Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHLÊ THỊ OANHDẠY HỌC THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NHÀ BÈ THÀNH PHỐ HỒ CH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ THỊ OANH
DẠY HỌC THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN NHÀ BÈ (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 7/ 2014
NGHỆ AN - 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ THỊ OANH
DẠY HỌC THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
DẠY HỌC THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN NHÀ BÈ (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn – Tiếng Việt
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Cấu trúc của luận văn 5
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA DẠY HỌC THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC -HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP 6
1.1 Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở trung học cơ sở hiện nay 6
1.1.1 Tích hợp 6
1.1.2 Quan điểm tích hợp 7
1.2 Chương trình dạy học thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở trường THCS hiện nay 18
1.2.1 Thống kê số lượng văn bản thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong chương trình môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở 18
1.2.2 Nhận xét khái quát 18
1.3 Những thuận lợi và khó khăn chung của việc dạy học thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở trung học cơ sở hiện nay 19
1.3.1 Thuận lợi 19
1.3.2 Khó khăn 20
1.4 Sự cần thiết và tính khả thi của việc dạy học thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở trung học cơ sở theo quan điểm tích hợp 20
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP TRI THỨC, TÌNH CẢM, KỸ NĂNG TRONG DẠY HỌC THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH 23
2.1 Các tri thức cần tích hợp và phương pháp tích hợp 23
2.1.1 Đặc sắc của các kiểu văn bản của thơ văn Hồ Chí Minh 23
2.1.2 Ngôn ngữ thơ văn Hồ Chí Minh 31
2.2 Các giá trị tình cảm cần tích hợp và phương pháp tích hợp 36
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ THỊ OANH
DẠY HỌC THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN NHÀ BÈ (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 7/ 2014
NGHỆ AN - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ THỊ OANH
DẠY HỌC THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN NHÀ BÈ (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn – Tiếng Việt
MÃ SỐ: 60.14.01.11
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS PHẠM TUẤN VŨ
NGHỆ AN - 7/2014
NGHỆ AN - 2013
Trang 42.2.1 Tình yêu thiên nhiên, chủ nghĩa yêu nước trong thơ văn Hồ Chí Minh 399
2.2.2.Tinh thần vượt qua mọi thử thách trong thơ văn Hồ Chí Minh 49
2.2.3 Tinh thần lạc quan cách mạng trong thơ văn Hồ Chí Minh 53
2.3 Các kỹ năng cần tích hợp và phương pháp tích hợp 55
2.3.1 Xử lý tình huống khó khăn 55
2.3.2 Kỹ năng cảm thụ, phân tích thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh theo đặc trưng thể loại 59
2.3.3 Kỹ năng đối chiếu phong cách thơ văn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với phong cách thơ văn của một số tác giả khác 61
Chương 3 KHẢO NGHIỆM 666
3.1 Mục đích khảo nghiệm 666
3.2 Nội dung khảo nghiệm 666
3.3 Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm 699
3.4 Phân tích kết quả khảo nghiệm 70
3.4.1 Kết quả thống kê phiếu khảo sát 70
3.4.2 Kết quả các tiết dự giờ 766
3.5 Kết luận và đề xuất 788
3.5.1 Kết luận 788
3.5.2 Đề xuất 799
KẾT LUẬN 1088
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1111
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ THỊ OANH
DẠY HỌC THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN NHÀ BÈ (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn – Tiếng Việt
MÃ SỐ: 60.14.01.11
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS PHẠM TUẤN VŨ
NGHỆ AN - 7/2014
NGHỆ AN - 2013
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở hiện nay, phần thơvăn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một trọng tâm (được đưa vào trongchương trình ở các khối 7, 8) Đó là những áng văn chương thuộc nhiều thểloại, sử dụng nhiều loại văn tự với trình độ nghệ thuật cao, bộc lộ những tưtưởng tình cảm cao quý, trực tiếp phục vụ cho sự nghiệp cách mạng Thơvăn chỉ là một bộ phận nhỏ trong sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc - Hồ ChíMinh Thế nhưng, thơ văn chính là nơi kết tinh và soi tỏ chân dung củaNgười - con người của dân tộc và nhân loại tiến bộ Thơ văn của Ngườikhông ngừng mời gọi, hấp dẫn các thế hệ độc giả E.Antôniô, một nhà báo
Mỹ nhận định: “Không những ở nước các bạn, mà còn ở khắp nơi trên thếgiới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tượng trưng cho sự kết hợp kỳ diệu thơ ca
và lòng dũng cảm, sự tận tuỵ đối với lý tưởng cách mạng và nguyện vọngdân tộc, sự kết hợp giữa tính nhân đạo và tinh thần cao cả” Hoàng NhưMai cũng đã từng nhận định: “Điều cần khẳng định, là trong thơ Bác cónhững bài rất hay, vĩnh viễn đứng ở đỉnh cao của thơ ca dân tộc và thơ canhân loại” Những văn bản văn chương có giá trị lớn về nhiều phương diệnnhư vậy đòi hỏi phải tiếp nhận theo quan điểm tích hợp
1.2 Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ươngĐảng Cộng sản Việt Nam khóa XI về: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”,trong đó một nội dung quan trọng là đổi mới phương pháp dạy học “Tiếptục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng củangười học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người
Trang 6học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từhọc chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạtđộng xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng côngnghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [3, 86] Phương pháp tíchhợp trong dạy học Ngữ văn ở trung học cơ sở ngày càng được chú trọng.Phương pháp tích hợp là một phương diện của quan điểm tích hợp rất thíchhợp để dạy học thơ văn Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh - một di sản đadạng, phong phú, góp phần giáo dục hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhữnggiá trị tinh hoa trong các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cótrong chương trình và đồng thời tích hợp giáo dục tình cảm yêu kính lãnh
tụ, giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh
1.3 Thực hiện Chỉ thị 03 - CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 của BộChính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh, toàn Đảng, toàn dân đang sôi nổi học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh Nghiên cứu đề tài này để góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở trung học cơ sở, thiết thựchưởng ứng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Người
Từ những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài dạy học thơ vănNguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở trung học cơ sở theo quan điểm tíchhợp Đây là việc làm thiết thực góp phần thực thi việc đổi mới phươngpháp dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay
2 Lịch sử vấn đề
Thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh giữ một vị trí quan trọngvăn học dân tộc nói chung và văn học trong nhà trường nói riêng Vấn đềnghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh được nhiều nhà nghiêncứu phê bình văn học, một số giáo viên Ngữ văn, những người yêu thơ văncủa Người nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Nguyễn Đình Thi nhận
định: “Văn Hồ Chủ tịch giản dị như tâm hồn của nhân dân Cái lớn lao của
một nhà tư tưởng là tìm đường lối giản dị, soi sáng cả muôn ngàn sự việc
Trang 7rắc rối, hỗn độn của đời sống hằng ngày Cuộc chiến đấu gian nan và phứctạp của chúng ta đã được Hồ Chí Minh soi sáng theo một đường lối minhbạch, ai cũng hiểu và tin”; Phần 3: Đi tìm vẻ đẹp một số bài thơ Hồ ChíMinh trong sách giáo khoa có một số bài của các tác giả Lê Trí Viễn -Xuân Diệu trong “Văn học và tuổi trẻ”, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1996,
tập mười ba, tập mười bốn, bài Ngục trung nhật ký; Lê Trí Viễn - Vũ Minh Tâm - Lương Duy Thứ, bài Nạn hữu xuy địch; Hà Minh Đức - Vũ Quần Chương, bài Vọng nguyệt; Hà Minh Đức, bài Tẩu lộ; Hoài Thanh - Nguyễn Đăng Mạnh, Tảo giải; Lê Trí Viễn- Hoàng Trung Thông - Trần Đình Sử, bài Mộ; Vũ Nho, bài Thuỵ bất trước; Trần Đình Sử, bài Văn thung Mễ
Thanh; Lưu Trọng Lư - Nguyễn Đăng Mạnh, bài Vãn cảnh; Đặng Thai
Mai, bài Khán thiên gia thi hữu cảm; Đoàn Đức Phương, bài Tân xuất
ngục, học đăng sơn; Chế Lan Viên, bài Tức cảnh Pác Bó; Nguyễn Xuân
Nam, bài Cảnh khuya, Vũ Minh Tâm - Lương Duy Thứ, bài Vô đề, Nguyễn Đăng Mạnh, bài Báo tiệp; Mã Giang Lân, bài Nguyên tiêu.
Nguyễn Huy Quát, Đọc hiểu thơ trữ tình trong mối quan hệ với
cảm hứng của tác giả, ở bài viết này, tác giả đã xác minh hoàn cảnh ra
đời một số bài thơ của Bác, trong đó có bài Cảnh khuya Tác giả khẳng định “Hoàn cảnh cảm hứng là yếu tố có liên quan mật thiết với nội dung
tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ, đọc hiểu, phân tích, bình giá thơ trữtình trong nhà trường cần phải hiểu rõ điều này để khỏi làm mất đi giá trịđặc sắc của nó” [65, 232]
Trong cuốn Văn học Việt Nam hiện đại Nghiên cứu và giảng dạy, PGS.TS Đinh Trí Dũng có phần Bản án chế độ thực dân Pháp tác phẩm
mở đường cho thể loại phóng sự trong văn học Việt Nam hiện đại … [18,
Trang 8vẫn còn có những khía cạnh cần được giải quyết nhất là trong giai đoạn
mà việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ngàycàng được đẩy mạnh và có sức lan toả sâu rộng Kế thừa kết quả đã cóchúng tôi nghiên cứu đề tài này để các trường trung học cơ sở huyệnngoại thành như huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh có cách dạyhọc với thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh theo quan điểm tíchhợp một cách hiệu quả nhất
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Xác lập cơ sở khoa học của việc dạy học thơ văn Nguyễn Ái Quốc
-Hồ Chí Minh ở trung học cơ sở theo quan điểm tích hợp
3.2 Nhận thức được những bộ phận kiến thức chủ yếu cần đi sâu vàcần liên kết, những tình cảm và kỹ năng hình thành trong quá trình dạyhọc thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở trung học cơ sở theo quanđiểm tích hợp
3.3 Xác định phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp để hìnhthành các tri thức tình cảm và các kỹ năng đó ở các trường trung học cơ sởhuyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp thuộc hainhóm: phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thựctiễn Cụ thể, nhóm thứ nhất gồm có: phân tích và tổng hợp tài liệu bàn vềvấn đề, phân loại tài liệu, mô hình hóa Nhóm thứ hai gồm có: điều tra,quan sát, thực nghiệm, thống kê
Trang 10Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo luận văn có
ba chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của dạy học thơ văn Nguyễn Ái Quốc - HồChí Minh ở trung học cơ sở theo quan điểm tích hợp
Chương 2: Nội dung và phương pháp tích hợp tri thức, tình cảm, kỹ
năng trong dạy học thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
Chương 3: Khảo nghiệm
Trang 111.1 Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở trung học cơ sở hiện nay
1.1.1 Tích hợp
Theo Từ điển tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,
chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng.Tích hợp có ý nghĩa là sự thống nhất, sự hoà hợp, sự kết hợp” [77, 813]
Theo Từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnhvực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học” [22, 215]
Trong tiếng Anh, “integration” (tích hợp) một từ gốc Latin Integer cónghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể” Có nghĩa là sự phối hợp các hoạtđộng khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để đảm bảo
sự hài hoà chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy
Theo ThS Trần Thị Kim Oanh: “Tích hợp là sự phối hợp các tri trứcgần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ vàtác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợpnhanh chóng và vững chắc” [59, 27] Tích hợp là một quan điểm đã đượchầu hết các nước trên thế giới vận dụng từ lâu và hiệu quả đã được kiểmnghiệm Ở Việt Nam, do có sự tách bạch các phân môn trong thời gian dài,nên nguyên tắc tích hợp đang được thực hiện từng bước, dần dần
Về vấn đề tích hợp, sách Ngữ văn 6, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội, 2003 do GS Nguyễn Khắc Phi tổng chủ biên có viết: “Một phương
Trang 12hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ, cácmôn học khác nhau theo những hình thức mô hình, cấp độ khác nhau nhằmđáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau” [46,10].Trong chương trình Ngữ văn, các bộ phận Văn học, Tiếng Việt,Làm văn vẫn bảo lưu những nội dung tương đối độc lập của chúng Ba
bộ phận này cần hợp lại làm một bởi Ngữ văn là môn dạy học đọc, nói,nghe, viết trên cơ sở học sinh nắm chắc tri thức về tiếng Việt, văn bản,lịch sử văn học và làm văn Ba bộ phận Văn học, Tiếng Việt, Làm văntuy khác nhau về nội dung và kỹ năng nhưng có nhiều điểm chung cơbản: các bộ phận Tiếng Việt, Văn học, Làm văn bằng tiếng Việt; có đốitượng nghiên cứu chung là văn bản tiếng Việt; có mục tiêu chung là rènluyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Các kỹ năng này tự chúng có mốiquan hệ biện chứng với nhau Nghe tốt quan hệ với nói tốt, nói tốt tạotiền đề cho viết tốt Kết quả nghe, đọc chuyển vào trí nhớ sẽ tác độngtích cực tới năng lực nói, viết
1.1.2 Quan điểm tích hợp
Theo tác giả Đỗ Ngọc Thống, trong Tìm hiểu chương trình và sách
giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông , Nhà xuất bản Giáo dục, năm
2006: “Quan điểm tích hợp chính là nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa mộtbên là khối lượng tri thức của nhân loại ngày một tăng lên với tốc độ chóngmặt, nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại với một bên là thời gianhọc tập văn hoá trên lớp ngày càng eo hẹp do phải đáp ứng nhiều yêu cầu
và đòi hỏi khác nhau Chỉ có con đường tích hợp các tri thức gần nhautrong một lĩnh vực nào đó thì mới giải quyết được mâu thuẫn đó Học mộtvấn đề nhưng qua đó cung cấp, tìm hiểu, khám phá, vận dụng nhiều tri thứcliên quan để giải quyết Và do đó kết quả thu được cũng mang tính tổnghợp cao, đa dạng và phong phú” Quan điểm tích hợp chính là nhằm đápứng yêu cầu “Rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương
Trang 13pháp học tập, phải tìm tòi phương pháp vận dụng kiến thức, phải vận dụngtốt nhất bộ óc của mình ” [75, 132].
1.1.2.1 Nguyên tắc tích hợp thể hiện trong quá trình tổ chức dạy học và biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn
Việc dạy học theo chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn ởtrung học cơ sở được thực hiện theo phương hướng tích hợp được quántriệt xuyên suốt từ mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung, cấu trúcchương trình đến việc đổi mới các phương pháp, hình thức dạy học vàcác phân môn
Theo tinh thần này, người giáo viên khi dạy một văn bản văn họccần hướng dẫn để học sinh khai thác tối đa các yếu tố ngôn ngữ, thấy được
ý nghĩa, vai trò và tác dụng của chúng trong việc biểu hiện nội dung của tácphẩm văn học, tránh việc xa rời văn bản, chỉ phân tích những nội dung xãhội đơn thuần Tất nhiên để tiếp nhận tốt các tác phẩm văn học thì cần phảihuy động nhiều tri thức và kỹ năng văn học khác chứ không phải chỉ mìnhcác yếu tố ngôn ngữ Đồng thời ở những giờ dạy học Văn, cùng với việcchỉ ra vẻ đẹp cụ thể của tác phẩm được học, giáo viên cần hết sức chú ýgiúp các em biết cách thức phân tích, bình giá một tác phẩm văn học theomột thể loại nhất định Làm như thế tức là đã tích hợp nội dung và phươngpháp dạy Tập làm văn, kiểu bài phân tích và bình giảng văn học vào giờdạy học Văn
Việc áp dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy học mang lại hiệu quảcao, giúp giáo viên tránh hiện tượng trùng lặp kiến thức không cần thiết.Đây cũng là một trong những biện pháp nhằm giảm tải chương trình khắcphục tình trạng quá tải trong học sinh Nó có khả năng tác động mạnh mẽđến quá trình tiếp nhận những tri thức, kỹ năng, thái độ của học sinh gópphần hoàn thiện nhân cách cho học sinh đáp ứng với mục tiêu giáo dục củatừng cấp học trong giai đoạn hiện nay
1.1.2.2.Tích hợp về kiến thức
Trang 14Chương trình Ngữ văn ở trung học cơ sở chia việc giảng dạy
môn Ngữ văn thành hai vòng Vòng I: lớp 6, 7 và vòng II: lớp 8, 9
Ở mỗi vòng sáu kiểu văn bản đều được dạy Tuy nhiên, ở vòng II,mặc dù vẫn là những kiểu văn bản ấy nhưng được học với yêu cầukhó hơn, phức tạp và tinh tế hơn Theo nguyên tắc kế thừa, chương trìnhnày tận dụng các văn bản, các nội dung đã được viết trong sách giáokhoa chỉnh lý năm 1995, phải tổ chức lại cho thích hợp với tinh thần củachương trình mới Chương trình mới buộc phải rút bỏ một số văn bản vàmột số nội dung không thích hợp, vừa phải thêm những văn bản, nhữngvấn đề mới Chương trình được cấu tạọ theo đơn vị bài học tương ứngvới việc tổ chức giảng dạy trên lớp Mỗi bài học như vậy sẽ gồm mộtvăn bản văn học hay nhật dụng Giáo viên sẽ khai thác những điều cầndạy về văn học ở bài học đó, tiếp theo sẽ dạy từ ngữ, ngữ pháp và làmvăn tương ứng với những yếu tố ngôn ngữ được sử dụng để viết ra bàivăn đó Sự tích hợp đó gọi là tích hợp dọc Bên cạnh đó, một tác phẩm
ra đời không thể nào nằm ngoài chu trình phát triển của lịch sử hay mộttác phẩm ra đời bao giờ cũng mang đặc điểm chung của thời kì văn họcbên cạnh những đặc điểm riêng của nó Những đặc điểm chung chính
là tiền đề giúp cho chúng ta dễ dàng đi vào phân tích và tìm hiểunhững đặc điểm riêng của tác phẩm Các yếu tố về tác giả, các tác giảcùng thời đại cũng góp phần giúp chúng ta trong đọc hiểu tác phẩm.Đồng thời do đặc trưng sáng tác chúng ta cũng không loại trừ việcphân tích ngôn từ nghệ thuật và phong cách sáng tác Nó có quan hệchặt chẽ với với phân môn Làm văn và Tiếng Việt Việc phân tích đánhgiá chính là sự vận dụng các thao tác trong tiếng Việt và làm văn đểlàm bài Điều đó cũng được thể hiện rất rõ trong chương trình học củahọc sinh Sách Ngữ văn cải cách có đầy đủ cả ba phân môn Giảng văn,Tiếng Việt, Làm văn mà trước kia nó được tách rời ra ba phân mônriêng biệt Giáo viên phải nắm vững những vấn đề này và hướng dẫn
Trang 15cho học sinh một cách cụ thể Điều này thể hiện rất rõ tính tích hợpcủa môn Ngữ văn và phương pháp dạy mới.
1.1.2.3 Đa dạng về phương pháp
Trong tiến trình dạy học, để bảo đảm tính khoa học và nghệ thuật chogiờ học Ngữ văn có nhiều phương pháp được vận dụng Mỗi phương phápgiảng dạy có những ưu điểm và hạn chế riêng Quan trọng là chúng ta phảibiết vận dụng phương pháp một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, nhằmphát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập củatất cả đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yêú Tất cả các phương phápdạy học đều có thể được vận dụng trong giờ học Ngữ văn nhằm đạt đượcnhững mục tiêu của giờ học, phù hợp với quy luật hoạt động chủ thể củahọc sinh
Phương pháp dạy học vấn đáp, đàm thoại: là phương pháp trong đó
giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc có tranh luận vớinhau và với cả giáo viên, nhờ đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.Mục đích của phương pháp này là nâng cao chất lượng của giờ học bằngcách tăng cường hình thức hỏi - đáp, đàm thoại giữa giáo viên và học sinh,rèn luyện cho học sinh bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề trướctập thể Muốn thực hiện được điều đó, đòi hỏi giáo viên phải xây dựngđược hệ thống câu hỏi phù hợp với yêu cầu bài học, hấp dẫn, sát đối tượng,xác định được vai trò chức năng của từng câu hỏi, mục đích hỏi, các yếu tốkết nối các câu hỏi, thứ tự hỏi Giáo viên cũng cần dự kiến các phương ántrả lời của học sinh để có thể chủ động thay đổi hình thức, cách thức, mức
độ hỏi, có thể dẫn dắt qua các câu hỏi phụ tránh đơn điệu, nhàm chán, nặng
nề, bế tắc; tạo hứng thú học tập của học sinh và tăng hấp dẫn của giờ học
Có ba mức độ: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích - minh họa và vấn đáptìm tòi [8, 28 - 29]
Trang 16Đây là phương pháp người giáo viên xây dựng câu hỏi cho học sinhtrả lời hoặc trao đổi, tranh luận với nhau dưới sự chỉ đạo của thầy Giáoviên tạo cho lớp học không khí cởi mở, học sinh được tự do bộc lộ nhữngnhận thức của mình Những tín hiệu phản hồi được báo lại cho giáo viênkịp thời trong khi lên lớp Giờ học văn có được không khí tâm tình, trao đổithân mật về những vấn đề của tác phẩm Mối liên hệ giữa nhà văn, giáoviên và học sinh được hình thành ngay trên lớp học.
Phương pháp dạy học đàm thoại có thể kích thích tư duy của họcsinh, học sinh chịu tìm tòi, suy nghĩ mọi câu trả lời đúng sẽ giúp học sinhnhớ lâu hơn Ngoài ra phương pháp dạy học này còn giúp học sinh có khảnăng trình bày một vấn đề trước tập thể học sinh Tuy nhiên để giờ đàmthoại có hiệu quả, giáo viên cần phải chuẩn bị kỹ hệ thống câu hỏi và phảitổ chức lớp học hợp lý
Phương pháp đọc diễn cảm: là một phương pháp truyền thống được
các giáo viên dạy văn ở nước ta sử dụng cho học sinh đọc trước khi phântích tác phẩm Tuy nhiên, hầu hết giáo viên và học sinh chỉ coi đó là côngđoạn mở đầu cho giờ dạy học tác phẩm văn chương Giáo viên chưa chú ýđến hiệu quả của phương pháp này Theo giáo sư Lê Trí Viễn: “Giữa giọngđọc và tâm hồn người đọc có ảnh hưởng tương hỗ Hiểu bài văn rồi mớiđọc tốt nhưng đọc tốt càng hiểu thêm bài văn” [47, 145] Đọc diễn cảm làmột hình thức đặc thù của nhận thức văn học Âm vang của lời đọc sẽ kíchthích quá trình tri giác, tuởng tượng và tái hiện hình ảnh Bằng sức mạnhcủa đọc diễn cảm, người giáo viên dẫn dắt học sinh đi vào thế giới của tácphẩm một cách dễ dàng phù hợp với qui luật cảm thụ văn học
Đọc diễn cảm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc dạy văn học,tuy nhiên hiện nay trong dạy học văn người giáo viên vẫn chưa phát huyhết hiệu quả của nó
Trang 17Phương pháp gợi tìm: nòng cốt của phương pháp này là việc sử
dụng câu hỏi để gợi cho học sinh tìm tòi suy nghĩ nhằm đạt được nhữngmục tiêu của bài học Đây là một phương pháp thường xuyên được vậndụng không chỉ với riêng môn học Ngữ văn Căn cứ vào tính chất hoạtđộng nhận thức có thể có các loại vấn đáp như: Vấn đáp tái hiện (dựa vàotrí nhớ, không cần suy luận được sử dụng khi cần tái hiện, củng cố hoặcthiết lập mối quan hệ), Vấn đáp giải thích minh họa (nhằm làm sáng tỏmột vấn đề nào đó có dẫn chứng minh họa), Vấn đáp tìm tòi (phát hiện,đàm thoại để tìm lời đáp cho những câu hỏi) Trong khi tìm hiểu văn bản,
có những văn bản không phải đọc lên là học sinh có thể hiểu thấu đáo cáclớp ý nghĩa của nó [6, 84]
Phương pháp này được khởi nguyên từ phương pháp “nêu vấnđề” trong lý luận dạy học đại cương (Ơrixtic) Phương pháp gợi tìmchủ yếu cho người học đi tìm để tự chiếm lĩnh lấy tri thức của mình.Hoạt động nhận thức của học sinh thay đổi theo những chiều hướngkhác nhau trên văn bản của tác phẩm nghệ thuật Ở đây, vai trò chủthể học sinh được phát huy, việc phân tích tác phẩm sâu sắc hơn đòihỏi người đọc cũng phải có một vốn tri thức các khoa học cơ sở như:
lý luận dạy học, lịch sử văn học… Phương pháp này giúp cho việccảm thụ nghệ thuật ban đầu ở học sinh được khơi sâu thêm bởi nhữngnỗ lực trí tuệ của các em được thúc đẩy Học sinh phải suy luận, phântích rồi biểu hiện ra bằng ngôn ngữ nói hoặc viết Chủ yếu hoạt độngcủa phương pháp này ở dạng đàm thoại hoặc bài làm độc lập theo câuhỏi gợi mở của thầy
Phương pháp nghiên cứu: tìm hiểu nội dung tư tưởng và giá trị
nghệ thuật của một tác phẩm chính là nghiêm cứu tác phẩm đó Phươngpháp nghiên cứu giúp cho người đọc và người học đảm bảo được cho
sự tìm hiểu ở mức khách quan và phù hợp tối đa Muốn nghiên cứu cácđối tượng cần phải tiếp cận các đối tượng (nhờ đọc sáng tạo) hình dung
Trang 18được đối tượng rõ ràng (nhờ tái hiện) từng bước hiểu chính xác từng bộphận của đối tượng (nhờ gợi tìm) Dựa trên các phương pháp trên,phương pháp nghiên cứu sẽ dẫn đến những kết luận đúng về giá trị nộidung và nghệ thuật của tác phẩm Tất cả những dữ liệu thu thập được
về hoàn cảnh xã hội, quan niệm thẩm mỹ và hoạt động sáng tạo của nhàvăn cho phép đi đến những kết luận khoa học, chính xác Cố nhiên cácphương pháp trên vừa mang tính phổ quát, vừa mang sắc thái riêng củanhà trường, nhưng đó chính là cơ sở để giáo viên và học sinh thực hiệnquá trình hiểu biết, khám phá, sáng tạo đầy lý thú khi tiếp cận tác phẩmvăn chương [8, 79]
Phương pháp này giúp học sinh tìm thấy ở đối tượng khảo sát ítnhiều mới mẻ mà trước đó chưa biết Nó phát triển kỹ năng tự phân tíchtác phẩm, tự đánh giá những thành tựu về nội dung và nghệ thuật ở họcsinh Học sinh xác định được tiêu chuẩn đánh giá một tác phẩm, từngbước hoàn thiện khiếu thẩm mĩ cá nhân Câu hỏi bài tập của phươngpháp này phải mang tính chất nghiên cứu Sau khi học sinh nắm đượcbiện pháp làm việc sẽ tự giải quyết các nhiệm vụ phức tạp hơn, biết vậndụng các tri thức đã có để xử lý những tư liệu mới mẻ, phát biểu được ýkiến có lập luận, có căn cứ của mình Phương pháp nghiên cứu được sửdụng ở các giờ thông thường đặc biệt trong các buổi xêmina, hoặcnhững hội nghị văn học tổng kết các bài làm của học sinh
Phương pháp tái hiện: là phương pháp rất phổ biến trong giờ học
Văn Nếu nhà văn phản ánh cuộc sống trong tác phẩm, thì người đọc đitheo hướng ngược lại từ những chi tiết nghệ thuật của tác phẩm đến vớicuộc sống Tái hiện được hiểu rộng hơn Nó không chỉ là sự hình dung,tưởng tượng, mà còn bao gồm cả cách hình dung, tưởng tượng nữa.Chính vì thế mà việc tìm hiểu tiểu sử tác giả, việc tìm hiểu hoàn cảnh rađời của tác phẩm, tìm ra, nhắc lại những chi tiết nghệ thuật quan trọngchính là nhằm tái hiện lại cuộc sống để tìm ra quy luật cảm nhận và
Trang 19phản ánh của tác giả Với những tư liệu phong phú, với các câu hỏichính xác và có tính thẩm mỹ cao, giáo viên và học sinh có thể tái hiệngần như tất cả những gì tác động đến cảm xúc và suy nghĩ của nhà văn[8, 78]
Phương pháp tái tạo: thực chất đây là phương pháp nhớ một cách
sáng tạo Phương pháp này hướng hoạt động của học sinh vào những trithức sẵn có trong ngôn ngữ hoặc bài giảng của giáo viên, sách giáo khoa…đã được chọn lọc Học sinh không hoàn toàn ghi nhớ máy móc mà chiếmlĩnh tri thức một cách có ý thức Tức là tăng cường hoạt động của tư duy đểthuộc nhớ bài đạt kết quả tối đa Trong phương pháp này giáo viên cũngnêu vấn đề theo nhiều hướng rồi trò tự giải quyết Học sinh cũng học cáchtháo gỡ rồi vận dụng vào việc tiếp thu những tri thức mới, chọn lựa tri thứccũ một cách sáng tạo
Dạy học nêu vấn đề: là một kiểu dạy học gắn liền với việc tích
cực hóa hoạt động của học sinh Dạy học nêu vấn đề là một kiểu dạyhọc hiện đại, đáp ứng được nhiệm vụ dạy học trong thời kỳ bùng nổthông tin và phát triển kinh tế tri thức, mà còn dạy cách làm ra trithức, không chỉ dạy học sinh tiếp nhận ghi nhớ thông tin, mà còn dạyhọc sinh chủ động lựa chọn thông tin, qua xử lý thông tin hiệu quả [8,83] Đây là phương hướng dạy học trong đó học sinh tham gia mộtcách có hệ thống vào quá trình giải quyết các vấn đề mà người giáoviên đặt ra Yếu tố quan trọng nhất của dạy học nêu vấn đề khôngphải là việc đặt câu hỏi mà là việc tạo ra tình huống có vấn đề Theo
Ôkôn, dạy học nêu vấn đề là toàn bộ các hành động như: tổ chức các
tình huống có vấn đề, biểu đạt (nêu ra) các vấn đề (tập cho học sinhquen dần để học sinh tự làm lấy công việc này), chú ý giúp đỡ chohọc sinh những điều cần thiết để giải quyết vấn đề, kiểm tra các cáchgiải quyết đó và cuối cùng lãnh đạo quá trình hệ thống hoá và củng
cố các kiến thức đã tiếp thu được Cách dạy học này chú trọng vào
Trang 20hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo của người học với tư cách là chủthể trong quá trình học tập Một vấn đề có thể nảy sinh khi học sinhđứng trước tình huống cần giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm
vụ nhận thức một vấn đề văn học với những kiến thức và kỹ năng vănhọc có sẵn mà học sinh chưa thể giải đáp được hoặc chưa biết cáchgiải quyết Những tình huống này phải gây được “cảm xúc” ở họcsinh, làm cho các em thấy hứng thú và muốn giải quyết, đồng thời tựtin vào khả năng giải quyết của mình Học sinh phải nhận ra mối liên
hệ mật thiết giữa vấn đề đặt ra với những kiến thức, kỹ năng văn học
mà mình đã có và nếu tích cực suy nghĩ sẽ giải quyết được vấn đề [6,87] Phương pháp này có một ưu điểm là HS nắm vững tri thức và tựmình làm việc một cách sáng tạo với những tài liệu vừa sức lại cóđược kĩ năng kiểm tra lại nhận thức của mình, tránh được bệnh côngthức giáo điều Đây là phương pháp thích hợp nhất ở những lớp lớn và
dễ phát hiện những học sinh năng khiếu
Tóm lại dạy học nêu vấn đề là quá trình người giáo viên đặt vấn
đề - học sinh tri giác - giáo viên tổ chức giải quyết vấn đề, trong quátrình đó học sinh nắm kiến thức, phương thức giải quyết và phươngpháp nhận thức khoa học Dạy học nêu vấn đề kích thích được sự tưduy sáng tạo ở học sinh
Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ : cách thức này cho phép chia
học sinh trong lớp thành nhiều nhóm nhỏ, các thành viên trong nhómcùng chia sẻ những suy nghĩ, kinh nghiệm, hiểu biết bản thân về bàihọc qua trao đổi, thảo luận Thảo luận là một hình thức dạy học trong
đó học sinh tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên Hình thức họctập này đòi hỏi sự tham gia đóng góp trực tiếp và tích cực của học sinhvào quá trình học tập Trong đó giáo viên sử dụng các nhóm nhỏ vàyêu cầu học sinh cùng nhau làm việc để mở rộng tối đa việc học củabản thân học sinh và tất cả học sinh trong nhóm
Trang 21Thảo luận nhóm thường được tổ chức theo hình thức: nhóm 2 họcsinh, 4- 5 học sinh Hình thức thảo luận nhóm tạo điều kiện cho tất cả họcsinh có cơ hội tham gia vào hoạt động học tập của lớp, phát huy tính chủđộng sáng tạo, năng lực tư duy của học sinh Mặt khác thảo luận nhóm cònrèn luyện tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhóm Hình thức dạyhọc thảo luận nhóm thường mất nhiều thời gian đòi hỏi người giáo viên cónăng lực quản lý tổ chức nhóm Đồng thời đòi hỏi người giáo viên mấtnhiều thời gian chuẩn bị giáo án, chuẩn bị những vấn đề, những câu hỏithảo luận phù hợp.
Phương pháp giảng bình: vốn là một phương pháp dạy học truyền
thống, nhưng nó không hề lỗi thời so với xu thế dạy học hiện nay đó làphát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làmtrung tâm, giáo viên là người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn giúp họcsinh từng bước chiếm lĩnh tác phẩm Trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản,nếu thiếu đi những lời giảng sâu sắc, những lời bình đắt giá thì bài giảngliệu có thành công không?
Giảng bình là một việc làm khá quen thuộc với giáo viên dạy văn,đã trở thành một yêu cầu trong giờ đọc - hiểu văn bản Người giáoviên biết bình và bình giỏi thì sẽ gây được niềm đam mê, sự hứng thúcho học sinh trong giờ học, không có một giờ giảng văn nào thànhcông mà lại thiếu được lời bình của giáo viên Giảng bình có ưu thếđặc biệt trong giờ đọc - hiểu, nó là phương pháp đặc thù của cảm nhận
và phân tích chiếm lĩnh tác phẩm Muốn có một lời bình sâu, gọn thìgiáo viên nhất định phải nghiên cứu, ngẫm nghĩ, trăn trở rất nhiều.Chính những lời bình sâu và gọn sẽ làm cho giờ giảng văn trên lớp tiếtkiệm được thời gian và lắng đọng, khêu gợi sức suy tưởng của họcsinh về nội dung bài học, nhưng nếu lời bình quá rông dài, sáo rỗng sẽdẫn đến cháy giáo án, hiệu quả giờ học không cao
Trang 22Phương pháp dạy học đọc - hiểu: là phương pháp hướng dẫn học
sinh đọc văn, phát hiện ý nghĩa trong các văn cảnh Phương pháp nàygiúp học sinh đọc văn bản, tìm hiểu những yếu tố nghệ thuật trong vănbản Giáo viên sẽ đặt câu hỏi hướng học sinh vào những điểm mấuchốt Từ đó, giáo viên vận dụng những yếu tố trong văn bản, ngoàivăn bản để giúp học sinh giải quyết câu hỏi Cuối cùng, tổng hợpnhững vấn đề đã phân tích rút ra các giá trị tác phẩm Phương phápdạy đọc - hiểu không bao giờ cung cấp sẵn ngay kết quả cho họcsinh nên phương pháp đọc - hiểu là phương pháp dạy cho học sinhtìm tòi nắm bắt thông tin, xử lý thông tin và rút ra chân lý Trongphương pháp này chúng ta không sử dụng đơn thuần một phươngpháp dạy nào cả mà là sự phối hợp tất cả các phương pháp một cáchhiệu quả và hợp lý
Trên đây là một số phương pháp, biện pháp dạy học môn Ngữvăn đang được các nhà nghiên cứu, các giáo viên đưa vào nghiêncứu vận dụng sáng tạo trong quá trình dạy học môn Ngữ văn theophương pháp mới Mỗi phương pháp, biện pháp đều có những ưuđiểm, nhược điểm riêng của nó, khi vận dụng vào dạy học đòi hỏingười giáo viên phải biết khắc phục những nhược điểm và phát huynhững ưu điểm của các phương pháp trên Trong quá trình dạy học,những phương pháp, biện pháp trên phải được vận dụng phối hợp,sáng tạo tùy theo đối tượng học sinh, tùy theo bài dạy Nếu đượcvận dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả dạy học cao hơn trong quá trìnhdạy học văn
Ngày nay với yêu cầu phát huy được tính tích cực chủ động vàsáng tạo của học sinh thì ngoài việc phối hợp một cách hợp lý cácphương pháp giảng dạy, phương pháp dạy đọc - hiểu cũng khôngloại trừ việc kết hợp các hoạt động tích cực của học sinh trên lớphọc Học sinh phải tích cực đọc tài liệu, nghiên cứu tài liệu và tích
Trang 23cực thảo luận, phát biểu ý kiến tranh luận với các bạn Giáo viênphải phát huy tối đa những hoạt động của học sinh thì bài dạy mớithành công.
1.2 Chương trình dạy học thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở trường THCS hiện nay
1.2.1 Thống kê số lượng văn bản thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong chương trình môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở
TT Tên văn bản Thể loại Văn tự trongnguyên tác
Dạy học ở lớp
Hình thức dạy học Số
tiết
(Đọc hiểu, đọc thêm)
1 Cảnh khuya, Rằm tháng
giêng Thơ Chữ Hán 7 Đọc hiểu 1
2 Tinh thần yêu nước của
nhân dân ta.
Văn Nghị luận Tiếng Việt 7 Đọc hiểu 1
3 Những trò lố hay là Va-ren
và Phan Bội Châu
( Hướng dẫn đọc thêm)
Truyện ngắn Tiếng Pháp 7 Đọc thêm 1
4 Tức cảnh Pác Bó Thơ Tiếng Việt 8 Đọc hiểu 15
Ngắm trăng, Đi đường Thơ Chữ Hán 8 Đọc hiểu 2
6
Thuế máu Văn
Nghị luận Tiếng Pháp 8 Đọc hiểu 2
1.2.2 Nhận xét khái quát
Từ sự thống kê ở trên, chúng ta thấy thơ văn Nguyễn Ái Quốc - HồChí Minh chiếm vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn ở trung học
cơ sở, thơ có 5 văn bản, văn xuôi có 3 văn bản Tuy số lượng văn thơ Bácđưa vào chương trình Ngữ văn cấp trung học cơ sở không nhiều nhưng sovới các tác gia khác thì đây là số lượng văn bản đáng kể Trải qua rất nhiều
Trang 24lần thay sách nhưng những bài thơ văn của Bác vẫn được chọn lọc và đưavào chương trình Điều đó cho thấy vị trí ổn định của văn thơ Nguyễn ÁiQuốc - Hồ Chí Minh trong chương trình môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở.Những tác phẩm này rất có giá trị trong việc cung cấp những tri thức, tìnhcảm và kỹ năng cho các em học sinh góp phần giáo dục thế hệ trẻ hôm nay
và mai sau
1.3 Những thuận lợi và khó khăn của việc dạy học thơ văn Nguyễn
Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở các trường trung học cơ sở huyện Nhà Bè hiện nay
1.3.1 Thuận lợi
Huyện Nhà Bè có 6 trường trung học cơ sở Cơ sở vật chất khangtrang, thiết bị cơ bản đủ cho việc dạy và học, đội ngũ giáo viên Ngữ văn đủtheo yêu cầu Đa số giáo viên yêu nghề nhiệt tình năng nổ trong việc tíchcực đổi mới phương pháp dạy học, tay nghề đạt khá giỏi
Chất lượng bộ môn Ngữ văn năm học 2013 – 2014: học sinh đạtđiểm trung bình môn loại giỏi: 35,1%, học sinh, loại khá: 51%, loại trungbình: 13,3%, loại yếu kém: 0,6% Đa số học sinh ngoan hiền tích cực họctập
Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để giáo viên dạy tốt thơvăn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Hơn nữa, thơ văn của Người là một
bộ phận quan trọng trong văn học dân tộc Đó là những tác phẩm cógiá trị Với ngòi bút tài ba, với nội dung yêu nước và nhân đạo sâusắc, thơ văn của Bác giúp cho học sinh cảm nhận lòng yêu nước, tìnhyêu thiên nhiên, yêu con người, căm thù giặc, tinh thần lạc quan, ý chínghị lực vượt qua mọi khó khăn, gian khổ Đó là nguồn cảm hứng vôtận mà người giáo viên văn có thể khai thác để bồi dưỡng tâm hồn thế
hệ trẻ trong thời đại ngày nay
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước lớn, một lãnh tụcách mạng vĩ đại, người đã có công lao lãnh đạo nhân dân ta giành độc lập
Trang 25tự do, hạnh phúc Lòng yêu mến Người sẽ góp phần làm cho người dạy,người học thêm yêu tác phẩm của Người.
Những tác phẩm văn, thơ của Bác đưa vào chương trình giảng dạytương đối phù hợp với trình độ của từng khối Sách giáo viên cũng cónhững định hướng kĩ về cách giảng dạy
1.3.2 Khó khăn
Một số giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy,việc đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm trongviệc quản lý lớp ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy bộ môn Vốn sống và kiến thức văn học của học sinh trung học cơ sở ở huyệncòn hạn chế Học sinh chưa có thói quen tự chủ động tìm hiểu trước bàihọc
Thơ văn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nhiều phong cách củaBác: văn chính luận bộc lộ một tư duy sắc sảo, giàu tính luận chiến Truyện
ký có lối kể chuyện chân thực, có cách tạo không khí gần gũi, có giọngchâm biếm, sắc sảo, thâm thuý, tinh tế và giàu chất trí tuệ cũng như tínhhiện đại Thơ Bác hàm súc mà dư ba, giản dị mà sâu sắc, cổ điển mà hiệnđại… Đây là những giá trị rất khó nắm bắt Học sinh ở trung học cơ sởchưa được trang bị kiến thức về lí luận văn học nên cũng khó khăn khi tiếpnhận các giá trị văn chương Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
Có những bài thơ Hồ Chí Minh viết bằng chữ Hán Giáo viên cũngnhư học sinh chủ yếu tiếp xúc với bản dịch, mà bản dịch có chỗ chưa lột tảhết tinh thần của nguyên tác nên khó khăn cho việc cảm nhận
Những khái niệm mà ta hay bắt gặp khi nói về thơ Bác, đó là tâmhồn chiến sĩ, tâm hồn nghệ sĩ, chất thép, chất tình trong thơ Bác cũngkhông dễ với học sinh trung học cơ sở nói chung và học sinh trung học cơ
sở huyện Nhà Bè nói riêng
Trang 261.4 Sự cần thiết và tính khả thi của việc dạy học thơ văn Nguyễn
Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở trung học cơ sở theo quan điểm tích hợp
Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trong bài Dạy văn là một quá trình rèn
luyện toàn diện, (Nghiên cứu giáo dục, 11/1973) có viết: “Ngày nay, sự
hiểu biết của con người luôn luôn đổi mới Cho nên dù học được trong nhàtrường bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ là rất hạn chế, Thế thì cái gì là quantrọng? Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ,phương pháp học tập, phải tìm tòi phương pháp vận dụng kiến thức, phải
vận dụng tốt nhất bộ óc của mình ” Theo tác giả trọng trách của người
giáo viên là dạy người Với người giáo viên dạy môn Ngữ văn, trọng trách
đó càng được đặt ra cao hơn, nặng nề hơn Lý do là người giáo viên dạymôn Ngữ văn có trong tay vũ khí văn học mà văn học chính là khoa học vềcon người, một khoa học có khả năng kỳ diệu trong việc giáo dục conngười
Với đặc trưng riêng, môn Ngữ văn bồi dưỡng cho học sinh lòng yêutiếng Việt, yêu văn hoá, văn học của dân tộc, giáo dục lòng yêu nước, tự hàodân tộc, tinh thần nhân văn, lý tưởng Xã hội chủ nghĩa, đạo đức cao thượng,thị hiếu thẩm mỹ tốt đẹp, đa dạng, hình thành cá tính lành mạnh, nhân cáchtoàn diện của một người lao động mới trong xã hội mới, thời đại mới
Thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh được biên soạn trongchương trình sách giáo khoa nói chung, đặc biệt là cấp trung học cơ sở nóiriêng được dạy theo quan điểm tích hợp là rất cần thiết và khả thi Bởi lẽ,
Hồ Chí Minh là một tác giả lớn Thơ văn của Người từng được dạy nhiềutrong nhà trường phổ thông và đại học ở nước ta Các tác phẩm của Ngườiđã có công đóng góp to lớn vào quá trình đào tạo lớp lớp thế hệ trẻ ViệtNam Việc giảng dạy và học tập thơ văn của Người đã đang và chắc chắnrằng sẽ còn được tiếp tục nghiên cứu và tìm thấy ở đấy những vẻ đẹpphong phú
Trang 27Đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mụctiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp cơ bản trở thànhnước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế Nhân tố quyết địnhthắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng vàchất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao Việc này cần đượcbắt đầu từ giáo dục phổ thông, mà trước hết là phải bắt đầu từ việc xácđịnh mục tiêu đào tạo như là xác định những gì cần đạt được (đối vớingười học) sau một quá trình đào tạo Nói chung đó là một hệ thốngphẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng kiến thức, kỹnăng đủ và chắc chắn Vấn đề đặt ra ở đây là hiện nay khoa học côngnghệ phát triển như vũ bão các em học sinh ngoài học những kiến thứctrong nhà trường còn chịu ảnh hưởng rất nhiều của nhiều luồng thông tinkhác trên internet nếu không có sự định hướng tốt trong giáo dục từ nhàtrường đến gia đình, học sinh sẽ rất dễ bị ảnh hưởng xấu, sống thực dụngđặc biệt là sống không có lý tưởng
Ngày 13-9-1958 nói chuyện với Hội nghị cán bộ giáo dục toàn quốctrong bối cảnh miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiệnthống nhất nước nhà, Bác Hồ đã khẳng định:
Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.
Thông điệp của Hồ Chí Minh có ý nghĩa vĩnh hằng trong đời sốngkinh tế - văn hoá của đất nước, của dân tộc, nó mang một ý nghĩa cao cảsâu sắc Từ đó, ta thấy việc giáo dục thế hệ trẻ là rất quan trọng Giảng dạythơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh theo quan điểm tích hợp cùng vớiviệc đổi mới các phương pháp dạy học, với nhiều hình thức tổ chức dạyhọc đa dạng sẽ hình thành ở học sinh những tri thức về tư tưởng Hồ ChíMinh về tình cảm cao đẹp của Người và phong cách rất riêng của một bậcđại nhân, đại đức, đại trí, đại dũng, đại tài Từ đó, học sinh sẽ học tập làm
Trang 28theo Bác ra sức học tập, rèn luyện nhân cách, sống có lý tưởng, tiếp thu vàphát huy truyền thống tốt dẹp của dân tộc để trở thành công dân tốt trongtương lai có tri thức, kỹ năng hội nhập góp phần xây dựng quê hương đấtnước giàu mạnh.
Trang 29Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP TRI THỨC, TÌNH CẢM,
KỸ NĂNG TRONG DẠY HỌC THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC
Văn chính luận được viết chủ yếu với mục đích đấu tranh chínhtrị nhằm tiến công kẻ thù hoặc thể hiện nhiệm vụ cách mạng của dântộc Đó là những bài báo Người viết bằng tiếng Pháp trong khoảng1921-1925, xuất bản đầu tiên năm 1925 ở thủ đô Paris đăng ở các báo
Người cùng khổ, Nhân đạo, Bản án chế độ thực dân Pháp là bài văn chính luận Tuy nhiên, PGS.TS Đinh Trí Dũng cho rằng Bản án chế
độ thực dân Pháp là tác phẩm “phóng sự điều tra” vừa mang chất báo
chí, vừa giàu chất văn học Giá trị nổi bật của tác phẩm trước hết làtính chất phê phán mãnh liệt của nó Nó kết án, luận tội chủ nghĩa thựcdân Pháp không chỉ ở Việt Nam, ở Đông Dương mà còn ở khắp cácthuộc địa khác: Angiêri, Tuynidi, Tây Phi… Bằng lập luận sắc bén,bằng những lý lẽ không thể chối cãi được, bằng những số liệu xácthực, tác phẩm đã phơi bày những tội ác trời không dung, đất khôngtha của những kẻ tự xưng là khai hóa, văn minh nhưng thực chất lànhững tên kẻ cướp tàn bạo, dã man, mất hết tính người Mỗi chươngcủa tác phẩm là một bản điều tra, luận tội sắc sảo bọn thực dân, từ tộivũ trang xâm lược, đàn áp dã man phong trào yêu nước ở các thuộc địađến tội bóc lột bằng “thuế máu” đối với những lính da màu trên chiến
Trang 30trường châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ nhất; từ việc bổ lên đầungười dân thuộc địa đủ thứ sưu cao thuế nặng đến việc đầu độc conngười bằng thuốc phiện và rượu cồn… Tác phẩm cũng thể hiện niềmxót thương vô hạn trước những đau khổ chồng chất của nhân dân ViệtNam và nhân dân các nước thuộc địa [18, 10].
Tuyên ngôn độc lập (1945) là một văn kiện lịch sử vừa có giá trị lịch
sử, giá trị văn học gắn liền với sự ra đời của nhà nước Việt Nam mới, kết
tinh lòng yêu nước và tự hào dân tộc Ngoài ra phải kể đến Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến; Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966) Đây là những
áng văn chính luận Người đặt câu hỏi viết cho ai (đối tượng) viết để làm gì?
Từ đó mới xác định hình thức viết cái gì và viết như thế nào? Vì để đạt đượcnhững mục đích khác nhau và hướng tới nhiều đối tượng khác nhau cho nên
sự nghiệp sáng tác của Người phong phú và đa dạng
Người cho rằng “phải viết cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn hiệnthực cách mạng” Nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viếtcầu kì, xa lạ Hình thức phải trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ được chọn lọcđảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt, phải thể hiện được tinh thần dân tộc
và nội dung có ích Ta thấy quan điểm sáng tác của Người rất chính xác vàhiện đại, thống nhất giữa lí luận và thực tiễn Xứng đáng được coi là Người
mở đường cho văn học cách mạng
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã để lại một di sản văn học đồ sộ,lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại và ngôn ngữ, đặc sắc vềphong cách sáng tạo, hào hùng tha thiết làm rung động triệu triệu trái timcon người Việt Nam yêu nước
Truyện và ký: Truyện ngắn viết bằng tiếng Pháp, tiêu biểu cho truyện
và ký Vi hành là truyện ngắn đặc sắc tiêu biểu cho phong cách truyện kí của
Nguyễn Ái Quốc Tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp Nét đặc sắc củatruyện thể hiện trong ngôn ngữ giàu chất châm biếm, mỉa mai, tác động vàonhận thức người đọc bởi tiếng cười trí tuệ
Trang 31Tác giả sử dụng hàng loạt những từ ngữ rất trang trọng như: tháptùng, hộ giá, ngài, đấng hoàng thượng, tự hào, kiêu hãnh, Nhưng thực rakhi đọc đó lại là ngôn ngữ châm biếm rất sâu cay Tác giả sử dụng hàng loạtnhững câu hỏi nghi vấn, những câu hỏi giả định: hay là, phải chăng? Những câu hỏi nhẹ nhàng nhưng có sức mạnh châm biếm, mỉa mai KhảiĐịnh chẳng qua là một tên hề, một con rối, một món hàng dưới bàn tay đạodiễn của người Pháp mà thôi Hắn lộ rõ là một tên vua bất tài, vô dụng.Những câu hỏi có vẻ như rất nhẹ nhàng nhưng có giá trị châm biếm sâu sắc.
Có khi tác giả sử dụng trực tiếp những lời châm biếm hướng vào thực dânPháp, biểu thị thái độ khinh miệt của tác giả với bọn chúng “bám, rính, rình”những từ như những đòn điểm huyệt để phơi bày bộ mặt thực của chế độ tự
do dân chủ phương Tây
Được nghe câu chuyện của đôi bạn trẻ người Pháp về vị vua củamình, tác giả không khỏi đau xót và tủi hổ khi làm thần dân một ông vua
như thế Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Lời than vãn của
Bà Trưng Trắc những truyện ngắn này vạch trần bộ mặt đen tối của bọn tay
sai bán nước và bọn thực dân cướp nước, ca ngợi những chiến sĩ cách mạngđấu tranh vì độc lập tự do Truyện ngắn của Người giàu tính trí tuệ và hiện
đại Ngoài ra phải kể đến những tác phẩm kí như Nhật ký chìm tàu (1931),
Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963).
Về văn chương của Người, nhà thơ Tố Hữu đã từng nhận định:
“Văn Hồ Chí Minh là tiêu biểu rõ ràng nhất của văn chương mới theophương châm dân tộc, khoa học, đại chúng Hồ Chủ tịch không những là vịlãnh tụ về chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn lớn của nước ta Từnhững sách giáo dục tư tưởng đến những hiệu triệu kêu gọi quốc dân,những thư ngắn gửi cho các cụ phụ lão, cho các chiến sĩ, các thương binh,các thiếu nhi, … văn Hồ Chủ tịch bao giờ cũng bình dị và sâu sắc, sáng rõ
và gọn gàng, mãnh liệt và đầm ấm, thiết thực mà bóng bẩy, lắm khi hàihước kín đáo mà vẫn giữ mức trang nghiêm soi vào trí, thấm vào lòng của
Trang 32nhân dân như ánh sáng mùa xuân ấm áp, nó kết hợp một cách kỳ diệunhững tư tưởng khoa học với điệu cảm, cách nói của dân tộc” [78, 5].
Thơ ca là lĩnh vực nổi bật nhất trong di sản văn học của Nguyễn Ái Quốc
- Hồ Chí Minh Nhật kí trong tù phản ánh tâm hồn và nhân cách của Người
chiến sĩ cách mạng… thử thách nặng nề nhất của chốn lao tù: tình cảm yêunước, yêu thương con người nhiều sâu nặng, một tâm hồn giàu cảm xúc vớithiên nhiên, có bản lĩnh chất thép của một người cộng sản Đó là ánh sáng củatâm hồn, trí tuệ, tư tưởng, của một bậc “Đại trí - Đại nhân - Đại dũng”
Có những bài thơ của Bác mang cảm hứng trữ tình, song biểuhiện theo phương thức tự sự Đặc biệt là khi phân tích và tìm hiểunhững bài thơ chữ Hán của Người ta lại phải hiểu được vị trí của bộphận thơ này trong nền văn học cách mạng Việt Nam Đó là dấu gạchnối giữa cổ điển và hiện đại, là những bài thơ bộc lộ nội tâm sâu kín của
Hồ Chí Minh
Đề tài và nội dung trong thơ chữ Hán của Bác rất phong phú và
đa dạng Có những bài thơ xuất phát từ một sự việc, hiện tượng chẳngnên thơ chút nào nhưng đi vào thơ Bác lại thành hay và độc đáo, mới
lạ Ngôn ngữ thơ rất linh hoạt
Về thể tài, thơ thất ngôn tứ tuyệt chiếm đại đa số và những bài thơchữ Hán của Bác đã đạt đến đỉnh cao với nhiều bài bất hủ Cho nên khiphân tích thơ chữ Hán của Bác cần phải nắm chắc thi pháp thơ thất ngôn
tứ tuyệt, một loại thơ kiệm lời mà nhiều ý, loại thơ thiên về gợi hơn tả, loạithơ coi trọng tứ thơ hơn ý thơ, loại thơ đòi hỏi tư duy khái quát cao màvẫn phải có những chi tiết điển hình để nắm bắt cuộc sống
Đóng góp lớn nhất của thơ chữ Hán của Người là hình tượngcon người chủ động, làm chủ cuộc sống in đậm nét trong những trangthơ Để tìm hiểu và phân tích tác phẩm thơ Hồ Chí Minh cần phải nắmvững những nguyên tắc phân tích tác phẩm văn học nói chung, phươngpháp phân tích thơ, quan niệm của Bác về thơ và đặc điểm thơ Hồ Chí
Trang 33Minh rồi tự xác định cách thức, con đường trực tiếp đi vào từng bài thơ cụthể Thơ trữ tình Hồ Chí Minh là nét gạch nối giữa thơ trữ tình trungđại và thơ trữ tình hiện đại, cho nên chúng tôi dựa vào đặc trưng, đặcđiểm của thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình trung đại, thơ trữ tìnhhiện đại nói riêng, dưới góc độ lý luận để làm cơ sở cho việc nghiên cứu
đề tài này Đặc biệt, để tìm hiểu kỹ hơn những vấn đề phục vụ cho đềtài, chúng tôi quan tâm đến thể loại thơ tuyệt cú hay còn gọi là thơ tứtuyệt của Hồ Chí Minh
“Thơ tứ tuyệt về nghĩa rộng là những bài thơ bốn câu, mỗi câu có
năm chữ hoặc bảy chữ Loại câu có năm chữ gọi là “ngũ ngôn tuyệt cú”hay “ngũ tuyệt” Theo nghĩa hẹp là một dạng của thơ Đường luật cóquy định bằng trắc, niêm, đối Loại này còn gọi là “Luật tuyệt” để phânbiệt với “Cổ tuyệt” là những bài thơ tuyệt cú không làm theo thể thơĐường luật” [24, 318]
Hélène Toumaire, nhà văn, nhà báo phương Tây nhận định: “Ở
Hồ Chí Minh kết hợp được đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái củaChúa, triết học của Mác, thiên tài cách mạng của Lênin và tình cảm củamột người chủ gia tộc.” là xác nhận “những phẩm chất cốt lõi, thườngtrực trong thế giới quan và nhân sinh quan” của Nguyễn Ái Quốc - HồChí Minh với tư cách là tác giả của những tác phẩm báo chí, những ángvăn chính luận nổi tiếng, những truyện và ký mang tính hiện thực sâusắc, tập nhật ký bằng thơ và những vần thơ trữ tình độc đáo Nhữngsáng tác của Người kết tinh của trí tuệ, xúc cảm, tính dân tộc sâu lắng
trong tính thời đại Thơ trữ tình Hồ Chí Minh bao gồm Nhật ký trong
tù với 127 bài thơ viết bằng tiếng Hán; tập Thơ Hồ Chí Minh bao gồm
67 bài thơ viết bằng tiếng Việt (sử dụng thể thơ dân tộc và truyền thống,lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, cả hợp thể và tự do), thơ chữ Hán
có 16 bài (hầu hết là thơ tứ tuyệt) Theo tổng hợp của nhà nghiên cứu
Lê Xuân Đức trong cuốn Đến với những bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí
Trang 34Minh thì về số lượng, căn cứ vào những tập thơ mà các nhà xuất bản đã
in và một số bài thơ được báo chí công bố những năm gần đây, nếu tính
từ bài thơ Thư gửi Hy Mã bá đại nhân ký tên Nguyễn Tất Thành, viết
năm 1913 ở Luân Đôn ghi trên một tờ bưu thiếp gửi cho cụ Phan ChâuTrinh đang ở Pháp, do Nxb Nôvôxti (Liên Xô trước đây) và Nxb Thôngtin - Lí luận (Hà Nội) công bố năm 1990, đến hai bài thơ cuối cùng
Người viết năm 1969: Mừng xuân 1969, Chúc tết các đồng chí cán bộ
đang công tác ở Paris, thì toàn bộ thơ Bác đã được sưu tầm, công bố là
gần 300 bài [50, 18]
Nội dung trữ tình của thơ Hồ Chí Minh rất phong phú và đa dạng.PGS.TS.Nguyễn Huy Quát nhận định: “Khi là tâm sự kín đáo vềtương lai của cách mạng; khi nhớ bạn, nhớ chiến sĩ với tấm lòng củangười cha; khi vui với công việc, với bạn cao niên, với trẻ nhỏ, lúcmừng tin thắng trận báo về; Khi lạc quan yêu đời, say việc nước màkhông nghĩ mình tuổi đã cao…” [65, 122]
Thơ Bác là sự thể hiện tâm hồn cao đẹp, là tư tưởng lớn, là hànhđộng cách mạng, là vũ khí đấu tranh Phạm vi đề tài trong thơ Bác rấtrộng Chất liệu thơ chủ yếu lấy từ cuộc sống, từ thực tế cách mạng sôi nổicủa dân tộc Tác phẩm của Bác đều hướng vào những vấn đề cấp thiết củacuộc sống, bởi vì hơn lúc nào hết, hoàn cảnh ấy phải tập trung cho nhiệm
vụ chính trị của cách mạng: chống thực dân, chống đế quốc, chống phongkiến, giành độc lập tự do và xây dựng chủ nghĩa xã hội Chính vì vậy, thơtrữ tình Hồ Chí Minh, ngoài việc mang đầy đủ những đặc điểm của thơ trữtình nói chung, còn có những nét riêng rất độc đáo Trước tiên, với vị trícủa một người lãnh đạo thơ mang cảm hứng trữ tình Thơ Hồ Chí Minh cógiá trị nhiều mặt “nhưng trước hết nó là cánh cửa mở ra cho các thế hệ nốitiếp nhìn thấy một tâm hồn, một trí tuệ lớn của dân tộc và thời đại”.R.Đơnuy đã viết về phong cách thơ Hồ Chí Minh trên một tạp chí châu Âucủa Pháp như sau: “Thơ Người nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc
Trang 35thanh đạm, có âm thanh trầm lặng, không phô diễn mà cứ cố khép lạitrong thơ” Theo nhận định của GS Nguyễn Đăng Mạnh thì phong cáchthơ trữ tình Hồ Chí Minh được thể hiện nổi bật ở những điểm sau:
Thứ nhất, khiêm tốn, giản dị, hồn nhiên, tự nhiên.
Thứ hai, sự hoà hợp giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại Thứ ba, chất thép là chất thơ, bản chất chiến sĩ ẩn trong hình
Thơ trữ tình của Hồ Chí Minh thường dùng thể tứ tuyệt cổ điển.Mặt khác trong thơ luật, thể tuyệt cú vẫn tự do phóng túng hơn Thơngắn nên phải đòi hỏi tính hàm súc cao Khi đọc thơ Bác có nghĩa làtìm hiểu một tâm hồn vĩ đại chứa đựng một cách hết sức tập trung
trong một vẻ đẹp giản dị hết mực Thơ Bác là đẹp như sự nghiệp vĩ
đại của Bác Cuộc đời, sự nghiệp của Bác là những vần thơ tuyệt đẹp.
Vậy mà, những vần thơ ấy không bao giờ được Bác coi là nghiệp Bácvẫn nói một cách khiêm tốn rằng: “Trong khi đuổi giặc vẫn làm thơ”,
chứ không nhận thơ của mình có sức mạnh đuổi giặc (thoái lỗ thi).
Thế nhưng những bài thơ đó là con số rất có ý nghĩa đối với một đời
thơ Tiêu biểu nhất là tập Nhật ký trong tù hiểu sâu sắc quy luật và đặc
trưng của hoạt động văn chương từ phương diện tư tưởng chính trị đếnnghệ thuật biểu hiện Người sử dụng nó một cách có hiệu quả phục vụcho sự nghiệp cách mạng Điều đó thể hiện trực tiếp trong quan điểmsáng tác của Bác
Trang 36Người xác định vai trò và vị trí to lớn của Người nghệ sĩ và sứ mệnhcủa văn chương và sự nghiệp đấu tranh xã hội, điều này đã được nói rõ
trong bài Cảm tưởng đọc Thiên gia thi:
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
(dịch) “Chất thép” ở đây chính là xu hướng cách mạng, tiến bộ về tư tưởng làcảm hứng đấu tranh xã hội tích cực của thi ca Thật vậy, ta thấy thơ Bác bàinào cũng có thép, câu nào cũng có thép Thép là vũ khí, là chất chiến đấu, làtinh thần chiến sĩ Thực ra đã là thơ văn cách mạng thì đều mang chất thép,đều thể hiện tinh thần chiến sĩ, nhưng thể hiện ở thơ Hồ Chí Minh có khác Nét đặc sắc nhất về phong cách nghệ thuật của tập thơ: đó là sự kếthợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại, chất trữ tình và chất
thép Trong tập thơ Nhật ký trong tù, chất thép được thể hiện đa dạng phong
phú lúc trực tiếp lúc gián tiếp thậm chí có những bài thơ không hề nói đếnchuyện chiến đấu, nói chuyện cách mạng nhưng vẫn toát lên tinh thần thép.Chất thép trong thơ Bác còn được thể hiện gián tiếp qua những cảm xúc trữtình trước cảnh đẹp thiên nhiên, cái tôi trữ tình của nhà thơ thể hiện với tưcách là một người nghệ sĩ và đọc những bài thơ ấy chúng ta như thấy đượctinh thần, ý chí và nghị lực phi thường đầy kiên cường của người chiến sĩ
cộng sản qua bài Ngắm trăng Có thể nói chất thép trong tập Nhật ký trong
tù chính là chất thép trong tinh thần, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng
Hồ Chí Minh được thể hiện qua những vần thơ Kết hợp với cảm xúc trữtình, chất thép có sức rung động trước trái tim người đọc mạnh mẽ
Những nét chính về phong cách nghệ thuật văn chương Hồ ChíMinh kết hợp được sâu sắc từ bên trong mối quan hệ gần chính trị và vănhóa, tư tưởng và nghệ thuật, truyền thống và hiện đại nghĩa là: đem văn họcphục vụ cho chính trị, tư tưởng chính trị được thể hiện thấm nhuần tronghình tượng văn học, giữa chính trị và văn học có sự kết hợp nhuần nhuyễn
Trang 372.1.2 Ngôn ngữ thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
Ngôn ngữ thơ Bác rất trong sáng, giản dị Cấu tứ cũng chịu ảnh
hưởng của thơ trung đại, đó là tạo dựng các mối quan hệ giữa quá khứ vàhiện tại, giữa động và tĩnh, giữa hư và thực, giữa cảnh và tình…gợi nên ởngười đọc những liên tưởng và có mối đồng cảm với thi nhân Thơ trung đạirất hàm súc, có những ý nghĩa rộng lớn sâu xa được thể hiện bằng những bàithơ ngắn gọn Thơ Bác cũng mang những đặc điểm đó và còn vượt ra khỏithi pháp thơ trung đại để hướng tới thi pháp thơ hiện đại Đó là ngôn ngữthơ không hề bị gò bó mà rất linh hoạt, giản dị, có khi như lời nói thường,chỉ cần lột tả được cái cần nói là Bác không ngại ngần để đưa vào trong
thơ… Ngôn ngữ thơ Bác giàu hình ảnh và nhạc điệu, hàm súc mà bình dị, cổ
kính hoa lệ mà tự nhiên hóm hỉnh Thơ Bác còn là tiếng cười, là nụ cười hàihước châm biếm
Trong tuyển tập, còn có rất nhiều tư liệu thú vị về tác phẩm này.GS.Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: “Nhà thơ Trung Quốc Quách Mạt Nhượcnhận thấy trong Nhật ký trong tù có một số bài rất hay, nếu đặt lẫn vào trongtập thơ của những thi nhân đời Đường, đời Tống thì khó mà phân biệtđược” Dĩ nhiên, đó không phải chỉ là nhận xét về chỗ tương đồng giữa thơBác với thơ cổ điển của Trung Hoa về bút pháp, phong cách mà còn là một
cách đánh giá cao về phẩm chất nghệ thuật của Nhật ký trong tù.
Nhưng thơ Bác đâu phải chỉ có Đường với Tống Những độc giả sànhsỏi, nhất là độc giả phương Tây lại nhìn thấy ở thơ Người, bên cạnh màu sắccổ điển là “tính chất táo bạo hiện đại” Người ta còn tìm ra trong nhiều vầnthơ của Bác chỗ này có chất u-mua của người Anh, chỗ kia phảng phất nụcười của người Pháp…
Lâu nay trong việc hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm văn học, cáccâu hỏi thường thiên về khai thác nội dung mà chưa quan tâm đích đáng đếncái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ Do vậy có thể thấy bản chất củacâu hỏi tích hợp cần được thể hiện trong giờ Ngữ văn 7 là: hướng dẫn học
Trang 38sinh vận dụng những kiến thức và kỹ năng về tiếng để cảm nhận và “giảimã” những nội dung tiềm ẩn sâu sắc trong các tác phẩm văn chương, trên cơ
sở đó thực hành tạo lập các văn bản
Trong Thuế máu Bác đưa ra dẫn chứng thực tế, lập luận chặt chẽ, câu
hỏi phản bác có giá trị tố cáo: bản chất lừa bịp trắng trợn của chính quyềnthực dân Giọng văn hùng hồn, rắn rỏi: Người bóc trần bản chất đê tiện củachính quyền thực dân, bày tỏ thái độ đồng cảm, sẻ chia Ngôn ngữ tác phẩmmang màu sắc trào phúng rõ nét Những từ ngữ mỉa mai như: “con yêu”
“chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệtquế”, “lấy xương mình chạm lên những chiếc gậy của các ngài thống chế”,
“vật liệu biết nói” vừa phơi bày bản chất dã man của chủ nghĩa thực dân,vừa tô đậm số phận bi thảm của người dân thuộc địa Với nghệ thuật gậyông đập lưng ông, dùng hàng loạt các câu hỏi tu từ để bóc trần bản chất lừabịp, vô liêm sỉ của chúng
Ngôn ngữ trong Tuyên ngôn độc lập là ngôn ngữ chính luận, ngôn
ngữ kết tinh một thứ tiếng Việt mới mẻ và hiện đại, một áng hùng văn đầyxúc cảm và một ý chí sắt đá: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự dođộc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập Toàn thể dân tộcViệt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải đểgiữ vững quyền tự do, độc lập ấy” Đây là một tuyên ngôn về chủ quyền dântộc theo thông lệ của các chuẩn mực phải dùng ngôn ngữ luật pháp chứkhông phải ngôn ngữ hành chính để thể hiện, để nêu một chân lý kháchquan “mọi người sinh ra đều có quyền tự do, bình đẳng”
Ngôn từ giản dị nhưng liên kết chặt chẽ, lôgic và mạch lạc, khô
mà không cứng lại rất đanh thép mà sắc sảo Đây là nòng cốt để khaithác lập luận cơ bản, lập luận về quyền dân tộc, lập luận về thực dânPháp đã vi phạm các quyền đó, lập luận về thời cơ của vận nước, lậpluận về quyền và trách nhiệm của dân tộc Việt Nam, về quyết tâm của
Trang 39Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong việc giữ gìn quyền và tráchnhiệm của dân tộc Việt Nam, giữ gìn độc lập tự do, lời của bản Tuyênngôn vang lên thật trang trọng.
Tác phẩm Đường kách mệnh (1927) được viết bằng ngôn ngữ Việt
khác với kiểu ngôn ngữ đương thời, được diễn đạt nhằm làm cho người dân
dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ truyền đạt Bằng một thứ tiếng mẹ đẻ hiện đại,
Bác đã khéo giới thiệu những nội dung kinh điển có trong Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản (Mác và Ăngghen, 1848) Với thực tiễn nóng bỏng, ngôn
ngữ Tuyên ngôn độc lập được coi là ngôn ngữ của một văn kiện chính trị
lớn hướng đến “quốc dân và thế giới” bố cáo trước toàn dân về vận mệnhquốc gia, dân tộc Ngôn ngữ của Người rất kiên định và cương quyếtnhưng cũng rất chân thành và tha thiết, lịch lãm mà không màu mè, giả
tạo Theo R Jakobson, ngôn ngữ thơ mang tính chất tự quy chiếu, khác
với tính chất quy chiếu của ngôn ngữ văn xuôi Do tính chất tự quy chiếunày, nói đến thơ là nói đến sự hoạt động của nguyên lý tương đương trêntất cả các cấp độ của tổ chức bài thơ Sự trùng điệp mà người ta thườngnhận thấy trong bài thơ thực ra chỉ là một biểu hiện của tính chất tự quychiếu đó của ngôn ngữ thơ “Thi trung hữu hoạ” Cách tạo hình ảnh
trong thơ do ngôn ngữ cung cấp hoặc bằng miêu tả trực tiếp Ngôn ngữ
có nhiều cách chuyển nghĩa tạo ý Thơ thường dùng cách đó để miêu tả cuộc sống Cái hay của thơ thường là ở chỗ “ý tại ngôn ngoại” Phải giải toả
“hàng rào ngôn ngữ” cho học sinh
Thơ có nhiều cách tạo nhạc điệu Các cách tạo ra nhạc điệu củathơ là do ngôn ngữ cung cấp cho Âm thanh, nhịp điệu, vần, vốn cótrong tiếng nói của con người nhưng chỉ khi lời nói muốn biểu hiện tìnhcảm và hiệu quả tâm lý thì vai trò của các yếu tố đó mới tăng lên Khilời nói trở thành thơ, thành lời văn tức là lời nói nghệ thuật thì vai tròcủa chúng càng đặc biệt quan trọng Từ đặc trưng cơ bản về thơ trên,tác giả Trần Thanh Đạm đã lấy quan niệm của nhà thơ Sóng Hồng để
Trang 40tóm tắt một định nghĩa về thơ: Thơ là sự thể hiện con người và thờiđại một cách cao đẹp…Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh
vi Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháytrong lòng Nhưng thơ là tình cảm và lý trí ấy được diễn đạt bằngnhững hình tượng đẹp đẽ, qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạcđiệu khác thường [19, 35-36]
Thơ có nhiều loại, nhưng khi nói đến thơ, người ta trước hết hiểurằng đó là thơ trữ tình Bởi vì thơ, về cơ bản thuộc loại hình trữ tình, dùtrong thơ có thể chứa đựng những yếu tố tự sự, kịch hay nghị luận Cáchtạo hình ảnh trong thơ do ngôn ngữ cung cấp hoặc bằng miêu tả trực tiếp.Ngôn ngữ có nhiều cách chuyển nghĩa tạo ý Thơ thường dùng cách đó đểmiêu tả cuộc sống
Tìm hiểu về ngôn ngữ trong thơ Bác là ta đã tìm gặp một phongcách mà ở đó “cái vĩ đại gắn với cái giản dị” Phong cách ấy xuyênsuốt, thấm đượm trong những tác phẩm của Bác Hồ Chí Minh chịu ảnhhửởng của thơ Đường là do yếu tố lịch sử Đặc biệt là ngôn phong thơĐường vốn hàm súc, nhiều ước lệ, “ý tại ngôn ngoại” nên rất phù hợp vớinhu cầu giãi bày tình cảm một cách tinh tế, kín đáo Tuy nhiên, thơ chữHán của Hồ Chí Minh có những điểm riêng khác với thơ Đường Đó là,ngoài việc sử dụng một cách tinh xác và tự nhiên cả hai hệ thống của tiếngHán: văn ngôn và bạch thoại, ngôn ngữ thơ Hồ Chí Minh rất bình dị
Ví dụ: Bác dùng từ “quân cơ”, “quân sự”, “quân vụ” trong cáccâu thơ sau đủ để thấy tính chính xác của mỗi từ được sử dụng:
Quân cơ quốc kế thương đàm liễu
(Việc quân, việc nước bàn xong)
(Đối nguyệt)
Vì vậy, cần đặt câu hỏi giản dị linh hoạt giúp học sinh hiểu được ýnghĩa chính trong nội hàm của từ ngữ, điển cố