Tình hình giáo dục Mầm non

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 47)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Tình hình giáo dục Mầm non

2.1.3.1. Thuận lợi

GDMN huyện Bố Trạch luôn nhận được sự quan tâm thiết thực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp, mặc dù điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng huyện luôn chăm lo, tạo điều kiện để phát triển cấp học, từng bước đưa những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về GDMN vào cuộc sống, đặc biệt thực hiện Nghị quyết số 143/2010/NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 1885/QĐ- UBND ngày 06 tháng 8 năm 2010 về việc chuyển đổi các trường trung học

phổ thông và Mầm non bán công sang công lập, huyện đã chuyển các trường Mầm non bán công còn lại sang công lập và tuyển toàn bộ giáo viên Mầm non vào viên chức Nhà nước. Đây được xem là bước ngoặt lớn trong sự phát triển chung của GDMN tỉnh Quảng Bình, trong đó có huyện Bố Trạch, là điều kiện thuận lợi để đội ngũ CB,GV yên tâm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Hằng năm, huyện đã xây dựng kế hoạch phát triển cấp học Mầm non với lộ trình và bước đi cụ thể, trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của địa phương để đề ra các mục tiêu phát triển phù hợp. Kế hoạch phát triển cấp học được xây dựng từ các đơn vị cơ sở đến cấp huyện và được đưa vào Nghị quyết hội đồng các cấp, do đó, đã đem lại những kết quả đáng phấn khởi. Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương luôn nhận thức sâu sắc vị trí và tầm quan trọng của cấp học Mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, vì vậy, thời gian qua đã có những chính sách phù hợp trong việc xây dựng và tăng trưởng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của cấp học.

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học cấp học Mầm non huyện Bố Trạch luôn được sự quan tâm chỉ đạo có hiệu quả của Sở GD&ĐT Quảng Bình, đặc biệt là việc chỉ đạo thực hiện Chương trình GDMN. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,GV cũng được huyện chú trọng thực hiện, do đó, tỷ lệ đội ngũ có trình độ đào tạo trên chuẩn khá cao, cơ bản đáp ứng với yêu cầu của việc thực hiện chương trình GDMN mới.

Đội ngũ giáo viên được quan tâm và ổn định về chế độ chính sách có năng lực giảng dạy tốt, tâm huyết với nghề nghiệp tạo được niềm tin ở phụ huynh; nhiều đồng chí CBQL có năng lực, đầy tâm huyết, tinh thần trách nhiệm cao đã đưa chất lượng GD&ĐT của huyện những năm gần đây có bước tiến bộ.

Một số vùng trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng miền núi Tân, Thượng Trạch, đời sống của đại đa số phụ huynh không ổn định, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, dân trí thấp nên một bộ phận không nhỏ phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em làm ảnh hưởng đến công tác phổ cập giáo dục và chất lượng giáo dục. Một số xã thuộc vùng trũng thấp, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão, lũ do đó luôn chịu thiệt hại bởi thiên tai, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng và phát triển nhà trường, đặc biệt là khuôn viên, môi trường cây xanh, cơ sở vật chất.

Một số xã còn nhiều khó khăn về nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học nên chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ, có trường không đảm bảo được yêu cầu ở mức tối thiểu, thiếu phòng chức năng, thiếu phòng học, các điều kiện phục vụ hoạt động bán trú vừa thiếu vừa lạc hậu nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trên địa bàn toàn huyện.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị cho giáo dục đã được tăng trưởng, song chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục; công tác quy hoạch và phát triển cấp học còn nhiều hạn chế, chậm được khắc phục, diện tích đất của các trường không đáp ứng với qui mô phát triển số lượng trẻ trên địa bàn, vì vậy tỷ lệ huy động trẻ đến trường còn thấp so với các huyện trong tỉnh, môi trường cảnh quan sư phạm chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, thiếu cây xanh, cây bóng mát, thiếu thiết bị vui chơi so với qui định ảnh hưởng đến việc phát triển toàn diện trẻ trong độ tuổi. Công trình vệ sinh, hệ thống nước sạch nhiều trường thiếu, chưa đảm bảo, ảnh hưởng đến công tác vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức các hoạt động chăm sóc trẻ.

Hệ thống phòng học, phòng chức năng ở một số trường đang xuống cấp, thậm chí có nhiều trường học không có phòng chức năng nên ảnh hưởng

rất lớn đến việc thực hiện các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; điều kiện kinh tế ở các xã khó khăn, do đó sự đầu tư cho kế hoạch dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia không đạt chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV đã đề ra .

2.1.3.3. Một số kết quả đạt được (tính đến năm học 2013 - 2014)a. Hệ thống trường, lớp a. Hệ thống trường, lớp

Bảng 1: Qui mô trường, lớp, số học sinh từ năm học 2011 - 2012 đến 2013 – 2014 Năm học Tổng số trường Tổng số trường đạt Nhà trẻ Mẫu giáo Số nhóm Số trẻ Tỷ lệ Số lớp Số trẻ Tỷ lệ 2011-2012 34 4 392 2377 37% 259 7502 87,2% 2012-2013 34 4 452 2825 41,1% 270 7970 89,7% 2013-2014 34 4 495 3281 41,5% 271 7798 92,8% (Nguồn: Phòng GD&ĐT Bố Trạch)

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc ổn định qui mô, trường, lớp song công tác qui hoạch phát triển của các nhà trường tiến độ vẫn chậm, vẫn còn nhiều trường có nhiều điểm lẻ (Trường Mầm non Phúc Trạch, Sơn Trạch còn 7-8 điểm lẻ), tỷ lệ trẻ trên lớp một số trường vùng thuận lợi vượt so với Điều lệ, các trường khó khăn thì không đảm bảo tỷ lệ trẻ/lớp, vẫn còn nhiều lớp ghép 2 - 3 độ tuổi. Những vấn đề trên không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện chương trình mà còn ảnh hưởng lớn đến việc bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên đứng lớp, công tác chỉ đạo chuyên môn của CBQL các nhà trường cũng gặp không ít khó khăn.

b. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng

Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được xác định là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao thể lực cho trẻ dưới 5 tuổi nhằm cải tạo giống nòi.Vì vậy, ngay từ đầu các năm học, các nhà trường đã bám sát hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp, trên cơ sở điều kiện thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường, 34/34 trường có nhân viên y tế, công tác khám sức khỏe cho trẻ được thực hiện đúng theo qui định, 100% trẻ được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ phát triển. Toàn huyện có 133 nhân viên nuôi, trong đó 75% nhân viên được đào tạo về kỹ thuật chế biến món ăn, số còn lại hợp đồng theo thời vụ. Chất lượng bán trú được nâng lên một cách rõ rệt, hiện có có 28/34 trường tổ chức bán trú, 74% trẻ mẫu giáo (tăng 19% so với năm 2011) và 100% trẻ nhà trẻ được ăn bán trú.

Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của các trường Mầm non trên địa bàn huyện vẫn còn một số bất cập, hạn chế. Cụ thể như: tỷ lệ bếp ăn chưa đạt yêu cầu còn cao (22,4%), một số bếp còn tạm bợ, thiếu thốn nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức bán trú tại trường. Đời sống nhân viên nuôi không ổn định, mức lương thấp, chủ yếu phụ thuộc vào sự hỗ trợ của phụ huynh nên đội ngũ thiếu yên tâm công tác. Đời sống của người dân ở một số địa bàn khó khăn, dân trí thấp, nên ảnh hưởng lớn đến việc phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Mức ăn của trẻ ở một số địa bàn thấp, còn chênh lệch với giá cả thị trường nên chưa đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về lượng calo cần thiết trong ngày/trẻ.

Bảng 2: Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non

TT Công tác chăm sóc

nuôi dưỡng trẻ Mầm non 2011 -2012 2012 -2013 2013-2014

1 Tổng số trẻ được theo

dõi biểu đồ tăng trưởng 9879 10795 11079

2 Tỷ lệ trẻ được theo dõi

biểu đồ tăng trưởng 100% 100% 100%

3 Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng

giảm so với đầu năm 2,5% 2,8% 2,1%

4 Tổng số trẻ được khám sức khoẻ định kỳ 9492 9994 10780 5 Tỷ lệ trẻ được khám sức khoẻ định kỳ 96% 92,6% 97,3% (Nguồn: Phòng GD&ĐT Bố Trạch) Chất lượng giáo dục trẻ

Bảng 3: Chất lượng giáo dục trẻ Mầm non

TT Chất lượng giáo dục trẻ Mầm non Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 1 Tỷ lệ chuyên cần 86% 89% 93% 2 Tỷ lệ bé ngoan 84% 86,3% 90,7% 3 Tỷ lệ thực hiện CT GDMN mới 90% 95% 100% (Nguồn: Phòng GD&ĐT Bố Trạch)

Toàn huyện hiện có 100% trường thực hiện chương trình GDMN, tăng 01 trường so với năm học trước. Triển khai nghiêm túc Chỉ thị 3325/CT- BGDĐT về việc chấn chỉnh tình trạng dạy trước chương trình lớp một cho các cháu mẫu giáo 5 tuổi. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ về cách xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần và ngày, xây dựng có hiệu quả các tiết dạy mẫu tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập trao đổi chia sẻ kinh nghiệm. Các trường đã triển khai thực hiện có hiệu quả Bộ chuẩn

đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi, thiết lập và xây dựng bộ công cụ đánh giá theo các tiêu chí. Khai thác và sử dụng có hiệu quả phần mềm Kidsmart, hiện có 22/34 trường ứng dụng phần mềm này. Giáo viên đã chú trọng việc giáo dục và dạy kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động, trẻ thực sự có nhiều cơ hội để tham gia trải nghiệm khám phá, tìm tòi, qua đó các năng lực cá nhân của trẻ dần dần được hình thành và phát triển tốt. 100% trẻ 5 tuổi được chuẩn bị tốt tâm thế trước khi vào lớp một.

c. Công tác phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi

Công tác Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi được chính quyền địa phương các cấp xác định là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay, do đó, Phòng GD&ĐT trên cơ sở Kế hoạch PCGDMN của tỉnh, huyện, căn cứ vào tình hình thực tiễn của từng địa phương các nhà trường đã tham mưu với xã để xây dựng bước đi và lộ trình cụ thể. Vì vậy, công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi được tiến hành theo đúng tiến độ. Phòng đã chỉ đạo các nhà trường tham mưu với các xã, thị trấn làm tốt công tác điều tra trẻ trên địa bàn, xây dựng hồ sơ và thống kê số liệu phổ cập theo hướng dẫn của Bộ, Sở. 100% đơn vị xây dựng hệ thống hồ sơ phổ cập theo qui định, 100% trường sử dụng phần mềm phổ cập. Các đơn vị đã ưu tiên bố trí giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn, có năng lực sư phạm vững vàng dạy lớp 5 tuổi. Tổ chức cho trẻ dân tộc làm quen với Tiếng Việt. Tích cực tham mưu với chính quyền địa phương để xây dựng phòng học kiên cố cho trẻ 5 tuổi. Chỉ đạo các trường Mầm non thực hiện nghiêm túc và kịp thời các chế độ chính sách cho giáo viên và trẻ theo qui định. Đến nay, có 18/30 xã hoàn thành phổ cập GDMN 5 tuổi, phấn đấu hoàn thành tiêu chuẩn phổ cập toàn huyện vào tháng 5/2014.

Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập chưa được giải quyết song phải thừa nhận rằng, thời gian qua chính quyền địa phương các cấp đã có sự quan tâm đầu tư đúng mức, bộ mặt các nhà trường được thay đổi đáng kể, cơ

sở vật chất của các nhà trường được tăng trưởng theo hằng năm theo hướng đồng bộ hóa, hiện đại hóa.

d. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Mầm non

Bảng 4: Số lượng, trình độ đào tạo của cán bộ quản lý, giáo viên Mầm non

TT Nội dung Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014

1 Tổng số CBQL và giáo viên mầm non. 748 886 939 Biên chế 534 687 795 Tỷ lệ % 71,4% 77,5% 84,5% Hợp đồng 214 299 144 Tỷ lệ % 28,6% 22,5% 15,5% 2 Đóng BHXH cho GVHĐ 190 268 130 Tỷ lệ 88,7% 89,6% 90,2% 3 Cao học 0 0 01 Tỷ lệ 0 0 0,01% 4 Đại học 301 371 418 Tỷ lệ 40,2% 41,8% 44,5% 5 Cao đẳng 32 29 21 Tỷ lệ 0,4% 0,3% 0,2% 6 Trung cấp 415 486 499 Tỷ lệ 55,4% 54,9% 53,1% (Nguồn: Phòng GD&ĐT Bố Trạch)

Nhìn vào bảng thống kê cho thấy đội ngũ CB, GV, NV cơ bản đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn tăng qua hằng năm, hiện có 100% CB, GV đạt chuẩn, 44,7% trên chuẩn, tăng 4,1% so với năm 2011. Công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ được các cấp quản lý quan tâm, chỉ đạo. Trên cơ sở bám sát các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, căn cứ vào tình hình và nhu cầu thực tế của địa phương, Phòng GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ CB, GV theo từng năm học, cụ thể đã tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn và ứng

dụng công nghệ thông tin cho CB,GV cốt cán, tổ chức tập huấn cho 100% hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn về Chuẩn hiệu trưởng trường Mầm non, công tác y tế trong trường Mầm non, kỹ năng tổ chức hoạt động theo loại trường công lập...Việc tuyển dụng, sử dụng và thực hiện chế độ chính sách đối với CB, GV, NV đã được thực hiện theo qui định hiện hành. Đội ngũ giáo viên đa số nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, tích cực học tập tự bồi dưỡng, được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng thường xuyên, có phẩm chất chính trị vững vàng, có đủ năng lực và trình độ nghiệp vụ đáp ứng được với sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.

Trình độ chuyên môn của CBQL và GVMN đã được nâng lên, tuy nhiên, đào tạo theo kiểu "chắp vá", số CBQL tuổi đời khá cao do vậy sự năng động, sáng tạo trong quản lý còn hạn chế, năng lực quản lý của đội ngũ CBQL và năng lực tổ chức các hoạt động cho trẻ của giáo viên mầm non vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của GDMN hiện nay. Chế độ, chính sách cho giáo viên (đặc biệt là giáo viên, nhân viên ngoài biên chế) vẫn còn thấp và nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu theo hướng biến động, trượt giá của thị trường.

e. Cơ sở vật chất, thiết bị

Bảng 5: Thống kê số lượng CSVC cấp Mầm non TT Danh mục CSVC Năm học 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 1 Tổng số sân chơi Trong đó: - Sân có đủ ĐCNT - Sân chưa đủ ĐCNT 86 21 65 80 27 53 76 30 46 2 Tổng số phòng học Trong đó: - Phòng kiên cố - Bán kiên cố - Phòng học tạm -Phòng học mượn 318 172 97 17 32 327 180 101 16 30 336 188 108 12 28 3 Bàn ghế trẻ (bộ) 9.345 9.891 11.217 4 Phòng hoạt động ÂN 06 12 21 5 Phòng y tế 04 08 17 6 Văn phòng 11 18 23 7 Phòng BGH 46 59 71 8 Bếp ăn - Bếp đạt yêu cầu - Bếp chưa đạt 34 21 13 39 27 12 42 33 09 9 Nhà vệ sinh - Đạt YC - Chưa ĐYC 156 122 34 168 139 29 172 148 24

Bảng thống kê trên cho thấy, toàn huyện hiện có 336 phòng học, trong đó có 188 phòng kiên cố, 108 phòng bán kiên cố, 12 phòng học tạm, 28 phòng học mượn, so với năm 2011 tăng 16 phòng học kiên cố, giảm 19 phòng học tạm, học mượn. Có 42 bếp ăn, trong đó 9 bếp tạm, 3 bếp xây mới, 7 bếp cải tạo nâng cấp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w