8. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
Từ năm 2010 đến nay, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện đạt được kết quả đáng khích lệ, đáng kể đến là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 11,94% Kế hoạch; tổng sản lượng thực bình quân đạt 45,7 ngàn tấn/ năm/kế hoạch 40 ngàn tấn, đạt 114,3%; sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng bình quân hàng năm đạt 13.470 tấn/kế hoạch 11.690 tấn, tăng 15,2% so với kế hoạch; tổng thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 73,7 tỷ đồng/kế hoạch 58,6 tỷ đồng, đạt 125,8%. Riêng năm 2010 đạt 80 tỷ đồng/kế hoạch 73 tỷ đồng đạt 109,6%; thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 13,5 triệu đồng. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3,8%/năm, đạt 108,6% kế hoạch, đưa tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 5% vào cuối năm 2013; giải quyết việc làm bình quân 3.800 lao động/ năm; 28 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt 100% kế hoạch; 72% gia đình văn hóa, đạt 100% kế hoạch; 18/30 xã, thị trấn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, đạt 60% kế hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo: 28,4%; độ che phủ của rừng 81,8% kế hoạch; 77% hộ dân cư được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 110% kế hoạch. Kinh tế huyện liên tục tăng trưởng ở mức cao, ổn định và bền vững; phát triển kinh tế luôn gắn liền với tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; đã huy động được mọi nguồn lực cùng thực hiện nhờ đó cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật - xã hội được đầu tư từ nhiều nguồn, vốn đầu tư năm sau cao hơn năm trước; chất lượng tăng trưởng được đảm bảo, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, môi trường sống, môi trường đầu tư và kinh doanh ngày càng được ổn định; an ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, niềm tin của nhân dân vào Đảng bộ, chính quyền địa phương ngày càng được củng cố vững chắc, tạo
điều kiện thuận lợi cơ bản cho sự phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh.
Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả. Hiệu nay trên địa bàn huyện có 328 doanh nghiệp và hợp tác xã, tăng 38 doanh nghiệp so với cùng kỳ, có 492 trang trại đạt trong 2 tiêu chí. Toàn huyện có 12.720 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại, dịch vụ....đã tạo việc làm cho gần 25.000 lao động thường xuyên và trên 2.500 lao động thời vụ, chiếm gần 27% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn huyện. Năm 2013 đã tạo danh thu trên 4, 200 tỷ đồng, đóng góp khoảng 38% và tổng sản phẩm của huyện, nộp ngân sách nhà nước gần 30 tỷ đồng, góp phần giải quyết việc làm và xóa nghèo ở nông thôn.
Huyện Bố trạch đang trên đà phát triển và đang trong quá trình đô thị hóa. Nền kinh tế huyện đang phát triển theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, là một trong 5 huyện, thành phố đóng góp vào ngân sách từ 1.000 tỉ đồng trở lên hàng năm cho tỉnh.
(Nguồn: Báo cáo kết quả 5 năm phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện Bố Trạch)[25;tr6].