1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của bộ khóm ấp trong việc thực hiện quy chế cơ sở dân chủ tại tỉnh an giang

90 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 672,5 KB

Nội dung

Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ cơ sở khóm ấp. Tiến hành khảo sát thực địa nhằm thu thập số liệu nghiên cứu cho luận văn. Chỉ ra mức độ thực hiện các vai trò khác nhau của đội ngũ cán bộ khóm ấp. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò. Chỉ ra xu hướng biến đổi vai trò của cán bộ khóm ấp trong việc thực hiện QCDCCS.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khóm- ấp là một khu vực dân cư được hình thành theo địa lý tự nhiên nằm trong địa bàn xã; là một bộ phận của xã Ấp không phải là một đơn vị hành chính, song ấp có vị trí rất quan trọng Trên thực tế nó vừa chịu trách nhiệm thi hành các nhiệm vụ về hành chính, kinh tế, xã hội trên địa bàn ấp; vừa là cơ sở để thực hiện, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động; đồng thời cũng là nơi luôn diễn biến rất đa dạng về kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện của Đảng, tình hình nông thôn nói chung, tỉnh An giang ta nói riêng có sự chuyển biến phát triển một cách rõ rệt Từ một nền sản xuất tự cung tự cấp đã chuyển hẳn sang nền sản xuất hàng hoá đa dạng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nông thôn từng bước được nâng cao, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy tốt hơn

Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường và đặc điểm nông thôn An Giang có sắc thái dân tộc, tôn giáo, những tập tục lạc hậu, những mặt trái tiêu cực của kinh tế thị trường, khoảng cách trình độ nhận thức và mặt bằng dân trí còn là vấn đề nhức nhói đối với nông thôn của tỉnh An Giang Tuy đời sống kinh tế có phát triển cải thiện nhưng tỷ lệ người nghèo và chưa có việc làm còn khá đông Quyền làm chủ của nhân dân nông thôn chưa được phát huy một cách đầy đủ.Trong những năm qua, sự ra đời về tổ chức Ban Nhân dân tự quản khóm,

ấp theo quyết định 142/QĐ- UB, ngày 14/06/1989 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh

An Giang là cần thiết và hoạt động của nó thực sự có hiệu quả trên các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội và thực thi pháp luật trên địa bàn dân cư Nhưng, trong nhiều vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ lề lối làm việc trên thực tế còn gặp không ít lúng túng và chưa được quy định một cách rõ ràng Do vậy, để khóm- ấp phát triển một cách vững

mạnh toàn diện Tác giả chọn đề tài: “Vai trò của cán bộ khóm – ấp trong việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại Tỉnh An Giang” làm luận văn tốt

nghiệp của mình

2 Tính cấp thiết của đề tài

Trang 2

- Từ yêu cầu thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX), Nghị quyết của Tỉnh uỷ về xây dựng hệ thống chính trị phường- xã, trong đó xác định khóm- ấp là nơi thực hiện cộng đồng tự quản của nhân dân, khóm- ấp mạnh thì phường- xã mạnh.

- Để thúc đẩy thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 79 của Chính Phủ, Quyết định 13 của Bộ Nội vụ

về xây dựng đời sống văn hoá, thực hiện QCDCCS phường- xã, quy định về

tổ chức, hoạt động ở khóm- ấp

- Xuất phát từ thực trạng, bất cập và yêu cầu tổng kết thực tiễn, cải tiến nâng chất tổ chức, hoạt động ở phường- xã, khóm- ấp để đáp ứng yêu cầu tình hình cách mạng trong giai đoạn mới

Mấu chốt của các vấn đề trên là xây dựng hệ thống chính trị phường- xã gắn liền với xây dựng đời sống văn hoá và thực hiện QCDCCS; nhân tố cơ bản để hoàn thành nhiệm vụ chính trị thì đều phải thực hiện thông qua hệ thống chính trị khóm- ấp mới động viên nhân dân tạo lập phong trào cách mạng trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển CNH- HĐH đất nước

3 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Dân chủ, dân chủ ở cơ sở, QCDCCS là vấn đề được nhiều nhà khoa học, những người làm công tác lý luận quan tâm ở những góc độ, khía cạnh khác nhau

- Đề tài "Thực hiện QCDC và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay" do TS Nguyễn Văn Sáu - GS Hồ Văn Thông đồng chủ trì Có thể

tìm hiểu khái quát về công trình nghiên cứu này qua cuốn sách cùng tên do Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm 2003

- Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước về "Củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của nước ta hiện nay" do PGS TS Hoàng Chí Bảo - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh làm chủ nhiệm, nghiệm thu 2002

- Đề tài "Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hoá đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta"

TS Nguyễn Quốc Phẩm chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

- Đề tài "Hệ thống chính trị cơ sở - Đặc điểm, xu hướng và giải pháp"

của TS Vũ Hoàng Công - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2002

Trang 3

- Đề tài "Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" cũng PGS.TS Dương Xuân Ngọc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

- Đề tài "Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay" Do Nguyễn Văn Sáu,

Hồ Văn Thơng chủ biên, Nxb Chính trị quốc Gia, Hà Nội, 2001

Các cơng trình nghiên cứu kể trên đã đi sâu nghiên cứu về việc thực hiện QCDC gắn với tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở nĩi chung, ở cấp xã nĩi riêng Ởû đây, các tác giả cũng chỉ ra phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện QCDC ở xã, phường Các cơng trình đĩ đã được đăng thành sách

Các đề tài, luận án đã được cơng bố như:

- Đề tài "Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ XHCN ở Việt Nam" của Phạm Văn Bính,

Hà Nội, 2003

Tác giả đã làm rõ về mặt lý luận khái niệm: nguồn gốc, nội dung chủ yếu trong tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh; Phân tích quá trình thực hiện dân chủ XHCN ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh mà trọng tâm là thời kỳ đổi mới và đánh giá thực trạng dân chủ XHCN ở ta hiện nay từ đĩ tác giả đưa ra những kiến nghị (và giải pháp)

về phương hướng tiếp tục vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của

Hồ Chí Minh để xây dựng và hồn thiện dân chủ XHCN ở nước ta trong thời gian tới

- Đề tài: "Thực hiện QCDCCS trong các trường THPT trên dịa bàn Hà Nội hiện nay" của Nguyễn Thị Xuân Mai, Hà Nội, 2004.

Tác giả đã phân tích thực trạng, nguyên nhân và những kinh nghiệm thực hiện QCDCCS trong các trường THPT ở Hà Nội hiện nay, dự báo những vấn đề đặt ra trong xu hướng vận động của việc thực hiện QCDC trong trường học ở Hà Nội, trong những năm tới Từ đĩ nêu một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu để thực hiện cĩ hiệu quả QCDCCS trong các trường THPT ở Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

- Đề tài: "Thực hiện QCDC ở xã trên địa bàn tỉnh Sơn La - Thực trạng

và giải pháp" của Nguyễn Thanh Sơn, Hà Nội, 2003.

Trang 4

Tác giả đã phân tích, làm rõ ý nghĩa của việc thực hiện QCDC ở xã đối với quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La Phân tích, đánh giá thực trạng và những nhân tố tác động đến quá trình thực hiện QCDC ở

xã trên địa bàn tỉnh Sơn La Đồng thời, vạch ra những nguyên nhân làm hạn chế quá trình thực hiện QCDC ở xã của tỉnh Sơn La

Từ đó, đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc thực hiện QCDC ở xã trên địa bàn tỉnh Sơn La trong những năm tới

Trong các đề tài nghiên cứu chưa coi đội ngũ cán bộ khóm - ấp là một đối tượng nghiên cứu chính Do đó, vai trò của đội ngũ cán bộ này chưa được nghiên cứu sâu Luận văn của tác giả nhằm bổ sung những hiểu biết đối với vai trò của cán bộ khóm - ấp trong việc thực hiện QCDCCS trong giai đoạn hiện nay

4 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ cơ sở khóm- ấp

- Tiến hành khảo sát thực địa nhằm thu thập số liệu nghiên cứu cho luận văn

- Chỉ ra mức độ thực hiện các vai trò khác nhau của đội ngũ cán bộ khóm- ấp

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò

- Chỉ ra xu hướng biến đổi vai trò của cán bộ khóm- ấp trong việc thực hiện QCDCCS

- Đưa ra các giải pháp- kiến nghị

5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của cán bộ khóm- ấp trong việc thực

hiện QCDC tại Tỉnh An Giang hiện nay

Trang 5

B Khách thể nghiên cứu: Cán bộ lãnh đạo của khĩm- ấp

* Phạm vi nghiên cứu:

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thơng qua khảo sát thực địa từ tháng 05,06 năm 2006

Dữ liệu báo cáo, phân tích, thống kê được lấy trong giai đoạn năm 2003-

2006 (Sau khi cĩ Nghị Định 79 năm 2003 của Chính phủ về QCDC ở xã).

6 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

* Giả thiết nghiên cứu:

- Địa phương nào mà cĩ cán bộ tham gia tập huấn, bồi dưỡng QCDCCS thì địa phương đĩ vai trị thơng tin tuyên truyền được thực hiện tốt hơn

- Bản thân người cán bộ và gia đình của họ gương mẫu chấp hành QCDCCS sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện QCDC trong cộng đồng

- Trong bối cảnh hiện nay vai trị giám sát của cán bộ khĩm- ấp đối với hoạt động thực tiễn của chính quyền cấp trên được thực hiện ở mức độ thấp hơn

so với các vai trị khác như: tuyên truyền thơng tin, tổ chức hoạt động

- Địa phương nào mà các nội dung QCDC được đưa vào hương ước tại địa phương đĩ thì việc thực hiện QCDC sẽ tốt hơn

Yếu tố vĩ mô

+ Vùng địa lý + Khu vực cư trú + Đặc điểm địa phương

Yếu tố khóm-ấp

+ Cấu trúc khóm-ấp + Mô hình khóm-ấp

Yếu tố cá nhân

+ Tuổi, giới tính + Dân tộc + Trình độ học vấn + Thu nhập

Hệ Quả Xã hội

Vai trò của cán bộ khóm-ấp trong việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại tỉnh

An Giang:

- Tuyên truyền- thông tin.

- Tổ chức, thực hiện hoạt động.

- Gương mẫu chấp hành.

- Huy động cộng đồng tham gia.

- Kiểm tra,giám sát đối với hoạt động của chính quyền.

- Đấu tranh bảo vệ dân chủ cho nhân dân

- Đề xuất, kiến nghị.

Trang 6

7 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

+ Dựa trên các lý thuyết xã hội học: Thuyết chức năng,thuyết hệ thống

+ Phương pháp mácxít quan điểm toàn diện – lịch sử - cụ thể và phát triển

* Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

+ Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn: Các báo cáo tổng kết, các nghiên cứu đã có, các thống kê, các tài liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu (năm 2003-2006)

+ Điều tra xã hội học: Điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi, kết hợp với việc phỏng vấn sâu

Điều tra tại 01 Thành phố Long Xuyên: 11 phường,02 xã , gồm 152 khóm- ấp (lấy 01 phường hay 01 xã làm mẫu) và 01 Huyện Tịnh Biên: 03 thị trấn, 11 xã, gồm 72 khóm- ấp (lấy 01 xã làm mẫu)

Làm 200 phiếu bảng hỏi (trong đó là 1/3 phiếu là cán bộ và 2/3 là người dân)

và 10 phỏng vấn sâu (cán bộ quản lý chủ chốt tại thành phố và huyện)

8 Ý nghĩa khoa học của luận văn

Áp dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học để phân tích về vai trò của đội ngũ cán bộ khóm- ấp trong việc thực hiện QCDCCS

9 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

+ Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và

nhận thức vai trò của hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ khóm- ấp trong việc

thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về dân chủ ở cơ sở

Trang 7

+ Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham

khảo cho các cán bộ lãnh đạo quản lý ở An Giang và các địa phương có điều kiện tương tự trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về dân chủ ở xã, phường Nhất là ở cơ sở khóm – ấp

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề có liên quan đến dân chủ ở cơ sở

10 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương

Trang 8

biệt chính là ở chỗ, trong vai trò xã hội, cá nhân “tự đóng vai mình” Vai trò

xã hội được học trong diễn tiến xã hội hóa, được thực hiện trong các đoàn thể khác nhau mà con người tham gia vào và nó trở thành một phần của nhân cách xã hội của con người.Theo ngôn ngữ xã hội học, một vai trò có nghĩa là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định [52, tr.54 - 55]

Một người có thể chiếm một vị thế hay đóng một vai trò nhất định trong xã hội Thí dụ, giáo sư là một vị thế xã hội, gắn với vị thế này là vai trò nghề nghiệp được quy định bởi các chuẩn mực xã hội, mà người có vị thế đó phải thực hiện

Vị thế thường ổn định, nó là sự định vị, là chỗ đứng của một cá nhân nào đó trong xã hội, song vai trò thì cơ động hơn Thí dụ: cũng là một chức danh giám đốc, song ở xí nghiệp này thì cá nhân đó thực hiện những vai trò này, còn ở xí nghiệp khác thì lại thực hiện những vai trò khác Trong thực tế, mỗi vị thế thường là có một vài vai trò Thí dụ, giáo sư đại học chỉ là một vị thế nghề nghiệp song lại đóng nhiều vai trò khác nhau như hướng dẫn khoa học đồng nghiệp, giảng dạy, nghiên cứu, phản biện

Dưới con mắt xã hội học, bất cứ tổ chức hay định chế xã hội nào cũng đều bao gồm những vai trò nào đó Thí dụ, một trường học bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo vụ, giáo viên, học sinh, ban đại diện sinh viên,

cán sự lớp, nhân viên…Như vậy, mỗi vai trò tương ứng với một “vị trí xã hội” hay “vị thế”.

Trang 9

Khi nói tới một vị trí nào đó, chúng ta luôn nhìn vị trí này xét trong tương quan với vị trí khác Khi đứng ở một vị trí xã hội nào đó, những ứng xử của chúng ta chủ yếu quy định bởi những đòi hỏi mà các vị trí xã hội khác đã

gán cho vị trí ấy Ở mỗi vị trí (công nhân, bác sĩ, giáo viên, học sinh) chúng

ta đều phải thực hiện vai trò của mình theo những quy tắc và chuẩn mực mà

xã hội quy định Vị trí và vai trò là những khái niệm khách quan, không phụ thuộc vào tính khí hoặc đặc trưng chủ quan của người nắm giữ vị trí và vai trò ấy

Khái niệm “vị trí” hay “vị thế” được R.Linton (1936) định nghĩa như

“một vị trí trong một hệ thống xã hội” “Trẻ em” là một vị trí vì ai trong

chúng ta cũng đều coi trẻ em không phải là người lớn, chúng còn phải học hành, phải được dạy dỗ và phải vâng lời cha mẹ Tuổi tác, giới tính, lai lịch xuất thân thường là những đặc trưng cơ bản tạo nên những vị trí

Nhưng dù vậy, cái gọi là “vị trí” này lại không phải là do đặc trưng riêng của mỗi người mà có, mà là do xã hội định đoạt Nói cách khác, vị trí (hay vị thế)

cũng là một khái niệm mang tính chất xã hội

Vị thế xã hội là địa vị của mỗi người đứng trong cơ cấu tổ chức xã hội, theo như sự thẩm định và đánh giá của xã hội

Thí dụ đối với xã hội Việt Nam, chúng ta hiểu "người cha" là người sinh ra đứa con (cha ruột) Nhưng đối với một số dân tộc ở Châu Úc và Châu Phi thì họ lại phân biệt rõ "người cha" khác với "người đàn ông sinh ra đứa con" Cũng trong số những dân tộc này, khái niệm "anh em" không phải chỉ là anh em ruột (tức có cùng một người cha), mà bao gồm cả những người con của anh hay em trai của cha mình (tức anh em họ) Chẳng hạn, anh em họ tôi

có quyền và có thể đến ở gia đình tôi bất cứ lúc nào và ở luôn nếu muốn, lúc

ấy cha mẹ tôi phải coi họ như con ruột, cho ăn, nuôi nấng, dạy dỗ

Đôi khi người ta không phân biệt rõ khái niệm vị trí với khái niệm vai

trò và cũng có người dùng lẫn lộn cả hai Nhưng chúng ta cần phân biệt "vị trí

xã hội' được hiểu như là chỗ đứng của mỗi người trong không gian xã hội Còn "vai trò xã hội" là để chỉ toàn bộ những nghĩa vụ và quyền lợi vốn gắn liền với một vị trí xã hội nào đó Nói cách khác, "vị trí' cho biết mỗi người là

ai (trẻ em, người cha, bác sĩ, kỹ sư ) Còn "vai trò" là cái cho biết những điều mà người ta phải làm ở vị trí ấy (còn nhỏ nên phải đi học; phải nuôi nấng

và giáo dục con cái; phải chăm sóc, chữa trị bệnh nhân ).

Trang 10

Do đô, có thể thấy đánh giá "vai trò" cần xuất phát hai gốc độ:

+ Đối chiếu hành vi của cá nhân, nhóm với những quy định, nghĩa vụ

mà họ phải thực hiện để tương xứng với vị thế đang đảm nhiệm

+ Kiểm định mong đợi của các chủ thể với việc thực hiện vai trò vị thế đó

1.1.2 Cán bộ

“Cán bộ” là từ đã được dùng từ lâu và thường xuyên trong đời sống

hằng ngày, nhưng việc nghiên cứu để đưa ra một khái niệm thống nhất chưa được làm rõ Ở nước ta, hai định nghĩa sau đây được xem là có sự phát triển

và hợp lý hơn so với một số định nghĩa khác:

- Trong “Từ điển Tiếng việt”, nhà xuất bản Đà nẵng của Viện ngôn ngữ

học, xuất bản năm 1993, cán bộ có hai nghĩa:

+”Người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước” + “Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ” [59, tr.109].

- Trong “Đại từ điển Tiếng việt”, do Nguyễn Như Ý chủ biên, xuất bản

năm 1999, cán bộ là:

+ “Người làm việc trong cơ quan Nhà nước”.

+ “Người giữ chức vụ, phân biệt với người bình thường, không giữ chức

vụ trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước” [59, tr 249]

Trong Pháp lệnh cán bộ công chức (đã được sửa đổi và bổ sung năm

2000 và 2003- Nxb Chính trị quốc gia- Hà Nội- năm 2005) quy định: "Cán

bộ, công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước", bao gồm:

+ Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội;

+ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội;

+ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan Nhà nước; Mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng;

+ Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viện Viện kiểm sát nhân dân;

Trang 11

+ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.

Mỗi loại cán bộ đều có vai trò, vị trí nhất định trong xã hội Nói đến cán

bộ là nói đến con người và người cán bộ ở nước ta được đặt trong các mối quan hệ xác định, đó là:

+ Cán bộ quan hệ với tổ chức và cơ chế, chính sách

+ Cán bộ quan hệ với phong trào cách mạng của quần chúng

Cán bộ là vấn đề luôn được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đặc biệt quan tâm

Các Mác và Lênin đánh giá rất cao vai trò của cán bộ, đã chỉ cho giai cấp

vô sản thấy rằng muốn thực hiện được mục tiêu, lý tưởng của mình thì chính Đảng cách mạng của giai cấp vô sản phải có trong tay những con người biết

“sử dụng lực lượng thực tiễn” Chỉ khi tạo ra được một đội ngũ cán bộ, Đảng

mới có thể phát động và lãnh đạo được phong trào đấu tranh rộng rãi của quần chúng giành thắng lợi Nhân tố con người, vị trí, vai trò quan trọng của cán

bộ, vì vậy được quy định một cách khách quan

Kế thừa và phát triển tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi

“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [34, tr.269]”công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [34, tr.240], "Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng bị tê liệt Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được” [32, tr.24] Thật vậy,mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ đều do cán bộ nghiên cứu đề xuất, đồng thời cũng do cán bộ tổ chức hướng dẫn nhân dân thực hiện

Do đó, đường lối, chính sách của Đảng, đúng hay sai, tổ chức thực hiện thành công hay không đều phụ thuộc vào cán bộ

Đảng ta, từ khi ra đời đến nay luôn xác định cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề quan trọng nhất Cán bộ là nhân tố có vai trò rất lớn quyết định tiến

Trang 12

trình phát triển của cách mạng Đại hội Đại biệu toàn quốc lần thứ VII và Hội nghị Trung ương 3- khóa VII khẳng định: “cán bộ và công tác cán bộ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, có vai trò to lớn thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình cách mạng”.

Do đó, Đảng ta luôn kiên trì khẳng định và thực hiện nguyên tắc: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ Việc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo dục đạo đức, phẩm chất chính trị, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ được Đảng đặc biệt quan tâm Đảng đã đề ra nhiều chương trình cụ thể, nhất là cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng để nâng cao uy tín của toàn Đảng và từng cán bộ, Đảng viên trong nhân dân

Cán bộ khóm- ấp trong đề tài này bao gồm cả cán bộ thuộc hệ thống Đảng và Đoàn thể, chính trị xã hội như tổ trưởng tổ Đảng, cán bộ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân Do Khóm- ấp không phải lá cấp bậc hành chính Nhà nước nên chức danh Trưởng khóm- ấp hoặc tổ Trưởng dân phố là do dân bầu ra

1.1.3 Vị trí, vai trò của khóm- ấp

* Tổ chức, hoạt động của khóm- ấp trong mối quan hệ với cộng đồng dân cư:

Khóm- ấp là tầng sâu nhất mà sự vận hành thể chế, từ vĩ mô tác động đến, là địa chỉ quan trọng cuối cùng và quyết định mà mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước phải tìm đến

Khóm- ấp là nơi phổ biến, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, là nơi lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân để giải quyết các vướng mắc kịp thời, đồng thời đề

đạt ý kiến của nhân dân với cấp trên, là nơi thực hiện sự gắn bó cụ thể giữa

dân và Đảng

Khóm- ấp về tổ chức và hoạt động của nó vừa thực hiện yêu cầu nhiệm

vụ cấp trên giao, vừa thể hiện tính tự quản của cộng đồng dân cư trên địa bàn

để đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân thông qua các hoạt động của mình mà thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa ý Đảng- lòng dân

Khóm ấp còn là nơi tổ chức việc hoà giải các mâu thuẫn trong dân, thông qua đó tạo mối quan hệ đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư Thông qua

Trang 13

các hoạt động của khóm- ấp, xuất hiện những nhân tố mới- phát huy nhân lên tạo ra tính tích cực của xã hội [54, tr.12].

* Tổ chức, hoạt động của khóm- ấp trong mối quan hệ tác động phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương:

Khóm- ấp là nơi hành động, tổ chức thực hiện, đưa chủ trương, đường lối phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, của địa phương vào cuộc sống Như vậy, tổ chức hoạt động của khóm- ấp có tác động thông qua việc huy động trí tuệ, công sức, cùng với nhân dân xây dựng đề án, kế hoạch phát triển kinh tế-

xã hội ở địa phương

Trên cơ sở chủ trương chính sách chung, chi bộ khóm ấp lãnh đạo kiểm tra, đề ra nội dung, giải pháp sát đúng, hợp lòng dân và phân công đảng viên vận động nhân dân thực hiện

Thông qua các Đoàn thể, Mặt trận để phát động các phong trào hành động cách mạng của quần chúng về phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, thực hiện quy chế dân chủ, xây dựng đời sống văn hoá

Khóm- ấp cũng có tác động đến kiểm tra giám sát của nhân dân, thông qua đó mà uốn nắn, xử lý và làm công tác cán bộ cũng như bổ sung điều chỉnh kế hoạch phù hợp hơn [54, tr.13]

* Tổ chức, hoạt động của khóm- ấp trong việc thực hiện QCDCCS và xây dựng đời sống văn hoá:

Có thể thấy khóm- ấp đóng vai trò chủ yếu và trực tiếp trong việc thực hiện hai nội dung trên

Do trực tiếp với dân, nắm tâm tư nguyện vọng của dân, nên khóm- ấp tuyên truyền, phổ biến và ghi nhận những nguyện vọng, ý kiến, thu thập sáng kiến, phát huy các nguồn lực trong dân tại khóm- ấp để xây dựng khóm- ấp và phường, xã

Trực tiếp xây dựng các hình thức hoạt động thông qua các mô hình trên lĩnh vực thực hiện dân chủ trực tiếp, thông qua đại diện, các nội dung xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, xây dựng các quy ước nhằm điều chỉnh hành vi của cộng đồng theo chuẩn mực nhất định

Thông qua vận động các phong trào trên mà xây dựng ý thức tự quản, tinh thần cộng đồng đối với từng hộ, từng cá nhân [54, tr.13]

Trang 14

* Tổ chức khóm- ấp trong mối quan hệ xây dựng heä thống chính trị phường, xã:

Đây là quan hệ trực tiếp tác động dưới lên, trên xuống Với tư cách là bộ phận hợp thành phường- xã, khóm- ấp mạnh tức phường- xã mạnh

Do khóm- ấp không phải là một cấp quản lý hành chính - tự quản là nét đặc thù của khóm- ấp, nhưng tổ chức của khóm- ấp cũng chứa đựng các yếu

tố Đảng,Chính quyền (quản lý địa bàn), Mặt trận và các Đoàn thể, nên khóm-

ấp ra sao thì phường- xã ảnh hưởng như thế

Khi xem xét phường- xã hoạt động mạnh hay yếu đều phải thông qua xem xét và kiểm chứng của nhân dân, chính sự kiểm chứng một cách khắt khe nhất để thực hiện tập trung ở tổ chức và hoạt động của khóm- ấp Nơi đây còn

là nơi tạo nguồn để phát triển tổ chức Đảng, lựa chọn và sàng lọc cán bộ [54, tr.14]

Sơ đoà 1.1: Vai trò, vị trí của Khóm- ấp

1.1.4 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ khóm- ấp

1.1.4.1 Vai trò, chức năng của cán bộ khóm- ấp

tự quản

Vị trí, vai trò khóm ấp của đề tài nghiên cứu:

- Khóm- ấp nằm ở trong dân, hạt nhân tác động tổ trưởng dân phố (tự quản) và hộ dân.

- Phường- xã gắn kết với khóm- ấp để triển khai công việc ra dân, không phải qua trung gian.

Vị trí, vai trò khóm ấp hiện nay:

Hộ dân Hộ

dân

Trang 15

Cán bộ khóm- ấp là một tổ chức nối liền giữa chính quyền cấp xã với quần chúng, được nhân dân tín nhiệm bầu ra hoặc do UBND xã bổ nhiệm, có vai trò điều hành, phối hợp các tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng trên địa bàn để hướng dẫn nhân dân thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự và quốc phòng.

Khóm- ấp không phải là cấp hành chính Nhà nước Song trên thực tế khách quan trong quá trình vận động tồn tại và phát triển của tổ chức cán bộ khóm- ấp liên quan trực tiếp đến chức năng hướng dẫn, tổ chức, quản lý điều hành hoạt động của các phong trào quần chúng nhân dân nhằm thực hiện chủ trương, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của Đảng, Nhà nước, đồng thời phát huy những tập quán truyền thống tốt đẹp vốn có từ laâu của nhân dân ta trong ấp [28, tr.7 - 8]

1.1.4.2 Nhiệm vụ của cán bộ khóm - ấp

Cán bộ khóm - ấp đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng và chịu

sự điều hành của UBND xã, cán bộ khóm - ấp có nhiệm vụ hướng dẫn, tổ chức, quản lý điều hành các phong trào kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng

và nói chung cả đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong khóm- ấp không còn người đói nghèo, tiến lên khá, giàu, xây dựng cuộc sống ấm no văn minh hạnh phúc Cụ thể là:

- Nắm lao động và dân cư trong ấp Quản lý tốt việc sử dụng đất đai, lao động và hòa giải tốt các vấn đề tranh chấp đất đai, lao động phải theo đúng luật Có chương trình, giải pháp để phát động phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng như làm thủy lợi, đường sá, cầu cống

- Phát động phong trào quản lý thị trường, ngăn chặn làm hàng giả, mua bán trái phép, tham ô, lãng phí, đầu cơ buôn lậu, trốn thuế, trốn nợ và trốn

Trang 16

tránh làm nghĩa vụ đối với Nhà nước Nhắc nhở nhân dân làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

* Về văn hóa xã hội:

- Phát động nhân dân đưa con em đến độ tuổi vào trường, vận động góp phần xây dựng cơ sở vật chất trường học, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của thầy cô giáo

- Phát động phong trào giữ gìn môi trường sống, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, thực hiện 6 chương trình y tế Quốc gia

- Phát động nhân dân chống văn hóa đồi trụy, mê tín dị đoan, tập tục lạc hậu Xây dựng, bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới

- Thực hiện đầy đủ và vận động nhân dân tham gia chăm sóc các gia đình thuộc diện chính sách, bảo trợ xã hội, các người già, cô đơn, tàn tật không nơi nương tựa

- Phát động phong trào thanh niên thi hành nghĩa vụ quân sự hàng năm

và phong trào thanh niên xung kích: bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội [28, tr.8 - 10]

1.1.4.3 Quyền hạn của cán bộ khóm - ấp

- Trưởng hoặc phó ban được tham gia các cuộc họp cấp xã nhằm kịp thời nắm tình hình, chủ trương, kế hoạch của UBND xã và cấp trên để triển khai,

tổ chức thực hiện trong phạm vi của ấp mình

- Được quyền nhắc nhở nhân dân trong ấp cũng như cán bộ công nhân viên của cơ quan cư ngụ trong ấp thực hiện đúng các quy định của địa phương Được quyền đề nghị với trên có biện pháp xử lý đối với hành vi phạm pháp, những vi phạm đến lợi ích chính đáng của nhân dân và được quyền phản ảnh ý kiến nguyện vọng của nhân dân lên cấp trên

Trang 17

- Được huy động quần chúng tại chỗ truy bắt bọn tội phạm, kẻ phạm pháp quả tang và bảo vệ hiện trường vụ án, lập biên bản tại chỗ và được quyền giải tán các tụ điểm mang tính văn hĩa đồi trụy, mê tín dị đoan, tệ nạn

cả tổ chức, kế hoạch, biện pháp phải được thơng qua sự chuẩn y của UBND

xã, phường

- Được quyền chứng chuyển, xác nhận các yêu cầu khiếu nại tố cáo và phép tắc của cơng nhân trong ấp lên UBND xã, phường và được quyền đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với cá nhân và tổ chức trong địa bàn của ấp [28, tr.10 -11]

và các tổ chức quần chúng nhân dân vào việc thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân Quyền dân chủ cĩ dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, trong đĩ dân chủ trực tiếp ngày càng được mở rộng và cĩ vị trí quan

trọng “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là hình thức dân chủ trực

tiếp mà QCDCCS là sự cụ thể hố

Trang 18

Hồ Chí Minh là một nhà mácxít sáng tạo lớn, con người của những lý tưởng cao cả về dân chủ Người nói: “Nước ta là một nước dân chủ, như HĐND, Mặt trận, Công đoàn, Hội nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc Những đoàn thể ấy là tổ chức của nhân dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thieát nhân dân với chính phủ” [35, tr.66].Xây dựng và thực hiện QCDCCS là một hướng nghiên cứu mới về dân chủ, trong đo,ù cái mới về mặt lý thuyết là chuyển nghiên cứu dân chủ từ bình diện triết học xã hội và chính trị sang bình diện xã hội học, trước hết là tiếp cận dân chủ từ cơ cấu xã hội (giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội dân cư, nghề nghiệp, giới và lưới tuổi ) Cái mới về thực tiễn là chú trọng thực hành dân chủ theo cấp độ và mô hình quản lý xã hội, lấy đơn vị cơ sở (cấp vi mô, những tế bào cấu thành cơ thể xã hội) làm yếu tố nổi trội.

1.1.5.2 Bản chất nhiều thứ bậc của phạm trù dân chủ và nội dung toàn diện của nó

- Dân chủ với tư cách là một giá trị xã hội của con người - cá nhân và cộng đồng- trong đời sống thực tiễn, trong hoạt động sống của nó để tồn tại, phát triển và không ngừng hoàn thiện nhân tính

- Dân chủ với tư cách là một thể chế, trước hết là thể chế chính trị, là một hình thái biểu hiện của quyền lực nhà nước được tổ chức thành chế độ

Trong bản chất của nó, dân chủ đối lập với chuyên chế Dân chủ gắn liền với tự do, bình đẳng, công bằng trong các mối quan hệ con người, là điều kiện phát triển các năng lực con người, trở thành một nhu cầu nội tại của đời sống con người, cá thể cũnh như xã hội

Xét về phương diện giá trị, dân chủ là một phạm trù vĩnh viễn ĂngGhen gọi đó là dân chủ tiền chính trị, khi đó giai cấp, tư hữu chưa xuất hiện, con người chưa hề biết đến bóc lột, áp bức, chưa bị đẩy vào thân phận nô lệ

Đến chủ nghĩa cộng sản văn minh, cái mà Mác gọi là “thể liên hiệp của cộng đồng những con người tự do” chính là “dân chủ phi chính trị” Chính

trong hoàn cảnh lịch sử này, dân chủ mang tính giai cấp, đặc biệt nội bật trong dân chủ chính trị

Dân chủ là một phạm trù “kép” mang một bản chất nhiều thứ bậc.

Trang 19

Thể chế dân chủ tức là chế độ dân chủ với tư cách là chế độ nhà nước, chế độ chính trị, là một hình thức lịch sử tất yếu của việc tổ chức và thực thi quyền lực trong khi các giai cấp còn tồn tại.

Chế độ dân chủ nào muốn thể hiện ra trong thực tiễn, trở thành hiện thực đều phải biểu hiện mình thông qua chế độ nhà nước Song không phải chế độ nhà nước nào cũng đồng thời và đương nhiên, tự nhiên là chế độ dân chủ

Ngoài ra, còn có một quan hệ đặc biệt giữa dân chủ và pháp luật Pháp luật là một yếu tố cấu thành nội dung của dân chủ, nó thuộc về cấu trúc nội tại của dân chủ, ở ngay trong dân chủ chứ không ở bên ngoài dân chủ

Vai trò của pháp luật là ở chỗ, không có đảm bảo pháp luật thì không có dân chủ Pháp luật là giới hạn của dân chủ trong các thể chế nhà nước Pháp luật xác định hành lang vận động của dân chủ, của công dân, cũng như của xã hội, của cả bản thân nhà nước

Dân chủ và tập trung trong nguyên tắc tập trung dân chủ

1.1.5.3 Dân chủ với quá trình xây dựng đất nước trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta

Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII - VI trước Công nguyên và người đầu tiên đặt nền móng cho nguyên lý dân chủ là nhà triết học

cổ đại Xôlông Lần đầu tiên, thuật ngữ dân chủ được thể hiện bằng tiếng Hy

Lạp cổ gồm hai từ gốc ghép lại: Demos (nhân dân) và Kratia (quyền lực) Như

vậy, thuật ngữ dân chủ chỉ xuất hiện khi trong xã hội đã tồn tại ba yếu tố: nhân dân, quyền lực công cộng và mối quan hệ giữa chúng

Trong lịch sử Hy Lạp cổ đại, hình thức quyền lực công cộng đầu tiên

chính là nhà nước Aten (Nhà nước dân chủ đầu tiên trong lịch sử) Có thể

khẳng định rằng dân chủ là khái niệm dùng để chỉ tính chất của mối quan hệ giữa cộng đồng dân cư với nhà nước Theo đó, cộng đồng là chủ thể và có quyền năng áp đặt ý chí lên nhà nước [18, tr.8]

Khi viết tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà

nước, Ph.Ăngghen đã bàn về vấn đề dân chủ của chế độ thị tộc, trong đó, ông

đã trích lại lời của Moócgan:

Trang 20

Toàn thể các thành viên của thị tộc đều là những người tự do,

có nghĩa vụ bảo vệ tự do cho nhau, họ đều có những quyền cá nhân ngang nhau, cả tù trưởng lẫn thủ lĩnh quân sự đều không đòi hỏi những đặc quyền ưu tiên nào cả; họ kết thành một tập thể thân ái, gắn bó với nhau bởi những quan hệ dòng máu Tự do, bình đẳng, bác ái, tuy chưa bao giờ được nêu thành công thức nhưng vẫn là những nguyên tắc cơ bản của thị tộc [27, tr.130]

Như vậy, mặc dù những giá trị dân chủ đã có mặt gần hết trong đời sống của chế độ thị tộc, song không vì thế mà có thể khẳng định rằng: chế độ dân chủ đã tồn tại ở trạng thái xã hội nguyên thủy Điều này Ph.Ăngghen đã giải thích rất rõ: hội nghị thị tộc đã sử dụng cụm từ dân chủ nhưng chủ yếu để cho người đọc sau này hình dung được về cơ chế và hoạt động của hội nghị thị tộc lúc đó

Chỉ sau này, khi bàn về nhà nước dân chủ đầu tiên trong lịch sử là Nhà nước Aten, thuật ngữ "chế độ dân chủ" mới xuất hiện Ph.Ăngghen cũng chỉ rõ: "không phải chế độ dân chủ đã làm Aten sụp đổ mà chính là chế độ nô

lệ, tức là cái đã làm cho lao động của người công dân tự do bị khinh thị, - đã làm cho Aten sụp đổ" [27, tr.179]

Luận điểm trên của Ph.Ăngghen đã được V.I.Lênin khẳng định khi nghiên cứu về vấn đề dân chủ, nhất là mối quan hệ giữa dân chủ với nhà nước: "trong những nhận định thông thường về nhà nước, người ta luôn luôn phạm một sai lầm mà Ph.Ăngghen đã căn dặn phải đề phòng Sai lầm ấy là: người ta luôn luôn quên rằng thủ tiêu chế độ dân chủ và nhà nước tiêu vong cũng là chế độ dân chủ tiêu vong" [22, tr.101]

Nhà nước và dân chủ là hai đối tượng cơ bản gắn bó với nhau khi xem xét một chế độ dân chủ Tuy nhiên, chúng có sự độc lập tương đối Lịch sử

đã chứng minh rằng đã có thời kỳ dài nhà nước tồn tại trong sự thiếu vắng dân chủ Điển hình như giai đoạn phong kiến Trung cổ ở Tây Âu hay giai đoạn phong kiến tập quyền ở châu Á Điều này cho thấy, xuyên suốt chiều dài lịch sử của xã hội có giai cấp, nhà nước và nhân dân vẫn luôn tồn tại; song dân chủ không phải lúc nào cũng hiện diện cùng với hai chủ thể trên.Xem xét toàn bộ sự hình thành và phát triển của dân chủ nói chung và chế độ dân chủ nói riêng cho thấy, để có dân chủ thì nhân dân phải là chủ thể

Trang 21

của quyền lực Nếu sự tương tác diễn ra theo chiều ngược lại thì sẽ xuất hiện mặt đối lập của dân chủ là chuyên chế Các yếu tố cấu thành nội dung của

khái niệm dân chủ đã tồn tại suốt chiều dài lịch sử (trừ chế độ nguyên thủy),

nhưng bản chất của dân chủ không nằm trong các yếu tố đó mà nằm trong một mối quan hệ xác định giữa chúng: quan hệ sở hữu và chi phối quyền lực công cộng từ phía nhân dân Người ta có thể đề cập đến nhà nước mà không

có dân chủ, nhưng không thể đề cập đến dân chủ mà lại thiếu vắng nhà nước.Cho đến nay, dân chủ được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng nội dung cơ bản của dân chủ nêu trên vẫn giữ nguyên và có phát triển theo tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại nói chung Tựu trung dân chủ được hiểu theo một số nghĩa cơ bản nhất, phổ biến nhất: một là: dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình; hai là: dân chủ là một hình thức tổ chức nhà nước,

một hình thái nhà nước, một chế độ chính trị - xã hội, mà ở đó thừa nhận về mặt pháp lý những quyền cơ bản của con người (quyền tự do, quyền bình đẳng); đồng thời, những quyền này được thể chế hóa thành pháp luật để quy

định rõ mối quan hệ giữa công dân với nhà nước, nhà nước với công dân và công dân với công dân Dân chủ với tính cách là một chế độ chính trị, một

hình thái nhà nước (nhà nước dân chủ) bao giờ cũng là sự thống nhất hai mặt:

dân chủ và chuyên chính.Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mặt bản chất chủ yếu, chuyên chính với các thế lực thù địch là công cụ, phương tiện bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động Vì vậy, dân chủ đã trở thành mục tiêu và nguyên tắc của mọi hoạt động xã hội mà giai cấp công nhân và chính đảng tiền phong của nó phải quán triệt và chỉ đạo thực hiện nhằm hiện thực hóa quyền làm chủ của nhân dân vào cuộc sống

Kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với giá trị truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã rất coi trọng xây dựng một chế độ dân chủ và chỉ rõ bản chất, vai trò, ý nghĩa của việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân Theo Hồ Chí Minh, dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu và động lực của phát triển xã hội; Người định nghĩa về bản chất và vai trò

Trang 22

của dân chủ ngắn gọn, hàm xúc nhất mà lại đầy đủ, thực chất nhất, giản dị và sâu nhất đó là: dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ; Dân có quyền làm chủ đồng thời cũng có nghĩa vụ của người chủ; Dân chủ là động lực của tiến bộ và phát triển; thực hành dân chủ rộng rãi là chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn để giành thắng lợi [37, tr.249].

Cùng với việc xây dựng chế độ dân chủ, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và cho rằng đây

là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, bởi nó là cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế Trong xây dựng nhà nước của dân, Người đặc biệt quan tâm đến xây dựng nhà nước do dân, vì dân Người hiểu rằng nhân dân là lực lượng vô cùng hùng hậu: "Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết" "Không ai chiến thắng được lực lượng đó" [33, tr.20] Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều thời gian, tâm huyết để phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, Người đã viết: nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối [33, tr.56] Chính phủ

là do nhân dân bầu ra và bảo vệ; đồng thời Chính phủ phải thực hiện và bảo

vệ những quyền dân chủ cho nhân dân

Người đã sớm nhận thức được sức mạnh của quần chúng nhân dân, coi trọng dân, "lấy dân làm gốc" và đã nhắc nhở cán bộ, đảng viên: "dân chúng đồng lòng việc gì cũng làm được, dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên" [36, tr.239] Bởi vì: "công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân" [34, tr.698] Đồng thời Hồ Chí Minh nhận rõ vai trò, tầm quan trọng của việc thực hành dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bởi vì có như vậy mới đem lại hạnh phúc, ấm no, tự do, bình đẳng cho nhân dân: "Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau Có dân chủ mới làm cán bộ và quần chúng đề ra ý kiến" [34, tr.244] Đó cũng chính là mục tiêu phấn đấu của chủ nghĩa xã hội Người chỉ rõ, có thực hiện dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng có sáng kiến, có dân chủ dân mới tin, mới dám nói, mới có sự sáng tạo

và mới dám làm; phải thực hiện một nền dân chủ chân chính, không hình

Trang 23

thức, không cực đoan; không ai được lợi dụng và lạm dụng dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.

Điều quan trọng là muốn có dân chủ thực sự cho người dân, theo Người, thì phải chống quan liêu, tham nhũng vì những cái đó đối lập với dân chủ, nó cản trở việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân Bởi vì, bản thân dân chủ

xã hội chủ nghĩa là sự kết hợp hữu cơ giữa quyền và nghĩa vụ, giữa sự sáng tạo của cá nhân với tính tổ chức, trách nhiệm của mỗi người dân Nó không

có chỗ cho sự tùy tiện lộng quyền, thói quan liêu và chủ nghĩa vô chính phủ.Dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện Thực hiện hai hình thức dân chủ này đều nhất quán thể hiện rõ mục tiêu như Hồ Chí Minh khẳng định: "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, mọi quyền hạn đều của dân, Mọi công việc của đất nước là trách nhiệm của nhân dân" [34, tr.698] Do vậy, việc gì cũng cần hỏi

ý kiến dân chúng, cùng dân chúng bàn bạc, giải thích cho dân chúng hiểu rõ, được dân chúng đồng ý, do đó dân chúng vui lòng ra sức làm "Phải động viên quần chúng, phải thực hành dân chủ, phải làm cho quần chúng hăng hái tham gia thì mới chắc chắn thành công Quần chúng tham gia càng đông,t hành công càng đầy đủ, mau chóng" [35, tr.495]

Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn cán bộ phải quan tâm đến những kiến nghị, đề đạt của nhân dân:

Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó khăn đến đâu, những vấn đề quan hệ đến đời sống của dân phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới Nói tóm lại, hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được chúng ta đặc biệt chú ý Việc gì có lợi cho dân thì cố gắng làm; việc gì

có hại cho dân thì cố gắng mà tránh [36, tr.46- 47]

Việc đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu, lợi ích của nhân dân, theo Bác

là tiêu chí số một để đánh giá hiệu quả, năng lực hoạt động của Nhà nước, của đội ngũ cán bộ Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng cần phải chống đặc quyền, đặc lợi, khắc phục những tiêu cực trong bộ máy nhà nước, trong đó chống quan liêu, tham ô, lãng phí là nhu cầu và việc làm thường xuyên bảo đảm cho Nhà nước thật sự là công bộc của dân Nếu thấu hiểu và làm đúng tư cách đó thì mỗi cán bộ, công chức có thể phòng, tránh, ngăn ngừa để không phạm

Trang 24

phải lỗi lầm kể trên Còn nếu "ai đã phạm những lỗi lầm trên đây thì phải hết sức sửa chữa, nếu không tự sửa chữa thì Chính phuû sẽ không khoan dung" [36, tr.58].

Thực hiện tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ và vai trò của dân chủ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, 75 năm qua Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi dân chủ là một nội dung quan trọng trong xây dựng, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng Mở rộng dân chủ

xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân vừa là mục tiêu vừa là động lực để nhân dân vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ cách mạng, lại vừa là bản chất, là đặc trưng của chế độ mới Những yếu tố dân chủ, tinh thần dân chủ, coi dân là gốc của nước đã hình thành trong lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta từ mấy ngàn năm qua đã được Đảng ta kế thừa và phát huy trong điều kiện mới

Trong công cuộc đổi mới đất nước, từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã triển khai mạnh mẽ sự nghiệp dân chủ hóa từ các lĩnh vực

tư tưởng, chính trị, đặc biệt là dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, trao cho nhân dân quyền chủ động sản xuất kinh doanh, chủ động cải thiện đời sống của mình Dân chủ hóa đời sống xã hội đã khơi nguồn sáng tạo cho nhân dân trong lao động, sản xuất, tham gia xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân Nhiều sáng kiến đã ra đời từ nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn hiện nay Chính vì thế mà các nhiệm kỳ Đại hội VII, Đại hội VIII, Đại hội IX và Đại hội X đã giành sự chú ý, quan tâm nhiều đến vấn đề dân chủ và đã đặt ra một cách dứt khoát mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách nền hành chính quan liêu bao cấp trước đây

Nhằm phát huy đầy đủ, hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới nói chung, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh nói riêng, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ra chỉ thị

số 30 về việc xây dựng và thực hiện QCDCCS, đặc biệt là dân chủ cấp xã Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/1998; Nghị định số 71/1998; Nghị định soá 07/1999; Nghị định số 79/2003 để triển khai Chỉ thị của Bộ Chính trị

về thực hiện QCDC ở các cấp, các ngành Đây là một chủ trương đúng đắn, kịp thời, phù hợp với xu thế phát triển đất nước, đáp ứng nguyện vọng của

Trang 25

nhân dân, thể hiện ý thức trách nhiệm cao cả của Đảng và Nhà nươùc trước nhân dân và đối với sự tồn vong của chế độ.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) và Đại hội X (2006) một lần nữa khẳng định lại mục tiêu xây dựng một chế độ dân chủ thông qua Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách các thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước, mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, coi đoàn kết là động lực của sự phát triển xã hội Đại hội đã kế thừa tư tưởng

Hồ Chí Minh và bổ sung "dân chủ" thành một trong năm mục tiêu quan trọng

của cách mạng nước ta thời kỳ đổi mới mà Đảng phải lãnh đạo đất nước

hướng tới mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

minh

Quán triệt tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nước ta đã đưa nội dung dân chủ trở thành một trong những nguyên tắc hiến định trong 4 bản Hiến pháp kể từ khi Nhà nước dân chủ ra đời đến nay Các bản Hiến pháp trên đều ghi rõ: ở nước ta tất cả các quyền lực trong nước đều thuộc về nhân dân, thể chế qua các nguyên tắc:

1 Đoàn kết toàn dân không phân biệt nòi giống, trai gái, giai cấp, tôn

giáo (lực lượng của dân chủ);

2 Bảo đảm các quyền tự do dân chủ (nội dung của dân chủ);

3 Thực hiện một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân

(phương thức thực thi dân chủ).

Ba nguyên tắc trên đã phản ánh đầy đủ những nội dung của dân chủ mà chúng ta đang hướng tới và phấn đấu thực hiện

Trong suốt quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã đề ra những nguyên tắc vận hành, thể chế hóa mục tiêu, đưa ra những phương châm hành động nhằm hiện thực hóa dân chủ vào cuộc sống ngày càng sâu, rộng và đầy đủ hơn Đó là cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ với phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra để thực hiện mục tiêu: xây dựng Nhà nước của dân, do dân,

vì dân Nhờ vậy dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân chủ đã có bước phát triển mới và đạt được những thành tựu nhất định trong đời sống xã hội; các thể chế của nền dân chủ đang từng bước được mở rộng và hoàn thiện Dân chủ được

Trang 26

coi vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển xã hội; là điều kiện để nhân dân sáng tạo, cống hiến cho công cuộc đổi mới đất nước, trong đó đấu tranh chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu [38, tr.38-50].

1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở XÃ

Nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân gắn liền với cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”; thực hiện chế độ dân chủ

trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và trực tiếp quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của mình, ngày 11 tháng

5 năm 1998, Chính phủ Việt Nam đã ban hành: Quy chế thực hiện dân chủ ở

* 14 việc nhân dân cần phải được thông báo

* 5 việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp

* 9 việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến, chính quyền xã quyết định

* 11 việc nhân dân giám sát, kiểm tra

Trang 27

Chương 2

THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ KHÓM- ẤP

TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

TẠI TỈNH AN GIANG HIỆN NAY

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - VĂN HOÁ - XÃ HỘI TỈNH AN GIANG

An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, 1 phần nằm trong 1 vùng tứ giác Long Xuyên, là tỉnh biên giới có nhiều dân tộc và tôn giáo, nhân dân giàu lòng yêu nước, được Nhà nước

phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” ngày

02/10/2000

An Giang có diện tích tự nhiên 3.424 km2, dân số 1.360.000 người năm

1975 đến 2005 dân số là 2.200.000 người (30 năm tăng gần 62%), mật độ dân

số gần 646 người/km2

Các đơn vị hành chính trực thuộc gồm: TP Long Xuyên, thị xã Châu Đốc

và 9 huyện, có 154 đơn vị hành chính cơ sở (122 xã, 15 phường, 17 thị trấn).Phía Bắc Tây Bắc giáp Campuchia dài 104 km (theo hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam – Campuchia ký ngày 27/12/1985 – Tổng Cục Địa chính khảo sát năm 1993 dài 84,8 km) Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69,789 km, Nam giáp TP Cần Thơ 44,734 km, Đông giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628 km Gồm 420 tuyến địa giới hành chính cấp xã dài 1.694,463 km, trong đó: 259 tuyến xã trong nội huyện dài 1.159,079 km, 21 tuyến huyện dài 313,233 km

và 3 tuyến tỉnh dài 222,15 km; được xác định bằng 461 mốc địa giới hành chính các cấp gồm 39 mốc cấp tỉnh, 89 mốc cấp huyện và 333 mốc cấp xã.Điểm cực Bắc trên vĩ độ 10057 (xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam trên vĩ độ 10012 (xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực Tây trên kinh độ

104046 (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105035 (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới)

Chiều dài nhất theo hướng Bắc Nam là 86 km và Đông Tây là 87,2 km

Ủy ban Dân tộc miền núi của Chính phủ đã công nhận 21 xã vùng núi thuộc 2 huyện Tri Tôn (9 xã) và Tịnh Biên (12 xã) theo Quyết định 42/UBQĐ ngày 23/5/1997 và công nhận khu vực vùng dân tộc đồng bằng gồm xã Lương

An Trà huyện Tri Tôn và 5 xã: Đa Phước, Khánh Bình, Quốc Thái, Nhơn

Trang 28

Hội, Vĩnh Trường của huyện An Phú theo Quyết định 21/1998/UBQĐ ngày 25/02/1998 có 17 xã biên giới thuộc 5 huyện, thị giáp Campuchia An Giang

là tỉnh có khá nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng

An Giang có 2 cửa khẩu giao lưu quốc tế là Tịnh Biên và Vĩnh Xương

An Giang khác với 1 số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ở chỗ vừa có núi, vừa

có đồng bằng Vùng núi Thất Sơn, nơi chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử oanh liệt trong quá khứ và từng là căn cứ địa của cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã là biểu tượng và là niềm tự hào của người dân

An Giang Người dân An Giang có truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm từ buổi đầu khai phá cho đến ngày nay Truyền thống được nhân lên gấp bội trong 2 cuộc kháng chiến và với những thành quả đạt được,

An Giang đã được Nhà nước tương dương Anh hùng lực lượng vũ trang

An Giang có hệ thống các đường giao thông – thủy bộ khá thuận lợi, được nối liền với mạng lưới giao thông của vùng và quốc tế với trục chính là quốc lộ 91 và 2 dòng sông Tiền, sông Hậu Hai nhánh của dòng sông Cửu Long này đã chia vùng đất đồng bằng của tỉnh thành những cù lao đất đai màu

mở và hình thành những vùng dân cư trù phú Phần đất An Giang nằm ở bên phải của sông Hậu là 1 phần của tứ giác Long Xuyên Tứ giác Long Xuyên được hình thành theo trục Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá.Địa hình An Giang giảm dần độ cao theo hai hướng chính, thấp dần từ hướng Bắc đến hướng Nam và từ Đông sang Tây Hai dạng địa hình chính là đất đồng bằng nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, hữu ngạn sông Hậu; và vùng đất đồi núi chủ yếu tập trung ở Tri Tôn, Tịnh Biên có tiềm năng to lớn về cây rừng và khoáng sản, vật liệu xây dựng Do phần lớn có địa hình trũng thấp, hàng năm An Giang phải đối phó với lũ lụt sông Cửu Long kéo dài từ 5 đến 6 tháng, gây thiệt hại nhiều về người và của cho nhân dân

An Giang có hệ thống sông rạch, kinh mương chằng chịt với nguồn nước ngọt quanh năm rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Lũ lụt mang đến nhiều thiệt hại nhưng đồng thời cũng mang đến nhiều phù sa bồi đắp cho đồng bằng hàng năm Lũ lụt cũng mang đến nhiều giống loài thủy sản phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt và góp phần đưa ngành thủy sản trở thành thế mạnh của tỉnh như hiện nay

Trang 29

An Giang là vùng đất quần cư nhiều dân tộc anh em gắn bó từ thời mở đất Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt khi xưa đã làm cho các dân tộc trên vùng đất mới này đoàn kết với nhau để sinh tồn và truyền thống ấy vẫn tiếp tục phát huy cho đến ngày nay Ngoài người Việt chiếm tỷ lệ đa số, ở An Giang còn có các dân tộc khác như người Khmer, người Chăm, người Hoa và một ít thuộc các dân tộc khác.

An Giang cũng là vùng đất có nhiều đồng bào theo đạo mà nhiều nhất là Phật giáo Hòa hảo được khai sinh tại đây vào 1939 Ngoài ra còn có các tôn giáo khác như đạo phật, thiên chúa, tin lành, hồi giáo được tuyên truyền vào

An Giang khá sớm, khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19; Đạo Cao đài, Bửu sơn kỳ hương, Tứ An Hiếu Nghĩa ra đời khoảng đầu và giữa thế kỷ 19

An Giang tuy là một trong những vùng đất được khai phá và mở mang sau cùng trên bước đường Nam tiến của các Chúa Nguyễn, nhưng ngày nay vùng đất này đã trở thành nơi “đất lành chim đậu” Quá trình lao động sáng tạo và ý chí đấu tranh kiên cường với thiên nhiên, với giặc ngoại xâm hàng trăm năm nay đã khẳng định được nâng lực, ý chí, bàn tay, khối ốc và cả trái tim, bầu nhiệt huyết của con người nơi đây

2.2 KHÓM- ẤP

"Khóm- ấp" là đơn vị hợp thành và trực thuộc cấp phường- xã Tuỳ theo

đặc điểm có tên gọi khác nhau:

+ Ở địa bàn đô thị có khóm, tổ dân phố, khu phố, khu vực

+ Ở địa bàn nông thôn có thôn, bản, làng,ấp

Theo quyết định 13 của Bộ Nội vụ thì dưới xã là thôn Dưới phường, thị

trấn là tổ dân phố Thôn và tổ dân phố- hay khóm- ấp (như tên gọi của Tỉnh

An Giang) chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền xã, phường, thị trấn Đây

không phải là cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản và tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao

Khóm- ấp có những đặc điểm chung như sau:

- Là nơi sát dân nhất

Trang 30

- Khóm- ấp không phải là cấp chính quyền, không có chế độ chính sách nhất quán, vừa công tác vừa sản xuất kinh doanh, vừa phải lo toan cuộc sống.

- Là nền tảng chính trị- xã hội của xã, phường.

- Là nơi thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.

- Là nơi gần nhất với thực tiễn và chịu trực tiếp với cuộc sống của dân.

- Là nơi thực hiện, hành động dựa trên yếu tố tự quản là chính.

- Là nơi thấp nhất và sâu nhất.

- Là hình ảnh thu nhỏ của xã hội và đời sống xã hội [54, tr10 - 11].

2.3 GIỚI THIỆU VỀ MẪU ĐIỀU TRA

* Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang:

Thành phố Long Xuyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh, nơi sinh ra người con ưu tú của An Giang – Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Long Xuyên có diện tích tự nhiên 106,87 km2, dân số 247.281 người, gồm 9 phường và 3 xã Tây Bắc giáp huyện Châu Thành 12,446 km, Đông Bắc giáp huyện Chợ Mới 18,128 km, Đông Nam giáp huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) 1,315 km, Nam giáp huyện Thốt Nốt (Cần Thơ) 9,096 km, Tây giáp huyện Thoại Sơn 10,054 km Gồm 40 tuyến địa giới cấp xã dài 105,253 km, trong đó 18 tuyến trùng với tuyến huyện và 4 tuyến trùng với tuyến tỉnh, được xác định bằng 36 mốc địa giới hành chính (2 mốc tỉnh, 20 mốc huyện và 14 mốc xã)

Long Xuyên là nơi tập trung nhiều lao động có tay nghề và trình độ tương đối cao, có điều kiện nâng cao dân trí và tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật Đồng thời, Long Xuyên là trung tâm chính trị trực tiếp chỉ đạo khai thác vùng Tứ giác Long Xuyên Long Xuyên là thành phố trẻ, là trung tâm phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, với cơ cấu kinh tế: thương mại dịch vụ, công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp Long Xuyên có nhiều tiềm năng phát triển du lịch Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là điểm tham quan kết hợp du lịch sinh thái, hấp dẫn du khách

Thành phố đang tập trung thực hiện các công trình: ổn định và phát triển các khu dân cư, chỉnh trang đô thị theo hướng thành phố công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở phúc lợi xã hội… Tiềm năng cùng với thành tựu

Trang 31

của công cuộc đổi mới là những thuận lợi cơ bản để xây dựng thành phố Long Xuyên ngày càng văn minh, giàu đẹp, xứng đáng là quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

* Phường Mỹ Thới, TP Long Xuyên:

Phường Mỹ Thới có diện tích tự nhiên là 20,00 km2, dân số trung bình 21.747 người, mật độ dân số là 1.087 người/km2, có 9 khóm (khóm Tây Thạnh, khóm Tây An, khóm Trung Thạnh, khóm Trung An, khóm Trung Hưng, khóm Long Hưng 1, khóm Long Hưng 2, khóm Thạnh An, khóm An Hưng), phường có 107 tổ dân phố Tổng số dân số trung bình của Phường là 21.747 người (nam: 10.556 người; nữ: 11.191), được chia theo khu vực Thành thị là 21.747 người

Tỷ lệ sinh của Phường là 1,72%, tỷ lệ chết là 0,52%, tỷ lệ tăng tự nhiên

là 1,20% Tổng số diện tích tự nhiên là 2.000 ha trong đó dất nông nghiệp là 1.520 ha, đất chuyên dùng là 192 ha, đất khu dân cư là 222 ha và đất chưa sử dụng 66 ha

Phường có diện tích phân theo đơn vị hành chính có 3.196,60 ha, đạt năng suất 59,27 tạ/ha, sản lượng 18.946,46 tấn; Diện tích cây lúa vụ Đông Xuân là 1.495,00 ha, năng suất là 69,20 tạ/ha, có sản lượng 10.345,41 tấn Diện tích cây lúa hè thu là 1.444,60 ha, đạt năng suất 51,00 tạ/ha, có sản lượng 7.367,46 tấn; Diện tích cây lúa vụ Thu Đông (vụ 3) là 257,00 ha, đạt năng suất 48,00 tạ/ha, có sản lượng 1.233,60 tấn

Hiện nay, phường có 95 cơ sở công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp, có

506 lao động; Năng lực vận tải của phường có tổng số 106 trong đó vận tải hàng hóa đường sông là 22, vận tải hành khách đường bộ là 84; Số cơ sở dịch vụ- thương mại của Phường là 973 trong đó công ty cổ phần và công ty tư nhân hàng hóa 1, doanh nghiệp tư nhân có 6, cá thể có 966

Số hộ gia đình của phường là 4.350 hộ, trong đó hộ dân nghèo 34 hộ, tỷ

lệ hộ nghèo 0,78%, hộ cận nghèo 44 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo là 1,01%

Phường đã xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa (trong đó xây dựng 2, sửa chữa 4)

* Huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang:

Trang 32

Tịnh Biên là huyện biên giới, có nhiều dân tộc, tôn giáo, di tích lịch sử, núi non hùng vĩ, diện tích tự nhiên 337,23 km2, gồm hai thị trấn: Nhà Bàng, Chi Lăng và 11 xã là: An Nông, Xuân Tô, An Phú, Nhơn Hưng, Thới Sơn, Văn Giáo, Vĩnh Trung, An Cư, Tân Lợi, An Hảo, Tân Lập Dân số 105.422 người.Phía đông bắc Tịnh Biên giáp thị xã Châu Đốc 10,07 km, đông giáp huyện Châu Phú 20,151 km, nam giáp huyện Tri Tôn 34,298 km, đông nam giáp huyện Châu Thành 0,158 km, tây bắc giáp Campuchia Toàn huyện có

45 tuyến địa giới cấp xã dài 186,003 km, trong đó 4 tuyến trùng với biên giới quốc gia, 18 tuyến trùng với tuyến huyện, được xác định bằng 41 mốc địa giới hành chính (18 mốc huyện và 29 mốc xã)

Huyện Tịnh Biên có 12/13 xã, thị trấn được Ủy ban Dân tộc Miền núi công nhận là xã vùng núi (xã còn lại là Tân Lập) và có 4 xã giáp biên giới Campuchia là An Nông, An Phú, Xuân Tô và Nhơn Hưng

Như vậy, huyện Tịnh Biên gồm 2 thị trấn và 11 xã cho đến nay

* Xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên:

Vĩnh Trung là một xã dân tộc, nội địa của Huyện Tịnh Biên Xã có tổng

số dân là 2119 hộ, dân tộc khơme chiếm 60,41% so với dân số trong toàn xã Địa giớt hành chính xã: xã có 05 ấp gồm Aáp Vĩnh Hạ, ấp Vĩnh Tây, ấp Vĩnh Đông, ấp Vĩnh Tâm và ấp Vĩnh Lập Đông giáp xã Ô Lâm Vĩ, Tây giáp xã An

Cư, Nam giáp thị trấn Chi Lăng và xã núi Voi, Bắc giáp xã Văn Giáo Về tôn giáo xã có 04 chùa dân tộc khơme (Phật Giáo Nam Tông), 90% nông dân có tôn giáo là đạo phật, 5% nông dân theo tôn giáo phật giáo Hòa Hảo, 5% theo các tôn giáo khác

Diện tích tự nhiên của xã là 2440 ha Diện tích nông nghiệp là 2982 ha Hiện nay ở diện mùa trên đã có hệ thống thủy lợi vùng cao 3/2 có khả năng sản xuất từ 02 đến 03 vụ 90% nhân dân sinh sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi 10% thuộc các lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

Cơ cấu mẫu điều tra:

Địa bàn

điều tra

Phường Mỹ TP.Long Xuyên

Thới-Xã Vĩnh Huyện Tịnh Biên

Quy mô

mẫu

Trang 33

- Về tuổi:

+ Người dõn:

Nhỏ hơn hoặc bằng 30 tuổi: 12,0%

Từ 31 đến 50 tuổi: 47,3%

Lớn hơn hoặc bằng 51 tuổi: 40,7%

BiĨu đồ 2.1: VỊ tuỉi cđa ngời dân

+ Cỏn bộ:

Nhỏ hơn hoặc bằng 30 tuổi: 35,7%

Từ 31 đến 50 tuổi: 37,1%

Lớn hơn hoặc bằng 51 tuổi: 27,1%

BiĨu đồ 2.2: VỊ tuỉi cđa cán bộ

- Về giới tớnh:

+ Người dõn:

Trang 35

BiĨu đồ 2.5: VỊ học vấn cđa ngời dân

BiĨu đồ 2.6: VỊ học vấn cđa cán bộ

2.4 KẾT QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CỦA CÁN BỘ KHểM - ẤP

Chớnh phủ cú Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ra ngày 07 thỏng 07 năm

2003 về việc ban hành “Quy chế thực hiện dõn chủ ở xó” (gọi chung là QCDCCS) Sau 3 năm thực hiện QCDC ở xó đó đạt được kết quả ban đầu rất quan trọng Qua nghiờn cứu, điều tra, khảo sỏt thực tế ở địa phương so với giai đoạn trước năm 2003 thỡ sự phỏt triển kinh tế- xó hội trờn địa bàn xó

Trang 36

(phường) cĩ tăng lên rõ rệt từ 71,1%- 82,0%, hiệu quả hoạt động của chính quyền cũng tăng lên rõ rệt từ 78%- 81,4% Tình trạng suy thối, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ cũng giảm đi rõ rệt 57,3% Trong quá trình thực hiện quy chế QCDCCS đã tác động mạnh mẽ đến cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hĩa ở khu dân cư” cũng tăng lên, khơi dậy ý thức trách nhiệm của nhân dân đĩng gĩp xây dựng chính quyền địa phương ngày càng vững mạnh Ban Thanh tra nhân dân đã thực hiện tốt chức năng giám sát của mình đối với các hoạt động của các cơ quan Chính quyền trong việc thực hiện QCDCCS.

Thành tựu rõ nét nhất của việc phát huy vai trị của nhân dân là việc quy định dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những vấn đề quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình Nhân dân là người quyết định cuối cùng, các tổ chức phải tạo điều kiện để nhân thực hiện các quyền mà quy chế quy định Trước đây, việc triệu tập dân đi họp rất khĩ khăn và chỉ mang tính hình thức, nay dân hăng hái đi họp để bàn bạc và quyết định trực tiếp các vấn đề liên quan đến mình Kết quả điều tra xã hội học cho thấy số liệu về tỷ lệ người được bàn bạc để quyết định trực tiếp một số lĩnh vực sau:

- 71,3% đối với chủ trương và mức đĩng gĩp xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơng trình phúc lợi cơng cộng đều cĩ bàn bạc dân chủ và người dân quyết định

- 64,7% đối với việc thu, chi ngân sách xã (phường), khĩm (ấp)

- 74% đối với việc tăng cường đồn kết và xây dựng đời sống văn hĩa ở khu dân cư tăng lên rất rõ rệt

- 62,7% đối với việc định mức và quyết tốn sử dụng của người dân đều

cĩ cơng khai cho người dân biết

- 69,3% đối với việc kết quả của khiếu nại, tố cáo đều thơng báo tất cả đến người dân biết

Tuy tỷ lệ nêu trên hầu như chưa quá 2/3 số người dân, nhưng so với trước đây thì đây là kết quả đáng khích lệ Người dân đã từng bước bỏ dần thĩi quen ỷ lại vào Nhà nước và các tổ chức đồn thể, tích cực hơn trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ

Trang 37

Sở dĩ, vai trò của nhân dân được phát huy là do những nguyên nhân sau:

- Đảng ủy có Nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để lãnh chỉ đạo thường xuyên trong việc thực hiện QCDC ở địa phương

- Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể và các tầng lớp nhân dân đã nhân thức, thông suốt đồng thời phát huy được nội dung các quy định của Nghị định 79/CP về thực hiện QCDCCS, tổ chức thực hiện đồng bộ, chặt chẽ, tạo được sức mạnh tổng hợp để đảm bảo QCDCCS thật sự là công việc thường xuyên, được thực hiện liên tục có hiệu quả

Bên cạnh những thành tựu nêu trên, quá trình phát huy quyền làm chủ nhân dân trong việc thực hiện QCDCCS còn nhiều nhược điểm thiếu sót cần phải tiếp tục khắc phục Đó là:

- Là một xã dân tộc khơme chiếm tỷ lệ cao 60,41%, trình độ dân trí còn thấp, đời sống văn hóa chưa cao, tỷ lệ hộ nghèo còn cao 20,89% nên từ đó ảnh hưởng ít nhiều đến việc thực hiện

- Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của quy chế, chưa tích cực tham gia các sinh hoạt hội họp, bàn bạc, quyết định những công vieäc thiết thực của địa phương cũng như thực hiện các quyết định của cấp trên cho nên việc tham gia vào các phong trào ở địa phương còn hạn chế

- Một bộ phận khác sự nhận thức về pháp luật chưa cao, từ đó khi đụng đến quyền lợi thì khiếu nại sai pháp luật, vượt cấp, gây ảnh hưởng đến việc tập trung phát triển kinh tế- văn hóa-xã hội ở địa phương Họ chưa thật sự quan tâm đến trách nhiệm, nghĩa vụ còn trong chờ ỷ lại vào Nhà nước Qua điều tra xã đông người dân tộc khơme thì kết quả cho thấy nguyên nhân là do dân chưa hiểu biết, nên chưa chưa tích cực tham gia đến 68,7%

- Đội ngũ cán bộ về trình độ, nâng lực còn hạn chế nên trong việc tiếp thu và truyền đạt lại nội dung các QCDCCS chưa sâu

Những hạn chế, khuyết điểm trên là do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, sự nhận thức trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần

chúng chưa thật sự sâu sắc, chưa xác định được tầm quan trọng trong việc thực hiện QCDCCS Ở một số ban ngành thuộc UBND xã và các Đoàn thể, còn đùng đẩy tránh né trách nhiệm Công tác tuyên truyền còn chậm thay đổi

Trang 38

cả nội dung lẫn hình thức, thiếu tính đa dạng, phong phú, thiết thực và thuyết phục và hấp dẫn.

Thứ hai, trong quá trình thực hiện, chưa thúc đẩy phong trào thường

xuyên liên tục, Ban tổ chức thực hiện QCDC xã chậm sơ kết, tổng kết hàng năm, để đánh giá rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng hoạt động, cũng như công tác kiểm tra đôn đốc còn hạn chế

Thứ ba, Ban thanh tra nhân dân chưa phát huy tốt vai trò, việc giám sát

thực hiện còn hạn chế

2.5 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ KHÓM - ẤP TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI TỈNH AN GIANG HIỆN NAY

2.5.1 Về nhận thức hiểu biết của cán bộ khóm- ấp trong việc thực hieän quy chế dân chủ ở cơ sở

Đội ngũ cán bộ khóm- ấp là người trực tiếp giác ngộ đầy đủ, sâu sắc mục đích ý nghĩa, nội dung quy chế thực hiện dân chủ ở xã cho nhân dân Nhận thức đúng sẽ mở đường cho hành động đúng Với quan niệm như vậy, các Đảng ủy cơ sở, chính quyền các địa phương đã chú ý tới việc giáo dục, trước hết cho đội ngũ cán bộ khóm- ấp về nội dung, ý nghĩa , tầm quan trọng của QCDC và những nhiệm vụ, giải pháp để hiện thực hóa QCDC Qua khảo sát, điều tra thì đa số cán bộ khóm- ấp và người dân đều nghe, bieát về QCDCCS

ở xã (phường) chiếm tỷ lệ từ 70,7%- 90,0%, còn một số ít đã nghe nhưng chưa rõ là 10%- 28,0%

Họ thường được nghe qua thông báo tại các cuộc họp chiếm tỷ lệ 72,7%- 87,1%; nghe qua hệ thống phát thanh xã (phường)62,9%- 63,3%; Nghe qua các cuộc họi, họp, sinh hoạt cơ quan đoàn thể từ 54,0% đến 71,4%

Biểu đồ 2.7: Nguồn thông tin về nghe biết về QCDCCS

Trang 39

Bảng 2.1: Mối tương quan giữa nội dung QCDCCS và đối tượng

Đơn vị tính: %

(N=220) Cán bộ

tỷ lệ: Đối với cán bộ là 51,4% còn đối với người dân là 57,3% Nhìn vào bảng trên, liên quan đến mục 5 việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp và

14 việc người dân phải được thông báo, cho thấy tỷ lệ cán bộ và người dân

Trang 40

biết đúng về hai điều này tương đối thấy so với ba điều ở trên Đặc biệt chỉ cĩ dưới 1/5 người dân xác nhận mình biết 2 điều này Kết quả này phản ánh mức

độ nhận biết khơng đồng đều giữa cán bộ và người dân, cũng như khơng đồng đều đối với các nội dung thực hiện của QCDCCS Cĩ thể nĩi các điều khoản

về thực thi tự quản trực tiếp và quyền về thơng tin của người dân chưa được nắm bắt tốt tại địa bàn điều tra.Nhìn bảng trên thì chúng ta thấy, khi tác giả

đã cố tình để một số nội dung sai là về 3 việc người dân quyết định, chính quyền phải thực hiện thì chiếm tỷ lệ: Đối với cán bộ là 31,4%, cịn người dân

là 42,0%; và nội dung về 7 việc chính quyền tham gia ý kiến, dân quyết định thì chiếm tỷ lệ: Đối với cán bộ là 41,4%, cịn người dân là 24,0% Thật vậy, như đã nhận định ngay từ ban đầu của tác giả thì ta thấy cịn một số cán bộ khĩm- ấp và người dân chưa hiểu đủ, hiểu đúng, hiểu sâu nội dung QCDCCS, nên nhận thức cịn phiến diện, mờ nhạt

Ngồi ra, việc nắm về nội dung QCDCCS thì việc nhận thức về chủ trương và mức đĩng gĩp xây dựng cơ sở hạ tầng và các cơng trình phúc lợi cơng cộng như điện, đường, trường học, trạm y tế thì cán bộ khĩm- ấp và người dân đều cho rằng những việc đĩ điều phải được thơng báo cho người dân, là việc người dân bàn, tham gia ý kiến, chính quyền xã quyết định và đồng thời dân phải giám sát, kiểm tra

Cịn việc bình xét các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất và xây dựng nhà tình thương thuộc việc người dân phải được thơng báo Đa số những việc đĩ thì cán bộ khĩm- ấp thường thơng báo cho người dân biết thơng qua tại các cuộc họp là 70%

Việc "Dự thảo Nghị quyết của HĐND xã thuộc việc dân bàn, tham gia ý kiến, chính quyền xã quyết định" thường thì người dân tham gia dưới hình thức là họp dân là chủ yếu (84,3%) và phát biểu lấy ý kiến (60,0%)

2.5.2 Vai trị của cán bộ khĩm- ấp trong tuyên truyền, thơng tin về quy chế dân chủ cơ sở

Tuyên truyền hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nhiều nội dung như tuyên truyền chính trị, tuyên truyền kinh tế, tuyên truyền văn hĩa và lối sống văn hĩa, tuyên truyền quốc phịng, an ninh Trong xã hội cĩ giai cấp, các giai cấp đều tiến hành cơng tác tuyên truyền nhằm truyền bá hệ tư tưởng, đường lối

Ngày đăng: 28/10/2014, 14:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Mối tương quan giữa nội dung QCDCCS và đối tượng - Vai trò của bộ khóm ấp trong việc thực hiện quy chế cơ sở dân chủ tại tỉnh an giang
Bảng 2.1 Mối tương quan giữa nội dung QCDCCS và đối tượng (Trang 39)
Bảng 2.3: Mối tương quan giữa vai trò tuyên truyền, thông tin với đối tượng - Vai trò của bộ khóm ấp trong việc thực hiện quy chế cơ sở dân chủ tại tỉnh an giang
Bảng 2.3 Mối tương quan giữa vai trò tuyên truyền, thông tin với đối tượng (Trang 44)
Bảng 2.4: Tỷ lệ đã từng tham gia hoạt động giám sát, kiểm tra - Vai trò của bộ khóm ấp trong việc thực hiện quy chế cơ sở dân chủ tại tỉnh an giang
Bảng 2.4 Tỷ lệ đã từng tham gia hoạt động giám sát, kiểm tra (Trang 46)
Bảng 2.5: Mối tương quan giữa việc tham gia giám sát theo các hình thức - Vai trò của bộ khóm ấp trong việc thực hiện quy chế cơ sở dân chủ tại tỉnh an giang
Bảng 2.5 Mối tương quan giữa việc tham gia giám sát theo các hình thức (Trang 47)
Bảng 2.6:  Mối tương quan giữa kiểm tra, giám sát đối với hoạt động - Vai trò của bộ khóm ấp trong việc thực hiện quy chế cơ sở dân chủ tại tỉnh an giang
Bảng 2.6 Mối tương quan giữa kiểm tra, giám sát đối với hoạt động (Trang 48)
Bảng 2.9: Tỷ lệ cán bộ có tham gia đề xuất, kiến nghị - Vai trò của bộ khóm ấp trong việc thực hiện quy chế cơ sở dân chủ tại tỉnh an giang
Bảng 2.9 Tỷ lệ cán bộ có tham gia đề xuất, kiến nghị (Trang 51)
Bảng 2.10: Mối tương quan giữa vai trò đề xuất, kiến nghị và đối tượng - Vai trò của bộ khóm ấp trong việc thực hiện quy chế cơ sở dân chủ tại tỉnh an giang
Bảng 2.10 Mối tương quan giữa vai trò đề xuất, kiến nghị và đối tượng (Trang 52)
Bảng 2.11: Nhận định về vai trò của Chi bộ Đảng theo đối tượng - Vai trò của bộ khóm ấp trong việc thực hiện quy chế cơ sở dân chủ tại tỉnh an giang
Bảng 2.11 Nhận định về vai trò của Chi bộ Đảng theo đối tượng (Trang 53)
Bảng 2.12: Nhận định về vai trò của cán bộ Trưởng khóm- ấp theo - Vai trò của bộ khóm ấp trong việc thực hiện quy chế cơ sở dân chủ tại tỉnh an giang
Bảng 2.12 Nhận định về vai trò của cán bộ Trưởng khóm- ấp theo (Trang 54)
Bảng 2.14: Nhận định về vai trò của Chi Hội phụ nữ theo đối tượng - Vai trò của bộ khóm ấp trong việc thực hiện quy chế cơ sở dân chủ tại tỉnh an giang
Bảng 2.14 Nhận định về vai trò của Chi Hội phụ nữ theo đối tượng (Trang 56)
Bảng 2.15: Nhận định về vai trò của Mặt trận Tổ quốc theo đối tượng - Vai trò của bộ khóm ấp trong việc thực hiện quy chế cơ sở dân chủ tại tỉnh an giang
Bảng 2.15 Nhận định về vai trò của Mặt trận Tổ quốc theo đối tượng (Trang 58)
Bảng 2.16: Nhận định về vai trò của Hội Cựu chiến binh theo đối tượng - Vai trò của bộ khóm ấp trong việc thực hiện quy chế cơ sở dân chủ tại tỉnh an giang
Bảng 2.16 Nhận định về vai trò của Hội Cựu chiến binh theo đối tượng (Trang 59)
Bảng 3.1 cho thấy vai trò của cán bộ khóm- ấp trong việc tổ chức thực  hiện, huy động cộng đồng tham gia đươùc đỏnh giỏ là thực hiện tốt chiếm tỷ lệ  cao nhất là (65,4%) ở nhóm 31- 50 tuổi, tiếp đến là (60,0%) ở nhóm 30 tuổi  trở xuống, cuối cùng là (42,1 - Vai trò của bộ khóm ấp trong việc thực hiện quy chế cơ sở dân chủ tại tỉnh an giang
Bảng 3.1 cho thấy vai trò của cán bộ khóm- ấp trong việc tổ chức thực hiện, huy động cộng đồng tham gia đươùc đỏnh giỏ là thực hiện tốt chiếm tỷ lệ cao nhất là (65,4%) ở nhóm 31- 50 tuổi, tiếp đến là (60,0%) ở nhóm 30 tuổi trở xuống, cuối cùng là (42,1 (Trang 62)
Bảng 3.2: Mối tương quan vai trò kiểm tra, giám sát đối với hoạt động - Vai trò của bộ khóm ấp trong việc thực hiện quy chế cơ sở dân chủ tại tỉnh an giang
Bảng 3.2 Mối tương quan vai trò kiểm tra, giám sát đối với hoạt động (Trang 62)
Bảng 3.4: Mối tương quan vai trò đề xuất, kiến nghị với giới tính. - Vai trò của bộ khóm ấp trong việc thực hiện quy chế cơ sở dân chủ tại tỉnh an giang
Bảng 3.4 Mối tương quan vai trò đề xuất, kiến nghị với giới tính (Trang 64)
Bảng 3.5: Mối tương quan vai trò tổ chức thực hiện, huy động cộng đồng - Vai trò của bộ khóm ấp trong việc thực hiện quy chế cơ sở dân chủ tại tỉnh an giang
Bảng 3.5 Mối tương quan vai trò tổ chức thực hiện, huy động cộng đồng (Trang 65)
Bảng 3.7: Mối tương quan vai trò tổ chức thực hiện, huy động cộng đồng - Vai trò của bộ khóm ấp trong việc thực hiện quy chế cơ sở dân chủ tại tỉnh an giang
Bảng 3.7 Mối tương quan vai trò tổ chức thực hiện, huy động cộng đồng (Trang 66)
Bảng 3.9: Mối tương quan vai trò về tuyên truyền thông tin với học tập - Vai trò của bộ khóm ấp trong việc thực hiện quy chế cơ sở dân chủ tại tỉnh an giang
Bảng 3.9 Mối tương quan vai trò về tuyên truyền thông tin với học tập (Trang 67)
Bảng 3.10: Mối tương quan vai trò kiểm tra, giám sát đối với hoạt động - Vai trò của bộ khóm ấp trong việc thực hiện quy chế cơ sở dân chủ tại tỉnh an giang
Bảng 3.10 Mối tương quan vai trò kiểm tra, giám sát đối với hoạt động (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w