Giải pháp, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 26)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.6.Giải pháp, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng

nghề nghiệp và phẩm chất nhân cách của họ, chứ không chỉ đơn thuần là sự phù hợp với mục tiêu.

Theo từ điển Tiếng Việt, định nghĩa chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật hiện tượng” và định nghĩa chất lượng là “tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn” thì chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non thể hiện trên hai phương diện đức và tài, là sự kết hợp những đặc điểm của con người Việt Nam và những yêu cầu của người CBQL Mầm non trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non là tập hợp các yếu tố: bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn đảm bảo cho người CBQL đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH quê hương, đất nước và hội nhập quốc tế.

Muốn xác định giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non cần phải đánh giá được chất lượng hiệu trưởng trường Mầm non. Theo chúng tôi, chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non gồm 3 lĩnh vực:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. - Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. - Năng lực quản lý lãnh đạo.

1.2.6. Giải pháp, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non trường Mầm non

Theo từ điển Tiếng Việt giải pháp là: “Phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó” [24;tr39]. Như vậy, nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định, tựu trung lại, nhằm đạt được mục đích hoạt động. Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, để có được giải pháp như vậy, cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy.

1.2.6.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non chính là đề cập đến những cách thức tác động hướng vào việc tạo ra những biến đổi về chất nhằm làm cho đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non có những năng lực và phẩm chất mới và cao hơn.

1.3. Một số vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non

1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non

Theo Mác, “Tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết. Muốn thực hiện được tư tưởng cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [19;tr7]. Phát triển tư tưởng của Mác-Ăng ghen, Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tổ chức, cán bộ. Người cho rằng tổ chức và cán bộ là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để xây dựng tổ chức đưa nó vận hành có hiệu quả đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, tổ chức phải có năng lực, có tài tổ chức. Vì vậy Người coi trọng công tác kiểm tra, đào tạo, bồi dưỡng, phát hiện cán bộ có tài.

Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá vai trò to lớn của người cán bộ. Người nói: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ để giải thích cho dân rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ

biết rõ để đặt chính sách cho đúng”. Người còn nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Tốt hay kém ở đây chính là năng lực và phẩm chất của người cán bộ. Người cán bộ phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành nhiệm vụ, cốt lõi của đạo đức người cán bộ cách mạng là “cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô, tư” [2;tr21].

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (1941) Bác chỉ rõ: “Việc đào tạo cán bộ nay đã trở thành một công tác gấp rút, không thể bỏ qua một giờ, một phút. Các cán bộ chỉ huy của Đảng, Nhà nước phải đặc biệt chú ý đến công tác này [6;tr5]

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương Đảng khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã chỉ rõ: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”; “Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực là yếu tố quyết định chất lượng bộ máy Nhà nước”[9;tr17]; Và “Một đội ngũ cán bộ có chất lượng cao là đội ngũ có đủ bản lĩnh, phẩm chất và năng lực, nắm bắt được yêu cầu của thời đại, có đủ tài năng, đạo đức và ý chí để thiết kế, tổ chức thực hiện những kế hoạch của tiến trình CNH, HĐH đất nước trên tất cả các lĩnh vực” [9;tr2]

Nội dung của nghị quyết nêu lên vị trí, vai trò rất quan trọng và then chốt của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với việc xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh; Đề cao trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải phấn đấu vươn lên hơn nữa để đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng.

Cán bộ QLGD là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước ta. Việc nâng cao chất lượng CBQL nói chung, CBQLGD nói riêng đã trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cấp, các ngành trong mọi giai đoạn.

Thời gian qua, công tác GD&ĐT của nước ta đã thu được những thành tựu to lớn, đáng tự hào. Nhưng, hiện nay sự nghiệp GD&ĐT đang đứng trước mâu thuẫn và thách thức không nhỏ giữa yêu cầu phát triển nhanh về qui mô lớn với việc nâng cao chất lượng trong khi khả năng và điều kiện còn hạn chế. Nghị quyết cũng nêu: “Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp chấn chỉnh và nâng cao năng lực bộ máy quản lý giáo dục và đào tạo”

[9;tr19] là một trong những giải pháp chủ yếu cho sự phát triển GD&ĐT. Quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp GD&ĐT đã cho chúng ta nhận thức sâu sắc rằng: có nhân tố vật lực, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, có đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có nguồn tài lực phong phú song nếu thiếu đội ngũ CBQL thì cả ba nhân tố trên đều không thể phát triển được. Người quản lý chính là người kết nối cả ba nhân tố trên để đảm bảo cho quá trình quản lý đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, đội ngũ hiệu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 26)