Quá trình 30 năm nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc– Hồ Chí Minh của Phong Lê

Một phần của tài liệu Phong Lê với quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh (Trang 27 - 47)

Minh của Phong Lê

Thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một đối tượng nghiên cứu lớn đối với các nhà NCPB văn học trong và ngoài nước. Tuy nhiên số người nghiên cứu thơ văn của Bác một cách bền bỉ, lâu dài và say mê đặc biệt trong suốt những năm qua lại chỉ có thể kể tên được như: nhà NCPB Hà Minh Đức, nhà NCPB Nguyễn Đăng Mạnh, nhà NCPB Phong Lê,…

Nhà NCPB văn học – Giáo sư Hà Minh Đức nghiên cứu về thơ văn của Bác vì sự yêu thích và muốn được đối mặt với một thách thức lớn đối với người nghiên cứu văn thơ của Bác. Ông bộc bạch rằng: “Nghiên cứu văn thơ và báo chí Hồ Chí Minh luôn là niềm vui và thách thức với mỗi người nghiên cứu” [33, tr.8]. Còn đối với Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, một người luôn quan tâm đến việc tìm hiểu tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà văn lại hướng ngòi bút của mình vào việc nghiên cứu tư tưởng và phong cách nghệ thuật trong sáng tác của Bác. Ông luôn luôn bám sát đối tượng nghiên cứu của mình là thơ văn Bác Hồ với những đặc điểm rất riêng của “di sản văn học này” để hiểu đúng về nội dung và nghệ thuật thơ văn của Người.

Khác với hai nhà NCPB văn học Hà Minh Đức và Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê tìm đến thơ văn của Người để nghiên cứu tìm hiểu bởi ông quan niệm Bác là một tác gia văn học lớn, giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại ở thế kỷ XX. Phong Lê viết rằng: “Từ nhu cầu nắm

hiểu một giai đoạn lớn trong lịch sử văn học dân tộc, giai đoạn hiện đại của sự phát triển văn học, tôi đã tìm đến cuộc đời và văn thơ Hồ Chí Minh vừa như một biểu hiện sáng giá nhất của cả hai quá trình cách mạng hoá và hiện đại hoá, hai quá trình mà người dẫn đầu và đưa lên đỉnh cao các giá trị chính là Hồ Chí Minh”[33, tr. 189]. Thiết nghĩ đây là sự thể hiện trực tiếp, cụ thể tư tưởng nghiên cứu của ông khi tìm hiểu về thơ văn của Người.

Nếu xét về thời gian, chúng ta thấy Phong Lê có cả một quá trình nghiên cứu, nghiền ngẫm, tìm tòi khám phá những giá trị thơ văn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là 30 năm. Đó là quá trình nghiên cứu dài lâu, sâu sắc, đến nay ông đã có những thành công đáng kể trong việc khẳng định vai trò vị trí của tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của nền văn học Việt Nam ở thế kỷ XX. Phong Lê nghiên cứu về thơ văn của Bác trong tầm bao quát của cả thế kỷ văn học đứng trước hai yêu cầu lớn của thời đại là cách mạng hoá và hiện đại hoá. Ông phát hiện ra vai trò, vị trí quan trọng của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong nền văn học hiện đại Việt Nam ở thế kỷ XX. Dựa trên khám phá đó, ông mở rộng phạm vi nghiên cứu về thơ văn của Bác ở những bình diện khác nhau để làm rõ những giá trị thơ văn của Bác trên nhiều lĩnh vực. Bởi vậy trong các công trình nghiên cứu của ông thường có những vấn đề được ông nhắc đi nhắc lại. Nhưng sau sự nhắc lại đó là bước phát triển sâu sắc hơn trong quá trình khám phá ra giá trị thơ văn của Bác. Chính điều đó tạo nên bề rộng và chiều sâu trong quá trình nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của Phong Lê. Khởi đầu cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về thơ văn Bác Hồ của Phong Lê là bài viết: Thơ văn Bác Hồ nền móng tinh hoa của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1977). Trong bài viết, ông đã khẳng định thơ văn của Bác mang những yếu tố mở đầu, đặt nền móng cho sự phát triển của nền văn học dân tộc trong thời đại cách mạng mới, đó chính là văn học hiện thực xã hội

chủ nghĩa. Bài viết đánh dấu kết quả bước đầu của Phong Lê trong quá trình tìm hiểu về tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Đó là tiền đề đầu tiên để ông tiếp tục nghiên cứu về thơ văn của Người.

Năm 1986, ông hoàn thành chuyên luận Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại (NXB Khoa học xã hội). Trong công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh này, nhà NCPB khẳng định vai trò vị trí của Bác trong thành quả cách mạng của dân tộc hơn nửa thế kỷ vừa qua và trong nền văn học Việt Nam hiện đại “được khai sinh và phát triển cùng với sự nghiệp cách mạng” của dân tộc Việt Nam.

Phong Lê khẳng định thơ văn của Bác đã “giải quyết đúng đắn và thích hợp hai yêu cầu đặt ra cho văn học Việt Nam hiện đại: Yêu cầu cách mạng hoá và hiện đại hoá nội dung và hình thức văn chương” sớm nhất, kịp thời nhất. Phong Lê tìm hiểu về thơ văn của Bác theo một hệ thống quy mô lớn, chặt chẽ và thống nhất. Ông nghiên cứu toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ văn của Bác trong các mối quan hệ, đó là quan hệ giữa văn học và cuộc đời, con người Bác, văn học và sự nghiệp cách mạng, văn học và dân tộc, văn học và thời đại, văn học và văn hoá, văn học trong sự vận động phát triển của nó. Từ đó ông khám phá ra những giá trị văn chương mới trên mọi lĩnh vực khác nhau. Đó là cơ sở để ông khẳng định vai trò, vị trí lớn lao của tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

Đi sâu phân tích tìm hiểu mối quan hệ văn chương và cách mạng trong thơ văn của Bác, Phong Lê cho rằng Bác nắm vững và sử dụng văn chương như một vũ khí hữu hiệu của cách mạng. “Đó là vũ khí của tiếng nói…, tiếng nói, chính là vũ khí Bác có ý thức sử dụng trước hết trên con đường cách mạng của mình” Bác dùng vũ khí đó để đấu tranh với kẻ thù, để tuyên truyền cách mạng: “viết về đồng bào của Tổ quốc mình cho thế giới biết, và viết cho

đồng bào biết về thế giới”. Ông khẳng định rằng thơ văn của người viết những năm đầu thế kỷ là sự kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa văn học và cách mạng. Đó là những trang văn mang “ý thức giai cấp và tình cảm quốc tế” đã khắc phục được tình trạng khủng hoảng trong đời sống cách mạng dân tộc và giải quyết được tình thế phát triển mất cân đối giữa nội dung và hình thức trong đời sống văn học dân tộc đầu thế kỷ. Từ đó Bác là người đưa văn học Việt Nam trở thành một bộ phận của văn học cách mạng thế giới. Và cũng từ đó thơ văn của người đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học và cách mạng trong thơ văn của Bác, Phong Lê cho rằng bằng thơ văn, Bác là người đã “cách mạng hoá cả một dân tộc thành hiện thực”, và đặt nền móng định hướng phát triển cho nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nhà NCPB văn học Phong Lê đã khai thác những khía cạnh cơ bản thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa văn học và cách mạng trong thơ văn của Bác. Đó là một mối quan hệ không thể tách rời trong sự nghiệp thơ văn của Người. Nghiên cứu về thơ văn của Bác nếu bỏ qua mối quan hệ này sẽ làm mất đi những giá trị có ý nghĩa lớn lao trên mọi lĩnh vực trong thơ văn của Bác.

Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học và cách mạng là một điều vô cùng quan trọng đối với một nhà NCPB mác - xít. Khi nghiên cứu về thơ văn của Bác trong mối quan hệ này Phong Lê đã làm rõ được mối quan hệ giữa văn học và dân tộc, văn học và thời đại, cùng các mối quan hệ khác trong thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Chẳng hạn trong mối quan hệ giữa văn chương và cuộc đời, con người Bác, ông cho rằng cuộc đời hoạt động cách mạng, vốn văn hoá truyền thống dân tộc từ lâu đời, nền văn hoá phương Đông, tiếp thu ảnh hưởng nền văn hoá phương Tây và lối sống thực tế Bác trải nghiệm qua, “tất cả mọi thứ vốn quý báu ấy cùng hoà nhập vào Bác để tạo nên cốt cách riêng ở con người Bác và văn phong Bác”.

Ông tìm hiểu mối quan hệ này từ hai phía, văn học đối với con người và con người đối với văn học. Ông cho rằng Bác “chưa bao giờ muốn nhận mình là nhà thơ” bởi Bác không sáng tác văn thơ chuyên nghiệp nhưng “Bác đã viết trong suốt cuộc đời mình”. Phong Lê khẳng định: “Có một sự nghiệp văn thơ và một phẩm chất nghệ sĩ ở Bác Hồ” và sự nghiệp văn của Bác soi tỏ chân dung con người Bác trong mối quan hệ với dân tộc và thời đại, ông viết: “Từ văn thơ Bác, ánh sáng còn toả rộng xa hơn việc soi tỏ chân dung một con người, một dân tộc và thời đại”[12, tr. 90]. Tìm hiểu thơ văn của Bác trong mối quan hệ với cuộc đời, con người Bác, nhà NCPB văn học Phong Lê khẳng định được phẩm chất nghệ sĩ ở nhà cách mạng Hồ Chí Minh, từ đó ông đi sâu phân tích văn phong của Người, đó là “văn phong đa dạng. Đa dạng nhưng nhất quán trong đề tài”. Tìm ra sự hấp dẫn trong thơ văn Bác, Phong Lê cho rằng thơ văn Bác là hiệu quả của “sự kết hợp, sự đan cài, hoà nhập giữa chính trị và văn chương”. Trong quá trình phân tích Phong Lê làm rõ tính giản dị trong thơ văn của Bác, một tính chất có từ phẩm chất giản dị và vĩ đại của con người Hồ Chí Minh. Ông viết: “Sự giản dị đó chính là phẩm chất của các lãnh tụ nhân dân chân chính trong thời đại ta… cũng là phẩm chất của những nghệ sĩ lớn” [12, tr.134]. Xưa nay giản dị trong văn phong thường chỉ có ở những bậc cao nhân bởi giản dị không có nghĩa là đơn giản. Sự giản dị trong văn phong thường có ở những con người có trí tuệ uyên thâm, có vốn kiến thức, am hiểu mọi lĩnh vực trong cuộc sống và có khả năng giao hoà trực tiếp với người đọc bằng ngôn ngữ văn chương bất chấp không gian, thời gian, thời đại. Sự giản dị đã trở thành phẩm chất của người nghệ sỹ Hồ Chí Minh, thành sự sáng tạo nghệ thuật riêng của Bác. Có thể nói nhà NCPB văn học Phong Lê đã tìm hiểu sâu sắc một khía cạnh đặc sắc trong thơ văn của Người ở cuốn sách này.

Tìm hiểu thơ văn của Người trong mối quan hệ giữa sáng tác cụ thể của Bác với quá trình phát triển của nền văn học nước nhà, ông cho rằng, thơ văn của Bác thể hiện con người Bác, một con người mang đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của con người mới và đang là tiêu điểm phản ánh của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Đó là con người có nhân sinh quan cách mạng, trí tuệ cách mạng, chủ động và giàu năng lực cải tạo hoàn cảnh, có niềm tin lạc quan trong cuộc sống… Nhà NCPB Phong Lê đã khẳng định và tôn vinh những giá trị văn chương của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, ông đề cao vai trò của Bác đối với sự phát triển của văn học dân tộc trong thời đại mới.

Có thể nói cuốn sách Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại của Phong Lê là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về sự nghiệp văn thơ của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Ông nghiên cứu về thơ văn của Bác trên một diện rộng, theo một hệ thống chặt chẽ mạch lạc, gắn nối với sự phát triển của nền văn học dân tộc trước yêu cầu của lịch sử và thời đại. Để từ đó ông khẳng định được giá trị thơ văn của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, khẳng định được vai trò vị trí cùng những đóng góp của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với nền văn học Việt Nam. Đây là một công trình nghiên cứu mang tính khái quát cao, có sức thuyết phục.

Tiếp tục nghiên cứu về tác gia văn học lớn ở thế kỷ XX – Hồ Chí Minh, năm 1990 Phong Lê cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Hồ Chí Minh suy nghĩ về Bác nhân một cuộc hành hương (NXB Khoa học xã hội). Cuốn sách được Phong Lê viết vào năm cả dân tộc kỷ niệm long trọng 100 năm ngày sinh của Bác và cũng là dịp Người được thế giới công nhận là Danh nhân Văn hoá thế giới. Trong cuốn sách này, nhà nghiên cứu đã tìm hiểu thơ văn của Bác trong tầm vóc của một Danh nhân Văn hoá thế giới. Phong Lê đã mở thêm hướng nghiên cứu mới về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cho bản thân mình. Ông tập trung khai thác mối quan hệ giữa Danh nhân Nguyễn

Ái Quốc – Hồ Chí Minh và quê hương xứ sở. Ông chỉ ra Chất Nghệ riêng của quê hương Nghệ An là gốc sâu, là nền cho “sự vươn toả xum xuê lá cành bề rộng” trong con người xuất chúng Hồ Chí Minh. Đối với con người vĩ đại của cả dân tộc, quê hương vừa là Làng Sen Nghệ An, vừa là Tổ quốc Việt Nam. Phong Lê cho rằng truyền thống xứ Nghệ hoà trộn trong truyền thống dân tộc Việt Nam, trở thành vốn truyền thống lớn trong con người Bác. Ông chỉ rõ rằng chính tình cảm tha thiết đối với quê hương đất nước đã thôi thúc Bác lên đường tìm ra con đường Cách mạng giải phóng đất nước, giải phóng quê hương. Phong Lê viết: “Bác đã làm một cuộc Cách mạng tinh thần: đưa tình yêu quê hương – làng nước lên tình yêu Tổ quốc, và đưa tình yêu Tổ quốc truyền thống lên một hình thái mới – Tình yêu Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa” [13, tr.17]. Nhà nghiên cứu đã phân tích rõ mối quan hệ sâu sắc giữa quê hương , Tổ quốc và con người Hồ Chí Minh từ hai chiều.

Phong Lê cho rằng Bác là “nhà cách mạng cũng đồng thời là nhà văn hoá”. Ở khía cạnh văn hoá, Bác là nhà “văn hoá cách mạng”. Ở tư cách nhà cách mạng “Hồ Chí Minh có tầm chiến lược để nắm được các nhu cầu cơ bản và cấp thiết của quần chúng và tạo nên những khởi động quyết định nhằm vào sự giải phóng nhân dân lao động, giải phóng con người” khỏi áp bức nô lệ. Theo Phong Lê, dù với tư cách là nhà văn hoá hay là nhà cách mạng, đối với Bác vẫn cùng một mục đích là giải phóng con người, phục vụ nhân dân.

Năm 1990, Tổ chức Văn hóa – Giáo dục – Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hoá thế giới. Dân tộc ta đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử nhưng cho đến nay mới có ba người được công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới: Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV, Nguyễn Du ở thế kỷ XIX và Hồ Chí Minh ở thế kỷ XX. Danh hiệu Danh nhân văn hoá là một danh hiệu cao quý của một tổ chức văn hoá thế giới công nhận sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Hồ Chí Minh trong các lĩnh

vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật. Những tư tưởng của Người là hiện thân cho khát vọng dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc, góp phần vào sự phát triển văn hoá của nhân loại của thế kỷ XX. Danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc, trọn đời Bác cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới. Nhà NCPB văn học Phong Lê đã dựa trên cơ sở đó để tìm hiểu thơ văn của Người

Một phần của tài liệu Phong Lê với quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh (Trang 27 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)