Quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam trong xây dựng nông thôn mới (Trang 42 - 47)

Ngày 28/10/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ- CP về Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngày 4/6/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và Quyết định số 491/2010/QĐ-TTg ngày 16/4/2010 về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Có thể nói Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 là một chương trình lớn của Trung ương nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Tam nông”.

Đây là chương trình tổng thể, toàn diện và lâu dài nhằm đáp ứng nguyện vọng bao đời của nông dân. Mục tiêu chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới là nhằm xây dựng nông thôn mới, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; có cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng nông thôn mới là chương trình tổng hợp về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, được thực hiện theo nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ; cả hệ thống chính trị tham gia, người dân thực hiện”.

Thực hiện Quyết định số 491 của Thủ tướng Chính phủ, Ngày 31/8/2010 Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ra Quyết định 3875 về phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2020. Theo đó, mục tiêu chung về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lí, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo kế hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa xứ Nghệ… Cụ thể, cuối năm 2011, hoàn thành quy hoạch 435 xã trong toàn tỉnh; năm 2015 có 20% số xã, tương đương 87 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; đến năm 2020 có 50% số xã, tương đương 218 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Tỉnh quy định từ 2013 trở đi khi xây dựng các điểm tái định cư, các chương trình, dự án đầu tư mới vào nông thôn phải đảm bảo các tiêu chí quy định tại Quyết định 491/QĐ-TTg. Qua hơn 3 năm thực hiện Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, chương trình đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc xây dựng đời sống mới ở các khu vực nông thôn [56;2].

Nghệ An là tỉnh đất rộng, người đông, với xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới (theo kết quả điều tra hiện trạng năm 2010) là rất thấp, lại gặp nhiều khó khăn, thách thức do suy thoái kinh tế và thiên tai, dịch bệnh..., nhưng được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo, giúp đỡ của các Bộ ngành Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và quan trọng hơn cả là sự đồng thuận, nỗ lực, chung tay góp sức của hàng triệu người dân nông thôn.

Sau 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả bước đầu quan trọng, tạo tiền đề để hoàn thành mục tiêu Xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (đến năm 2015 có 20% số xã (90 xã) đạt chuẩn nông thôn mới).

Đến năm 2013, số xã đạt các nội dung, tiêu chí về nông thôn mới đã tăng khá so với với năm 2010. Thời điểm đó, chỉ có 01 xã (Nghi Liên, thành phố Vinh) đạt 12 tiêu chí, đặc biệt có 50 xã không đạt tiêu chí nào, thì đến cuối năm 2013 Nghệ An đã có 01 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới (xã Sơn Thành, huyện Yên Thành); 01 xã đạt 17 tiêu chí (xã Nghĩa Đồng huyện Tân Kỳ); 09 xã đạt 16 tiêu chí; 16 xã đạt 15tiêu chí; 153 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 193 xã đạt từ 5-9 tiêu chí; 58 xã đạt từ 1- 4 tiêu chí.

* Về huy động nguồn lực: Tổng nguồn vốn huy động, lồng ghép thực hiện Chương trình trong 3 năm ước đạt 13.964,428 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân sách nhà nước đầu tư là 1.753,620tỷ đồng chiếm 12,6%, gồm:Trung ương hỗ trợ trực tiếp là 248,93 tỷđồng, Vốn hỗ trợ đầu tư của tỉnh 777,25 tỷ đồng; Vốn hỗ trợ đầu tư của huyện 510,398 tỷ đồng; Vốn đầu tư của các xã 217,041tỷ đồng; Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án 5.723,149 tỷ đồng, chiếm 41,2%; Vốn tín dụng 1.701,808 tỷ đồng, chiếm 12,2%; Vốn doanh nghiệp 761,283 tỷ đồng, chiếm 5%; Vốn dân góp 4.024,568 tỷ đồng, chiếm 29%; Dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt trên 86.486 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là 25.379 tỷ đồng[56;2].

- Đến 30/7/2012, Nghệ An đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch nông thôn mới 435/435 xã, đạt 100%, vượt trước 5 tháng so với yêu cầu của Trung ương.

* Về xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn: Mặc dù trong điều kiện khó khăn, nhưng các địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo được phong trào sâu rộng trong việc huy động, lồng ghép nguồn lực xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.

Đến 2013, bằng vốn dân góp và lồng ghép các Chương trình, dự án toàn tỉnh đã xây dựng, nâng cấp được 3.365 km đường giao thông nông thôn các loại, với tổng kinh phí 6.295,22 tỷ đồng. Trong đó, nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn đường trục thôn, xóm 1.052 km; cứng hóa đạt chuẩn đường trục thôn, xóm 1.241 km; làm sạch và không lầy lội đường ngõ xóm, bản 811 km; cứng

hóa đường trục chính nội đồng 261 km. Qua 2 đợt hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, toàn tỉnh làm được 667km; xây dựng, nâng cấp được 1.851 km kênh mương các loại, hàng trăm công trình thuỷ lợi như bờ bao, cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu... với tổng số tiền là 1.986 tỷ đồng; 1.941 km hệ thống đường điện các loại, đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất, dân sinh khu vực nông thôn, với tổng kinh phí là 917 tỷ đồng;

Xây dựng, nâng cấp được 818 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia, với tổng kinh phí 1.668 tỷ đồng; 397 nhà văn hóa đạt chuẩn (78 nhà văn hoá xã, 319 nhà văn hoá thôn), với tổng kinh phí là 785,87 tỷ đồng; 370 chợ nông thôn, với tổng kinh phí là 129,690 tỷ đồng[56;3].

Trong 03 năm, toàn tỉnh đã xây dựng được 7.549 nhà ở dân cư đạt chuẩn, với tổng kinh phí là 873,802 tỷ đồng.

* Về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất: Toàn tỉnh đã có 187/431 xã hoàn thành việc dồn điền đổi thửa đạt 43,38%, đến nay bình quân 01 hộ chỉ còn 1,7 thửa. Năm2013, toàn tỉnh đã xây dựng được 16 mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa, ngô, lạc đạt năng suất, hiệu quả kinh tế, tăng giá trị ít nhất 10% - 15% trở lên; triển khai 375 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất có hiệu quả... góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Nhờ vậy, số hộ vươn lên thoát nghèo, có đời sống khá ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh ước đến cuối năm 2013 giảm chỉ còn 12,5% (năm 2011 là 18,79%) [56;4].

Kinh tế hợp tác được củng cố và phát triển, đến năm 2013, toàn tỉnh có 555 hợp tác xã, 54 Quỹ tín dụng. Toàn tỉnh đã có 249/431 xã đạt tiêu chí số 13 (hình thức tổ chức sản xuất).

*Về văn hóa, xã hội và môi trường: Đến 2013, Nghệ An có 818 trường đạt chuẩn Quốc gia; 431/431 xã có trạm y tế (đạt 100%), trong đó 239/431 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia; 5.692/5.837 khu dân cư có quy ước, hương ước, đạt 97%; 2.961 làng văn hóa; 538.486/713.311 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa;

xã có thiết chế VHTT-TT đồng bộ đạt: 47,8% (theo tiêu chí mới là 17,9%). Thôn có nhà văn hóa, khu thể thao đạt chuẩn: 55,4 %.

Công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải, nước thải ở khu vực nông thôn đã được quan tâm, cải thiện. Đến nay, đã có 216/431 xã thành lập tổ thu gom, xử lý rác thải đạt 50,1%; đã xây dựng mới được 3 khu xử lý rác thải; 17 nghĩa trang, với kinh phí là 60,720 tỷ đồng...; Tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 91%, trong đó:Theo tiêu chuẩn tại Quyết định số 51/QĐ-BNN 70%; nước sinh hoạt chất lượng sạch theo QCVN 02/2009/BYT đạt 31%; tỷ lệ số chuồng trại chăn nuôi có xử lý chất thải hợp vệ sinh đạt 36,5% [56;4].

*Về xây dựng hệ thống chính trị, an ninh trật tự xã khu vực nông thôn: Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở được các địa phương quan tâm, thông qua hoạt động xây dựng nông thôn mới để nâng cao năng lực, lãnh đạo, chỉ đạo, vận động quần chúng. Hầu hết các Đảng bộ, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”, các đoàn thể chính trị đạt danh hiệu xuất sắc, an ninh trật tự xã hội nông thôn được giữ vững, người dân phấn khởi, tin tưởng và tham gia tích cực xây dựng nông thôn mới. Các địa phương, đã tích cực rà soát đội ngũ cán bộ theo tiêu chuẩn và thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ các cấp.

Đến năm 2013, Nghệ An đã có 341/435 xã đạt tiêu chí số 18 (hệ thống chính trị vững mạnh), tăng 17% (49 xã) so với năm 2010; 426/435 xã đạt tiêu chí số 19 (an ninh, trật tự xã hội), tăng 15%. Đây là nhóm tiêu chí đạt kết quả cao nhất so với các nhóm khác.

* Về công tác chỉ đạo điểm trong xây dựng nông thôn mới

Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2015 có 20% số xã (90 xã) đạt chuẩn nông thôn mới, tỉnh đã tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo và nguồn lực cho các xã điểm xây dựng nông thôn mới để làm mô hình nhân rộng. Kết quả cụ thể:

- Chỉ đạo huyện điểm xây dựng nông thôn mới: Nam Đàn là huyện điểm của trung ương, là một trong những huyện có Nghị quyết chuyên đề xây dựng nông thôn mới sớm nhất cả tỉnh, đồng thời là một trong những địa phương đi đầu trong công tác tuyên truyền, huy động nguồn lực, chuyển đổi hợp tác xã. Sau 2 năm thực hiện Chương trình, đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

- Kết quả chỉ đạo xây dựng xã điểm đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2015

Ngày 08/10/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số: 3862/QĐ- UBND phê duyệt danh sách 90 xã đăng ký đến năm 2015 đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện nay các cấp, các ngành đã và đang tập trung chỉ đạo thực hiện, trong đó, phấn đấu 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2013, để làm mô hình nhân rộng. Đến cuối năm 2013, đã có 01 xã (Sơn Thành, Yên Thành) đạt 19/19 tiêu chí, về đích đầu tiên; xã Nghi Liên, Phúc Thành đạt: 16/19 tiêu chí,... [56; 13].

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam trong xây dựng nông thôn mới (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w