1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

128 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 853,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHĐẶNG THỊ HỒNG ÂN MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH CHUYÊN NGÀNH:

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG THỊ HỒNG ÂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON

HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS THÁI VĂN THÀNH

Trang 2

NGHỆ AN - 2014

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình

Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

- Bam Giám hiệu và Khoa đào tạo Sau Đại học trường Đại học Vinh;

- Các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và viết luận văn;

- Ban giám đốc, Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GDMN, Sở GD&ĐT Quảng Bình, Lãnh đạo phòng Giáo dục & Đào tạo Bố Trạch, các đ/c chuyên viên phụ trách cấp học Mầm non của 7 huyện thành phố;

- Các đồng chí Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên các trường mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình;

- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên khuyến khích tôi học tập và hoàn thành luận văn;

- Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Thái Văn Thành, người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong sự chỉ dẫn, góp ý chân thành của các thầy

cô giáo, đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Vinh, tháng 3 năm 2014

Trang 3

Tác giả

Đặng Thị Hồng Ân

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT viii

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Những đóng góp mới của luận văn 5

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 6

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON 6

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 8

1.2.1 Trường Mầm non 8

1.2.2 Quản lý, quản lý nhà trường 10

1.2.2.1 Quản lý 10

1.2.2.2 Quản lý nhà trường 13

1.2.3 Hiệu trưởng trường Mầm non 15

1.2.4 Đội ngũ, đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non 17

Trang 5

1.2.4.1 Đội ngũ: 17

1.2.4.2 Đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non 17

1.2.5 Chất lượng, chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non 17

1.2.5.1 Chất lượng: 18

1.2.5.2 Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non 18

1.2.6 Giải pháp, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non 19

1.3 Một số vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non 20

1.3.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non 20

1.3.2 Yêu cầu về cơ cấu, phẩm chất, năng lực hiệu trưởng trường Mầm non 22

1.3.2.1 Về cơ cấu 23

1.3.2.3 Những yêu cầu cơ bản về năng lực chuyên môn và quản lý điều hành 25

1.3.3 Nội dung quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non 28

1.3.3.1 Quy hoạch 28

1.3.3.2 Bổ nhiệm 28

1.3.3.3 Đào tạo, bồi dưỡng 29

1.3.3.4 Chế độ chính sách 30

1.3.3.5 Đánh giá 30

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non 32

1.3.4.1 Yếu tố chủ quan 32

Trang 6

1.3.4.2 Yếu tố khách quan 33

Kết luận chương 1 37

Chương 2 38

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 38

ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON 38

HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 38

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục Mầm non ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 38

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 38

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 39

2.1.3 Tình hình giáo dục Mầm non 40

2.1.3.1 Thuận lợi 40

2.1.3.2 Khó khăn 41

2.1.3.3 Một số kết quả đạt được (tính đến năm học 2013 - 2014) 43

2.2 Khái quát về điều tra thực trạng 52

2.2.1 Mục đích điều tra 52

2.2.2 Nội dung điều tra 52

2.2.3 Đối tượng điều tra 53

2.2.4 Phương pháp điều tra 53

2.3 Thực trạng chất lượng đội ngũ hiệu trưởng các trường Mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 53

2.3.1 Về cơ cấu 53

2.3.2 Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp 54

2.3.4 Năng lực quản lý 62

2.4 Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng các trường Mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 67

Trang 7

2.4.1 Công tác qui hoạch đội ngũ cán bộ quản lý 67

2.4.2 Tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý: 68

2.4.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý 69

2.4.4 Đánh giá, sàng lọc đội ngũ cán bộ quản lý 69

2.4.5 Việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nói chung, đội ngũ hiệu trưởng Mầm non nói riêng 70

2.5 Nguyên nhân thành công và hạn chế của chất lượng đội ngũ hiệu trưởng các trường Mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 71

Kết luận chương 2 74

Chương 3 75

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 75

ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG MẦM NON 75

HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 75

3.1 Một số nguyên tắc xây dựng giải pháp 75

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 75

3.1.2 Nguyên tắc toàn diện và hệ thống 75

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 75

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 75

3.2 Xây dựng các giải pháp 75

3.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ Hiệu trưởng trường Mầm non huyện Bố trạch, tỉnh Quảng Bình .75

3.2.2 Tăng cường công tác quản lý đào tạo bồi dưỡng và tự đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ hiệu trưởng 78

Trang 8

3.2.3 Đổi mới thực hiện các nội dung cơ bản của công tác xây dựng quy

hoạch đội ngũ Hiệu trưởng trường Mầm non 85

3.2.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá công tác quản lý của hiệu trưởng trường Mầm non 90

3.2.5 Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý 92

3.3 Thăm dò tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp 95

Kết luận chương 3 97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98

1 Kết luận 98

2 Kiến nghị 100

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

PHỤ LỤC 106

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1: Qui mô trường, lớp, số học sinh từ năm học 2011 - 2012 đến 43

2013 - 2014 43

Bảng 2: Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non 45

Bảng 3: Chất lượng giáo dục trẻ Mầm non 45

Bảng 4: Số lượng, trình độ đào tạo của cán bộ quản lý, giáo viên 47

Mầm non 47

Bảng 5: Thống kê số lượng cơ sở vật chất cấp Mầm non 49

Bảng 6: Số lượng và cơ cấu đội ngũ hiệu trưởng các trường Mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình năm học 2013 - 2014 53

Bảng 7: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về phẩm chất chính trị của đội ngũ hiệu trưởng ở các trường Mầm non huyện Bố Trạch 55

Bảng 8: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về phẩm chất đạo đức của đội ngũ hiệu trưởng các trường Mầm non huyện Bố Trạch 57

Bảng 9: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về kiến thức và năng lực chuyên môn của đội ngũ hiệu trưởng các trường Mầm non huyện Bố Trạch.60 Bảng10 : Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về năng lực quản lý của đội ngũ hiệu trưởng các trường Mầm non huyện Bố Trạch 62

Bảng 3.1: Đánh giá sự cần thiết khả thi của các giải pháp đề xuất 94

Sơ đồ 1: Chu trình quản lý 13

Sơ đồ 2: Về đánh giá trong công tác quản lý trường học 31

Trang 11

1 Lí do chọn đề tài

Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển rất nhanh chóng và tác độngđến tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội con người Kinh nghiệm của các nướcthành công trong phát triển kinh tế - xã hội chỉ rõ: ba yếu tố quyết định chothành công là nguồn nhân lực, nguồn tài lực và công nghệ thông tin Chúng tađang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ của công nghệ, thiết bị tiên tiến và hiệnđại, nhưng con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất và không thể thay thếđược Quan điểm xem con người là nguồn nhân lực quý giá nhất được mọi tổchức xác định trong các chiến lược quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc, quyếtđịnh đến sự tồn tại và phát triển của mỗi một quốc gia Để đào tạo nguồnnhân lực có nền tảng tri thức vững chắc không thể không nói tới giáo dục vì:

“Giáo dục và đào tạo là chìa khóa để mở cửa tiến vào tương lai” Tại trại hè

của ngành giáo dục tháng 4/1956 Hồ Chủ Tịch lại nhấn mạnh thêm: không cógiáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa Trongviệc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu

Cùng với xu thế phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới, dưới sựlãnh đạo của Đảng, nước ta đã và đang phấn đấu trở thành một nước côngnghiệp Đó là nhiệm vụ hàng đầu để xây dựng thành công CNXH ở ViệtNam Đại hội XI của Đảng xác định "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

là khâu then chốt" [11;tr18]; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020

đã định hướng: “Phát triển và nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược”[4;tr18] Để thực hiện được những định hướng trên,

nhất thiết phải đổi mới từ khâu quản lý, đây được xem là giải pháp trung tâm

để phát triển GD&ĐT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước Đổi mới QLGD

Trang 12

phải gắn liền với việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở các cấp, trong đó

có cấp học Mầm non Chỉ thị 40 - CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư TW

Đảng đã nhấn mạnh: “Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản

lý giáo dục một cách toàn diện Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược

phát triển giáo dục 2001 - 2010 và chấn hưng đất nước”[12;tr1] Chiến lược

giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 cũng đã nêu trong các giải pháp

thực hiện là: “Đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo là

các giải pháp trọng tâm, đổi mới quản lý là khâu đột phá”[5;tr10].

Nhiệm vụ của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay là đổi mới tất cảcác bậc học, trong đó đổi mới GDMN được xem là quan trọng, bởi GDMN làcấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cáchcon người, đặt nền móng vững chắc cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới mạnh mẽ của sự nghiệp giáo dục nóichung, đổi mới GDMN nói riêng nhất thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũhiệu trưởng các trường Mầm non Chất lượng giáo dục của một trường Mầmnon phụ thuộc nhiều vào năng lực và kinh nghiệm của người hiệu trưởng, bởingười hiệu trưởng có vai trò, vị trí quan trọng, điều hành toàn bộ hoạt độngcủa nhà trường đi đúng hướng, quyết định chất lượng, hiệu quả và sự pháttriển nhà trường để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra Mặt khác khi điều kiệnđất nước ngày một phát triển, yêu cầu của công tác GDMN ngày một nâng caothì nhiệm vụ, năng lực và phẩm chất của hiệu trưởng Mầm non cũng phải đạtđến tầm cao mới Do đó nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầmnon là một yêu cầu cấp thiết Đó là tiền đề, là điều kiện đảm bảo chắc chắn cho

sự thành công trong công tác quản lý của người hiệu trưởng nhằm góp phầnnâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp đổi mới GD&ĐT

Trang 13

Thời gian qua, nhiều nhà QLGD đã nghiên cứu về chất lượng đội ngũhiệu trưởng các trường Mầm non, quan tâm đến việc nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng và đưa ra các giải pháp nhằmnâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng ở các trường Mầm non nhưng chỉdừng lại ở mức độ chung Để áp dụng cho từng vùng miền cần phải có sựnghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn cho phù hợp.

Ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây đội ngũhiệu trưởng ở các trường Mầm non trên địa bàn đã đảm bảo về cơ cấu và chấtlượng nhưng vẫn còn nhiều bất cập như chất lượng đội ngũ không đồng đều,chưa theo kịp các yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, quản lý nhà trườngchủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân chưa xuất phát từ khoa học quản lý, do

đó, hiệu quả trong công tác quản lý chưa cao, ảnh hưởng không nhỏ đến việcnâng cao chất lượng hoạt động trong các trường Mầm non Trong thực tếchưa có đề tài nào nghiên cứu về chất lượng đội ngũ hiệu trưởng các trườngMầm non huyện Bố Trạch, chưa có những giải pháp cụ thể, phù hợp với thựctiễn Bố Trạch để nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non

Xuất phát từ những lý do trên, nên chúng tôi đã chọn đề tài: “Một số

giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng các trường mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” để công tác quản lý của đội

ngũ hiệu trưởng ở Bố Trạch đạt kết quả cao hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mớiGDMN hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượngđội ngũ hiệu trưởng ở các trường Mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bìnhnhằm nâng cao chất lượng GDMN

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu

trưởng ở các trường Mầm non

Trang 14

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội

ngũ hiệu trưởng các trường Mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các giải pháp đảm bảo tính khoa học, có tính khả thithì có thể nâng cao được chất lượng đội ngũ hiệu trưởng ở các trường Mầmnon huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ

hiệu trưởng ở các trường Mầm non

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ

hiệu trưởng ở các trường Mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ

hiệu trưởng các trường Mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này sử dụng và phối hợp các phương pháp sau:

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Phân tích, tổng hợp các tài liệu, sách báo có nội dung liên quan để xâydựng cơ sở lý luận cho luận văn

Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát để tìm hiểu hoạt động quản lý của các hiệutrưởng trường mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

- Phương pháp điều tra bằng Test để thu thập các thông tin về thựctrạng chất lượng đội ngũ hiệu trưởng ở các trường Mầm non huyện Bố Trạch,tỉnh Quảng Bình

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm để rút ra bài học

- Phương pháp thực nghiệm khoa học để khảo nghiệm tính thiết thực vàkhả thi của một số giải pháp

Trang 15

6.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu điều tra

7 Những đóng góp mới của luận văn

Đề xuất được một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũhiệu trưởng trường Mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu

trưởng trường Mầm non

Chương 2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao chất lượng của đội

ngũ hiệu trưởng trường Mầm non huyện Bố Trạch, tỉnhQuảng Bình

Chương 3 Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu

trưởng ở các trường Mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh QuảngBình

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Quản lý là hoạt động bao trùm mọi mặt của đời sống xã hội loài người

và là một dạng hoạt động đặc biệt Trong quản lý xã hội, thì quản lý hànhchính chiếm vai trò quan trọng nhất, trong đó quản lý Nhà nước về giáo dục

có vị trí hàng đầu Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, sự phâncông lao động xã hội ngày càng sâu đã làm cho công tác quản lý ngày càngtrở nên quan trọng Để đạt được mục tiêu quản lý thì năng lực quản lý của chủthể quản lý nhất thiết phải được nâng cao ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụquản lý

Từ khi xã hội loài người xuất hiện thì nhu cầu quản lý cũng được hìnhthành Quản lý bắt nguồn từ sự phân công hợp tác lao động Chính sự phâncông lao động đòi hỏi phải có người chỉ huy, điều hành, kiểm tra giám sát

nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất lao động Theo K Mác: “Tất cả mọi

lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [19;tr480] Xã hội phát triển thì

trình độ tổ chức, điều hành cũng được nâng lên và phát triển theo Trong tất

cả các lĩnh vực của xã hội, quản lý luôn giữ vai trò quan trọng trong việc vậnhành và phát triển Ở lĩnh vực giáo dục, quản lý là nhân tố giữ vai trò thenchốt trong việc đảm bảo và nâng cao CLGD Bởi vậy, trên thế giới đã có

nhiều công trình nghiên cứu về QLGD có giá trị như: “Những vấn đề quản lý

trường học” (P.V Zimin, M.I Kônđakốp); “Cơ sở lý luận của khoa học

Trang 17

QLGD” (M.I Kônđakốp); Hiệu trưởng là người lãnh đạo toàn diện và chịu

trách nhiệm trong công tác quản lý Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra việc nângcao chất lượng đội ngũ CBQL là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quá trìnhnâng cao CLGD

Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng đất nước theo định hướng CNH,HĐH, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, nghị quyết, qui định về xâydựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, vấn đề này được thể hiện trong các khóahọp của hội nghị TW Đảng, BCHTW Đảng (Khóa IX) đã ra chỉ thị 40- CT/TWngày 15/6/2004 về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo vàCBQLGD Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định số 09/2005/QĐ - TTg

nhà 11/01/2005 phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà

giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010” Lĩnh vực GD&ĐT

được coi là quốc sách hàng đầu, được toàn xã hội quan tâm, trong đó công tácQLGD luôn là chủ đề thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứukhoa học, các nhà QLGD Khoa học quản lý ở Việt Nam tuy còn non trẻ, song

nó đã có những thành tựu đáng kể góp phần nâng cao hiệu quả quản lý xã hộitrong những điều kiện cụ thể tương ứng với tình hình phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước Từ những năm đầu của thập kỷ 90 đến nay đã xuất hiện nhiềucông trình nghiên cứu có giá trị, đáng lưu ý đó là:

- Giáo trình khoa học quản lý của PTS Phạm Trọng Mạnh (NXBĐHQG Hà Nội năm 2001);

- “Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục” của PGS TS

- “Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường” của PGS.TS Thái Văn

Thành (NXB Đại học Huế, năm 2007)

Trang 18

Trong các nghiên cứu đề xuất các biện pháp QLGD nhằm nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ QLGD tại các trường Mầm non, góp phần nâng caohiệu quả QLGD ở địa phương trong giai đoạn đổi mới, đã có một số đề tàinghiên cứu như:

- Luận văn thạc sĩ: Một số biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chohiệu trưởng các trường Mầm non Quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội, củaBùi Thị Kim Xuân – năm 2004

- Một số biện pháp nâng cao năng lực quản lý cho hiệu trưởng cáctrường Mầm non tỉnh Phú Yên, của Lâm Thị Cúc - năm 2004

- Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trườngMầm non tỉnh Hà Tĩnh, của Lưu Thị Phương - năm 2012

Thực tế cho thấy đã có nhiều đề tài nghiên cứu về việc nâng cao chấtlượng đội ngũ CBQL trường Mầm non Tuy nhiên, chưa có một công trìnhnào đi sâu nghiên cứu việc nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trườngMầm non Để đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDMN và nâng caochất lượng GDMN phù hợp với điều kiện thực tiễn của huyện Bố Trạch, tỉnhQuảng Bình, chúng ta cần phải tiến hành nghiên cứu vấn đề nâng cao chấtlượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non, từ đó đề xuất một số giải phápquản lý nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng các trường Mầm non tạihuyện nhà

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Trường Mầm non

Trường Mầm non là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học Mầm non, làtrường được liên hợp giữa nhà trẻ và mẫu giáo, trường Mầm non có chứcnăng thu nhận để chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 72 tháng tuổinhằm giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị chotrẻ em vào lớp một Trường Mầm non có các lớp mẫu giáo và các nhóm trẻ,trường có một ban giám hiệu và có hiệu trưởng phụ trách

Trang 19

Tại điều 2, Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số

14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT: “Nhiệm

vụ và quyền hạn của trường Mầm non” xác định [14;tr 1]

- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3tháng tuổi đến 72 tháng tuổi theo chương trình GDMN do Bộ Trưởng BộGD&ĐT ban hành;

- Huy động trẻ em lứa tuổi Mầm non đến trường, tổ chức giáo dục hòanhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật;

- Quản lý CB, GV, NV để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc vàgiáo dục trẻ em;

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo qui định của pháp luật;

- Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc theoyêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn;

- Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt độngnuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

- Tổ chức cho CB, GV, NV và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trongcộng đồng;

- Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

em theo qui định;

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo qui định của pháp luật Theo điều 6, Chương 2, Điều lệ trường Mầm non, qui định vị trí, nhiệm vụcủa nhà trường, nhà trẻ:

- Nhà trường, nhà trẻ có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng;

- Nhà trường, nhà trẻ hỗ trợ các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên mộtđịa bàn theo sự phân công của cấp có thẩm quyền và thực hiện các nhiệm vụnêu tại điều 3 của Điều lệ này

Như vậy, trường Mầm non là đơn vị cơ sở cấp dưới chịu sự quản lý củaNhà nước về toàn bộ các hoạt động trong nhà trường, hoạt động theo cơ chế

Trang 20

tự chủ, có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với đối tượng mà nhàtrường đang quản lý, đáp ứng với yêu cầu của cấp học.

1.2.2 Quản lý, quản lý nhà trường

1.2.2.1 Quản lý

Khái niệm

Nghiên cứu về lý luận quản lý, các nhà nghiên cứu với cách tiếp cậnkhác nhau đã đưa ra rất nhiều khái niệm quản lý

M.I Kônđacốp đã phản ánh chính xác những nét hoạt động đặc trưng

của hoạt động quản lý: “Là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với

toàn bộ hay những hệ thống khác nhau của hệ thống xã hội, trên cơ sở vận dụng đúng đắn những qui luật và xu hướng khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra” [18;tr26].

Theo tác giả Thái Văn Thành: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có

kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu

đề ra” [23;tr 5].

Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống

những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu

dự kiến tiến lên trạng thái về chất” [22;tr35].

Những khái niệm nêu trên cho thấy mặc dù các khái niệm về quản lýđược đề cập ở nhiều góc độ khác nhau, ở các mức độ khác nhau có cách biểuđạt khác nhau, nhưng đã đề cập những nhân tố cơ bản như: chủ thể quản lý,đối tượng và mục tiêu quản lý

Để phục vụ cho nghiên cứu và triển khai trong lĩnh vực quản lý nóichung và QLGD nói riêng, quản lý có thể hiểu là:

Trang 21

Quản lý là hoạt động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lýlên khách thể quản lý thông qua tập hợp các chức năng cơ bản của quản lý đểđạt được mục tiêu đã định.

Trong định nghĩa trên, cần chú ý một số điểm sau:

- Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định

- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận (hay phân hệ), đó làchủ thể (là cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) và đốitượng quản lý (là bộ phận chịu sự quản lý), đây là quan hệ ra lệnh, phục tùng,không đồng cấp và có tính bắt buộc

- Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người

- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp vớiquy luật khách quan

- Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin

Các chức năng quản lý

“Chức năng quản lý là một thể thống nhất những hoạt động tất yếu của chủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hóa trong hoạt động quản lý nhằm thực hiện mục tiêu chung của quản lý” [15;tr54].

Chức năng quản lý xác định vị trí, mối quan hệ giữa các bộ phận, cáckhâu, các cấp trong hệ thống quản lý Quản lý phải thực hiện nhiều chức năngkhác nhau, từng chức năng có tính độc lập tương đối, nhưng chúng được liênkết hữu cơ trong một hệ thống nhất quán Tổ hợp tất cả các chức năng quản lýtạo nên nội dung của quá trình quản lý Chức năng cơ bản của quản lý gồm:Lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra

Lập kế hoạch: Là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng quản

lý, bao gồm xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hành động và bước đi

cụ thể nhằm đạt được mục tiêu trong thời gian nhất định của một hệ thốngquản lý Trong QLGD, quản lý nhà trường, xác định chức năng lập kế hoạch

có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại, vận hành và phát triển của nhà trường

Trang 22

Tổ chức: là thiết lập mối quan hệ, liên hệ giữa con người với con

người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt động nhịp nhàngnhư một thể thống nhất Tổ chức tốt sẽ khơi nguồn cho các tiềm năng, chonhững động lực khác, tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêu động lực và làmgiảm sút hiệu quả quản lý Trong QLGD, quản lý nhà trường, điều quan trọngnhất của công tác tổ chức là phải xác định rõ được vai trò, vị trí của mỗi một

cá nhân, mỗi bộ phận, đảm bảo mối liên hệ liên kết giữa các cá nhân, cácthành viên, các bộ phận tạo nên sự thống nhất và đồng bộ

Chỉ đạo: Là quá trình tác động ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến hành

vi và thái độ con người (khách thể quản lý) nhằm đạt mục đích đề ra

Kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng quan trọng trong hoạt động quản

lý Quản lý mà không có kiểm tra thì coi như không có quản lý Kiểm tranhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện đúng kế hoạch, phát hiện kịp thờinhững sai sót, tìm ra nguyên nhân và biện pháp sửa chữa kịp thời những sai

sót đó Qua kiểm tra, nhằm cung cấp cho cơ quan quản lý các thông tin cần

thiết để đánh giá đúng tình hình của đối tượng quản lý và kết quả hoạt độngcủa các hệ thống, đồng thời dự kiến, quyết định bước phát triển mới

Như vậy, trong mọi quá trình quản lý, người CBQL phải thực hiện mộtdãy chức năng kế tiếp nhau một cách lôgic, quá trình này được tiếp diễn mộtcách tuần hoàn và được gọi là chu trình quản lý Mối quan hệ giữa các chứcnăng quản lý và vai trò của thông tin trong chu trình quản lý thể hiện bằng sơ

đồ sau:

Trang 23

Sơ đồ 1: Chu trình quản lý

Với các chức năng đó, quản lý có vai trò quan trọng đối với sự pháttriển xã hội Nó nâng cao hiệu quả của hoạt động, đảm bảo trật tự, kỷ cươngtrong bộ máy và nó là nhân tố tất yếu của sự phát triển

1.2.2.2 Quản lý nhà trường

Quản lý trường học là một bộ phận trong QLGD Quản lý trường họcchính là quản lý vi mô, nó là một hệ thống con của hệ thống quản lý vĩ mô:QLGD, trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục mà nền tảng là nhàtrường Do đó, quản lý trường học phải vận dụng tất cả các nguyên lý chungcủa QLGD để đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo mục tiêu giáo dụcđặt ra Tác giả Phạm Minh Hạc đã đưa ra nội dung khái quát về quản lý nhà

trường: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng

trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [17;tr19].

Trang 24

Quản lý nhà trường có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mụcđích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch), mang tính tổ chức - sư phạm của chủ thểquản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong

và ngoài nhà trường, huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọihoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu để đạtđược những mục tiêu dự kiến

Trong quá trình quản lý nhà trường, hiệu trưởng chịu các tác độngnhư sau:

- Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhàtrường: đây là những tác động quản lý của cơ quan QLGD cấp trên nhằmhướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập của nhà trường.Quản lý cũng bao gồm những chỉ dẫn, quy định của các thực thể bên ngoàinhà trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường cũng như cộng đồngđược đại diện dưới hình thức Hội đồng giáo dục nhằm định hướng sự pháttriển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướngphát triển đó

- Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường: quản lýnhà trường do chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) bên trong nhà trường bao gồmcác hoạt động: Quản lý quá trình dạy học - giáo dục; Quản lý giáo viên; Quản

lý học sinh; Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường; Quản lý tàichính trường học; Quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng

Quản lý nhà trường chính là những công việc mà người hiệu trưởngthực hiện những chức năng quản lý để thực hiện các nhiệm vụ của mình Đó

là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lýtác động tới các hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện các chức năng,nhiệm vụ mà cốt lõi là quá trình tổ chức dạy và học trong nhà trường

Mặt khác, quản lý nhà trường là quản lý một hệ thống bao gồm 6thành tố:

- Mục tiêu giáo dục

Trang 25

- Nội dung giáo dục

- Phương pháp giáo dục

- Cô giáo

- Học sinh

- Trường, lớp và trang thiết bị, cơ sở vật chất

Ngoài ra, người hiệu trưởng trường học cần có những quan hệ với môitrường giáo dục và các hoạt động xã hội, nên cũng có thể thêm 2 yếu tố bênngoài: Môi trường giáo dục; các lực lượng xã hội và kết quả giáo dục

1.2.3 Hiệu trưởng trường Mầm non

Hiệu trưởng là thủ trưởng đơn vị do Nhà nước bổ nhiệm bằng một vănbản pháp qui theo chế độ phân cấp hiện hành

Hiệu trưởng là người đại diện cho Nhà nước về mặt pháp lý, có tráchnhiệm và thẩm quyền về mặt hành chính và chuyên môn, chịu trách nhiệmtrước các cơ quan quản lý cấp trên về tổ chức và các hoạt động giáo dục củanhà trường; có vai trò ra quyết định quản lý, tác động điều khiển các thành tốtrong hệ thống nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ GD&ĐT đượcquy định bằng pháp luật hoặc bằng các văn bản, thông tư, hướng dẫn do cáccấp có thẩm quyền ban hành

Theo điều 16, chương 2 Điều lệ trường Mầm non ban hành kèm theoQuyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ GD&ĐT quiđịnh:

- Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức,quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ emcủa nhà trường, nhà trẻ

- Hiệu trưởng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đốivới nhà trường, nhà trẻ công lập; công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dânlập, tư thục theo đề nghị của Trưởng phòng GD&ĐT Nhiệm kỳ của hiệutrưởng trường công lập là 5 năm; hết nhiệm kỳ, hiệu trưởng được bổ nhiệmlại hoặc luân chuyển sang một nhà trường, nhà trẻ khác lân cận theo yêu cầu

Trang 26

điều động Sau mỗi năm học, hiệu trưởng được cấp có thẩm quyền đánh giá

về công tác quản lý các hoạt động và CLGD của nhà trường, nhà trẻ

- Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường,nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

+ Có trình độ chuẩn được đào tạo trung cấp sư phạm Mầm non, có ítnhất 5 năm công tác liên tục trong GDMN Trường hợp do yêu cầu đặc biệtcủa công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể cóthời gian công tác trong GDMN ít hơn theo quy định;

+ Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng CBQL; có uy tín về phẩmchất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức,quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

+ Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chứcthực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thựchiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

+ Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấntrong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó Đề xuất các thành viêncủa Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

+ Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyểndụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhânviên theo quy định;

+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhàtrường, nhà trẻ;

+ Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chămsóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phêduyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dụctrẻ em do Bộ GD&ĐT quy định;

Trang 27

+ Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý;tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độphụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

+ Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chứcchính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chấtlượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

+ Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đốivới cộng đồng

1.2.4 Đội ngũ, đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non

1.2.4.1 Đội ngũ:

Có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về đội ngũ Ngày nay, kháiniệm đội ngũ được dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách rộng rãi nhưđội ngũ cán bộ, công chức, đội ngũ trí thức, đội ngũ y, bác sĩ đều xuất pháttheo cách hiểu của thuật ngữ quân sự về đội ngũ, đó là: “Khối đông người đượctập hợp lại một cách chỉnh tề và được tổ chức thành lực lượng chiến đấu”

Theo từ điển tiếng Việt thì “Đội ngũ là tập hợp một số đông người,

cùng chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực lượng” [24;tr45].

Khái niệm đội ngũ cũng có thể hiểu là: Một nhóm người được tổ chức vàtập hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùnghay không cùng nghề nghiệp, nhưng đều có chung một mục đích nhất định

Tóm lại có thể hiểu: Đội ngũ là một tập thể gồm nhiều người, có cùng

lý tưởng, cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ huy thống nhất, có kế hoạch,gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần

1.2.4.2 Đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non

Đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non là tập hợp các hiệu trưởng thànhmột lực lượng cùng thực hiện chức năng và mục tiêu chung là quản lý trườngMầm non

1.2.5 Chất lượng, chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non

Trang 28

sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng Chất lượng

và số lượng liên quan chặt chẽ với nhau Tuy phân biệt với chất lượng, song

số lượng luôn được hiểu là số lượng của mỗi chất lượng nào đó

Chất lượng, theo quan điểm của các nhà giáo dục, là cái tạo nên phẩmchất giá trị của một người, một sự vật, sự việc Đó là tổng thể những thuộc tính

cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt nó với sự vật khác

Như vậy, vận dụng quan điểm này trong việc đánh giá chất lượng độingũ cán bộ nói chung và đội ngũ CBQL giáo dục nói riêng thì cần phải sosánh kết quả các hoạt động của cán bộ đó với các tiêu chuẩn qui định haynhững mục tiêu của các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củahọ

1.2.5.2 Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non

Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non là làm chochất lượng của đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non ngày càng hoàn thiện ởtrình độ cao hơn về tất cả các yếu tố cấu thành từ số lượng đến phẩm chất vànăng lực đáp ứng với mục tiêu, nhiệm vụ quản lý

Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non thực chất làquá trình xây dựng đội ngũ làm cho đội ngũ phát triển và trưởng thành ngang

Trang 29

tầm với đòi hỏi yêu cầu của sự nghiệp giáo dục nói chung và của từng nhàtrường nói riêng.

Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non chính là năng lựcnghề nghiệp và phẩm chất nhân cách của họ, chứ không chỉ đơn thuần là sựphù hợp với mục tiêu

Theo từ điển Tiếng Việt, định nghĩa chất lượng là “cái tạo nên phẩm

chất, giá trị của một con người, sự vật hiện tượng” và định nghĩa chất lượng

là “tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó có

khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn” thì chất

lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non thể hiện trên hai phương diện đức

và tài, là sự kết hợp những đặc điểm của con người Việt Nam và những yêucầu của người CBQL Mầm non trong giai đoạn hiện nay

Như vậy chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non là tập hợpcác yếu tố: bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghềnghiệp và trình độ chuyên môn đảm bảo cho người CBQL đáp ứng ngày càngcao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH quêhương, đất nước và hội nhập quốc tế

Muốn xác định giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ hiệutrưởng trường Mầm non cần phải đánh giá được chất lượng hiệu trưởngtrường Mầm non Theo chúng tôi, chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trườngMầm non gồm 3 lĩnh vực:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

- Năng lực quản lý lãnh đạo

1.2.6 Giải pháp, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non

1.2.6.1 Giải pháp:

Trang 30

Theo từ điển Tiếng Việt giải pháp là: “Phương pháp giải quyết một

vấn đề cụ thể nào đó” [24;tr39] Như vậy, nói đến giải pháp là nói đến những

cách thức tác động nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình,một trạng thái nhất định, tựu trung lại, nhằm đạt được mục đích hoạt động.Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giảiquyết những vấn đề đặt ra Tuy nhiên, để có được giải pháp như vậy, cần phảidựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy

1.2.6.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm nonchính là đề cập đến những cách thức tác động hướng vào việc tạo ra nhữngbiến đổi về chất nhằm làm cho đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non cónhững năng lực và phẩm chất mới và cao hơn

1.3 Một số vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non

1.3.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non

Theo Mác, “Tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết.

Muốn thực hiện được tư tưởng cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [19;tr7] Phát triển tư tưởng của Mác-Ăng ghen, Lênin đã nhiều lần

nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tổ chức, cán bộ Người cho rằng tổchức và cán bộ là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết với nhau Để xây dựng

tổ chức đưa nó vận hành có hiệu quả đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, tổ chứcphải có năng lực, có tài tổ chức Vì vậy Người coi trọng công tác kiểm tra,đào tạo, bồi dưỡng, phát hiện cán bộ có tài

Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

đánh giá vai trò to lớn của người cán bộ Người nói: “Cán bộ là người đem

chính sách của Đảng, của Chính phủ để giải thích cho dân rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ

Trang 31

biết rõ để đặt chính sách cho đúng” Người còn nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Tốt hay kém ở đây chính là năng lực và phẩm chất của người cán

bộ Người cán bộ phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành

nhiệm vụ, cốt lõi của đạo đức người cán bộ cách mạng là “cần, kiệm, liêm,

chính, chí, công, vô, tư” [2;tr21].

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (1941) Bác chỉ rõ: “Việc đào

tạo cán bộ nay đã trở thành một công tác gấp rút, không thể bỏ qua một giờ, một phút Các cán bộ chỉ huy của Đảng, Nhà nước phải đặc biệt chú ý đến công tác này [6;tr5]

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương Đảng khoá VIII về

chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã chỉ rõ: “Cán bộ

là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”; “Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực là yếu tố quyết định chất lượng bộ máy Nhà nước”[9;tr17]; Và “Một đội ngũ cán bộ có chất lượng cao là đội ngũ có đủ bản lĩnh, phẩm chất và năng lực, nắm bắt được yêu cầu của thời đại, có đủ tài năng, đạo đức và ý chí để thiết

kế, tổ chức thực hiện những kế hoạch của tiến trình CNH, HĐH đất nước trên tất cả các lĩnh vực” [9;tr2]

Nội dung của nghị quyết nêu lên vị trí, vai trò rất quan trọng và thenchốt của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với việc xây dựng Đảng,xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh; Đề cao trách nhiệm cho đội ngũcán bộ, công chức, viên chức phải phấn đấu vươn lên hơn nữa để đáp ứng đòihỏi của sự nghiệp cách mạng

Cán bộ QLGD là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ củaĐảng và Nhà nước ta Việc nâng cao chất lượng CBQL nói chung, CBQLGDnói riêng đã trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cấp, các ngànhtrong mọi giai đoạn

Trang 32

Thời gian qua, công tác GD&ĐT của nước ta đã thu được những thànhtựu to lớn, đáng tự hào Nhưng, hiện nay sự nghiệp GD&ĐT đang đứng trướcmâu thuẫn và thách thức không nhỏ giữa yêu cầu phát triển nhanh về qui môlớn với việc nâng cao chất lượng trong khi khả năng và điều kiện còn hạn chế.

Nghị quyết cũng nêu: “Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp

chấn chỉnh và nâng cao năng lực bộ máy quản lý giáo dục và đào tạo”

[9;tr19] là một trong những giải pháp chủ yếu cho sự phát triển GD&ĐT

Quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp GD&ĐT đã cho chúng tanhận thức sâu sắc rằng: có nhân tố vật lực, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết

bị, có đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có nguồn tài lựcphong phú song nếu thiếu đội ngũ CBQL thì cả ba nhân tố trên đều không thểphát triển được Người quản lý chính là người kết nối cả ba nhân tố trên đểđảm bảo cho quá trình quản lý đạt hiệu quả cao nhất Vì vậy, đội ngũ hiệutrưởng trường Mầm non - chủ thể quản lý trường Mầm non nhất thiết phảiđược nâng cao chất lượng về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu phát triển GDMNtrong giai đoạn mới

1.3.2 Yêu cầu về cơ cấu, phẩm chất, năng lực hiệu trưởng trường Mầm non

Chất lượng hiệu trưởng trường Mầm non là tập hợp các yếu tố: bản lĩnhchính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độchuyên môn đảm bảo cho người CBQL đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của

sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH quê hương đấtnước và hội nhập quốc tế Hai mặt này luôn luôn được thể hiện một cách songhành, không tách rời nhau để cùng thực hiện mục tiêu quản lý Đây là hai mặt

cơ bản về yêu cầu nhân cách của một người cán bộ cách mạng nói chung đã

được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định là “vừa hồng vừa chuyên” Cụ thể,

những yêu cầu về chất lượng của đội ngũ hiệu trưởng các trường Mầm nonnhư sau:

Trang 33

1.3.2.1 Về cơ cấu

a Số lượng: Đủ theo quy định đối với từng hạng trường Mầm non (theo

quy định trường hạng 1, hạng 2)

b Cơ cấu: Phát triển đội hiệu trưởng đồng bộ về tuổi, dân tộc, thâm

niên quản lý, vùng miền Cơ cấu đội ngũ được xem xét ở nhiều mặt Song cầntập trung vào các mặt chủ yếu sau:

Độ tuổi và thâm niên: Hài hòa về độ tuổi và thâm niên nhằm vừa pháthuy được sức trẻ vừa tận dụng được kinh nghiệm trong quá trình công tác Cụthể: Bổ nhiệm lần đầu, do đặc thù của ngành học không có nam, nên nữkhông quá 45 tuổi

Chuyên môn được đào tạo: Phải có trình độ Đại học sư phạm Mầm nontrở lên và có thâm niên giảng dạy ít nhất 5 năm Phải có phẩm chất chính trị

và đạo đức nghề nghiệp, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm như kỹnăng tổ chức chương trình GDMN, năng lực công nghệ thông tin Có nănglực quản lý nhà trường, hiểu biết nghiệp vụ quản lý, xây dựng và tổ chức thựchiện kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức quản lý CB,GV,NV nhà trường,quản lý trẻ em và quản lý hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ, quản

lý tài sản, tài chính của nhà trường, thực hiện dân chủ trong hoạt động nhàtrường Đặc biệt nhà trường và xã hội phải có năng lực tổ chức phối kết hợpgiữa gia đình, nhà trường và địa phương

c Về chất lượng: Theo quan niệm của triết học chất lượng là cái tạo

nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, sự việc Đó là tổng thểnhững thuộc tính cơ bản, khẳng định sự tồn tại của một người, một sự vật vàphân biệt nó với người, sự vật khác

Trong khi số lượng đội ngũ của từng hạng trường đã được quy định cụthể, với số lượng đội ngũ như vậy, việc cần thiết là đội ngũ phải có năng lựclàm việc một cách hiệu quả thực sự mới có thể nâng cao được chất lượng giáo

Trang 34

dục Điều này, đòi hỏi phải có một đội ngũ có chất lượng cao mới đáp ứngđược yêu cầu của sự nghiệp phát triển GD&ĐT hiện nay.

1.3.2.2 Những yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức

Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non được thể hiện qua haiyếu tố cơ bản là phẩm chất và năng lực, đó cũng chính là hai phương diện đức

và tài của người cán bộ Phẩm chất, nói cách khác là mặt Đức trong nhân cáchtheo quan niệm của Bác Hồ bao gồm những phẩm chất về tư tưởng chính trị,

về tâm lý đạo đức cần có của người lãnh đạo Phẩm chất được xem là linh hồncủa người cán bộ, người CBQL thành công ở vị trí của mình phần lớn dựavào phẩm chất, nhân cách lãnh đạo

- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mụctiêu độc lập dân tộc và CNXH, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

- Có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, đáp ứng được yêu cầu củađất nước trong giai đoạn mới;

- Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,đặc biệt là đường lối, chủ trương, chính sách về GD&ĐT;

- Sống và làm theo Hiến pháp và Pháp luật;

- Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ;

- Có tính nguyên tắc, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội

và khiêm tốn;

- Gương mẫu về đạo đức, chí công, vô tư, lời nói đi đôi với việc làm, có

uy tín với tập thể, với nhà trường;

- Luôn quan tâm, chăm lo và tôn trọng đồng nghiệp;

- Có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất và năng lựccho bản thân;

- Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

Trang 35

1.3.2.3 Những yêu cầu cơ bản về năng lực chuyên môn và quản lý điều hành

Nếu nói phẩm chất chính là mặt Đức thì năng lực đó chính là phươngdiện Tài của người lãnh đạo Năng lực là một cấu tạo tâm lý phức tạp Đó làmột tổ hợp các thuộc tính cá nhân phù hợp với các yêu cầu của một hoạt động

và đảm bảo cho hoạt động đó có hiệu quả

Năng lực không phải là kiến thức và kinh nghiệm nhưng giữa năng lực

và kiến thức có mối quan hệ khăng khít hỗ trợ cho nhau

“Năng lực quản lý là sự tương ứng giữa khả năng tâm lý và yêu cầu

của nhiệm vụ quản lý Tùy theo mức độ đáp ứng giữa khả năng và yêu cầu, chúng ta có thể phân định rõ các mức độ năng lực khác nhau” [17;tr30]

Năng lực quản lý của người CBQL được thể hiện qua kết quả việcthực hiện các chức năng quản lý

Năng lực quản lý được hợp thành bởi 6 năng lực cụ thể:

Muốn quản lý tốt cần có 6 năng lực trên [17;tr 31]

Như vậy, năng lực chuyên môn và quản lý điều hành có mối quan hệchặt chẽ với nhau

Kiến thức, năng lực chuyên môn:

- Nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dụccấp học theo yêu cầu đổi mới giáo dục Mầm non

- Có trình độ chuyên môn vững vàng để có khả năng tổ chức tốt cáchoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình GDMN

Trang 36

- Am hiểu về khoa học lãnh đạo và khoa học quản lý để quản lý, chỉđạo tốt mọi hoạt động trong trường Mầm non.

- Nắm vững tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

- Tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, đổimới phương pháp quản lý, xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập

- Nắm vững các nguyên tắc, các qui định về quản lý nhà trường, quản

Hiệu trưởng trường Mầm non là người đề ra kế hoạch và tổ chức thựchiện kế hoạch thông qua CB,GV trong nhà trường Do đó đòi hỏi hiệu trưởngphải là người có bản lĩnh, có khả năng nhạy cảm, linh hoạt, khả năng nắm bắt

và phân tích thông tin, lường trước được những diễn biến từ chi tiết đến tổngthể trong nhà trường, để tổ chức cho nhà trường hoạt động một cách đồng bộ,đúng hướng và có hiệu quả Thể hiện qua các mặt cụ thể sau:

- Năng lực quản lý hành chính, quản lý tài chính, tổ chức bộ máy nhàtrường hoạt động hiệu quả

- Năng lực quản lý đội ngũ, phát triển đội ngũ, xây dựng tập thể sưphạm đoàn kết, thống nhất

- Xác định được các mục tiêu, thiết kế được các chương trình hànhđộng nhằm thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường

- Có tầm nhìn, phân tích tình hình và khả năng dự báo xu thế phát triểnnhà trường trong bối cảnh hội nhập

- Khả năng vận động, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhàtrường tham gia sự nghiệp giáo dục

- Khả năng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học

Trang 37

- Có bản lĩnh đổi mới, có khả năng ra quyết định đúng đắn, kịp thời vàchịu trách nhiệm về các quyết định đó

- Khả năng nắm bắt, xử lý thông tin chính xác, kịp thời

- Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của CB,GV,NV và họcsinh

- Trình độ chuyên môn được đào tạo đạt chuẩn trở lên;

- Có sự hiểu biết nhất định về các hoạt động khác trong nhà trường;

- Có trình độ về lý luận chính trị, kiến thức về quản lý nhà nước;

- Có trình độ về khoa học QLGD, tin học, ngoại ngữ;

- Có năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giácác hoạt động của nhà trường;

- Có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn và chăm lo nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ, đời sống của CB, GV, NV trong nhà trường;

- Có khả năng phát hiện những vấn đề của nhà trường và đưa ra nhữngquyết định đúng đắn;

- Biết phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường làm tốtcông tác xã hội hóa giáo dục

Từ những yêu cầu nêu trên, ta thấy sự thống nhất giữa phẩm chất và nănglực tạo nên nhân cách người hiệu trưởng, đó cũng chính là những yếu tố đảmbảo chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non trong giai đoạn đẩy mạnhCNH, HĐH đất nước Đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non phải là nhữngngười có phẩm chất và năng lực ngang tầm nhiệm vụ, có trình độ tư duy tổnghợp, có khả năng nhìn xa trông rộng, tập hợp được quần chúng để phát huy tốtnhất hiệu suất của mỗi cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Những yêu cầu về cơ cấu, phẩm chất chính trị, năng lực chuyên mônnêu trên là cơ sở để tác giả nghiên cứu thực trạng, đánh giá đội ngũ hiệutrưởng, đồng thời đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hiệutrưởng các trường Mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình từ nay đếnnăm 2020

Trang 38

1.3.3 Nội dung quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non

trong những hoạt động quản lý của người quản lý Nó có tác dụng làm cho cơquan quản lý hoặc người quản lý biết được về số lượng, chất lượng, cơ cấutuổi, trình độ và cơ cấu chuyên môn, cơ cấu giới của từng CBQL và cả độingũ CBQL; đồng thời xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ; nhằm tìm

ra các biện pháp nâng cao chất lượng cho từng CBQL và cả đội ngũ để họ cóđược khả năng hoàn thành nhiệm vụ Hơn nữa, kết quả quy hoạch là cơ sởchủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng

cơ bản của quản lý vào hoạt động quản lý bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sựgiáo dục trong huyện nói chung và trong các trường Mầm non nói riêng Nhưvậy, nói đến quản lý đội ngũ CBQL là nói đến công tác quy hoạch phát triểnđội ngũ và nói đến quy hoạch là nói đến một công việc rất quan trọng trongviệc nâng cao chất lượng đội ngũ Do đó, quy hoạch phát triển đội ngũ đượcxem là một lĩnh vực trong hoạt động quản lý và cũng là một lĩnh vực cần đềxuất giải pháp quản lý

1.3.3.2 Bổ nhiệm

Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ cán

bộ, công chức nói chung và CBQL nói riêng là công việc thuộc lĩnh vực côngtác tổ chức và cán bộ

Tuyển chọn, bổ nhiệm chính xác hiệu trưởng có đủ phẩm chất và nănglực cho một tổ chức là yếu tố quan trọng để phát triển tổ chức nói chung vàthực chất là tạo điều kiện tiên quyết cho tổ chức đó đạt đến mục tiêu của nó

Trang 39

Mặt khác, những tiêu chuẩn cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm hiệu trưởng lại lànhững yêu cầu tất yếu cho việc thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng độingũ CBQL.

Miễn nhiệm hiệu trưởng thực chất là làm cho đội ngũ hiệu trưởng luônđảm bảo các yêu cầu về chuẩn, không để cho đội ngũ CBQL có những thànhviên không đủ yêu cầu Đây là một hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ Luân chuyển hiệu trưởng có tác dụng làm cho chất lượng hiệu trưởngđược đồng đều trong các tổ chức; mặt khác tạo điều kiện thỏa mãn các nhucầu của CBQL

Qua phân tích trên cho thấy, các hoạt động tuyển chọn, bổ nhiệm, miễnnhiệm và luân chuyển cán bộ nói chung và hiệu trưởng trường Mầm non nóiriêng là một trong những hoạt động của lĩnh vực quản lý cán bộ Như vậy, để

có những giải pháp quản lý khả thi không thể không nghiên cứu lĩnh vực này

1.3.3.3 Đào tạo, bồi dưỡng

Đội ngũ hiệu trưởng hầu hết đã qua đào tạo nghề sư phạm ở hệ thốngđào tạo quốc dân, vì vậy thuật ngữ đào tạo, bồi dưỡng trong luận văn nàyphản ánh nội dung:

- Đào tạo đội ngũ hiệu trưởng là quá trình dạy và học những kiến thức,kinh nghiệm của nghề quản lý mà hệ đào tạo quốc dân chưa có, bao gồm mộtphần đào tạo lại

- Bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng là quá trình bổ sung những kiến thứcmới về QLGD, quản lý nhà trường trước yêu cầu đổi mới của ngành giáo dụcnhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể

Tuy nhiên sự phân biệt đào tạo và bồi dưỡng ở đây chỉ mang tính tươngđối, trong đào tạo có cả bồi dưỡng và ngược lại

Việc bồi dưỡng cần tuân theo nguyên tắc: kết hợp giữa bồi dưỡng và tựbồi dưỡng; bồi dưỡng phải theo kế hoạch; có nội dung và hình thức, phươngpháp bồi dưỡng phù hợp; bồi dưỡng phải được tiến hành liên tục

Trang 40

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng nhằm hoàn thiện vànâng cao các chuẩn về trình độ lý luận chính trị; lý luận và thực tiễn quản lý;trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho từng hiệu trưởng và cả đội ngũ CBQL.Bản chất của công tác đào tạo, bồi dưỡng là nâng cao phẩm chất và năng lựccho đội ngũ hiệu trưởng để họ có đủ các điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ,chức năng và quyền hạn của mình.

Quản lý đội ngũ được xem là một trong những lĩnh vực quản lý của các

tổ chức quản lý và của mọi CBQL đối với một tổ chức Như vậy, để nâng caochất lượng đội ngũ hiệu trưởng thì không thể thiếu được hoạt động đào tạo vàbồi dưỡng; đồng thời cần phải có những giải pháp quản lý cụ thể, mang tínhkhả thi và đem lại hiệu quả rõ rệt về lĩnh vực này

1.3.3.4 Chế độ chính sách

Kết quả một hoạt động của con người nói chung và chất lượng một hoạtđộng của con người nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính động lựcthúc đẩy hoạt động của con người Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũCBQL còn chứa đựng trong đó những vấn đề mang tính đầu tư cho nhân lựctheo dạng tương tự như “tái sản xuất” trong quản lý kinh tế Chính từ vấn đề

có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ mà chất lượng đội ngũ đượcnâng lên Nhìn chung, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ nói chung và đối vớiCBQL nói riêng là một trong những hoạt động quản lý cán bộ, công chức của

cơ quan quản lý và của người quản lý đối với một tổ chức

Đánh giá hiệu trưởng trường Mầm non là so sánh, đối chiếu, xác định mức

độ đạt được về các mặt: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; Năng lựcchuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; Năng lực quản lý nhà trường; Năng lực phối

Ngày đăng: 20/07/2015, 08:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Như Bình - Tổng chủ biên (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và quản lý - một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Như Bình - Tổng chủ biên
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1999
11. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội
1. Đặng Quốc Bảo, (1998), Quản lý giáo dục tiếp cận một số vấn đề lý luận từ lời khuyên và góc nhìn thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
3. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2011), Chuẩn Hiệu trưởng trường Mầm non Khác
4. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, NXB Giáo dục Khác
5. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, NXB Giáo dục Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w