Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chương trình Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam trong xây dựng nông thôn mới (Trang 78 - 87)

quốc tham gia xây dựng nông thôn mới

Trong bất kỳ giai đoạn nào của cách mạng, nhất là việc thực hiện đường lối, chủ trương và đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, thì công tác thông tin tuyên truyền, vận động bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, mà các cấp, các ngành đều phải quan tâm thực hiện. Có thể khẳng định, thông qua công tác thông tin tuyên truyền, vận động tốt sẽ làm chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân trong thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Công tác tuyên truyền về chương trình Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng nông thôn mới trong hệ thống Mặt trận các cấp cần được đẩy mạnh thực hiện một cách thường xuyên, sâu rộng, luôn xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc cũng không nằm ngoài hệ thống đó. Mặt trận Tổ quốc và các thành viên cần không ngừng phấn đấu trong công tác vận động tuyên truyền các hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới, không những góp phần xây dựng nông thôn mới mà còn củng cố về mặt tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, sinh hoạt, thống nhất về tư tưởng với vai trò, nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền để mọi thành viên trong Mặt trận hiểu rõ vị trí, vai trò và lợi ích thiết thực về chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới.

* Về mục đích tuyên truyền:

Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chương trình Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng nông thôn mới cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động

giáo dục, thuyết phục để đội ngũ cán bộ đảng viên trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc nhận thức rõ và thấy được tầm quan trọng để xây dựng nông thôn mới, đây là một chương trình lớn mang tính tổng hợp về tinh kế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, do đó đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Từ đó hiểu rõ nội dung, cách làm, nghĩa vụ và trách nghiệm của từng tổ chức và cá nhân trong xây dựng nông thôn mới. Để xóa bỏ tư tưởng trông chờ Nhà nước, cần có sự phân công đăng ký nhiệm vụ đối với từng tổ chức, từng ngành, tăng cường kiểm tra đôn đốc, đánh giá phân loại vào thi đua khen thưởng.

Thứ nhất, cần tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và cộng đồng đối với phát triển nông thôn mới nhằm khơi dậy phong trào tự vận động phát triển trong cộng đồng dân cư nông thôn.

Thứ hai, công tác tuyên truyền cần làm rõ vai trò người nông dân là chủ nhân của xã hội nông thôn, chủ thể xây dựng nông thôn mới.

Một trong những nội dung quan trọng của công tác thông tin tuyên truyền, vận động là phải làm cho nhân dân thấy rõ vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới và chính người dân là người được thụ, hưởng thành quả của quá trình xây dựng nông thôn mới, để qua đó người dân tích cực hưởng ứng, thực hiện.

Người nông dân và cộng đồng cư dân nông thôn phải là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới là vì người nông dân. Nông dân xây dựng nông thôn mới là để cho bản thân, gia đình và làng xã mình. Đó là quá trình đổi mới sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm phát triển nông thôn hiện đại, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn. Trong xây dựng nông thôn mới, người nông dân là chủ thể của quá trình xây dựng nông thôn mới, trở thành chủ nhân của nông thôn mới và thụ hưởng kết quả mang lại từ xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược, lâu dài với khối lượng công việc lớn, lĩnh vực rộng, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Nhiều mục tiêu, tiêu chí thể hiện như một quá trình, muốn đạt được cần phải tiến hành thường xuyên, liên tục, có thời gian, như xây dựng xã hội dân chủ, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đổi mới cơ cấu lao động… Việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tâm lý, tập quán, các lề thói vốn ăn sâu trong đời sống tinh thần của người dân hoàn toàn không thể là chuyện một sớm một chiều…

Nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới nên cần được tham gia vào các khâu trong suốt quá trình xây dựng nông thôn mới: từ hiến kế xây dựng đề án, góp ý quy hoạch đến việc xác định công trình, hạng mục đầu tư, hiến đất, đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm, công sức, tiền của, trực tiếp làm và giám sát toàn bộ quá trình thực hiện. Để xây dựng thành công nông thôn mới, nhất định phải thực hành theo cách Bác Hồ đã chỉ dẫn: mọi việc dân phải được biết, được bàn, phải do chính dân làm, dân giám sát và dân hưởng thụ: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”. Muốn vậy “bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân; cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên tổ chức toàn dân ra thi hành”. Chỉ khi nào người dân tự giác, tự nguyện, trực tiếp tham gia xây dựng nông thôn mới; thực sự làm chủ quá trình “đổi đời” trên quê hương mình, bằng chính nội lực của mình thì các mục tiêu xây dựng nông thôn mới mới trở thành hiện thực.

Thứ ba, nhằm huy động sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội để vận động hội viên, đoàn viên, hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông thôn, tích cực tham gia cùng chính quyền các cấp để thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới.

* Về nội dung tuyên truyền

Có thể khẳng định rằng bước quan trọng nhất trong triển khai xây dựng nông thôn mới là tổ chức tuyên truyền chủ trương của Đảng, Nhà nước của tỉnh và địa

phương về xây dựng nông thôn mới để nâng cao nhận thức của người dân. Vì vậy cần phải tập trung nội dung tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng về nhận thức mục tiêu, nhiệm vụ, chủ thể xây dựng, về các tiêu chí, yêu cầu và nội dung xây dựng nông thôn mới hiện nay; coi việc xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu, yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta trong quan hệ với giai cấp nông dân, phù hợp với quy luật phát triển của quá trình công nghiệp hóa, mang tính nhân văn sâu sắc. Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh cần triểng khai đồng loạt các nội dung tuyên truyền sau:

Một là, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa, mục tiêu, kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh; những nội dung cơ bản của Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An trong những năm tiếp theo; các tiêu chí nông thôn mới và các văn bản của Trung ương, của tỉnh có liên quan.

Hai là, tuyên truyền đậm nét những kết quả đạt được, những cách làm sáng tạo, những kinh nghiệm của các địa phương; những mô hình, điển hình tiên tiến; những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh, nhất là tại các xã điểm đã hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2013.

Ba là, tuyên truyền các địa phương, đơn vị phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân, huy động tốt các nguồn lực, các nguồn vốn ngoài ngân sách để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; các địa phương có những phương pháp, cách làm sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, thực hiện vượt mục tiêu, kế hoạch đề ra. Đặc biệt là các địa phương phát động phong trào xây dựng nông thôn mới có sự tham gia, đóng góp tích cực của người dân, thể hiện rõ chủ thể trong xây dựng nông thôn mới là người dân và cộng đồng dân cư.

Bốn là, kịp thời phản ánh, phân tích những khó khăn, vướng mắc, những biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực hiện Chương trình.

Năm là, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của nhân dân trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Để thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, đòi hỏi nội dung thông tin tuyên truyền, vận động phải luôn được cải thiện theo hướng đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, cũng như nâng dần tính hấp dẫn; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về vai trò, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân cùng chung sức xây dựng nông thôn mới.

* Về hình thức tổ chức tuyên truyền

Tuyên truyền Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An bằng nhiều hình thức khác nhau đảm bảo phù hợp, thiết thực, hiệu quả:

- Kết hợp tổ chức tuyên truyền Chương trình xây dựng nông thôn mới tại các hội nghị báo cáo viên - tuyên truyền viên các cấp.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến về xây dựng nông thôn mới.

- Tổ chức hội nghị tuyên dương khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới.

- Tuyên truyền trên Bản tin sinh hoạt chi bộ, Bản tin Khoa giáo của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và bản tin, trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành, thị.

- Biên soạn và phát hành các tài liệu tuyên truyền, tờ rơi, tờ gấp, đề cương tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc.

- Tăng cường tuyên truyền bằng các hình thức khác như: khẩu hiệu, panô, áp phích, văn hoá, văn nghệ, giao lưu, toạ đàm…

- Tăng thời lượng các chuyên đề, phóng sự, thời sự, đối thoại, chuyên trang, chuyên mục về xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng như:

+ Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Nghệ An tăng thời lượng phát sóng nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, đảm bảo có chuyên mục về xây dựng nông thôn mới vào hàng tháng.

+ Báo Nghệ An tăng lượng thông tin, đảm bảo chuyên trang về xây dựng nông thôn mới. Tuyên truyền trên các báo in và báo điện tử các bài, ảnh của các phóng viên và khai thác các tin bài đưa tin những nội dung liên quan đến xây dựng nông thôn mới.

+ Sở thông tin và truyền thông hướng dẫn quy trình, kỹ thuật lắp đặt Đài truyền thanh cơ sở cho các địa phương, kiểm tra thực trạng các xã có và các xã còn thiếu để tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh phối hợp với các đơn vị truyền thông và Bưu điện tỉnh xây dựng hệ thống các điểm bưu điện văn háo xã, điemr truy cập Internet ở các xã và thôn bản.

Bên cạnh đó là sự cộng đồng trách nhiệm, sự phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch nhằm làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, vận động, hỗ trợ tích cực, có trách nhiệm của từng ngành, với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú từ tỉnh đến cơ sở, tin tưởng rằng ý thức của cán bộ, đảng viên và nhận thức, hành động của các tầng lớp nhân dân về xây dựng nông thôn mới ngày càng được nâng cao, nhân dân sẽ tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh nhà sẽ được thực hiện suôn sẻ hơn, có hiệu quả hơn.

* Cách tổ chức tuyên truyền:

- Tuyên truyền phải phù hợp với thực tế. Gắn bó với thực tế, người tuyên truyền sẽ dễ dàng phát hiện những vấn đề khiếm khuyết, không hợp lý trong thực hiện các chính sách liên quan đến xây dựng nông thôn mới, từ đó đề xuất với các cấp lãnh đạo các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, bổ sung, hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện các chính sách, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

- Công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới phải có kế hoạch dài hạn, chia thành nhiều giai đoạn và trong mỗi giai đoạn phải có các hình thức, phương pháp, nội dung tuyên truyền phù hợp. Những kết quả tuyên truyền trong giai đoạn trước sẽ là cơ sở, tiền đề thúc đẩy hoạt động tuyên truyền trong giai

đoạn tiếp theo. Coi trọng xây dựng mô hình điểm về xây dựng nông thôn mới làm cơ sở thực tiễn tăng tính thuyết phục của công tác tuyên truyền, tạo sự lan tỏa nhanh và bền vững của phong trào xây dựng nông thôn mới. Công tác tuyên truyền phải theo sát quá trình xây dựng nông thôn mới ở cơ sở, nắm được thành quả để làm dẫn chứng, chứng minh, nêu những cách làm hay, những tập thể, cá nhân điển hình trong đóng góp xây dựng nông thôn mới… nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Nắm vững những đặc điểm tâm lý của nông dân trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, chú trọng những đặc điểm tâm lý tích cực, như: tính cần cù, trọng tình cảm…, hướng sự phát triển với những bước tiến chung của xã hội; đồng thời chia sẻ, cảm thông cùng họ khắc phục tâm lý tiêu cực, như: tính an phận, tính giản đơn, tính cục bộ…, động viên người nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho chính mình và tích cực thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, động viên cổ vũ nhân dân sáng tạo nhiều phương thức thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Có thể khẳng định, ngoài việc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, sự nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, mặt trận, các ngành đoàn thể, cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên,… sẽ góp phần thành công rất lớn cho công tác tuyên truyền, vận động. Tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt, khu dân cư tiên tiến, cán bộ làm công tác Mặt trận giỏi để đưa lên truyền hình và báo chí, mỗi cấp Mặt trận Tổ quốc đều phải xây dựng được chương trình phong trào thi đua yêu nước đặc biệt cụ thể (xây dựng nông thôn mới, môi trường, an toàn giao thông, các công trình phúc lợi… được phát động sâu rộng), hàng tuần các huyện, thành, thị phải có tin bài gửi về cổng thông tin điện tử Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Thực tiễn qua vận động các phong trào ở cơ sở, đơn cử như huy động sức dân để mở đường giao thông nông thôn, người dân nghe cán bộ tuyên truyền, vận động, nhưng vẫn còn chờ xem cán bộ đó và gia đình của họ có gương mẫu làm

trước không, hay chỉ nói cho xong trách nhiệm rồi thôi. Do vậy, cán bộ làm công tác tuyên truyền, vận động vừa phải làm gương, vừa tích cực tuyên truyền kết hợp với vận động như lời Bác Hồ dạy "óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm".

Như vậy, để triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Tỉnh ủy một cách đồng bộ, hiệu quả, hơn bao giờ hết các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội phải quán triệt sâu sắc về công tác thông tin tuyên truyền, vận động. Xác định xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của mỗi cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân. Và từ đó dựa trên chức năng, nhiệm vụ của mình mà tập trung thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, vận động

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam trong xây dựng nông thôn mới (Trang 78 - 87)