Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Mặt trận làm công tác phụ trách xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam trong xây dựng nông thôn mới (Trang 87 - 89)

cán bộ Mặt trận làm công tác phụ trách xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở

Cần nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ Mặt trận phụ trách xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở bởi cán bộ, đảng viên là cái gốc của công việc. Xây dựng nông thôn mới cần xây dựng hình tượng người "nông dân mới" có lối sống văn hóa, văn minh, biết làm giàu, có ý thức bảo vệ môi trường,… thì cần phải có những cán bộ ở cơ sở có năng lực mới, nhận thức mới, tinh thần tiên phong bảo đảm tính định hướng và tính chỉ đạo của Đảng. Để hoàn thành tiêu chí 18, 19 trong bộ 19 tiêu chí không thể không đề cập trình độ, năng lực, nhận thức của cán bộ cơ sở. Nói cách khác, những yêu cầu về tố chất lãnh đạo, tố chất văn hóa, năng lực chấp chính; ý thức chấp hành kỷ luật, tinh thần công việc, tác phong, lối sống, đạo đức là những "yêu cầu mang tính tổng hợp" đòi hỏi cán bộ phải hoàn thiện. Trong điều kiện xây dựng nông thôn mới hiện nay, trình độ lý luận và năng lực công tác của cán bộ cơ sở được đặt lên hàng đầu.

Đào tạo cán bộ Mặt trận có chuyên môn trong thực hiện chính sách, có kỹ năng ngiên cứu, phân tích, đề xuất phương án chính sách, có trách nhiệm tăng cường giáo dục lý luận hình thành thế giới quan phương pháp luận khoa học, lý tưởng mục tiêu quyết tâm xây dựng tỉnh nhà giàu đẹp cho cán bộ. Nâng cao ý

thức công dân, ý thức xã hội, ý thức pháp luật, đặc biệt ý thức trách nhiệm với dân, với nước. Cán bộ có năng lực trình độ am hiểu rõ đối tượng tác động của chương trình, dự án, chính sách (người dân nông thôn), nắm bắt được những thách thức đối với nông dân trong thời hội nhập để có kế hoạch chủ động. Cán bộ thực hiện chính sách phải nhận thức thấy được hạn chế của chính sách xây dựng nông thôn theo mô hình truyền thống là tiếp cận chính sách dựa vào nhu cầu, mang tính chất bù đắp sự thiếu hụt cho nông dân nông thôn. Tâm lý đó có ở cả cấp thực hiện cũng như cấp hoạch định chính sách, xem xét dự án đầu tư là của nhà nước, cơ hội đầu tư chỉ được chờ đợi từ bên ngoài (nhà nước, tổ chức quốc tế). Do đó đào tạo cán bộ hiểu được yêu cầu quy hoạch mô hình nông thôn mới phải đáp ứng được sự phù hợp, khả thi, phản ánh đúng nhu cầu thiết thực của người dân.

Đồng thời phải tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ công chức xã. Mỗi xã cần có một cán bộ chuyên trách về nông nghiệp và phát triển nông thôn. Có chính sách khuyến khích sinh viên sau khi ra trường về địa phương công tác.

Sau đây là một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ phụ trách công tác xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở.

Một là, để tạo nguồn nhân lực bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức phải xây dựng kế hoạch lựa chọn những cán bộ trẻ có phẩm chất tốt và định hướng cho họ theo học các trường đại học có liên quan đến các ngành, lĩnh vực nông nghiệp. Nếu cần, nhà nước có thể và cần phải đầu tư kinh phí đào tạo nguồn nhân lực này. Quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thông qua biện pháp thay thế dần những cán bộ yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn bằng những cán bộ, công chức trẻ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức khoa học - công nghệ hiện đại phải có lộ trình cụ thể từ 05 đến 10 năm. Trong quá trình này cần chú trọng thường xuyên công tác đào tạo lại, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ

cán bộ, công chức đương nhiệm, giúp họ có đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công tác đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần phải được đổi mới cả về nội dung và hình thức. Riêng về hinh thức, có thể đào tạo, bồi dưỡng theo cách thức truyền thống là tập trung, nhưng cũng có thể đào tạo từ xa hoặc tự đào tạo, điều quan trọng phải có biện pháp kiểm tra, đánh giá kiến thức chính xác, khách quan.

Hai là, cần cải cách chế độ tiền lương, tiền tệ hóa tiền lương và các chế độ theo lương bảo đảm sự hợp lý, công bằng; phấn đấu để tiền lương là nguồn thu nhập cơ bản, bảo đảm cho cán bộ có đời sống ổn định, chuyên tâm vào công việc, góp phần hạn chế tệ tham ô, nhận hối lộ, tham nhũng; tạo động lực, kích thích sự phấn đấu vươn lên và góp phần thu hút người có đức, có tài vào bộ máy lãnh đạo, quản lý các cấp.

Ba là, tăng cường công tác giáo dục, quản lý cán bộ.

Công tác giáo dục, quản lý cán bộ phải gắn liền với công tác kiểm tra, giám sát cán bộ về chất lượng, hiệu quả công việc, về tư tưởng, lập trường, mối quan hệ xã hội của bản thân và gia đình cán bộ. Hoàn thiện các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu các cấp trong giáo dục, quản lý cán bộ; gắn xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ với thực hiện tốt việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, với công tác phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, tiêu cực.

Tăng cường công tác kiểm tra của cấp ủy cấp trên đối với cấp dưới trong việc giáo dục, quản lý đảng viên và thực hiện công tác cán bộ; kịp thời kiểm tra, kết luận các vụ việc có liên quan đến cán bộ có vấn đề lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam trong xây dựng nông thôn mới (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w