0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Phong Lê với việc đặt đối tƣợng nghiên cứu trong một tổng thể thống nhất của các mối quan hệ phong phú và phức tạp.

Một phần của tài liệu PHONG LÊ VỚI QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH (Trang 82 -91 )

nhất của các mối quan hệ phong phú và phức tạp.

Phong Lê cho rằng cuộc đời và thơ văn của Bác Hồ là “Tổng thể của sự nhất trí”. Từ quan niệm đó, nhà NCPB văn học Phong Lê luôn đặt đối tượng nghiên cứu là thơ văn của Người trong các mối quan hệ phong phú và phức tạp để ông tìm hiểu về các trang viết của Bác.

Nghiên cứu thơ văn của Bác, ông quan tâm tới sự nhất trí giữa cách mạng và thơ ca, lý luận và thực tiễn, dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, giản dị mà cao sâu … trong thơ văn của Người. Ông cho rằng thơ văn của Bác thoả mãn trọn vẹn những yêu cầu đó. Trong các mối quan hệ, ông đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa cách mạng và thơ văn của Người. Theo ông, giữa cách mạng và thơ văn đối với Bác là một mối quan hệ nằm trong sự nhất trí , “tối ưu giữa tư tưởng và hành động”. Bác là nhà cách mạng, mục đích sáng tác văn chương của Bác là nhằm vào mục đích cách mạng. Phong Lê đã phân tích và lập luận một cách thuyết phục rằng: “Văn thơ chỉ là một bộ phận trong sự nghiệp viết của Bác và viết cũng chỉ là một cách thức,

một phương tiện để hoạt động cách mạng” [19, tr. 58-59]. Bác đã sử dụng văn thơ như một thứ vũ khí cách mạng hữu hiệu nhất nhằm phục vụ cho mục tiêu cách mạng cụ thể trong mỗi chặng đường cách mạng khi cần. Với Người, văn thơ là “vũ khí của tiếng nói”. Nhưng trong quá trình sử dụng vũ khí văn chương vào phục vụ mục đích cách mạng Bác đã có những “tác phẩm có giá trị văn học hoặc đích thực là văn học”. Bác đã trở thành nhà thơ, nhà văn, là “một tâm hồn nghệ sỹ đích thực”. Người nghệ sỹ ấy sáng tác thơ văn nhằm “theo đuổi đến cùng mục tiêu cách mạng” và cũng chính từ mục tiêu duy nhất ấy lại toả sáng vẻ đẹp của “văn chương đích thực”. Nhà NCPB văn học Phong Lê đã dựa vào mục đích sáng tác và các tác phẩm thơ văn của Bác để phân tích và lập luận về mối quan hệ này. Mục đích sáng tác thơ văn của Bác là nhằm phục vụ nhiệm vụ cách mạng giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc, vì độc lập tự do dân chủ và tiến bộ cho dân tộc và nhân loại. Thơ văn của Bác là sự phát huy truyền thống của dân tộc ta từ khi Lý Thường Kiệt viết Nam quốc sơn hà, Nguyễn Trãi “làm thơ và giết giặc” … Đó là cơ sở để nhà nghiên cứu khẳng định thơ văn của Bác “không phải chỉ mang sức mạnh riêng của văn chương, dẫu là văn chương cách mạng, mà là sức mạnh đích thực của cách mạng; không phải chỉ là văn chương có sức mạnh vũ khí mà thực sự là vũ khí” [23, tr. 227]. Ông nghiên cứu thơ văn Bác Hồ trong sự nhất trí giữa cách mạng với thơ văn để tìm thấy được “cốt cách riêng của thơ văn” Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, để hiểu được phong cách thơ văn “đa dạng và nhất quán”, từ đó khẳng định một “tâm hồn nghệ sỹ đích thực” và một con người mang vẻ đẹp trần thế trọn vẹn – Hồ Chí Minh.

Nhà nghiên cứu Phong Lê cho rằng thơ văn của Bác là sự chuyển tải giữa lý luận cách mạng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Ông viết: “Khi tiếng nói của vũ khí thực sự cất lên làm rung động lịch sử, bẻ gãy mọi xiềng xích. Tức là khi lý luận cách mạng đã thâm nhập vào quần chúng và biến

thành một sức mạnh vật chất cụ thể như Mác nói” [20, tr. 81]. Chỉ ra mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong thơ văn của Bác, ông nhấn mạnh: “Khi nền độc lập cho dân tộc đã giành được, khi tên Nguyễn Ái Quốc đã thành Hồ Chí Minh, thì hành trình của thơ văn sẽ không chỉ có ý nghĩa là sự chuẩn bị cho hành động mà đã là một bộ phận của hành động, đã thực sự hoà nhập vào hành động” [20, tr.81]. Nhà nghiên cứu đã làm rõ được sự soi sáng của lý luận vào thực tiễn và biểu hiện cụ thể của lý luận bằng thực tiễn được thể hiện, khám phá những nội dung chính trị thể hiện trong hình thức văn chương của Bác, ông khẳng định điều này rằng: “Nguyễn Ái Quốc, thứ lý luận được tìm đến, được soi sáng ấy cần phải có sức mạnh phổ cập, phải có sự hun đốt của cảm xúc, của nhiệt tình. Ta hiểu vì sao nội dung chính trị bức thiết phải tự nhiên tìm đến khả năng chuyên chở, phô diễn của văn thơ” [20, tr. 56]. Ông đã làm sáng rõ mối quan hệ thống nhất và chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, ông lấy đó làm căn cứ, khám phá tâm hồn người nghệ sỹ đích thực Hồ Chí Minh, để chỉ ra sức hấp dẫn trong vẻ đẹp thơ văn của Người. Dựa trên mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn Phong Lê đã tạo ra cho mình một cơ sở lý luận vững vàng để khám phá thơ văn của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh một cách khoa học và hợp lý có sức thuyết phục đối với người đọc ở mức cao. Nghiên cứu thơ văn của Bác, Phong Lê luôn đặt thơ văn của Người trong mối quan hệ với dân tộc và nhân loại. Theo ông: “Từ thơ văn của Bác Hồ, ánh sáng còn toả rộng xa hơn việc soi tỏ chân dung một con người, một dân tộc, một thời đại” [20, tr. 57]. Phong Lê đã nhấn mạnh tính dân tộc, tính thời đại trong thơ văn của Bác. Theo ông đó là yếu tố sáng tạo nên những giá trị mới mẻ trong thơ văn của Người. Ông chỉ rõ : “Từ cuộc đời và thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cả một dân tộc, một thời đại còn có thể tìm thấy những điểm tựa vững chắc làm nền tảng để xây dựng chính nền văn hoá mới, văn nghệ mới cho mình” [20, tr. 58]. Nhà nghiên cứu đã đề cao tính

nhân dân và tính thời đại trong thơ văn của Bác đối với sự phát triển của nền văn học dân tộc và thời đại. Thơ văn của Bác Hồ được nâng lên tầm cao mới, với những giá trị lớn lao tương xứng với con người “vừa của dân tộc, vừa của thời đại”. Ông chỉ ra một thời đại văn chương phát triển theo hướng cụ thể rằng: “Những nhà cách mạng chân chính … là người gây tác động lớn cho đời sống tinh thần và từ đó cho đời sống văn hoá, văn nghệ của đông đảo quần chúng, của cả một thời đại. Ở sự nghiệp mà họ tạo dựng, là nguồn xuất hiện những đề tài mới cùng chất liệu mới cho đề tài… là dấu hiệu của sự hình thành những khuynh hướng mới, là sự bắt đầu một thời đại mới trong thi ca” [20, tr. 58]. Nhà nghiên cứu đã dựa vào cuộc đời và các tác phẩm của Bác để khẳng định đánh giá về vai trò, vị trí của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong đời sống văn học dân tộc Việt Nam. Từ đó Phong Lê đã đi tới khẳng định cuộc đời và thơ văn của Bác là một “đề tài của sáng tác và nghiên cứu văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại”.

Nghiên cứu thơ văn của Bác, Phong Lê luôn đặt thơ văn của Người trong mối liên hệ giữa truyền thống và hiện đại. Theo ông, thơ văn của Bác Hồ là cầu nối giữa truyền thống và hiện đại. Trong thơ văn của Bác có sự kết tinh ngưng tụ “truyền thống cảm nghĩ của dân tộc” đồng thời chịu ảnh hưởng của văn chương hiện đại phương Tây. Nhà nghiên cứu đã dựa trên những yếu tố có tác động trực tiếp tới thơ văn của Bác và các tác phẩm của Người để khẳng định thơ văn Bác có mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại. Thực tế cho thấy, Bác là người thuộc thế hệ cuối được học chữ Nho và các thể thơ phú cổ điển nhưng Bác cũng là một trong số những trí thức đầu tiên hiểu sâu sắc về nền văn hoá nghệ thuật hiện đại của phuơng Tây. Thơ văn của Bác có sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại là điều dễ hiểu. Nghiên cứu thơ văn của Người, nhà nghiên cứu Phong Lê đã chỉ ra mối quan hệ truyền thống và hiện đại trong thơ văn Bác, đó là cơ sở để ông khám phá tìm hiểu về

con người Bác và văn phong của Bác. Như vậy nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với truyền thống và hiện đại, ông đã chỉ rõ các yếu tố tạo nên chất thétchất thơ trong các sáng tác của Bác.

Nhà nghiên cứu cho rằng thơ văn của Bác có thể phục vụ được nhiều đối tượng người đọc: “Ở mỗi đối tượng… Hồ Chí Minh đều có một cách nói riêng”. Ông nêu rõ: “Người biết viết cho một công chúng chọn lọc bằng cách huy động rộng rãi cái vốn văn hoá của nhân loại cũng là người biết viết cho một dân tộc trên chín mươi lăm phần trăm dân số còn mù chữ” [20, tr .43]. Phong Lê cho rằng thơ văn Bác có thể phục vụ được nhiều đối tượng người đọc, từ những người ít học đến những người có trình độ cao. Đó là cơ sở để nhà nghiên cứu tìm hiểu phong cách thơ văn của Bác, là điểm để người đọc hiểu về văn phong đa dạng trong âm điệu, trong thể loại của Bác. Từ đó nhà nghiên cứu đề cao tính chủ động của chủ thể sáng tác trong thơ văn của người nghệ sỹ Hồ Chí Minh.

Khám phá thơ văn của Bác, nhà nghiên cứu luôn quan tâm tới sự giản dị mà cao sâu trong thơ văn của Người. Phong Lê cho rằng “sự giản dị ở con người và văn phong Hồ Chí Minh. Một sự giản dị như là nơi gặp gỡ của một chủ thể rất mực uyên bác; lịch lãm với một khách thể thật đông đảo”. [20, tr.177]. Khẳng định sự giản dị trong thơ văn của Bác được toát lên từ chủ thể sáng tác luôn trân trọng người đọc, nhà nghiên cứu cho rằng trí tuệ và sự chủ động trong sáng tạo thơ văn của Bác là yếu tố căn bản để Người sáng tác những tác phẩm văn chương phù hợp với từng đối tượng người đọc. Theo ông tính giản dị trong thơ văn của Người chính là sản phẩm của một trí tuệ sáng suốt có vốn hiểu biết sâu sắc và luôn luôn trân trọng người đọc. Nhà nghiên cứu đã dựa vào mối quan hệ giữa nhà văn, tác phẩm và người tiếp nhận để giải thích về điểm đặc sắc nghệ thuật trong thơ văn Bác Hồ. Nhà nghiên cứu đã thuyết phục được người đọc một cách dễ dàng. Ông cho rằng sự giản dị ở

thơ văn của Bác những chứa đựng những chân lý lớn “mà chỉ Hồ Chí Minh mới nói được, với sức thuyết phục cao”. Đây là điểm cốt yếu trong văn phong của Bác, nếu tách rời mối quan hệ này sẽ không hiểu được nguồn gốc sức mạnh thuyết phục lòng người trong thơ văn của Bác. Phong Lê đã tìm ra vẻ đẹp hoà hợp, sức thuyết phục trong thơ văn của Bác, thấy được “hành trình thơ văn” của Bác, gắn liền với “hành trình dân tộc” từ đó ông giúp người đọc nhận ra những “lẽ sống lớn, tư tưởng lớn, tình cảm lớn của một nhân cách cao đẹp, như tất cả những áng văn thơ hay của nhân loại từ xưa đến nay. Như vậy trong quá trình tìm hiểu về tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, nhà NCPB Phong Lê đã quan tâm tới sự thống nhất trong một chỉnh thể có liên quan đến thơ văn Bác. Đây là một cơ sở khoa học vững chắc giúp nhà nghiên cứu khám phá những giá trị trong thơ văn của Người một cách đúng hướng, có hệ thống, chặt chẽ.

Khi nghiên cứu về thơ văn của Bác, các nhà nghiên cứu thường chú ý tới mối quan hệ giữa văn và người. Đối với Phong Lê, ông cũng cho rằng cuộc đời Bác “Gắn sát với những biến cố lớn của thời đại. Chính do cuộc đời Hồ Chí Minh luôn hoà nhập với thời cuộc trong nước và thế giới, nên thơ văn ấy cũng là sản phẩm của dân tộc và thời đại” [20 , tr .283]. Xuất phát từ quan điểm đó, ông khai thác rất kỹ cuộc đời của Bác ở phương diện cuộc đời một tác gia văn học. Trong cuộc đời Bác, Phong Lê chú ý nhấn mạnh sự kiện Bác theo cha vào Huế, được chứng kiến những biểu hiện của cảnh đời xã hội Việt Nam thuộc địa, thấm thía nỗi đau mất những người thân ruột thịt, ông viết: “Tuổi 20 sống tận cùng mọi cảnh ngộ của người dân quê hương xứ sở. Cái chết và sự ly biệt của người thân. Nỗi đau đồng loại. Tuổi 20 kiếm sống và tìm đường, khi cái sống tưởng như cùng, và mọi nẻo đường đều bế tắc” [20, tr. 52-53]. Theo ông, tất cả những biến động của thời đại, đất nước và gia đình đã tác động và hun đúc trong người thanh niên Nguyễn Tất Thành, để Người

ra đi tìm đường cứu nước vào tuổi hai mươi. “Tuổi hai mươi dấn mình vào một cuộc hành trình hàng vạn dặm giữa đại dương sóng cả”, Bác đã có dịp đặt chân khắp các vùng trên thế giới, chứng kiến tận mắt những cảnh đời ngang trái bất công, tìm hiểu được ngọn nguồn thực chất “văn minh” của nước tự xưng là “bậc khai hoá”, và Người đến được với ánh sáng soi đường từ Cách mạng tháng Mười Nga. Nhà nghiên cứu Phong Lê đã dựa vào vốn sống vào sự trải nghiệm trong cuộc đời của một con người vĩ đại ở thời đại giải phóng các dân tộc thuộc địa diễn ra trên toàn thế giới để tìm hiểu về thơ văn của Người. Đây là hướng nghiên cứu văn chương có cơ sở khoa học tạo được niềm tin cho bạn đọc. Khi trở thành người lãnh tụ tối cao của dân tộc, Người cống hiến trọn vẹn cho dân tộc cho nước “nâng niu tất cả chỉ quên mình” (Tố Hữu). Cuộc đời của Bác là “sự hiện thân, sự đại diện” cho cuộc đời “người chiến sỹ cách mạng dày dạn nhất, đến người dân bình thường nhất” Phong Lê cho đó là “tiền đề” vững chắc cho thơ văn của Bác, cho “sợi dây giao cảm giữa con người với nhân quần, với đồng loại”. Gắn sát cuộc đời Hồ Chí Minh trong quá trình nghiên cứu, Phong Lê có cơ sở vững chắc để tìm hiểu tính dân tộc, tính thời đại trong thơ văn Bác, từ đó ông khẳng định những giá trị cao đẹp trong phẩm chất người nghệ sĩ và trong thơ văn của Bác cùng vai trò của Bác đối với sự phát triển của nền văn học cách mạng Việt Nam hiện đại thế kỷ XX. Mục đích sáng tác thơ văn của Bác là nhằm phục vụ cách mạng. Do đó khi nghiên cứu thơ văn của Người các nhà nghiên cứu thường đặc biệt chú ý đến vấn đề này. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định: “Đối với Hồ Chí Minh, văn học trước hết phải là một vũ khí, một hoạt động cách mạng. Có nghĩa là mỗi bài văn, bài thơ viết ra phải hướng vào một đối tượng cụ thể nào đó, phải nhằm đạt tới một mục đích thiết thực nào đó”. [33, tr.357]. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ ra trong thơ văn của Bác có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của từng tác phẩm. Nhà NCPB văn học Phong Lê cũng cho

rằng trong thơ văn của Người, giữa mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể có sự thống nhất. Ông chỉ rõ: “Ở những mục tiêu chung, văn thơ Hồ Chí Minh luôn luôn là vũ khí sắc bén và hiệu quả.”. Hiểu và nắm chắc mối quan hệ giữa mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của văn thơ Bác Hồ, Phong Lê đã có một cơ sở chắc chắn để ông khám phá thơ văn của Bác. Trên cơ sở đó, ông khám phá ra sự đa dạng và thống nhất trong văn phong của Người. Thơ văn Bác mang âm điệu, ngôn ngữ và thể loại,… đa dạng, phong phú nhưng có sự thống nhất ở đề tài lớn và đối tượng công chúng mà Bác hướng tới. Dựa trên mối quan hệ

Một phần của tài liệu PHONG LÊ VỚI QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH (Trang 82 -91 )

×