luật như lòng dân đối vớiquy ước thì pháp luật mới thực sự là của dân, do dân, vì dân và như thế quyềndân chủ trực tiếp của nhân dân mới được thể hiện rõ, mặt khác nó đảm bảocho pháp luật được thực hiện tự giác, nghiêm minh.
Quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện trên địa bàn xã, phường, quyước cò hay mới thường được triển khai xây dựng ở làng, bản, cộng đồng.Những nội dung của quy chế dân chủ lồng ghép vào quy ước không chỉ làviệc khẳng định lại việc tuân thủ những qui định của qui chế mà còn cần thiếtphải cụ thể hóa hoặc qui định thêm những nội dung dân chủ phù hợp với đặcthù, phong tục tập quán, tiến bộ, lối sống, đời sống tình cảm, quan hệ xã hội ởnhững làng cụ thể
Dân chủ, tự do, công bằng là khát vọng của nhân dân, là động lực vàmôc tiêu phấn đấu đích thực của chủ nghĩa xã hội Và muốn có dân chủ, tự
do, công bằng nhân dân phải tự mình tham gia xây dựng nhà nước, tham giaquản lý nhà nước và xã hội, tự quản đời sống cộng đồng cơ sở, thực hiện dânchủ, công bằng ngay tại cơ sở Pháp luật và quy ước là công cụ hữu hiệu đểnhân dân thực hiện quyền lực của mình Đó chính là quyền dân chủ trực tiếp
1.3.2 Kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong hoạt động bầu cử
1.3.2.1 Đối với bầu cử Hội đồng nhân dân
HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra,chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.Theo đó, HĐND là cầu nối giữa nhân dân và các cơ quan nhà nước, HĐNDvừa đại diện cho nhân dân địa phương, vừa đại diện cho quyền lực nhà nước
HĐND quyết định mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng tại
cơ sở, những công việc mà xã được phân cấp và những việc đáp ứng yêu cầu
Trang 40tự quản của cộng đồng dân cư ở cơ sở; bầu và phê chuẩn các chức danh hànhchính theo luật định,giám sát hoạt động của cơ quan hành chính và nhữngcông việc do cấp trên thực hiện trên địa bàn nhất là việc sử dụng đất đai, quỹcông, tài sản công, kể cả các quỹ do dân đóng góp, bỏ phiếu tín nhiệm đối vớicác chức danh do HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Với chức năng, và nhiệm vụ như vậy, cho nên trong công tác lùa chọnngười có đủ tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất, thực sự đại diện cho ý chí vànguyện vọng của nhân dân là hết sức quan trọng Trong Nghị quyết Hội nghịlần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX chỉ rõ: "Đổi mới cơ chếbầu cử, đảm bảo cho dân đề cử, ứng cử, lùa chọn các đại biểu Hội đồng nhândân thực sự là người đại diện cho dân; tăng thêm số lượng đại biểu Hội đồngnhân dân so với hiện nay, tăng tỷ lệ thích đáng đại biểu Hội đồng nhân dân làngười ngoài Đảng" [22]
Theo đó, công tác hiệp thương, lùa chọn, giới thiệu người ứng cử phảiđược thực hiện tốt, chú trọng bảo đảm tiêu chuẩn người được giới thiệu theoLuật bầu cử đại biểu HĐND, có cơ cấu hợp lý về thành phần, đại diện chogiai cấp, tầng líp nhân dân, độ tuổi, dân téc, nam nữ tôn giáo và các thànhphần kinh tế đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân địa phương, giảm
số lượng đại biểu là cán bộ ở các cơ quan hành chính nhà nước, trên cơ sởtiêu chuẩn mà tăng số lượng trẻ tuổi, đại biểu là người ngoài Đảng, đại diệncho các thành phần kinh tế Công tác hiệp thương phải thực sự dân chủ, đúngluật
Việc tổ chức hiệp thương do Ủy ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) chủ trì
và trình bày dự kiến cơ cấu, thành phần, sè lượng người tự ứng cử, ngườiđược giới thiệu ứng cử của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xãhội và ở thôn, trên cơ sở dự kiến của thường trực HĐND về cơ cấu, thànhphần, sè lượng người được bầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn, tổ dânphố