Phong Lê với quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ BẮC YẾN
PHONG LÊ VỚI QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THƠ VĂN
NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN - 2007
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ BẮC YẾN
PHONG LÊ VỚI QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THƠ VĂN
NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS: Trần Thị Việt Trung
THÁI NGUYÊN - 2007
Trang 32.2.3 Phong Lê với việc tìm hiểu phong cách thơ văn của Bác 71
2.2.4 Thơ văn của Bác –“ Thế giới không cùng cho những khám phá.” 76
Trang 4Chương 3: Một số đặc điểm về nghệ thuật trong quá trình nghiên 80
cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh của Phong Lê
3.1 Phong Lê với việc đặt đối tượng nghiên cứu trong một tổng thể 80 thống nhất của các mối quan hệ phong phú và phức tạp
3.2 Khái quát hoá - một đặc điểm nổi bật trong phương pháp 89 NCPB của Phong Lê
3.3 Phát hiện những nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ văn Bác Hồ 94
3.4 Một năng lực nghiên cứu dồi dào và những trang viết ngập tràn 99 cảm xúc
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 NCPB: Nghiên cứu phê bình
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, là
người Anh hùng giải phóng dân tộc và là một Danh nhân Văn hoá thế giới Bác là một tác gia văn học lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại Người đã để lại cho nền văn học dân tộc ở thế kỷ XX một khối lượng tác phẩm lớn
thuộc nhiều thể loại, viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và từ nhiều năm nay
thơ văn của Bác được đưa vào giảng dạy trong môn Văn của các trường phổ thông, Đại học, Cao đẳng Chính vì vậy, sự nghiệp văn chương của Người là một đề tài lớn thu hút nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học, nhiều nhà giáo, nhiều người quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu Tuy nhiên, những người nghiên cứu một cách hệ thống, một cách bền bỉ, tâm huyết và khẳng định được tiếng nói của mình trong việc nghiên cứu về thơ văn của Người đến nay
chưa nhiều, có thể điểm được tên các nhà nghiên cứu đó như: Hà Minh Đức,
Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh…
Nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê là một trong số ít đó, đến nay ông đã có cả một quá trình 30 năm theo đuổi nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với tất cả sự kính trọng, niềm say mê, sáng tạo đầy tâm huyết của mình Tìm hiểu quá trình nghiên cứu phê bình của Phong Lê về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một công việc rất có ý nghĩa, bởi chẳng những khẳng định được sự đóng góp quan trọng của ông trong lĩnh vực nghiên cứu thơ văn Bác Hồ nói riêng mà còn thấy được sự đóng góp của ông đối với sự nghiệp lý luận phê bình văn học Việt Nam hiện đại nói chung Đồng thời qua việc nghiên cứu này, người viết hy vọng sẽ góp tiếng nói vào việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật cũng như tư tưởng nghệ thuật của nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê với tư cách một tác gia văn học Việt Nam hiện đại
Trang 7Qua việc bước đầu tìm hiểu quá trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê về sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sẽ giúp ích cho bản thân người viết luận văn trong công việc giảng dạy thơ văn của Bác ở nhà trường phổ thông nói riêng, trong thời sự hiểu biết về một tác gia nghiên cứu phê bình Văn học hiện đại lớn và có uy tín của đời sống văn học Việt Nam hiện đại hiện nay nói chung
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, việc nghiên cứu về thơ văn của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã diễn ra một cách rất phong phú và rộng rãi, đặc biệt kể từ
khi Người được thế giới công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới Theo
thống kê chưa đầy đủ hiện nay của chúng tôi, ở trong nước các công trình nghiên cứu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh lên tới con số hàng nghìn, các công trình nghiên cứu riêng về thơ văn của Bác đã lên tới con số hàng trăm Trong số đó nổi bật lên một số tác giả đã từng có quá trình nghiên cứu trên dưới 30 năm về thơ văn của Người và đã có những đóng góp đúng đắn, khẳng
định việc tôn vinh các giá trị những sáng tác của Bác, của một Danh nhân văn
hoá thế giới Đồng thời những đóng góp của họ có ảnh hưởng khá rõ nét đến
những người nghiên cứu phê bình, những người yêu thích thơ văn của Bác khác, nhất là các cây bút phê bình trẻ hiện nay và các giáo viên dạy văn ở các trường phổ thông, Cao đẳng và Đại học Phong Lê là một trong những nhà nghiên cứu phê bình văn học tiêu biểu có uy tín như vậy ở lĩnh vực nghiên cứu này
Tuy nhiên, cho đến nay những bài viết, những nghiên cứu về nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê chưa phong phú và đặc biệt những bài viết về nghiên cứu của ông ở mảng thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh vẫn còn ít ỏi Có một số bài viết về đề tài Phong Lê nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, nhưng mới chỉ xuất hiện ở dạng bài viết lẻ
Trang 8tẻ đăng trên các báo, tạp chí, trong các cuốn sách giới thiệu các gương mặt nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam hiện đại nói chung như:
Bài viết giới thiệu về Phong Lê trong cuốn Nghệ tĩnh – gương mặt nhà
văn hiện đại 1990 của Phan Diễm Phương Phan Diễm Phương cho rằng nhà
nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê nghiên cứu về thơ văn của Bác theo cách khái quát: “Đặt vấn đề rộng ra” trong đời sống văn học ở thế kỷ XX
Bài viết của Nguyễn Đăng Điệp có tên Viết như một ám ảnh (Văn hoá
số 908 tháng 7/2003) Tác giả cho rằng nhà nghiên cứu Phong Lê là “một
trong những chuyên gia có uy tín” trong nghiên cứu về tác gia Nguyễn Ái
Quốc – Hồ Chí Minh Trong bài viết Phong Lê và Văn học Việt Nam hiện đại,
Tạp chí nghiên cứu văn học số 9/2004), Vũ Văn Sỹ khẳng định rằng tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và Nam Cao là hai tác gia lớn nhà nghiên
cứu Phong Lê dành nhiều tâm huyết Bài Phong Lê và cụm công trình được
giải thưởng Nhà nước của Bích Thu (Báo Văn nghệ số 12/2006) Tác giả bài báo cho rằng nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê đã đi sâu vào phân tích để khẳng định vai trò của Bác trong văn học đầu thế kỷ đáp ứng hai yêu cầu lớn của thời đại đặt ra cho văn học là cách mạng hoá và hiện đại hoá Lưu
Khánh Thơ có bài Về văn học Việt Nam hiện đại – Nghĩ tiếp …của Phong Lê
(Báo Văn nghệ số 22/2006) Trong bài viết, Lưu Khánh Thơ chỉ ra rằng với những hướng tiếp cận và suy nghĩ riêng, Phong Lê đã góp phần cùng các chuyên gia có uy tín trong nghiên cứu về tác gia Hồ Chí Minh khẳng định thành tựu và những giá trị nhiều mặt về thơ văn của Người Bài viết đăng trên báo Văn nghệ số 44/2006
Nổi bật lên là một số bài viết cụ thể về nghiên cứu phê bình của Phong
Lê với thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của hai tác giả: Nguyễn Thanh Tú và Hồ Hoàng Thanh
Trang 9Nguyễn Thanh Tú trong bài viết đăng trên Báo Văn nghệ số 44/2006 có
nhan đề Người của Nghề và Nghiệp cho rằng Phong Lê có hướng nghiên cứu
về thơ văn của Bác là đặt thơ văn của Người trong bối cảnh rộng của lịch sử để thấy vai trò của Bác trong nền văn học dân tộc thế kỷ XX và chứng minh “ở bất cứ lĩnh vực nào Người cũng tìm được sự nhất trí tối ưu giữa tư tưởng và hành động”, Người đã sử dụng văn chương vào mục đích cách mạng Tác giả của bài viết đã chỉ ra một vài đóng góp của nhà nghiên cứu Phong Lê ở đề
tài này Bài thứ hai của Nguyễn Thanh Tú có nhan đề Cuốn sách góp phần
phác hoạ chân dung tổng thể Hồ Chí Minh - đọc Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí
Minh: Hành trình thơ văn hành trình dân tộc của Phong Lê - (NXB Lao
động 2000) ( Văn học Việt Nam hiện đại một góc nhìn – 2003) Nguyễn
Thanh Tú đã nhận xét rằng: Phong Lê nghiên cứu về sự nghiệp văn chương của Bác trong bối cảnh tổng thể của văn học, trước hai yêu cầu trong thời đại và thơ văn của Bác đã giải quyết được cả hai yêu cầu là cách mạng hoá và hiện đại hoá Tác giả Nguyễn Thanh Tú đã phân tích khá thuyết phục những khám phá, phát hiện mới của Phong Lê về thơ văn Bác Hồ trong cuốn sách này của ông
Hồ Hoàng Thanh trong bài viết Đọc “Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại” (Phong Lê) ( Về cái chân thật nghệ thuật – NXB Đà
Nẵng – 2004) đã đi sâu phân tích, khẳng định rằng những nghiên cứu của
Phong Lê về đề tài thơ văn của Bác Hồ là công trình nghiên cứu nghiêm túc, có hệ thống mạch lạc đem lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc
Nhìn chung các ý kiến nhận xét, đánh giá trên về nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê ở mảng đề tài thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đều thống nhất ở một điểm là đề cập đến hướng khai thác tiếp cận, cách diễn đạt của ông đối với đối tượng nghiên cứu là thơ văn Bác Hồ Các ý kiến
Trang 10đánh giá này theo chúng tôi cơ bản đã đúng và trúng với những nghiên cứu của Phong Lê Thực tế cho thấy các ý kiến này chưa thành hệ thống mà chỉ dừng lại ở mức khái quát, ít có sự lý giải phân tích toàn diện suốt quá trình nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của Phong Lê Nhưng đó lại là những điều quý báu gợi và giúp cho người viết luận văn mong muốn tìm hiểu sâu hơn, có hệ thống hơn về công trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê với mảng đề tài về thơ văn của Người
3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê là một tác giả có uy tín, là một trong những cây bút lớn của giới nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam sau thời kì Đổi mới – 1986 Tuy nhiên, việc khắc hoạ chân dung của nhà nghiên cứu phê bình văn học này đến nay vẫn chưa thật sự được giới nghiên cứu phê bình văn học quan tâm một cách đúng mức, ngay ở cả mảng thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh - một mảng đề tài lớn, nổi bật trong quá trình nghiên cứu của ông, mảng đề tài mà ông tâm đắc và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu, vẫn chưa có người nghiên cứu một cách thấu đáo đầy đủ, một cách hệ thống, toàn diện Do đó chúng tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu với hy vọng góp phần vào việc xây dựng chân dung nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê ở mảng đề tài mà ông tâm huyết nhất, có nhiều thành công cũng như có nhiều ảnh hưởng nhất đến với những người khác nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
4 ĐỐI TƢỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi cần phải đọc, tham khảo và nghiên cứu các loại tài liệu sau:
4.1 Toàn bộ những bài viết, những công trình nghiên cứu của Phong Lê về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
4.2 Một số công trình nghiên cứu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của một số tác giả khác để so sánh với tác giả Phong Lê nhằm làm rõ những
Trang 11khám phá riêng biệt của ông về đề tài này (đặc biệt là các tác giả, nghiên cứu phê bình văn học có uy tín đương thời như: Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức …)
4.3 Các bài viết, các công trình nghiên cứu về Phong Lê, đặc biệt là các bài viết, các công trình nghiên cứu có liên quan đến mảng đề tài nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của Phong Lê
4.4 Một số sách, tài liệu về lý luận, lý thuyết để làm công cụ lý thuyết, lý luận nghiên cứu về tác giả Phong Lê
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
5.1 Luận văn nghiên cứu phân tích và khẳng định những khám phá, phát hiện đúng đắn, sâu sắc đầy sáng tạo của Phong Lê trong các công trình nghiên cứu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh Từ đó chỉ ra những đóng góp quan trọng của nhà nghiên cứu phê bình văn học Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, một cách khoa học và đúng đắn
5.2 Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu trên, luận văn tiếp tục làm rõ và khẳng định vai trò, vị trí nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê ở mảng nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của ông nói riêng và trong việc nghiên cứu phê bình các tác giả thơ văn hiện đại văn học Việt Nam nói chung
5.3 Luận văn góp phần xây dựng chân dung nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê như là một gương mặt tiêu biểu của đội ngũ các nhà nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam hiện đại từ sau thời kỳ Đổi mới – 1986 Từ đó luận văn hy vọng chỉ ra một số đặc điểm về tư tưởng nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê ở mảng đề tài nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của ông Đó vừa là nhiệm vụ nghiên cứu vừa là những đóng góp của luận văn
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 12Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và chủ yếu là các phương pháp sau:
6.1 Phương pháp nghiên cứu tác gia văn học 6.2 Phương pháp thống kê, so sánh
6.3 Phương pháp phân tích tác phẩm, tác gia văn học và các phương pháp tổng hợp khác
7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm có các phần như sau: Phần Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài 2 Lịch sử vấn đề
3 Mục đích nghiên cứu
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5 Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của luận văn 6 Phương pháp nghiên cứu
7 Cấu trúc của luận văn Phần Nội dung
Nội dung chính của luận văn được triển khai theo 3 bước:
Chương 1: Phong Lê với quá trình 30 năm nghiên cứu về thơ văn
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Chương 2: Cách tiếp cận thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của
nhà NCPB Phong Lê
Chương 3: Một số đặc điểm về nghệ thuật trong quá trình nghiên cứu
thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cuả Phong Lê Phần Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang 13PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1
PHONG LÊ VỚI QUÁ TRÌNH 30 NĂM NGHIÊN CỨU VỀ THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
Trong số những gương mặt tiêu biểu của chuyên ngành NCPB văn học Ở nước ta từ sau thời kỳ Đổi mới (1986) đến nay, nhà NCPB văn học Phong Lê để lại ấn tượng sâu sắc đối với những người quan tâm tới đời sống văn học nước nhà Ông là một chuyên gia trong lĩnh vực NCPB văn học Việt Nam hiện đại và là một trong số những người có quá trình nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh bền bỉ và sâu sắc ở nước ta hiện nay
1.1 Con người và sự nghiệp NCPB văn học của Phong Lê
1.1.1 Vài nét về nhà NCPB văn học Phong Lê
Nhà NCPB văn học Phong Lê có tên khai sinh là Lê Phong Sừ Ông sinh ngày 10-11-1938 tại Sơn Trà - Hương Sơn – Hà Tĩnh, hiện nay ông đang sống tại Hà Nội
Phong Lê được sinh trưởng trong một gia đình có người cha làm nghề dạy học Cha ông là một thầy giáo trường làng, một người chăm lo cho sự học của con cháu trong nhà trong họ, trong làng xóm một cách tự nhiên, không gò bó, đe nẹt theo lối của các nhà Nho xưa Đối với ông, người cha đóng vai trò quan trọng trong con đường học hành và lập nghiệp của ông, đó là người tạo một khởi động quyết liệt cho ông từ một cậu bé trường làng trở thành người sinh viên ở Hà Nội vào năm 1956 Mẹ ông là con một nhà Nho nổi tiếng trong vùng nhưng chịu khó, chịu khổ, lam lũ, tần tảo để nuôi chồng nuôi con Ông được thừa hưởng tính cách mạnh mẽ, quyết liệt từ người cha và sự bền bỉ cần cù của người mẹ Với sự hiểu biết, sự hy sinh cùng những quyết tâm trong chí hướng giúp con lập nghiệp của các bậc sinh thành ra mình, Phong Lê đã may
Trang 14mắn trong học hành và đi theo con đường nghiên cứu văn chương mà ông đã lựa chọn
Làng quê của ông là một xóm nghèo ven chân núi Mồng Gà của Sơn Trà - Hương Sơn – Nghệ Tĩnh, một làng quê hẻo lánh của dải đất miền Trung nép mình giữa núi và biển, quanh năm khắc khổ trong nắng gió, lụt bão Ở đó có dòng sông La, có ngã ba Linh Cảm đã đi vào những bài ca sống mãi cùng năm tháng mà mỗi lần có dịp về quê Phong Lê thường dầm chân lâu trong dòng nước mát để cảm nhận được tình quê trong đó Đó là mảnh đất được nhiều người biết đến bởi ở đó có những con người lam lũ, cần cù, nhọc nhằn trong kiếm sống và có truyền thống hiếu học Đặc biệt, Hà Tĩnh được coi là mảnh đất có duyên với văn chương Nơi đây có bao trí thức lên đường lập nghiệp trong đó có rất nhiều người trở thành nhà thơ, nhà văn mà tên tuổi của họ đã trở nên quen thuộc trong nền văn học dân tộc như: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Huy Cận, Xuân Diệu, Chính Hữu… Đó là nơi Phong Lê đã gắn bó, là nơi chứa đầy kỷ niệm buồn vui của một thời niên thiếu ở ông về cuộc sống nghèo khó hằn sâu trong những con người nơi đây, qua những thăng trầm của lịch sử đất nước Phong Lê mang trong mình những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đó là một hành trang quý đối với ông trong cuộc sống và trong công việc
Sinh ra và lớn lên từ Hà Tĩnh nhưng Phong Lê lại lập nghiệp và trưởng thành ở Thủ đô ngàn năm văn hiến Đối với ông Hà Nội là quê hương thứ hai, là mảnh đất đem lại cho ông một sự nghiệp của cả một đời người Ông đã từng tâm sự: “Nếu không ở Hà Nội, không có những tên tuổi mình từng quí chuộng và ngưỡng mộ và viết ở Hà Nội, không có thầy và bạn bè ở Hà Nội, không có những đam mê và quyến rũ ở Hà Nội …, nhất định không có những trang viết nói hộ cho tôi biết bao điều về một sự nghiệp tôi nguyện chung thuỷ suốt hơn 40 năm qua” [18,tr.5]
Trang 15Có thể nói hai miền quê yêu dấu, quê sinh và quê ở đã tạo nên một nhà NCPB văn học Việt Nam danh tiếng, có những đóng góp lớn cho sự nghiệp NCPB văn học Việt Nam hiện đại nói chung và sự phát triển của Viện Văn học nói riêng ở chỗ trong vai trò là một chuyên gia NCPB văn học và lãnh đạo Viện, Phong Lê đã góp phần đưa Viện Văn học thành một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn đối với giới khoa học và bạn đọc nói chung
Tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vào năm 1959, Phong Lê về công tác tại Viện Văn học ngay cuối năm đó Từ khi nhận công tác đến nay ông luôn gắn bó chung thuỷ với Viện Văn học Đối với ông Viện Văn học là nơi chứng kiến sự trưởng thành của ông, theo Phong Lê, đó là mái nhà ấm cúng đầy tin tưởng trong cuộc sống và trong công việc của ông Ông đã tâm sự rằng: “Viện là nơi tôi trưởng thành Nơi tôi có nhiều thế hệ bạn bè, trong đó cũng còn lưu lại một số người thầy đáng quý như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh…, qua họ tôi tu dưỡng nghề nghiệp Và đặc biệt qua họ tôi học cách viết văn sao cho có ý tưởng mới mẻ và có giọng điệu trong văn” [19, tr.378]
Trong suốt hơn 40 năm công tác tại Viện Văn học, ông đã có nhiều đóng góp, cống hiến trong lĩnh vực khoa học cả về chuyên môn và công tác quản lý đối với Viện Văn học nói riêng và đối với lĩnh vực NCPB văn học Việt nam hiện đại nói chung
Năm 1968, Phong Lê được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam Ông là tổng biên tập Tạp chí Văn học lâu năm ở Viện và giữ cương vị Viện trưởng Viện Văn học suốt bẩy năm liền, từ năm 1988 đến năm 1995 Ông là hội viên Hội Văn học Việt Nam từ năm 1979 Năm 1984 ông nhận học hàm Phó Giáo sư ở tuổi 46 và đến năm 1991 nhận học hàm Giáo sư Năm 2005 Phong Lê được vinh dự nhận giải thưởng Nhà nước về Khoa học, một giải thưởng cao quý đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học nói chung
Trang 16Phong Lê đã từng tham gia giảng dạy ở nhiều trường Đại học trong cả nước, đặc biệt là giảng dạy hệ đào tạo sau Đại học Tính đến năm 2006, ông đã hướng dẫn thành công trên 30 luận văn Thạc sĩ, 15 luận văn Tiến sĩ Trong số những học trò của ông có nhiều người trưởng thành trong lĩnh vực khoa học cũng như lĩnh vực quản lý trong và ngoài Viện Văn học
Nếu ai đã có dịp gặp gỡ hoặc tiếp xúc với Phong Lê thì đều nhận thấy ở ông một con người đôn hậu, bộc trực, giản dị, chân thành Còn trong công việc ông là người chí thú say mê, có trách nhiệm cao ở mọi lĩnh vực, mọi vị trí Là một biên tập viên, ông không ngừng học hỏi ở các bậc tiền bối như Hoài Thanh, Nam Mộc (bút danh Sơn Tùng), Vũ Đức Phúc… và say sưa tâm huyết với công việc Khi trở thành Tổng biên tập ông luôn trăn trở với trách nhiệm của mình là để Tạp chí phát triển sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội và nhu cầu của người đọc Với cương vị Viện trưởng Viện Văn học, trong trách nhiệm của người quản lý ông đặc biệt quan tâm tới sự phát triển của Viện theo hướng chuyên môn Với công việc của một nhà NCPB văn học, ông coi đó là một nghề – nghề viết, và ông đi cùng với nó, cùng những nhọc mệt và nguồn vui Gần 50 năm qua, Phong Lê “tận tâm tận lực”, “cày xới trên cánh đồng học thuật văn chương nước Việt” và ông chuyên sâu nghiên cứu phần văn học Việt Nam hiện đại Với niềm đam mê tìm tòi, với trách nhiệm và tâm huyết của người say nghề nghiệp, ông đã thực hiện nghiêm túc công việc của một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp Với ông viết là một thứ lao động vất vả, dầy công và là niềm vui, đòi hỏi người viết phải có thái độ nghiêm túc Đến nay bước vào tuổi 70 nhưng ông vẫn miệt mài đam mê trên các trang viết Sự say mê nhiệt tình trong công việc đã giúp ông tích luỹ được vốn kinh nghiệm nghề nghiệp lớn, tạo được niềm vui trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học
Trang 17Ta bắt gặp trong Phong Lê một tư thế chủ động trong công việc đặc biệt là công việc nghiên cứu văn chương Chính sự chủ động đó đã tạo nên thành công trong các công trình NCPB văn học của ông Công việc của một người NCPB văn học đem đến cho Phong Lê niềm vui lớn Viết đã trở thành niềm đam mê hứng khởi, thành định hướng cho một đời nghề nghiệp của ông Ông tâm sự: “Ở đời như bất cứ ai mỗi người đều phải chọn cho mình lấy một nghề, tuỳ theo ham thích và khả năng của mình, khi thấy nghề đó là một cần thiết của xã hội Cũng như mọi người, tôi đã chọn một nghề và tôi đi cùng với nó” Phong Lê đã trở thành một nhà NCPB văn học Việt Nam hiện đại có những thành tựu lớn đóng góp cho sự phát triển của ngành NCPB văn học Việt Nam và nền văn học nước nhà
1.1.2 Vài nét về sự nghiệp NCPB văn học của Phong Lê
Bước vào nghề từ đầu năm 1960 cho đến nay, Phong Lê gắn bó và trở thành cây bút NCPB văn học Việt Nam hiện đại tiêu biểu, nhất là sau thời kỳ Đổi mới đến nay
Trước thời kỳ Đổi mới, cùng với văn học nói chung, ngành NCPB văn học phát triển theo sự định hướng của Đảng, nhằm hướng tới một nền văn học mới phù hợp với dân tộc và thời đại Với tư cách là một hoạt động chuyên môn có tính chất đặc thù riêng, ngành NCPB văn học Việt Nam hiện đại đã tập trung vào khẳng định các thành tựu của văn học cách mạng, đấu tranh chống lại các hiện tượng văn học đi ngược đường lối văn học cách mạng NCPB văn học đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại với quan điểm thẩm mĩ phù hợp với dân tộc trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước Các nhà nghiên cứu có ý thức trân trọng, giữ gìn bảo vệ những thành tựu văn học phục vụ quần chúng cách mạng, hướng các hiện tượng văn học theo một quỹ đạo chung thống nhất phục vụ cho cuộc sống chiến đấu và xây dựng của nhân dân, phù hợp với mục tiêu cách mạng
Trang 18cụ thể Các nhà phê bình văn học thường tập trung biểu dương các sáng tác của công, nông, binh, phản ánh đời sống chiến đấu và lao động khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là “đón nhận nồng nhiệt các sáng tác từ miền Nam tuyến lửa” như các sáng tác của Lê Anh Xuân, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng … Đồng thời các nhà phê bình đã thẳng thắn phê phán những rơi rớt của thơ ca tiểu tư sản, hoặc các biểu hiện thiếu tính Đảng, lệch lạc trong tư tưởng của một số tác phẩm Giới NCPB văn học thời kỳ này thường coi trọng vấn đề: đề tài, chủ đề, điển hình hoá, thế giới quan… của các tác giả văn học Những nhà NCPB văn học thời kỳ này thường là những trí thức yêu nước, là những người nghệ sĩ, tâm huyết vì sự phát triển của nền văn học nước nhà, tiêu biểu như: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Cao Huy Đỉnh, Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Phan Cự Đệ, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Nhị Ca, Phong Lê, Hà Minh Đức, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đình Thi…
Do điều kiện lịch sử cụ thể, NCPB văn học không tránh khỏi hạn chế là sự nhìn nhận “giản đơn, sơ lược” trong đánh giá và định hướng phát triển cho nền văn học, do đó chưa khai thác hết đặc trưng thẩm mĩ vốn có của nền văn chương, chưa kích thích phát huy triệt để được cá tính sáng tạo của nhà văn trong các sáng tác ở trong giai đoạn này Đây cũng là hạn chế chung của cả nền văn học dân tộc thời kỳ đó Trong chặng đường 40 năm trước thời kỳ Đổi mới, NCPB văn học đã hoàn thành sứ mệnh là khẳng định nền văn học mới với những giá trị nghệ thuật mới, tạo tiền đề cho sự phát triển của văn học theo xu hướng phù hợp với thời đại nói chung và sự phát triển của ngành NCPB văn học Việt Nam hiện đại nói riêng
Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI của Đảng đã thổi một luồng gió mới vào văn học, đem lại sự khởi sắc cho nền văn học Việt Nam ở thời kỳ lịch sử mới NCPB văn học “vào cuộc” và đã phát huy hết vai trò đối với sự phát triển của nền văn học
Trang 19nói chung Các nhà NCPB văn học có điều kiện đánh giá khách quan hơn những thành tựu văn học trước cách mạng Tháng Tám như phong trào Thơ mới, văn xuôi của nhóm Tự lực văn đoàn… mà thời kỳ trước chưa có dịp bàn đến Một số tác giả như: Vũ Trọng Phụng, Phạm Quỳnh, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Tuân (trước cách mạng), Vũ Hoàng Chương…, được giới nghiên cứu đánh giá toàn diện về những đóng góp của họ cho sự phát triển của nền văn học dân tộc Đối với văn học cách mạng giai đoạn 1945-1975, NCPB văn học đã đánh giá lại những điều còn bất cập bên cạnh việc trân trọng các thành tựu về nội dung và thi pháp của giai đoạn này Trên tinh thần xây dựng một nền văn học tiến bộ của nước nhà, các nhà nghiên cứu đã tìm ra các giá trị nghệ thuật trong một số sáng tác trước đây bị quy chụp vội vàng oan sai, trả lại sự công bằng cho sáng tác nghệ thuật của một số tác giả như Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Hoàng Cầm Các nhà nghiên cứu và phê bình văn học đã theo sát sự phát triển các tác phẩm văn học đương đại Với “những cuộc trao đổi cởi mở nhiều hơn so với trước”, giới NCPB văn học quan tâm đến các hiện tượng văn học mang những yếu tố mới mẻ, so với văn học giai đoạn 1945 – 1975 Chẳng hạn như truyện ngắn mới của Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, các sáng tác thơ theo hướng hiện đại chủ nghĩa như thơ của Hoàng Hưng, Đặng Đình Hưng, Nguyễn Quyến, Lê Đạt, Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư … Các nhà nghiên cứu đã đánh giá khách quan về các hiện tượng văn học mới theo tinh thần dân chủ, bao dung trên cơ sở vì một nền văn học hiện đại phong phú của dân tộc NCPB văn học thời kỳ này đã thật sự coi trọng tính chủ thể của người sáng tác, những quan niệm về con người, thế giới, tư duy nghệ thuật, cái nhìn nghệ thuật giọng điệu nhà văn được quan tâm Giới NCPB văn học đã thừa nhận tính bản năng con người trong văn học Đó là bước tiến mới trong nghiên cứu phê bình văn học hiện nay Có thể nói ánh sáng Đổi mới đã giúp các nhà nghiên cứu khẳng định được toàn vẹn,
Trang 20hệ thống hơn với những gì mà văn học dân tộc đầu thế kỷ XX đến nay có được cả về thành tựu và hạn chế, trên cơ sở đó văn học Việt Nam có hướng phát triển theo xu thế tiến bộ hoà nhập với văn học nhân loại ở thời kỳ tiếp theo Những người đã thực hiện trực tiếp công việc này, không ai khác chính là những nhà NCPB văn học, trong đó nổi bật những cây bút như: Văn Tâm, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Đức Hiểu, Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Đỗ Lai Thuý, Phan Ngọc, Phong Lê, Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Ngọc Thiện, Phan Trọng Thưởng…
Những thành tựu của mảng NCPB văn học trong thời kỳ Đổi mới vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của văn học Việt Nam, nó đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của văn học trong yêu cầu của thời đại và với chính bản thân văn học trong thời kỳ hội nhập quốc tế
Nhìn lại chặng đường vừa đi qua ở thế kỷ XX, NCPB văn học phát triển mạnh trên sự hình thành ý thức văn học dân tộc và văn học hiện đại NCPB văn học đã góp phần mở ra chân trời rộng lớn cho sự phát triển của văn học với những giá trị vĩnh cửu của con người, của nhân loại Trong quá trình vận động, phát triển, NCPB văn học rất cần những cây bút mạnh mẽ, sung sức luôn trăn trở, có trách nhiệm về sự hưng thịnh của nền văn học Việt Nam hiện đại Phong Lê là một trong những cây bút tiêu biểu trong đội ngũ các nhà NCPB văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt ở thời kỳ Đổi mới Ông đã có những đóng góp lớn đối với chuyên ngành nghiên cứu văn học nói riêng và nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung trong giai đoạn lịch sử quan trọng này
Bước vào tuổi 70, với 47 năm liên tục gắn bó trong công tác NCPB văn học, nhà NCPB văn học Phong Lê có được một khối lượng công trình nghiên cứu lớn Tính đến nay ông là tác giả của 15 cuốn sách in riêng, chủ biên trên 20 công trình tập thể về chuyên ngành văn học Việt Nam hiện đại Trong đó,
Trang 21những công trình nghiên cứu chính của ông về văn học Việt Nam hiện đại
phải kể đến: Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam 1945-1970 (1972), Văn và người (1976), Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa (1980),
Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại (1986), Văn học và công cuộc đổi mới (1994), Nam Cao phác thảo sự nghiệp và chân dung (1997), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX (1997); Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh: Hành trình thơ văn – Hành trình dân tộc (2000) (có tái bản và sửa
chữa năm 2006); Một số gương mặt văn chương – học thuật Việt Nam hiện
đại (2001); Văn học Việt Nam hiện đại – những chân dung tiêu biểu (2001); Văn học Việt Nam hiện đại – Lịch sử và lý luận (2003); Viết từ Hà Nội
(2003); Về văn học Việt Nam hiện đại – Nghĩ tiếp…(2005); Người trong văn
(2005) Đó là những thành tựu lớn của một nhà NCPB văn học chuyên nghiệp, chuyên sâu trên lĩnh vực văn học Việt Nam hiện đại, góp phần vào sự phát triển của ngành NCPB văn học Việt Nam hiện đại Điều đáng lưu tâm, qua các công trình nghiên cứu của ông, Phong Lê đã thể hiện tư tưởng và phương pháp nghiên cứu khoa học riêng của bản thân Tất cả các công trình nghiên cứu của ông dù vấn đề nghiên cứu ở những góc độ, phương diện khác nhau nhưng đều tập trung vào tiêu điểm là chứng minh cho yêu cầu cách mạng hoá và hiện đại hoá của thời đại đặt ra cho đời sống văn học dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX, nhằm đưa văn học phát triển theo quy luật tất yếu của thời đại và của bản thân văn học, từ đó làm rõ quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam thế kỷ XX một cách khái quát và toàn diện nhất Có thể nói, Phong Lê nghiên cứu một giai đoạn văn học lớn của dân tộc trong tầm vĩ mô
Trước thời kỳ Đổi mới “Phong Lê là người chiến sĩ mác - xít trên mặt trận tư tưởng văn học, quan tâm chủ yếu tới văn xuôi đương đại theo tiêu chí hiện thực xã hội chủ nghĩa”[2,tr.794] Cũng như các đồng nghiệp khác ông thường tập trung nghiên cứu các tác giả, tác phẩm, các hiện tượng văn học
Trang 22trong mối quan hệ với mọi phương diện của đời sống văn học nước nhà Ông đi sâu phân tích các sáng tác, đánh giá những đóng góp của các tác giả cho sự
phát triển của văn học nước nhà theo hướng hiện đại hoá Trong cuốn Mấy
vấn đề về văn xuôi Việt Nam 1945-1970 (1972), nhà nghiên cứu Phong Lê “đã
dựng lại được một cách rõ ràng, đầy đủ, trên những nét cơ bản quá trình phát triển của nền văn xuôi hiện đại”[36, tr.146] Trong cuốn sách, ông tập hợp các nhà văn, các tác phẩm theo phạm vi đề tài, thể loại, phương pháp sáng tác để tìm hiểu trong mối quan hệ gắn bó giữa văn học và xã hội Từ đó ông chỉ ra quy luật phát triển của văn xuôi Việt Nam từ 1945 đến 1970 Ông đã phân chia các thời kỳ văn học theo sự phát triển của bản thân văn học trong sự vận động của lịch sử xã hội để thấy rõ sự phát triển cụ thể ở mỗi thời kỳ và quy luật phát triển riêng cùng những thành tựu mà nó đạt được trong thời kỳ đó Chính bởi vậy, Phong Lê đã dựng lại được diện mạo văn xuôi trong 25 năm một cách đầy đủ rõ nét Dựa trên những hiện tượng văn học tiêu biểu cho những khuynh hướng khác nhau với cách miêu tả khái quát gọn gàng, Phong Lê đưa ra được những nhận định đánh giá của bản thân về văn xuôi Việt Nam trong chặng đường phát triển suốt 25 năm Đó là những đánh giá mang tính khách quan, có sức thuyết phục đối với người đọc Trong cuốn sách, ông thể hiện rõ quan điểm bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng, vì vậy cuốn sách mang tính lý luận và tính chiến đấu rất rõ ràng Tổng kết lại chặng đường 25 năm phát triển của văn xuôi cùng những vấn đề đặt ra trên chặng đường đó, cuốn sách thật sự là đóng góp quý đáng trân trọng của Phong Lê, của một người NCPB văn học mới ngoài 30 tuổi
Cuốn Văn và người (1976) gồm những bài phê bình tiểu luận được
Phong Lê viết năm 1960-1975, đề cập đến những vấn đề, những thành tựu của văn xuôi Việt Nam hiện đại Trong cuốn sách, ông nghiên cứu, tìm hiểu một số nhà văn tiêu biểu của các nhà văn hiện thực phê phán qua các tác phẩm của
Trang 23họ như: Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan Ông đã tìm thấy được những yếu tố tích cực mà nền văn học mới kế thừa một cách trực tiếp Phong Lê đã dành những trang viết thích hợp để đánh giá một số tác phẩm, một số vấn đề trong những sáng tác, và công việc phê bình văn học từ năm 1960 đến 1975 Nhìn chung cuốn sách thể hiện tầm nhìn bao quát của Phong Lê về văn xuôi Việt Nam trong 15 năm đầy ắp những sự kiện lịch sử
Cuốn Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa
(1980) là một chuyên luận của Phong Lê tìm hiểu về đời sống văn xuôi trong quá trình phát triển theo yêu cầu của thời đại Chuyên luận này mang tính lý luận của một thời kỳ văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Trong cuốn sách ông đã khái quát lại những thành tựu, những mặt còn yếu của văn xuôi theo phạm vi đề tài, đồng thời ông bộc lộ suy nghĩ của mình về thực tiễn sáng tác văn xuôi Tác phẩm đã khơi gợi cho người đọc suy nghĩ về cuộc sống, về con người trong các mối quan hệ xung quanh và định hướng cho sự phát triển của các sáng tác văn học thời điểm đó, nhất là đề tài thể hiện con người mới trong văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa
Có thể nói, trước thời kỳ Đổi mới nhà NCPB văn học Phong Lê chủ yếu tìm hiểu và nghiên cứu văn xuôi Việt Nam theo sự phát triển vận động của nó trong tiến trình lịch sử dân tộc ở thế kỷ XX Ông đã tìm ra quy luật vận động của văn xuôi trên con đường hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa Thời kỳ Đổi mới đến, cánh cửa đến với đời sống văn học rộng mở trước các nhà NCPB Vượt qua một thoáng trăn trở ban đầu, Phong Lê bắt nhịp rất nhanh, hăng hái và mạnh mẽ, ngòi bút của ông nhiệt thành sung sức trên các trang viết Ông quan tâm đến các hiện tượng văn học ở cả thế kỷ XX với tầm bao quát rộng của một lối tư duy khoa học Phong Lê có điều kiện tìm hiểu những vấn đề mà trước đây ông ít có hoặc chưa có dịp đề cập đến Ông đã phát hiện được và phát hiện lại các giá trị đích thực của nhiều hiện tượng
Trang 24văn học ở thế kỷ XX Trong quá trình nghiên cứu, ông đã nhận thức được quá trình hiện đại hoá văn học của cả thế kỷ Tất cả các hiện tượng văn học được ông quan tâm đều nằm trong quá trình đó Cụm công trình được giải thưởng Nhà nước về Khoa học năm 2005 của ông là một ví dụ Công trình này gồm ba cuốn được viết từ thập niên mới của thế kỷ XX Ở đó ông tìm hiểu một số tác giả tiêu biểu và một số mảng quan trọng của văn học Việt Nam hiện đại ở
thế kỷ XX Trong cuốn sách Văn học Việt Nam hiện đại – Những chân dung
tiêu biểu (2001) Phong Lê đã tổng hợp những điều ông ấp ủ và theo đuổi suốt
gần 50 năm ông làm công việc NCPB văn học Ông giới thiệu 17 tác giả, 17 chân dung văn học tiêu biểu của thế kỷ XX Ngoài những tác giả văn xuôi ông còn đưa vào cuốn sách những tác giả lý luận phê bình văn học về học thuật Ở mỗi tác giả ông đều chỉ rõ những đóng góp cụ thể của họ đối với quá trình hiện đại hoá văn học nước nhà chẳng hạn như: Tác giả Hoàng Ngọc Phách được Phong Lê đánh giá đó là người có công “khai mạc nền tiểu thuyết mới và trào lưu văn xuôi lãng mạn” [16, tr.8] Ông khẳng định nhà văn Thạch
Lam là một cây bút văn xuôi đặc sắc của Tự lực văn đoàn Bốn tác giả tiêu
biểu của trào lưu văn học hiện thực 1930-1945 là Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, tô Hoài được Phong Lê đánh giá là những “kiện tướng của văn học hiện thực, và cũng là những cây bút văn xuôi lực lưỡng của thế kỷ XX” Ông cho rằng vị trí hàng đầu nền văn học viết cho thiếu nhi thuộc về cây bút Võ Quảng Đặc biệt ông đề cao hai tác gia lớn của thế kỷ XX là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, người đứng ở đỉnh cao của văn thơ cách mạng Việt Nam và Nam Cao là người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực Việt Nam trước 1945 Ở cuốn sách này Phong Lê đã đạt được mục tiêu ông đặt ra “là tìm được các giá trị văn chương bền vững, là các vị trí văn chương đỉnh cao”[16, tr 9] Ông đánh giá khách quan về giá trị văn chương đích thực của các tác phẩm, tác giả mà ông đã tìm hiểu, từ đó tạo tiền đề cho
Trang 25hướng NCPB mới, góp phần vào sự phát triển của văn học Việt Nam trong thế kỷ XX Cuốn sách thứ hai trong cụm công trình ông đạt giải thưởng Nhà
nước về Khoa học năm 2005 của ông có tên: Một số gương mặt văn chương –
học thuật Việt Nam hiện đại (2001) Nhà NCPB văn học Phong Lê đã tìm
hiểu được 54 chân dung nhà văn, nhà thơ, nhà NCPB văn học Việt Nam hiện đại Ngoài những gương mặt tiêu biểu quen thuộc như Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tản Đà, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Xuân Diệu, Tố Hữu, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh…, ông đã giới thiệu thêm một số gương mặt ít người để ý như: Trương Vĩnh Ký, Ngọc Giao… Với tác giả Trương Vĩnh Ký, Phong Lê cho rằng ông là “người đã có công góp phần ít nhiều chuẩn bị những nền móng bước đầu cho công cuộc canh tân” [17, tr.44], và đó là một chặng đường còn hoang vắng và còn lắm hiểm nguy, lắm cỏ gai rậm rạp của văn học hồi đầu thế kỷ Ông đánh giá và khẳng định vai trò trụ
cột của Ngọc Giao trong báo Tiểu thuyết thứ bẩy, một tờ báo phổ thông trong
đời sống văn học Việt Nam trước 1945 Trong tầm bao quát cả thế kỷ văn chương, Phong Lê nhìn nhận các hiện tượng văn học theo “gia tốc lịch sử” với những vấn đề cập nhật của thực tiễn văn học Cuốn sách thứ ba trong cụm
công trình này có tên: Văn học Việt Nam hiện đại – lịch sử và lý luận năm
2003 Đây là một công trình tổng hợp bao quát quá trình hiện đại hoá văn học
Việt Nam ở thế kỷ XX
Cuốn sách “Về văn học Việt Nam hiện đại – Nghĩ tiếp…(2005), là tập
hợp những khám phá sâu hơn của ông về các vấn đề tác giả, các hiện tượng văn học ở thế kỷ XX trên hai phương diện cách mạng hoá và hiện đại hoá văn học “ở một tầm cao hơn, với quy mô phong phú, phức tạp hơn” Ngòi bút của ông tỏ rõ tâm huyết và trung thực với chính kiến của mình Phong Lê đã khẳng định được những đóng góp của các tác giả, các nhà hoạt động văn học
Trang 26trên mọi lĩnh vực vào sự phát triển của văn học đáp ứng yêu cầu của một thế kỷ văn chương
Nhìn chung, trong và sau thời kỳ Đổi mới văn học, nhà nghiên cứu Phong Lê thể hiện rõ tư tưởng nghiên cứu và phương pháp luận nghiên cứu của mình Phạm vi nghiên cứu của ông chủ yếu là đề tài, hình tượng nhân vật, cá tính sáng tạo trong văn học Ngòi bút của ông có khả năng bao quát lớn, năng động mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực nghiên cứu văn chương Ông đã góp phần đánh giá lại nhiều hiện tượng văn học trong thế kỷ XX một cách khách quan khoa học Từ đó ông khám phá tìm hiểu sâu sắc quá trình hiện đại hoá văn học ở một tầm cao mới với quy mô rộng và phong phú, phức tạp hơn về tính chất Đó là những đóng góp có giá trị khoa học của nhà NCPB văn học Phong Lê trong công cuộc đổi mới văn học nước nhà Những công trình nghiên cứu văn học của ông thời kỳ này có tác động tích cực đối với đời sống văn học đương đại nói chung và với lĩnh vực NCPB văn học nói riêng Các công trình nghiên cứu đó luôn thể hiện tính công phu và nghiêm túc, luôn có cách nhìn nhận đánh giá khách quan về các hiện tượng văn học trong quá khứ, có tác dụng kích thích và định hướng cho sự phát triển của văn học trong những giai đoạn sau, khơi gợi hướng tiếp cận nghiên cứu mới về văn học trong quá trình đáp ứng yêu cầu đổi mới của thời đại đối với đời sống văn học nước nhà
Có thể nói nhà NCPB văn học Phong Lê đã khẳng định được vị thế và uy tín của mình trong lĩnh vực NCPB văn học Việt Nam Cùng với các nhà nghiên cứu khác nhau như Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Lê Trí Viễn, Phan Ngọc … tên tuổi của Phong Lê đã trở thành một “thương hiệu” trong đời sống NCPB văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại Ông xứng đáng với giải thưởng Nhà nước về Khoa học năm 2005
Trang 27Trong quá trình nghiên cứu về một giai đoạn văn học kéo dài hàng thế kỷ với những vấn đề phức tạp trong sự phát triển, đáp ứng yêu cầu của thời đại đặt ra cho văn học, Phong Lê đặc biệt chú ý tìm hiểu về tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại ở thế kỷ XX Đó là tác gia văn học “ông yêu mến, nghĩ nhiều, cảm xúc nhiều” và dành nhiều tâm huyết cũng như thời gian để tìm hiểu nghiên cứu
1.2 Quá trình 30 năm nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của Phong Lê
Thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một đối tượng nghiên cứu lớn đối với các nhà NCPB văn học trong và ngoài nước Tuy nhiên số người nghiên cứu thơ văn của Bác một cách bền bỉ, lâu dài và say mê đặc biệt trong suốt những năm qua lại chỉ có thể kể tên được như: nhà NCPB Hà Minh Đức, nhà NCPB Nguyễn Đăng Mạnh, nhà NCPB Phong Lê,…
Nhà NCPB văn học – Giáo sư Hà Minh Đức nghiên cứu về thơ văn của Bác vì sự yêu thích và muốn được đối mặt với một thách thức lớn đối với người nghiên cứu văn thơ của Bác Ông bộc bạch rằng: “Nghiên cứu văn thơ và báo chí Hồ Chí Minh luôn là niềm vui và thách thức với mỗi người nghiên cứu” [33, tr.8] Còn đối với Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, một người luôn quan tâm đến việc tìm hiểu tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà văn lại hướng ngòi bút của mình vào việc nghiên cứu tư tưởng và phong cách nghệ thuật trong sáng tác của Bác Ông luôn luôn bám sát đối tượng nghiên cứu của mình là thơ văn Bác Hồ với những đặc điểm rất riêng của “di sản văn học này” để hiểu đúng về nội dung và nghệ thuật thơ văn của Người
Khác với hai nhà NCPB văn học Hà Minh Đức và Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê tìm đến thơ văn của Người để nghiên cứu tìm hiểu bởi ông quan niệm Bác là một tác gia văn học lớn, giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại ở thế kỷ XX Phong Lê viết rằng: “Từ nhu cầu nắm
Trang 28hiểu một giai đoạn lớn trong lịch sử văn học dân tộc, giai đoạn hiện đại của sự phát triển văn học, tôi đã tìm đến cuộc đời và văn thơ Hồ Chí Minh vừa như một biểu hiện sáng giá nhất của cả hai quá trình cách mạng hoá và hiện đại hoá, hai quá trình mà người dẫn đầu và đưa lên đỉnh cao các giá trị chính là Hồ Chí Minh”[33, tr 189] Thiết nghĩ đây là sự thể hiện trực tiếp, cụ thể tư tưởng nghiên cứu của ông khi tìm hiểu về thơ văn của Người
Nếu xét về thời gian, chúng ta thấy Phong Lê có cả một quá trình nghiên cứu, nghiền ngẫm, tìm tòi khám phá những giá trị thơ văn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là 30 năm Đó là quá trình nghiên cứu dài lâu, sâu sắc, đến nay ông đã có những thành công đáng kể trong việc khẳng định vai trò vị trí của tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của nền văn học Việt Nam ở thế kỷ XX Phong Lê nghiên cứu về thơ văn của Bác trong tầm bao quát của cả thế kỷ văn học đứng trước hai yêu cầu lớn của thời đại là cách mạng hoá và hiện đại hoá Ông phát hiện ra vai trò, vị trí quan trọng của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong nền văn học hiện đại Việt Nam ở thế kỷ XX Dựa trên khám phá đó, ông mở rộng phạm vi nghiên cứu về thơ văn của Bác ở những bình diện khác nhau để làm rõ những giá trị thơ văn của Bác trên nhiều lĩnh vực Bởi vậy trong các công trình nghiên cứu của ông thường có những vấn đề được ông nhắc đi nhắc lại Nhưng sau sự nhắc lại đó là bước phát triển sâu sắc hơn trong quá trình khám phá ra giá trị thơ văn của Bác Chính điều đó tạo nên bề rộng và chiều sâu trong quá trình nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của Phong Lê Khởi đầu cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về thơ văn Bác Hồ của Phong Lê là
bài viết: Thơ văn Bác Hồ nền móng tinh hoa của văn học hiện thực xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (1977) Trong bài viết, ông đã khẳng định thơ văn của Bác
mang những yếu tố mở đầu, đặt nền móng cho sự phát triển của nền văn học dân tộc trong thời đại cách mạng mới, đó chính là văn học hiện thực xã hội
Trang 29chủ nghĩa Bài viết đánh dấu kết quả bước đầu của Phong Lê trong quá trình tìm hiểu về tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Đó là tiền đề đầu tiên để ông tiếp tục nghiên cứu về thơ văn của Người
Năm 1986, ông hoàn thành chuyên luận Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn
học Việt Nam hiện đại (NXB Khoa học xã hội) Trong công trình nghiên cứu
chuyên sâu về tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh này, nhà NCPB khẳng định vai trò vị trí của Bác trong thành quả cách mạng của dân tộc hơn nửa thế kỷ vừa qua và trong nền văn học Việt Nam hiện đại “được khai sinh và phát triển cùng với sự nghiệp cách mạng” của dân tộc Việt Nam
Phong Lê khẳng định thơ văn của Bác đã “giải quyết đúng đắn và thích hợp hai yêu cầu đặt ra cho văn học Việt Nam hiện đại: Yêu cầu cách mạng hoá và hiện đại hoá nội dung và hình thức văn chương” sớm nhất, kịp thời nhất Phong Lê tìm hiểu về thơ văn của Bác theo một hệ thống quy mô lớn, chặt chẽ và thống nhất Ông nghiên cứu toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ văn của Bác trong các mối quan hệ, đó là quan hệ giữa văn học và cuộc đời, con người Bác, văn học và sự nghiệp cách mạng, văn học và dân tộc, văn học và thời đại, văn học và văn hoá, văn học trong sự vận động phát triển của nó Từ đó ông khám phá ra những giá trị văn chương mới trên mọi lĩnh vực khác nhau Đó là cơ sở để ông khẳng định vai trò, vị trí lớn lao của tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong nền văn học Việt Nam hiện đại
Đi sâu phân tích tìm hiểu mối quan hệ văn chương và cách mạng trong thơ văn của Bác, Phong Lê cho rằng Bác nắm vững và sử dụng văn chương như một vũ khí hữu hiệu của cách mạng “Đó là vũ khí của tiếng nói…, tiếng nói, chính là vũ khí Bác có ý thức sử dụng trước hết trên con đường cách mạng của mình” Bác dùng vũ khí đó để đấu tranh với kẻ thù, để tuyên truyền cách mạng: “viết về đồng bào của Tổ quốc mình cho thế giới biết, và viết cho
Trang 30đồng bào biết về thế giới” Ông khẳng định rằng thơ văn của người viết những năm đầu thế kỷ là sự kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa văn học và cách mạng Đó là những trang văn mang “ý thức giai cấp và tình cảm quốc tế” đã khắc phục được tình trạng khủng hoảng trong đời sống cách mạng dân tộc và giải quyết được tình thế phát triển mất cân đối giữa nội dung và hình thức trong đời sống văn học dân tộc đầu thế kỷ Từ đó Bác là người đưa văn học Việt Nam trở thành một bộ phận của văn học cách mạng thế giới Và cũng từ đó thơ văn của người đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học và cách mạng trong thơ văn của Bác, Phong Lê cho rằng bằng thơ văn, Bác là người đã “cách mạng hoá cả một dân tộc thành hiện thực”, và đặt nền móng định hướng phát triển cho nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Nhà NCPB văn học Phong Lê đã khai thác những khía cạnh cơ bản thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa văn học và cách mạng trong thơ văn của Bác Đó là một mối quan hệ không thể tách rời trong sự nghiệp thơ văn của Người Nghiên cứu về thơ văn của Bác nếu bỏ qua mối quan hệ này sẽ làm mất đi những giá trị có ý nghĩa lớn lao trên mọi lĩnh vực trong thơ văn của Bác
Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học và cách mạng là một điều vô cùng quan trọng đối với một nhà NCPB mác - xít Khi nghiên cứu về thơ văn của Bác trong mối quan hệ này Phong Lê đã làm rõ được mối quan hệ giữa văn học và dân tộc, văn học và thời đại, cùng các mối quan hệ khác trong thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Chẳng hạn trong mối quan hệ giữa văn chương và cuộc đời, con người Bác, ông cho rằng cuộc đời hoạt động cách mạng, vốn văn hoá truyền thống dân tộc từ lâu đời, nền văn hoá phương Đông, tiếp thu ảnh hưởng nền văn hoá phương Tây và lối sống thực tế Bác trải nghiệm qua, “tất cả mọi thứ vốn quý báu ấy cùng hoà nhập vào Bác để tạo nên cốt cách riêng ở con người Bác và văn phong Bác”
Trang 31Ông tìm hiểu mối quan hệ này từ hai phía, văn học đối với con người và con người đối với văn học Ông cho rằng Bác “chưa bao giờ muốn nhận mình là nhà thơ” bởi Bác không sáng tác văn thơ chuyên nghiệp nhưng “Bác đã viết trong suốt cuộc đời mình” Phong Lê khẳng định: “Có một sự nghiệp văn thơ và một phẩm chất nghệ sĩ ở Bác Hồ” và sự nghiệp văn của Bác soi tỏ chân dung con người Bác trong mối quan hệ với dân tộc và thời đại, ông viết: “Từ văn thơ Bác, ánh sáng còn toả rộng xa hơn việc soi tỏ chân dung một con người, một dân tộc và thời đại”[12, tr 90] Tìm hiểu thơ văn của Bác trong mối quan hệ với cuộc đời, con người Bác, nhà NCPB văn học Phong Lê khẳng định được phẩm chất nghệ sĩ ở nhà cách mạng Hồ Chí Minh, từ đó ông đi sâu phân tích văn phong của Người, đó là “văn phong đa dạng Đa dạng nhưng nhất quán trong đề tài” Tìm ra sự hấp dẫn trong thơ văn Bác, Phong Lê cho rằng thơ văn Bác là hiệu quả của “sự kết hợp, sự đan cài, hoà nhập giữa chính trị và văn chương” Trong quá trình phân tích Phong Lê làm rõ tính giản dị trong thơ văn của Bác, một tính chất có từ phẩm chất giản dị và vĩ đại của con người Hồ Chí Minh Ông viết: “Sự giản dị đó chính là phẩm chất của các lãnh tụ nhân dân chân chính trong thời đại ta… cũng là phẩm chất của những nghệ sĩ lớn” [12, tr.134] Xưa nay giản dị trong văn phong thường chỉ có ở những bậc cao nhân bởi giản dị không có nghĩa là đơn giản Sự giản dị trong văn phong thường có ở những con người có trí tuệ uyên thâm, có vốn kiến thức, am hiểu mọi lĩnh vực trong cuộc sống và có khả năng giao hoà trực tiếp với người đọc bằng ngôn ngữ văn chương bất chấp không gian, thời gian, thời đại Sự giản dị đã trở thành phẩm chất của người nghệ sỹ Hồ Chí Minh, thành sự sáng tạo nghệ thuật riêng của Bác Có thể nói nhà NCPB văn học Phong Lê đã tìm hiểu sâu sắc một khía cạnh đặc sắc trong thơ văn của Người ở cuốn sách này
Trang 32Tìm hiểu thơ văn của Người trong mối quan hệ giữa sáng tác cụ thể của Bác với quá trình phát triển của nền văn học nước nhà, ông cho rằng, thơ văn của Bác thể hiện con người Bác, một con người mang đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của con người mới và đang là tiêu điểm phản ánh của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Đó là con người có nhân sinh quan cách mạng, trí tuệ cách mạng, chủ động và giàu năng lực cải tạo hoàn cảnh, có niềm tin lạc quan trong cuộc sống… Nhà NCPB Phong Lê đã khẳng định và tôn vinh những giá trị văn chương của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, ông đề cao vai trò của Bác đối với sự phát triển của văn học dân tộc trong thời đại mới
Có thể nói cuốn sách Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện
đại của Phong Lê là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về sự nghiệp văn
thơ của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh Ông nghiên cứu về thơ văn của Bác trên một diện rộng, theo một hệ thống chặt chẽ mạch lạc, gắn nối với sự phát triển của nền văn học dân tộc trước yêu cầu của lịch sử và thời đại Để từ đó ông khẳng định được giá trị thơ văn của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, khẳng định được vai trò vị trí cùng những đóng góp của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với nền văn học Việt Nam Đây là một công trình nghiên cứu mang tính khái quát cao, có sức thuyết phục
Tiếp tục nghiên cứu về tác gia văn học lớn ở thế kỷ XX – Hồ Chí
Minh, năm 1990 Phong Lê cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Hồ Chí Minh suy
nghĩ về Bác nhân một cuộc hành hương (NXB Khoa học xã hội) Cuốn sách
được Phong Lê viết vào năm cả dân tộc kỷ niệm long trọng 100 năm ngày sinh của Bác và cũng là dịp Người được thế giới công nhận là Danh nhân Văn hoá thế giới Trong cuốn sách này, nhà nghiên cứu đã tìm hiểu thơ văn của Bác trong tầm vóc của một Danh nhân Văn hoá thế giới Phong Lê đã mở thêm hướng nghiên cứu mới về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cho bản thân mình Ông tập trung khai thác mối quan hệ giữa Danh nhân Nguyễn
Trang 33Ái Quốc – Hồ Chí Minh và quê hương xứ sở Ông chỉ ra Chất Nghệ riêng của
quê hương Nghệ An là gốc sâu, là nền cho “sự vươn toả xum xuê lá cành bề rộng” trong con người xuất chúng Hồ Chí Minh Đối với con người vĩ đại của
cả dân tộc, quê hương vừa là Làng Sen Nghệ An, vừa là Tổ quốc Việt Nam
Phong Lê cho rằng truyền thống xứ Nghệ hoà trộn trong truyền thống dân tộc Việt Nam, trở thành vốn truyền thống lớn trong con người Bác Ông chỉ rõ rằng chính tình cảm tha thiết đối với quê hương đất nước đã thôi thúc Bác lên đường tìm ra con đường Cách mạng giải phóng đất nước, giải phóng quê hương Phong Lê viết: “Bác đã làm một cuộc Cách mạng tinh thần: đưa tình yêu quê hương – làng nước lên tình yêu Tổ quốc, và đưa tình yêu Tổ quốc truyền thống lên một hình thái mới – Tình yêu Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa” [13, tr.17] Nhà nghiên cứu đã phân tích rõ mối quan hệ sâu sắc giữa quê hương , Tổ quốc và con người Hồ Chí Minh từ hai chiều
Phong Lê cho rằng Bác là “nhà cách mạng cũng đồng thời là nhà văn hoá” Ở khía cạnh văn hoá, Bác là nhà “văn hoá cách mạng” Ở tư cách nhà cách mạng “Hồ Chí Minh có tầm chiến lược để nắm được các nhu cầu cơ bản và cấp thiết của quần chúng và tạo nên những khởi động quyết định nhằm vào sự giải phóng nhân dân lao động, giải phóng con người” khỏi áp bức nô lệ Theo Phong Lê, dù với tư cách là nhà văn hoá hay là nhà cách mạng, đối với Bác vẫn cùng một mục đích là giải phóng con người, phục vụ nhân dân
Năm 1990, Tổ chức Văn hóa – Giáo dục – Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hoá thế giới Dân tộc ta đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử nhưng cho đến nay mới có ba người được công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới: Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV, Nguyễn Du ở thế kỷ XIX và Hồ Chí Minh ở thế kỷ XX Danh hiệu Danh nhân văn hoá là một danh hiệu cao quý của một tổ chức văn hoá thế giới công nhận sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Hồ Chí Minh trong các lĩnh
Trang 34vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật Những tư tưởng của Người là hiện thân cho khát vọng dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc, góp phần vào sự phát triển văn hoá của nhân loại của thế kỷ XX Danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc, trọn đời Bác cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới Nhà NCPB văn học Phong Lê đã dựa trên cơ sở đó để tìm hiểu thơ văn của Người trong tầm vóc một Danh nhân Văn hoá Phong Lê khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một sự nghiệp văn thơ không chỉ là tấm gương soi của một con người xuất chúng, mà còn in đậm tinh thần thời đại, kết tinh khát vọng tinh thần, tình yêu và lẽ sống của một dân tộc” [13,tr.63] Ông cho rằng, Bác không có ý định trở thành nhà thơ, nhưng các sáng tác của Bác là những tác phẩm văn chương đích thực mà thi nhân vừa là chủ thể vừa là đối tượng trên
hành trình xuyên qua cái Đẹp mà hướng tới cái Chân, cái Thiện Từ đó ông
tìm hiểu về phong cách thơ văn của Người
Trong cuốn sách, Phong Lê đã đi sâu vào tìm hiểu khám phá khía cạnh văn hoá trong cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Bác Ông bộc lộ rõ sự thành kính ngưỡng mộ và tự hào về Bác, về Danh nhân văn hoá thế giới Hồ Chí Minh So với cuốn chuyên luận Phong Lê viết năm 1986, ở cuốn sách này Phong Lê nghiên cứu về thơ văn của Người từ phương diện mới trên cơ sở bao quát toàn bộ sự nghiệp thơ văn của Người
Năm 1997, văn học Việt Nam vừa đi qua một chặng đường dài với hai yêu cầu lớn: “Yêu cầu hiện đại hoá bên cạnh yêu cầu giải phóng đất nước,
giành lại độc lập, tự do cho dân tộc” [15,tr.5] Cuốn sách Văn học trên hành
trình của thế kỷ XX (NXB ĐHQGHN) của nhà NCPB văn học Phong Lê ra
đời Cuốn sách này là sự đóng góp không nhỏ “trong yêu cầu nhận thức tổng thể về văn học thế kỷ XX và trong sự nghiệp đổi mới hôm nay” của ông
Trang 35Cuốn sách gồm một tập hợp các bài viết chọn lọc trong số các bài viết của Phong Lê chủ yếu từ năm 1986 đến năm 1997, theo một chủ đề chung là phản ánh tiến trình phát triển của cả nền văn học Việt Nam gần suốt thế kỷ XX Cuốn sách được Phong Lê triển khai trên khu vực nghiên cứu về một số tác giả tiêu biểu Trong số các tác giả tiêu biểu, “người đứng ở vị trí hàng đầu là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh” Mặc dù là những nội dung nghiên cứu về thơ văn Bác Hồ đã được Phong Lê tìm hiểu trong cuốn sách trước, nhưng trong cuốn sách này ông dành những trang đầu để viết về Bác để nhằm khẳng định vị trí vai trò người mở đường tiên phong, người đặt nền móng đầu tiên cho nền văn học Việt Nam hiện đại trên hành trình của thế kỷ XX ở Bác Điều lưu tâm là nhà NCPB văn học Phong Lê đã xác nhận sự kết hợp các giá trị
Chân – Thiện – Mĩ trong các trang viết của Người Do đó, người đọc càng
nhận thức rõ vai trò vị trí hàng đầu quan trọng của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam suốt thế kỷ XX
Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh nhật Bác Hồ, (năm 2000) nhà NCPB văn học Phong Lê đã hoàn thành cuốn sách chuyên sâu nghiên cứu về thơ văn
của Bác, cuốn sách có tên: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: Hành trình thơ
văn – Hành trình dân tộc (NXB Lao động) Trong cuốn sách này ông tập lại
những nội dung đã nghiên cứu về thơ văn của Bác từ năm 1986 đến năm 2000 Phần lớn những nội dung này đã được ông công bố trong hai cuốn sách
là: “Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại” (1986) và “Hồ
Chí Minh suy nghĩ về Bác nhân một cuộc hành hương” (1990) Tuy nhiên
đối với ông, cuốn sách được “xem như là sự tiếp tục một quá trình, sự đánh dấu một giai đoạn học tập, nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh” Nhận xét về cuốn sách này, Nguyễn Thanh Tú viết: “Phong Lê đã phác hoạ chân dung tổng thể Hồ Chí Minh trong bốn tổng thể lớn:
Trang 36tổng thể yêu cầu hiện đại hoá và cách mạng hoá, tổng thể văn học dân tộc, tổng thể một nhà văn hoá và tổng thể đề tài của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại Bức chân dung ấy được tác giả soi chiếu từ nhiều góc nhìn” [25,tr.242] Đây là một nhận xét chính xác và sâu sắc về nội dung cuốn sách Cần phải nói rõ thêm về “góc nhìn” của Phong Lê đối với chân dung tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh Đó chính là quy mô nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của Phong Lê trong cuốn sách Ông nghiên cứu về thơ văn Bác theo một hệ thống các mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa văn học với cách mạng, văn học với thời đại, văn học với dân tộc, văn học với văn hoá Tất cả các mối quan hệ đó đều nằm trong sự nhất trí giữa con người và thơ văn của Bác, do đó giữa các mối quan hệ đó lại có những sự liên kết gắn bó mật thiết tạo thành một chỉnh thể thống nhất Từ đó ông làm sáng rõ chân dung tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong nền văn học Việt Nam hiện đại ở thế kỷ XX Trong cuốn sách này, ông chú ý khám phá thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với văn hoá, Phong Lê nhằm khẳng định Bác là người gắn nối một cách tuyệt vời cả hai phương diện văn hoá và cách mạng trong thơ văn Đây là vấn đề đã được Phong Lê đề cập trong một số cuốn sách trước của ông
Trong cuốn sách này, ông tập hợp lại và đặt trong một chỉnh thể thống nhất của các mối quan hệ trong thơ văn của Bác Phong Lê tìm hiểu sâu mối quan hệ giữa thơ văn của Bác và văn hoá bằng cách ông triển khai song song hai vấn đề văn hoá và cách mạng Ở phương diện văn hoá, Bác người văn hoá cách mạng Ở phương diện cách mạng Bác là người “góp công đầu trong việc tiến hành công cuộc cách mạng hoá ở Việt Nam” Theo ông, Bác là người cách mạng có văn hoá và là người văn hoá làm cách mạng và Bác đã thực hiện được quá trình “cách mạng hoá văn hoá và văn hoá hoá cách mạng” Ông cho rằng: “Khía cạnh văn hoá ở danh nhân Hồ Chí Minh là văn hoá cách
Trang 37mạng; và để đạt hiệu quả cách mạng nó phải là văn hoá hành động, văn hoá nhằm vào sự thức tỉnh của quần chúng, văn hoá gắn với nhu cầu thực tiễn theo hướng giúp cho con người năng lực tự giải phóng và sự giải phóng con người” [15, tr.213] Ông khẳng định, Bác là một “biểu trưng cho sự hội tụ, sự kết tinh và sự toả sáng những khát vọng giải phóng, giao lưu và sáng tạo của con người Việt Nam thế kỷ XX” Bác là một nhà cách mạng, tất cả hoạt động của Bác trên mọi phương diện đều nhằm đạt được tự do, độc lập thật sự cho dân tộc và nhân loại tiến bộ Bản thân Bác là một nhà văn hoá, ảnh hưởng của Bác trở nên sâu rộng trong các giới trí thức văn hoá, khoa học nghệ thuật Việt Nam Những cống hiến của Người trong sự nghiệp cách mạng cũng chính là những đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực văn hoá của dân tộc Việt Nam Nhà NCPB văn học Phong Lê đã dựa trên một cơ sở đúng đắn, vững chắc để khẳng định sự gắn kết giữa văn hoá và cách mạng trong thơ văn của Bác, đó cũng chính là đầu mối gắn nối quan hệ giữa văn thơ của Người với các mối quan hệ dân tộc, thời đại Trên cơ sở đó nhà nghiên cứu làm rõ các giá trị thơ văn của Người ở mọi phương diện trong tầm vóc của một Danh nhân văn hoá Trong cuốn sách, nhà nghiên cứu đi tìm hiểu mối quan hệ giữa sáng tác thơ văn của Bác và sự phát triển của nền văn học nước nhà để chứng minh rằng Bác là “người đứng ở đỉnh cao nền văn thơ cách mạng” Từ đó ông đi
sâu khám phá hành trình Chân – Thiện – Mĩ trong thơ văn của Bác Ông coi
đó là sự hoá thân tuyệt đẹp của những khả năng bên trong của Bác Do đó, thơ văn của Bác đã trở thành đề tài hấp dẫn, là “đối tượng mô tả cao cả và không cùng của văn học nghệ thuật” thành kiểu mẫu cho các nhà văn của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến mai sau Đó là những đóng góp của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại ở thế kỷ XX Mối quan hệ giữa văn thơ của Bác và nền văn học nước nhà có mối gắn nối với cách mạng, dân tộc và văn hoá
Trang 38một cách chặt chẽ, tạo thành một thể thống nhất, rõ ràng Nghiên cứu văn thơ của Bác trong sự phát triển của nền văn học dân tộc ở thế kỷ XX là nghiên cứu thơ văn của một tác gia lớn, vô cùng quan trọng trong nền văn học dân tộc suốt thế kỷ XX
Như vậy, cuốn sách Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: Hành trình thơ
văn – Hành trình dân tộc là một công trình nghiên cứu của Phong Lê thể hiện
tầm bao quát lớn và tâm huyết của ông trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu về thơ văn Bác Hồ Đây là một công trình có ý nghĩa đánh dấu một chặng đường hơn 20 năm nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của nhà nghiên cứu Phong Lê Đó là thành tựu của Phong Lê và cũng là thành tựu trong công tác nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh nói chung hiện nay
Mở đầu thế kỷ mới, năm 2001, nhà NCPB văn học Phong Lê soạn thảo
cuốn Văn học Việt Nam hiện đại – Những chân dung tiêu biểu (NXB ĐHQGHN) Trong Lời nói đầu, ông đã bộc lộ rõ ý định khi soạn thảo cuốn
sách này Ông viết:
“Trên hành trình hướng tới một nhận thức biện chứng và toàn diện nền văn học hiện đại Việt Nam, niềm vui lớn của tôi là được thấy những giá trị trong di sản gần và xa của dân tộc đương trở nên giàu có hơn Và trên diện rộng của sự giàu có ấy mà nhận được những giá trị được kết tinh, những đỉnh cao của văn chương – học thuật dân tộc
Và theo hành trình xuyên suốt thế kỷ, nền văn học đó đang có những khởi động quan trọng nhằm hướng tới sự gần gũi và gắn bó với những vấn đề chung của thế giới hiện đại” [16, tr.7]
Trong cuốn sách, nhà nghiên cứu đã giới thiệu 17 chân dung tác giả văn học tiêu biểu, đó là những người có dấu ấn rõ nét đối với sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại ở thế kỷ XX Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Trang 39được ông trang trọng giới thiệu ở Phần Một của cuốn sách có tên: Nguyễn Ái
Quốc – Hồ Chí Minh: Hành trình thơ văn – Hành trình dân tộc với mong
muốn “làm sáng tỏ chân dung văn học Hồ Chí Minh trong tầm vóc của một Anh hùng dân tộc và Danh nhân văn hoá; người đứng ở vị trí đỉnh cao nền văn thơ cách mạng Việt Nam; người gắn một cách tuyệt vời cả hai phương diện văn hoá và cách mạng, cả hai yêu cầu cách mạng hoá và hiện đại hoá” [16, tr 78] Mặc dù nội dung viết về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là những phần đã được ông triển khai ở các cuốn sách trước, nhưng trong cuốn sách này ông có ý nhấn mạnh vị trí vai trò đặc biệt quan trọng của Bác đối với sự phát triển của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX Phong Lê cho rằng, trong tầm vóc của một người Anh hùng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã cách mạng hoá cả một dân tộc, giải quyết được những khủng hoảng trong đời sống tinh thần dân tộc, khắc phục tình trạng mất cân đối về nội dung và hình thức trong văn học đầu thế kỷ Từ đó Người đưa nền văn học Việt Nam hiện đại phát triển theo kịp với thời đại Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác rất quan tâm tới sự phát triển của văn học Theo Phong Lê, quan niệm cụ thể về văn nghệ của Người đã có tác dụng uốn nắn, định hướng trực tiếp đối với sự phát triển của văn học nhằm phục vụ cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước trong suốt thế kỷ qua Ông khẳng định rằng chính Người trong quá trình hoạt động cách mạng đã sử dụng văn thơ như một vũ khí cách mạng và Người đã để lại cho dân tộc một sự nghiệp văn thơ cùng sự nghiệp cách mạng của Người
Theo Phong Lê, thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có một vị trí đặc biệt trong đời sống văn học dân tộc Văn phong của Người để lại “một dấu ấn đặc sắc trong văn học hiện đại Việt Nam” Người đã trở thành một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc Việt Nam Cuộc đời và thơ văn của Bác đã trở
Trang 40thành tấm gương, thành đề tài quan trọng trong văn học Việt Nam, tác động trực tiếp tới sự phát triển của văn học Việt Nam trong thế kỷ vừa qua
Nhà NCPB văn học Phong Lê đã khắc hoạ rõ được chân dung tác gia văn học Việt Nam Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong một tầm vóc lớn lao, cao đẹp của dân tộc và thời đại Điều đó góp phần vào sự thành công của cuốn sách, một cuốn sách có ý nghĩa quan trọng đối với ông, một cuốn sách nằm trong cụm công trình được giải thưởng Nhà nước về Khoa học năm 2005 của ông
Trước những vấn đề thời đại phức tạp đặt ra cho văn học vào những năm cuối thế kỷ XX, nhà NCPB văn học Phong Lê nghiên cứu về văn học Việt Nam hiện đại suốt thế kỷ XX “ở một tầm cao hơn, với quy mô phong phú phức tạp hơn vào cuối thế kỷ XX” Năm 2005, ông viết cuốn sách có tựa
đề Về văn học Việt Nam hiện đại- Nghĩ tiếp… Ngay từ tên sách đã thể hiện
sự tiếp tục suy nghĩ tìm hiểu của ông về “các nguồn mạch, các hiện tượng, các vấn đề, các tác giả… làm nên diện mạo văn học Việt Nam thế kỷ XX” Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một tác gia văn học vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của văn học nước nhà trong cả thế kỷ XX, được Phong Lê quan tâm trước hết Ông dành toàn bộ phần đầu tiên của cuốn sách, phần một cho bốn bài nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí
Minh Ở bài viết: Nguyễn Ái Quốc: Những trang đầu văn học cách mạng -
hiện đại Việt Nam ở Pari, nhà nghiên cứu tập trung khám phá tìm hiểu về
những trang văn Bác viết trên địa bàn Pari (Pháp) cả về nội dung và hình thức Ông cho rằng đó là những tác phẩm thoả mãn hai yêu cầu cách mạng hoá và hiện đại hoá do lịch sử dân tộc và thời đại đặt ra cho văn học Việt Nam ở thế kỷ XX Trên cơ sở đó ông xác định rõ và khẳng định rõ vai trò của Bác là người đầu tiên tạo nền móng cho nền văn học mới của dân tộc ta từ những năm 20 của thế kỷ XX ngay trên đất Pháp