Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam trong xây dựng nông thôn mới (Trang 71 - 73)

trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và là sự nghiệp của toàn thể nhân dân. Mục tiêu của nó là thúc đẩy sự phát triển toàn diện nông thôn, giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, làm cho đời sống của người nông dân từng bước nâng cao, sản xuất nông nghiệp từng bước hiện đại, nông thôn ngày càng thịnh vượng, đất nước ngày càng phồn vinh. Để làm được điều này, cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội và đặc biệt là vai trò của các tổ chức chính trị, trong đó có tổ chức cơ sở đảng, bởi, tổ chức cơ sở đảng chính là hình tượng, là sức mạnh, là hạt nhân của Đảng ở nông thôn. Kiện toàn và phát huy vai trò, năng lực của tổ chức cơ sở đảng sẽ là động lực vô cùng to lớn trong chiến lược xây dựng nông thôn mới của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Để thực hiện tốt các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, cần có sự hợp lực của toàn xã hội, sự chỉ đạo kịp thời, đúng đắn, dứt khoát của các cấp lãnh đạo, quản lý, trong đó có các tổ chức cơ sở đảng mà cụ thể và trực tiếp là các tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn.

Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, hiện đại hóa nông thôn nói riêng có tiến hành thuận lợi, hiệu quả hay không; phát triển xã hội nông thôn nói chung, phát triển kinh tế nông thôn nói riêng đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại, có đi đúng mục tiêu hay không, mấu chốt là ở sự lãnh

đạo của Đảng có hiệu quả, nhất quán, quyết liệt, triệt để hay không. Đến lượt mình, hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức cơ sở đảng nông thôn quyết định bởi sự định vị chính xác vai trò, vị trí của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên và vấn đề phát huy tác dụng hạt nhân của tổ chức này. Bởi lẽ, tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) nói chung, từng đảng viên cơ sở nói riêng là nền tảng, là hạt nhân chính trị cơ sở; là tổ chức gần dân, sát dân nên dễ dàng nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, suy nghĩ của người dân.

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, duy trì tốt chế độ giao ban hàng tháng nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đảng cần giành thời gian tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, nắm chắc tình hình thực hiện chương trình để tham mưu xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc trong quá trình xây dựng nông thôn mới cần thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, cần đổi mới nội dung và phương thức sinh hoạt chi bộ theo hướng thiết thực, phù hợp với điều kiện và tình hình mới ở cơ sở. Trong sinh hoạt chi bộ, nội dung xây dựng nông thôn mới phải được xác định là một trong những vấn đề trọng yếu của công tác lãnh đạo. Qua đó, vừa trước mắt, vừa lâu dài và cũng là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở đảng trong tình hình mới.

Thứ hai, nâng cao năng lực định hướng của tổ chức cơ sở đảng. Có thể nói, đây cũng là một trong những nhiệm vụ căn bản trong việc xây dựng và thực hiện chương trình nông thôn mới ở nước ta hiện nay. Bởi, xây dựng nông thôn mới không chỉ "dừng lại" ở việc thúc đẩy kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở nông thôn mà còn là cơ hội để kiện toàn bộ máy quản lý cơ sở nông thôn, trong đó có các tổ chức cơ sở đảng. Muốn làm được điều đó, cần

đào tạo, bồi dưỡng năng lực chấp chính, năng lực định hướng chỉ đạo và làm gương của từng đảng viên và tổ chức đảng ở cơ sở. Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, tổ chức cơ sở đảng cần phải nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò, trọng trách của mình, từ đó cần phải đổi mới phương thức chỉ đạo, vận hành, thành lập các tổ tự quản nông dân.

Thứ ba, nâng cao trình độ và năng lực của đảng viên cơ sở. Cán bộ, đảng viên là cái gốc của công việc. Xây dựng nông thôn mới cần xây dựng hình tượng người "nông dân mới" có lối sống văn hóa, văn minh, biết làm giàu, có ý thức bảo vệ môi trường… thì cần phải có những "đảng viên mới" ở cơ sở có năng lực mới, nhận thức mới, tinh thần tiên phong bảo đảm tính định hướng và tính chỉ đạo của Đảng. Để hoàn thành tiêu chí 18, 19 trong bộ 19 tiêu chí không thể không đề cập trình độ, năng lực, nhận thức của đảng viên cơ sở. Nói cách khác, những yêu cầu về tố chất lãnh đạo, tố chất văn hóa, năng lực chấp chính; ý thức chấp hành kỷ luật, tinh thần công việc, tác phong, lối sống, đạo đức là những "yêu cầu mang tính tổng hợp" đòi hỏi đảng viên phải hoàn thiện. Trong điều kiện xây dựng nông thôn mới hiện nay, trình độ lý luận và năng lực công tác của đảng viên cơ sở được đặt lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam trong xây dựng nông thôn mới (Trang 71 - 73)