Yêu cầu về cơ cấu, phẩm chất, năng lực hiệu trưởng trường Mầm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2.Yêu cầu về cơ cấu, phẩm chất, năng lực hiệu trưởng trường Mầm

được nâng cao chất lượng về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu phát triển GDMN trong giai đoạn mới.

1.3.2. Yêu cầu về cơ cấu, phẩm chất, năng lực hiệu trưởng trường Mầm non non

Chất lượng hiệu trưởng trường Mầm non là tập hợp các yếu tố: bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn đảm bảo cho người CBQL đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH quê hương đất nước và hội nhập quốc tế. Hai mặt này luôn luôn được thể hiện một cách song hành, không tách rời nhau để cùng thực hiện mục tiêu quản lý. Đây là hai mặt cơ bản về yêu cầu nhân cách của một người cán bộ cách mạng nói chung đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định là “vừa hồng vừa chuyên”. Cụ thể, những yêu cầu về chất lượng của đội ngũ hiệu trưởng các trường Mầm non như sau:

1.3.2.1. Về cơ cấu

a. Số lượng: Đủ theo quy định đối với từng hạng trường Mầm non (theo quy định trường hạng 1, hạng 2).

b. Cơ cấu: Phát triển đội hiệu trưởng đồng bộ về tuổi, dân tộc, thâm niên quản lý, vùng miền. Cơ cấu đội ngũ được xem xét ở nhiều mặt. Song cần tập trung vào các mặt chủ yếu sau:

Độ tuổi và thâm niên: Hài hòa về độ tuổi và thâm niên nhằm vừa phát huy được sức trẻ vừa tận dụng được kinh nghiệm trong quá trình công tác. Cụ thể: Bổ nhiệm lần đầu, do đặc thù của ngành học không có nam, nên nữ không quá 45 tuổi.

Chuyên môn được đào tạo: Phải có trình độ Đại học sư phạm Mầm non trở lên và có thâm niên giảng dạy ít nhất 5 năm. Phải có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm như kỹ năng tổ chức chương trình GDMN, năng lực công nghệ thông tin. Có năng lực quản lý nhà trường, hiểu biết nghiệp vụ quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức quản lý CB,GV,NV nhà trường, quản lý trẻ em và quản lý hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ, quản lý tài sản, tài chính của nhà trường, thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường. Đặc biệt nhà trường và xã hội phải có năng lực tổ chức phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và địa phương.

c. Về chất lượng: Theo quan niệm của triết học chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản, khẳng định sự tồn tại của một người, một sự vật và phân biệt nó với người, sự vật khác.

Trong khi số lượng đội ngũ của từng hạng trường đã được quy định cụ thể, với số lượng đội ngũ như vậy, việc cần thiết là đội ngũ phải có năng lực làm việc một cách hiệu quả thực sự mới có thể nâng cao được chất lượng giáo

dục. Điều này, đòi hỏi phải có một đội ngũ có chất lượng cao mới đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển GD&ĐT hiện nay.

1.3.2.2. Những yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức

Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non được thể hiện qua hai yếu tố cơ bản là phẩm chất và năng lực, đó cũng chính là hai phương diện đức và tài của người cán bộ. Phẩm chất, nói cách khác là mặt Đức trong nhân cách theo quan niệm của Bác Hồ bao gồm những phẩm chất về tư tưởng chính trị, về tâm lý đạo đức cần có của người lãnh đạo. Phẩm chất được xem là linh hồn của người cán bộ, người CBQL thành công ở vị trí của mình phần lớn dựa vào phẩm chất, nhân cách lãnh đạo.

- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới;

- Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là đường lối, chủ trương, chính sách về GD&ĐT;

- Sống và làm theo Hiến pháp và Pháp luật;

- Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ;

- Có tính nguyên tắc, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội và khiêm tốn;

- Gương mẫu về đạo đức, chí công, vô tư, lời nói đi đôi với việc làm, có uy tín với tập thể, với nhà trường;

- Luôn quan tâm, chăm lo và tôn trọng đồng nghiệp;

- Có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất và năng lực cho bản thân;

1.3.2.3. Những yêu cầu cơ bản về năng lực chuyên môn và quản lý điều hành

Nếu nói phẩm chất chính là mặt Đức thì năng lực đó chính là phương diện Tài của người lãnh đạo. Năng lực là một cấu tạo tâm lý phức tạp. Đó là một tổ hợp các thuộc tính cá nhân phù hợp với các yêu cầu của một hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đó có hiệu quả.

Năng lực không phải là kiến thức và kinh nghiệm nhưng giữa năng lực và kiến thức có mối quan hệ khăng khít hỗ trợ cho nhau.

Năng lực quản lý là sự tương ứng giữa khả năng tâm lý và yêu cầu của nhiệm vụ quản lý. Tùy theo mức độ đáp ứng giữa khả năng và yêu cầu, chúng ta có thể phân định rõ các mức độ năng lực khác nhau” [17;tr30]

Năng lực quản lý của người CBQL được thể hiện qua kết quả việc thực hiện các chức năng quản lý.

Năng lực quản lý được hợp thành bởi 6 năng lực cụ thể: - Tầm nhìn chiến lược. - Năng lực thiết kế. - Óc thực tiễn. - Năng lực tổ chức. - Khả năng điều hành. - Khả năng đồng cảm.

Muốn quản lý tốt cần có 6 năng lực trên [17;tr 31].

Như vậy, năng lực chuyên môn và quản lý điều hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Kiến thức, năng lực chuyên môn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục cấp học theo yêu cầu đổi mới giáo dục Mầm non.

- Có trình độ chuyên môn vững vàng để có khả năng tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình GDMN. hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình GDMN.

- Am hiểu về khoa học lãnh đạo và khoa học quản lý để quản lý, chỉ đạo tốt mọi hoạt động trong trường Mầm non.

- Nắm vững tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp quản lý, xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập.

- Nắm vững các nguyên tắc, các qui định về quản lý nhà trường, quản lý GDMN.

- Có khả năng tích lũy kinh nghiệm, nâng cao tay nghề giáo viên.

Năng lực quản lý:

Năng lực quản lý của hiệu trưởng trường Mầm non thể hiện qua việc thực hiện các chức năng quản lý: lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra đánh giá.

Hiệu trưởng trường Mầm non là người đề ra kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch thông qua CB,GV trong nhà trường. Do đó đòi hỏi hiệu trưởng phải là người có bản lĩnh, có khả năng nhạy cảm, linh hoạt, khả năng nắm bắt và phân tích thông tin, lường trước được những diễn biến từ chi tiết đến tổng thể trong nhà trường, để tổ chức cho nhà trường hoạt động một cách đồng bộ, đúng hướng và có hiệu quả. Thể hiện qua các mặt cụ thể sau:

- Năng lực quản lý hành chính, quản lý tài chính, tổ chức bộ máy nhà trường hoạt động hiệu quả.

- Năng lực quản lý đội ngũ, phát triển đội ngũ, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất.

- Xác định được các mục tiêu, thiết kế được các chương trình hành động nhằm thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường.

- Có tầm nhìn, phân tích tình hình và khả năng dự báo xu thế phát triển nhà trường trong bối cảnh hội nhập.

- Khả năng vận động, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia sự nghiệp giáo dục.

- Có bản lĩnh đổi mới, có khả năng ra quyết định đúng đắn, kịp thời và chịu trách nhiệm về các quyết định đó.

- Khả năng nắm bắt, xử lý thông tin chính xác, kịp thời.

- Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của CB,GV,NV và học sinh.

- Trình độ chuyên môn được đào tạo đạt chuẩn trở lên;

- Có sự hiểu biết nhất định về các hoạt động khác trong nhà trường; - Có trình độ về lý luận chính trị, kiến thức về quản lý nhà nước; - Có trình độ về khoa học QLGD, tin học, ngoại ngữ;

- Có năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của nhà trường;

- Có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn và chăm lo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đời sống của CB, GV, NV trong nhà trường;

- Có khả năng phát hiện những vấn đề của nhà trường và đưa ra những quyết định đúng đắn;

- Biết phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

Từ những yêu cầu nêu trên, ta thấy sự thống nhất giữa phẩm chất và năng lực tạo nên nhân cách người hiệu trưởng, đó cũng chính là những yếu tố đảm bảo chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non phải là những người có phẩm chất và năng lực ngang tầm nhiệm vụ, có trình độ tư duy tổng hợp, có khả năng nhìn xa trông rộng, tập hợp được quần chúng để phát huy tốt nhất hiệu suất của mỗi cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Những yêu cầu về cơ cấu, phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn nêu trên là cơ sở để tác giả nghiên cứu thực trạng, đánh giá đội ngũ hiệu trưởng, đồng thời đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hiệu trưởng các trường Mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình từ nay đến năm 2020.

1.3.3. Nội dung quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường Mầm non

1.3.3.1 Quy hoạch

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã khẳng định: “

Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”[9;tr9]. Công tác quy hoạch đội ngũ là một trong những hoạt động quản lý của người quản lý. Nó có tác dụng làm cho cơ quan quản lý hoặc người quản lý biết được về số lượng, chất lượng, cơ cấu tuổi, trình độ và cơ cấu chuyên môn, cơ cấu giới của từng CBQL và cả đội ngũ CBQL; đồng thời xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ; nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng cho từng CBQL và cả đội ngũ để họ có được khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Hơn nữa, kết quả quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý vào hoạt động quản lý bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự giáo dục trong huyện nói chung và trong các trường Mầm non nói riêng. Như vậy, nói đến quản lý đội ngũ CBQL là nói đến công tác quy hoạch phát triển đội ngũ và nói đến quy hoạch là nói đến một công việc rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Do đó, quy hoạch phát triển đội ngũ được xem là một lĩnh vực trong hoạt động quản lý và cũng là một lĩnh vực cần đề xuất giải pháp quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.3.2. Bổ nhiệm

Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và CBQL nói riêng là công việc thuộc lĩnh vực công tác tổ chức và cán bộ.

Tuyển chọn, bổ nhiệm chính xác hiệu trưởng có đủ phẩm chất và năng lực cho một tổ chức là yếu tố quan trọng để phát triển tổ chức nói chung và thực chất là tạo điều kiện tiên quyết cho tổ chức đó đạt đến mục tiêu của nó.

Mặt khác, những tiêu chuẩn cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm hiệu trưởng lại là những yêu cầu tất yếu cho việc thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.

Miễn nhiệm hiệu trưởng thực chất là làm cho đội ngũ hiệu trưởng luôn đảm bảo các yêu cầu về chuẩn, không để cho đội ngũ CBQL có những thành viên không đủ yêu cầu. Đây là một hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ.

Luân chuyển hiệu trưởng có tác dụng làm cho chất lượng hiệu trưởng được đồng đều trong các tổ chức; mặt khác tạo điều kiện thỏa mãn các nhu cầu của CBQL.

Qua phân tích trên cho thấy, các hoạt động tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ nói chung và hiệu trưởng trường Mầm non nói riêng là một trong những hoạt động của lĩnh vực quản lý cán bộ. Như vậy, để có những giải pháp quản lý khả thi không thể không nghiên cứu lĩnh vực này.

1.3.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng

Đội ngũ hiệu trưởng hầu hết đã qua đào tạo nghề sư phạm ở hệ thống đào tạo quốc dân, vì vậy thuật ngữ đào tạo, bồi dưỡng trong luận văn này phản ánh nội dung:

- Đào tạo đội ngũ hiệu trưởng là quá trình dạy và học những kiến thức, kinh nghiệm của nghề quản lý mà hệ đào tạo quốc dân chưa có, bao gồm một phần đào tạo lại.

- Bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng là quá trình bổ sung những kiến thức mới về QLGD, quản lý nhà trường trước yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể.

Tuy nhiên sự phân biệt đào tạo và bồi dưỡng ở đây chỉ mang tính tương đối, trong đào tạo có cả bồi dưỡng và ngược lại.

Việc bồi dưỡng cần tuân theo nguyên tắc: kết hợp giữa bồi dưỡng và tự bồi dưỡng; bồi dưỡng phải theo kế hoạch; có nội dung và hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp; bồi dưỡng phải được tiến hành liên tục.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng nhằm hoàn thiện và nâng cao các chuẩn về trình độ lý luận chính trị; lý luận và thực tiễn quản lý; trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho từng hiệu trưởng và cả đội ngũ CBQL. Bản chất của công tác đào tạo, bồi dưỡng là nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ hiệu trưởng để họ có đủ các điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của mình.

Quản lý đội ngũ được xem là một trong những lĩnh vực quản lý của các tổ chức quản lý và của mọi CBQL đối với một tổ chức. Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng thì không thể thiếu được hoạt động đào tạo và bồi dưỡng; đồng thời cần phải có những giải pháp quản lý cụ thể, mang tính khả thi và đem lại hiệu quả rõ rệt về lĩnh vực này.

1.3.3.4. Chế độ chính sách

Kết quả một hoạt động của con người nói chung và chất lượng một hoạt động của con người nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính động lực thúc đẩy hoạt động của con người. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL còn chứa đựng trong đó những vấn đề mang tính đầu tư cho nhân lực theo dạng tương tự như “tái sản xuất” trong quản lý kinh tế. Chính từ vấn đề

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 29)