Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở các cấp để thực hiện có hiệu quả

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam trong xây dựng nông thôn mới (Trang 73 - 75)

các tổ chức trong hệ thống chính trị ở các cấp để thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hết sức quan trọng của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, không những góp phần xây dựng đời sống văn hoá, phát triển kinh tế gắn với xây dựng hệ thống chính trị ngày càng thêm vững mạnh và ổn định.

Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác xây dựng nông thôn mới và để phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong xây dựng nông thôn mới, cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa các cấp trong tổ chức.

Mặt trận Tổ quốc chọn việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tổ chức tuyên truyền, vận động, kêu gọi các tầng lớp nhân nhân, các giai tầng trong xã hội hưởng ứng đóng góp vật chất, công sức, tiền của trên nguyên tắc tự nguyện để xây dựng nông thôn mới, xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn, đô thị; hiến đất cho các dự án, huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Các tổ chức thành viên, các hội quần chúng chủ động tham gia các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận phát động, kêu gọi với quyết tâm cao nhất, góp phần đưa phong trào xây dựng nông thôn mới lan toả và thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân.

+ Hội Nông dân chọn việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, khai thác tốt tiềm năng kinh tế vườn, kinh tế biển và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, thay đổi cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn phát triển sản xuất hàng hóa, đưa khoa học kỹ thuật, cây, con giống mới vào sản xuất nông nghiệp.

+ Hội Phụ nữ chọn việc giữ gìn môi trường xã hội lành mạnh, xây dựng nếp sống văn minh và phát triển nâng chất gia đình văn hóa, thiết chế văn hóa gia đình, thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, chỉnh trang nhà cửa, tranh thủ các nguồn vốn tín dụng để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho chị em, hội viên.

+ Đoàn Thanh niên chọn việc đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp. Đi đầu trong xây dựng xã hội học tập, ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất, tích cực tham gia phong trào an ninh trật tự và an toàn xã hội, thành lập các trang trại và các doanh nghiệp trẻ trong sản xuất nông nghiệp để liên kết làm ăn có hiệu quả; qua đó nâng cao trình độ học vấn cho thanh niên, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

+ Hội Cựu chiến binh chọn việc phát triển các ngành nghề truyền thống để giúp hội viên cựu chiến binh, nông dân phát triển kinh tế. Chủ trì trong phối hợp tổ chức các hoạt động quần chúng tự quản ở khu dân cư; tham gia xây dựng

các mô hình có hiệu quả trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phát triển các mô hình xây dựng xã hội lành mạnh, nông thôn an toàn.

Xây dựng nông thôn mới là vấn đề chiến lược lâu dài gắn với những nhiệm vụ toàn diện trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là nhiệm vụ hết sức quan trọng của cả hệ thống chính trị. Vì vậy việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức sẽ góp phần phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An trong xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam trong xây dựng nông thôn mới (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w