Khẳng định vai trò“người khai sáng” nền văn học Việt Nam hiện đại đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu Phong Lê với quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh (Trang 57 - 66)

đại đầu thế kỷ XX

2.1.2.1. Phong Lê quan niệm về kiểu người “khai sáng” trong lĩnh vực văn học

Theo quan niệm của nhà nghiên cứu Phong Lê, người khai sáng trong văn học là một kiểu người có phẩm chất toàn năng, có khả năng thực hiện được toàn diện, triệt để nhiệm vụ của người mở đường và đóng vai trò của người đưa cả dân tộc theo con đường đó để đạt được mục tiêu mà mình lựa chọn. Ông viết: “Một kiểu người khai sáng với ưu thế đặc biệt của trí tuệ, không chỉ có sứ mệnh mở đường mà còn phải đưa toàn bộ dân tộc lên đường và thực hiện từng bước các mục tiêu đã chọn”. [20,tr.213], Như vậy theo ông người khai sáng nền văn học Việt Nam hiện đại ở thế kỷ XX phải là người sáng tác thơ văn đồng thời thực hiện được hai chức năng: một là các tác phẩm văn chương sáng tác ở thời điểm đó có vai trò là nền móng cho nền văn học dân tộc phát triển đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới, hai là tác phẩm văn chương phải có khả năng chi phối toàn bộ đời sống tinh thần dân tộc, đưa cả dân tộc vào hành trình thực hiện công cuộc đấu tranh cách mạng vì tự do độc lập cho đất nước phù hợp với xu thế thời đại mới.

Thực tế quá trình hiện đại hoá văn học dân tộc ta ở đầu thế kỷ XX diễn ra với sự góp mặt đông đảo của những người cầm bút, các nhà Nho cấp tiến và các trí thức Tây học đều ra sức đóng góp những tác phẩm của mình vào quá trình hiện đại hoá văn học. Nhưng dưới sự áp đặt có chủ định của chính quyền đô hộ Pháp, sự cách tân chủ yếu của bộ phận văn học hợp pháp thường chỉ diễn ra về mặt hình thức, còn nội dung của các tác phẩm trong bộ phận văn học này đã thiếu vắng hẳn mảng đề tài về giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc. Những tác giả tiêu biểu đạt đến đỉnh cao trong cách tân văn học như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, nhưng không phải là người khai sáng cho nền văn học Việt Nam ở đầu thế kỷ XX. Các tác phẩm văn học ở các nhà chí sĩ cách mạng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… có sự cách tân về nội dung nhưng hình thức mang đậm thi pháp văn thơ cổ điển. Các tác phẩm này chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của công chúng. Nhìn chung, tất cả các tác phẩm văn học đều chưa có khả năng chi phối toàn bộ đời sống tinh thần dân tộc ở đầu thế kỷ, chưa có tác giả nào trong số những cây bút sáng tác tiêu biểu của thời kỳ này trở thành người khai sáng nền văn học dân tộc. Vai trò người khai sáng văn học ở đầu thế kỷ XX thuộc về tác gia Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh.

Theo nhà nghiên cứu, các sáng tác hồi đầu thế kỷ của Bác có giá trị mở đường, đặt nền móng cho nền văn học Việt Nam hiện đại thế kỷ XX và có sức mạnh soi rọi cho nền văn học dân tộc phát triển trở thành một bộ phận của văn học tiến bộ cách mạng trong thời đại giải phóng các dân tộc bị áp bức diễn ra trên toàn thế giới: “Nguyễn Ái Quốc đi vào một sự nghiệp viết, trong đó có văn chương để trở thành người mở đầu, người sáng lập nền văn học Việt Nam cách mạng và hiện đại [20,tr.18].

2.1.2.2. Khẳng định sứ mệnh “khai sáng” nền văn học Việt Nam hiện đại ở thế kỷ XX của Bác.

Nhà NCPB văn học Phong Lê có viết: “Chúng ta tự hào nói đến nền văn học cách mạng hiện đại Việt Nam như một nền văn học mang tinh thần chống đế quốc kiên quyết và triệt để nhất, chúng ta càng thấm thía vai trò mở đầu, ý nghĩa đặt nền móng của nó được Bác xây nên ngay từ những năm hai mươi”. [20, tr 138]. Với ý kiến đánh giá này, ông đã tôn vinh vai trò quan trọng của tác gia Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh ở vị trí người mở đường cho nền văn học dân tộc ở thế kỷ XX. Làm rõ giá trị mở đường trong thơ văn của Người, ông đi sâu tìm hiểu các tác phẩm của Bác sáng tác từ những năm 20 trên đất Pháp. Áng văn chính trị đầu tiên bằng tiếng Pháp có tên Yêu sách của nhân dân Việt Nam Bác viết nhằm cung cấp thông tin cho công chúng nước Pháp sau đó chính Người chuyển sang văn bằng chữ quốc ngữ Việt Nam yêu cầu ca cho những người Việt xa xứ đọc. Ông cho rằng “với hai ngôn ngữ Việt và Pháp, Nguyễn đã trở thành người đặt nền móng cho nền văn học cách mạng văn học hiện đại Việt Nam” [19,tr.14]. Theo ông thơ văn của Bác có sự ảnh hưởng của văn chương hiện đại phương Tây bên cạnh chất truyền thống dân tộc vốn có, và ông cho đó là “nguồn nuôi dưỡng, một hỗ trợ tích cực cho sự hình thành văn học cách mạng Việt Nam – mà người đại diện duy nhất, số một là Nguyễn Ái Quốc” [19,tr.18]. Những truyện ký Bác viết bằng tiếng Pháp, được nhà nghiên cứu coi là mốc quan trọng “là hiện tượng tiền trạm mở đầu có ý nghĩa soi sáng chuẩn bị cho nền văn học vô sản Việt Nam” [19,tr.20]. Ông khẳng định chắc chắn rằng đó là những tác phẩm đánh dấu mốc quan trọng của văn học Việt Nam “đã trở thành một bộ phận hợp thành của trào lưu vô sản – cách mạng trong văn học hiện đại thế giới có khởi nguồn từ công xã Pari 1871, trước khi xuất hiện thành một dòng một khuynh hướng sáng tác ở Việt Nam vào đầu thập niên 30 thế kỷ XX” [19,tr.97]. Xác

định được giá trị của những sáng tác Bác viết trên đất Pháp trong trào lưu văn học hiện đại thế giới, Phong Lê đã khẳng định được vai trò người mở đường cho nền văn học cách mạng hiện đại Việt Nam phát triển của Bác.

Nhấn mạnh vai trò người mở đường lỗi lạc của tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, ông viết: “Lịch sử nhân loại của thế kỷ XX phát triển đi tới sự hợp lưu của ba dòng thác cách mạng; và thơ văn Bác đã làm hiện rõ một cách đầy hình ảnh và xúc động hiện thực của thế giới thứ ba, thế giới phương Đông, thế giới các dân tộc thuộc địa, cái thế giới mà ngay từ 1913 Lênin đã nói đến với biết bao tin tưởng … Cũng chính thơ văn Bác là văn thơ mở đường, là tiêu điểm phản ánh sự hợp lưu giữa ba dòng thác lớn đó, nó đã và đang là đề tài trung tâm của văn học cách mạng và tiến bộ thế giới ở thế kỷ này” [12,tr.138]. Phong Lê chỉ rõ tính thời đại trong thơ văn của Bác đã đưa văn học Việt Nam phát triển ở tầm cao mới. Như vậy nhà nghiên cứu Phong Lê đã tìm thấy mối quan hệ giữa văn học chính trị, văn học và đối tượng tiếp cận, nhà văn và tác phẩm văn chương trong các sáng tác của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh để từ đó ông xác nhận và làm nổi bật giá trị mở đường cho nền văn học Việt Nam phát triển theo kịp với văn học nhân loại tiến bộ trong thơ văn của Bác.

Thực tế, quá trình hiện đại hoá văn học ở nước ta vào đầu thế kỷ XX được diễn ra theo một quy trình gồm 3 bước. Nhiệm vụ hiện đại hoá văn học là đòi hỏi cấp bách của dân tộc và của thời đại nhưng những người thực hiện lại là các nhà Nho và tầng lớp trí thức Tây học, trong đó các nhà Nho đảm nhiệm chính ở đầu thế kỷ đến năm 1920 và cùng với tầng lớp trí thức Tây học đầu tiên ở giai đoạn thứ hai khoảng từ 1920 đến 1930. Những trí thức Nho học cấp tiến trong phong trào Duy Tân, Đông Du, Đông kinh nghĩa thục dù nóng lòng canh tân văn học, nhưng các tác phẩm ra đời thời kỳ này mới chỉ đổi mới rõ rệt về tư tưởng chính trị, xã hội mà chưa đổi mới về tư tưởng thẩm

mỹ. Các tác phẩm của họ còn in đậm nét quan niệm thẩm mỹ thời kỳ phong kiến. Bởi các tác giả ở thời kỳ này chủ yếu xuất thân là Hán học, được đào luyện và nuôi dưỡng bằng văn chương cổ; thi pháp văn chương thời trung đại kéo dài hàng chục thế kỷ ăn sâu trong đời sống dân tộc nên hạn chế đó là tất yếu. Tầng lớp trí thức Tây học đầu tiên cùng các nhà Nho cuối mùa đảm nhiệm hiện đại hoá văn học từ 1920-1930, văn học đã có được thành tựu đáng kể.Văn học đã tạo thành dòng hiện đại hóa nhưng dấu vết của thời kỳ văn học cổ vẫn còn lưu lại rõ nét trên các thể loại từ nội dung đến hình thức, nhìn chung văn học vẫn chưa đổi mới toàn diện và sâu sắc. Phải đến giai đoạn thứ ba từ 1930 – 1945 quy trình hiện đại hoá văn học mới được coi là hoàn tất. Các trí thức Tây học trẻ là những người cách tân văn học toàn diện trên các thể loại. Những thành tựu văn học của thời kỳ này là vô cùng rực rỡ, có tính hiện đại về cả nội dung và hình thức. Nhưng tính đến cách mạng tháng Tám 1945, ngoài tập thơ Từ ấy của Tố Hữu, thực sự chưa có một tác phẩm nào của một nhà văn nào lại hoàn thiện cả về nội dung cách mạng và hình thức hiện đại như những tác phẩm văn chương của Bác. Ngay từ những năm hai mươi của thế kỷ XX các sáng tác của Bác đã là những tác phẩm hoàn thiện từ nội dung cách mạng đến hình thức hiện đại đặc sắc trong nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ. Như vậy tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là người đầu tiên mở đường cho văn học hiện đại Việt Nam phát triển ở thế kỷ XX. Nhà nghiên cứu đã đánh giá chính xác vị trí vai trò của một tác gia văn học lớn. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu miệt mài say sưa bền bỉ của ông. Những ý kiến đánh giá của ông có ý nghĩa khẳng định về giá trị thơ văn của Bác trong nền văn học dân tộc Việt Nam và có tác dụng tích cực đối với những người yêu thích văn học, học tập và nghiên cứu thơ văn của Bác ở trong và ngoài nước.

Phong Lê đề cao tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong vai trò là người “đưa toàn dân lên đường và thực hiện từng bước các mục tiêu đã chọn” để nhằm khẳng định một cách toàn diện, sâu sắc hơn về vai trò của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong nền văn học Việt Nam – người khai sáng nền văn học Việt Nam hiện đại ở thế kỷ XX.

Phong Lê cho rằng thơ văn của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh “làm cho dân tin và hiểu. Và hiểu để mà tin thêm”. Theo ông đó là một quá trình rất đáng chú ý trong sinh hoạt tinh thần của dân tộc Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua. Đó chính là căn cứ để nhà nghiên cứu khẳng định tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là người dẫn đường cho nền văn học dân tộc thực hiện hoàn thành được nhiệm vụ mà lịch sử giao phó. Ông nhấn mạnh khả năng to lớn trong những lời nói và trang viết của Bác đối với đời sống tinh thần dân tộc: “Trong các động tác lắng nghe và theo gương Bác Hồ của toàn dân tộc Việt Nam quả có một quá trình chiêm nghiệm và chuyển hoá, vì người nói và viết, là người có một cái vốn lớn của sự từng trải, bao gồm cả cái vốn kiến thức văn hoá kim – cổ, Đông – Tây được thâu nhận từ rất nhiều nguồn”. [20,tr.213]. Ông có ý khẳng định khả năng trí tuệ sâu sắc của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn học đã trực tiếp định hướng cho nền văn học dân tộc phát triển theo mục tiêu đã chọn. như vậy ông làm nổi bật được“giá trị soi rọi” trong quan niệm về văn chương và các sáng tác văn chương của Bác đối với nền văn học của cả dân tộc suốt thế kỷ XX.

Bàn về vấn đề quan niệm văn chương của Bác Phong Lê đồng nhất với ý kiến của một số nhà nghiên cứu về sự nghiệp thơ văn của Bác như Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Đăng Mạnh... Nhưng ông chọn cho mình một cách diễn đạt riêng. Ông đã phân tích làm rõ từng mối quan hệ trong quan điểm văn chương của Bác. Nhà NCPB văn học Phong Lê cho rằng quan niệm về văn nghệ của Bác là nhất quán, không phiến diện, không thiên lệch mâu thuẫn bởi

đó là quan điểm của một người có trí tuệ ở tầm cao, có khả năng nhìn xa trông rộng, có phẩm chất toàn năng hiếm hoi để chủ động đưa nền văn học dân tộc phát triển từng bước theo mục tiêu đã lựa chọn. Phong Lê đã góp thêm tiếng nói khẳng định về quan niệm thơ văn của Bác đối với sự phát triển của văn học nước nhà.

Bên cạnh việc phân tích giá trị soi rọi trong quan niệm văn chương của Bác, Phong Lê còn khẳng định giá trị đó trong các sáng tác văn chương của Bác. Theo Phong Lê, thơ văn Bác gắn với hiện thực cách mạng dân tộc Việt Nam, chi phối đời sống sinh hoạt tinh thần dân tộc gần một thế kỷ qua, hành trình thơ văn của Người tương ứng với hành trình cách mạng của dân tộc.

Phong Lê đã chỉ rõ mạch nối giữa thơ văn của Bác và đời sống tinh thần dân tộc là con đường cách mạng của dân tộc mà Bác đã lựa chọn cho cả dân tộc cùng theo. Theo ông, thơ văn của Bác “luôn luôn là ánh sáng lấp lánh toả ra trên suốt nửa thế kỷ văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh”. Thiết nghĩ đó là sự đánh giá cao của Phong Lê về giá trị thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng dân tộc trong đó có sự phát triển của văn học.

Làm rõ hơn về giá trị soi rọi của thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Nhà nghiên cứu đã phân tích những sáng tác của Người có giá trị chi phối đời sống tinh thần dân tộc, giúp cho toàn bộ dân tộc thực hiện đúng và thành công từng bước, nhiệm vụ cách mạng trên con đường cả dân tộc đang đi ở thế kỷ XX và mai sau. Ông chỉ ra giá trị dẫn đường trong các trang viết của Bác như: Đường kách mệnh, Nhật ký chìm tàu, Tuyên ngôn độc lập; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; những bài thơ Xuân… Ông xác định đúng giá trị soi rọi của mỗi tác phẩm cụ thể phù hợp để đạt tới mục tiêu cách mạng đặt

ra cho dân tộc ta và đó cũng là hướng để nền văn học Việt Nam phát triển theo kịp thời đạinhằm đáp ứng yêu cầu của lịch sử.

Nhìn lại chặng đường văn học Việt Nam vừa đi qua ở thế kỷ XX tác gia Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh trở thành người dẫn đường cho nền văn học cách mạng Việt Nam phát triển phục vụ kịp thời và thiết thực cho nhiệm vụ cách mạng, cho quần chúng. Ngay từ trước cách mạng tháng Tám, thơ văn của Bác đã có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống văn học Việt Nam. Thơ ca Xô viết Nghệ tĩnh được ra đời và phát triển cổ vũ phong trào đấu tranh cách mạng trong nước. Cách mạng tháng Tám thành công, Bác trở thành vị lãnh tụ tối cao của Đảng và nhà nước, người luôn quan tâm đến văn nghệ nói chung. Quan niệm về văn nghệ và các sáng tác của Bác đã dẫn đường cho nền văn học thống nhất của dân tộc, phát triển phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của đất nước, chủ yếu là phục vụ hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Các tác phẩm văn chương chủ yếu đều tập trung vào chủ đề Tổ quốc, đất nước, tự do, độc lập… và phản ánh khí thế của cả dân tộc chống kẻ thù xâm lược. Nhân

Một phần của tài liệu Phong Lê với quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)