Phong Lê với khám phá “tâm hồn nghệ sĩ đích thực” trong con ngƣời Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Phong Lê với quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh (Trang 66 - 69)

ngƣời Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

Nhà NCPB văn học Phong Lê cho rằng ở Bác có “một tâm hồn nghệ sĩ đích thực” được toả ra từ sự nghiệp thơ văn của Người. Theo Phong Lê, “tâm hồn nghệ sĩ đích thực” Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một tâm hồn văn thơ ở thế kỷ XX “đã đi được đến cùng cuộc hành trình Chân – Thiện – Mĩ”. Ở đó Phong Lê đã phát hiện ra một phong cách nghệ thuật riêng biệt “đa dạng và nhất quán” của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

2.2.1.Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - một tâm hồn nghệ sĩ bẩm sinh

“Con người bẩm sinh là nghệ sĩ nhận xét ấy thật đúng với Hồ Chí Minh, ngay cả khi tác gia không có ý định làm nghệ sĩ”. Lời khẳng định trực tiếp của Phong Lê về tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phẩm chất nghệ sĩ bẩm sinh trong Người. Tâm hồn nghệ sĩ bẩm sinh là một tố chất thuộc về năng khiếu riêng của bản thân mỗi cá nhân, do tự nhiên sinh ra đã có, là vốn sẵn có của mỗi cá thể nhất định trong xã hội. Tâm hồn nghệ sĩ bẩm sinh trong Bác là tố chất nghệ sĩ có sẵn trong trí tuệ minh mẫn và trong tâm hồn nhạy cảm của Người trước cuộc sống. Theo Phong Lê cái gốc bẩm sinh nghệ sĩ trong Bác được nuôi dưỡng từ truyền thống hiếu học của gia đình thuộc dòng chân Nho, lại được sự dạy dỗ của những người thầy giỏi, cộng vào đó là “một trí tuệ minh mẫn”. Đó là nguồn phù xa bồi đắp nên tâm hồn nghệ sĩ bẩm sinh trong Bác. Sự thực, Bác Hồ xuất thân trong một gia đình thuộc dòng chân Nho xứ Nghệ, từ nhỏ đã được học thành thạo thơ phú, lễ

nghĩa của đạo thánh hiền. Bản thân Bác là một con người có tâm hồn cực kỳ nhạy cảm, dễ xúc động trước mọi vui buồn của cuộc sống. Nhưng ở Bác, một tâm hồn vĩ đại thì mọi nỗi buồn, niềm vui đều có tầm vóc lớn lao. Đó là một tâm hồn chan chứa yêu thương và bao dung đối với nhân loại lầm than và luôn khao khát tự do, độc lập cho dân tộc, cho thời đại. Con người đó, tâm hồn đó được bồi đắp bởi truyền thống hiếu học, truyền thống văn chương của xứ Nghệ và của đất nước Việt Nam. Nhà nghiên cứu đã có những nhận xét sâu sắc về quê hương, về Chất Nghệ đối với tâm hồn của Bác. Ông viết: “Chất Nghệ thấm vào trong nhiều thói sinh hoạt của Bác, như ta đã biết. Nhưng chất nghệ đó không cộm lên như một cái gì xa lạ, hoặc bảo thủ trong một sự hiện thân và hoá thân đẹp nhất ở con người Việt Nam - Hồ Chí Minh” [ 13,tr.14.15]. Đề cao yếu tố quê hương “chôn rau cắt rốn” của một tâm hồn nghệ sĩ là điều cần thiết không thể bỏ qua đối với người NCPB văn học bởi bất cứ một danh nhân nào cũng đều gắn với dấu ấn một vùng quê. Điều quan trọng hơn cả là ông đã chỉ rõ, những phẩm chất xứ Nghệ, trong Bác không là sự trở ngại ngăn cách khi Bác trở thành con người Việt Nam đẹp nhất, người nghệ sĩ của cả dân tộc và Người cũng không đánh mất đi những nét dáng truyền thống xứ Nghệ khi trở thành Danh nhân văn hoá thế giới. Ông đã tìm ra được điểm riêng biệt của Người khi tiếp thu nguồn nuôi dưỡng tâm hồn nghệ sĩ từ vùng đất Nghệ. Đối với Bác Hồ, quê hương lớn là Tổ Quốc Việt Nam “đó là Quê hương lớn của mọi quê hương”. Trong thời đại mới, tình cảm của Bác đối với quê hương đất nước đã được nâng lên một tầm cao mới, Phong Lê cho rằng Người: “Đưa tình yêu quê hương – làng nước lên tình yêu Tổ quốc, và đưa tình yêu Tổ quốc truyền thống lên một hình thái mới – tình yêu Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa” [13,tr.17]. Ông đã khắc sâu tình yêu quê hương Tổ Quốc Việt Nam trong tình cảm của người nghệ sĩ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, tình yêu đó là vốn có trong tâm hồn người nghệ sĩ Hồ Chí

Minh, chính tình yêu đó đã hun đúc ý chí, nghị lực, quyết tâm trong sự nghiệp cách mạng của Người. Nhà nghiên cứu đã hé mở một phương diện về người nghệ sĩ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, đó là những tố chất chủ quan bên trong, những tố chất nền tảng đầu tiên để tạo nên khả năng nghệ sĩ bẩm sinh của Hồ Chí Minh.

Tìm hiểu về tâm hồn nghệ sĩ bẩm sinh của Người, nhà nghiên cứu đã tìm tòi và khám phá những yếu tố khách quan tác động trực tiếp tới sự phát triển tâm hồn nghệ sĩ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Ông viết rằng: “Suốt trường kỳ lịch sử, cho đến nay, những vật lộn trong sinh tồn, vì miếng cơm manh áo cho mỗi người, hoặc vì độc lập tự do cho cả một dân tộc. .. đã làm tiêu mòn hoặc huỷ hoại biết bao khả năng và ham muốn ấy… Nhưng con người trong hành trình theo đuổi mục tiêu đầy gian khổ và hy sinh, lại đã tìm được sự bù đắp ở bẩm sinh nghệ sĩ của mình. Và với Hồ Chí Minh chúng ta có một tấm gương thật kiểu mẫu” [20,tr.228]. Là một nhà nghiên cứu văn học giàu kinh nghiệm, Phong Lê đã nhận ra mối gắn kết giữa người nghệ sĩ chân chính Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người.

Nhà nghiên cứu đi sâu khai thác những yếu tố hoàn cảnh lịch sử, môi trường hoạt động cách mạng những tác động từ bên ngoài có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của khả năng nghệ sĩ trong Bác. Theo Phong Lê, hành trình cách mạng lịch sử đầy gian khó là nơi cung cấp cho Bác vốn hiểu biết sâu sắc về con người, cuộc sống, xã hội, mà vốn hiểu biết là yêu cầu đầu tiên, không thể thiếu được tối thiểu nhất đối với bất kỳ một người nghệ sĩ chân chính nào. Theo ông, Người đã đến với lý tưởng của cuộc đời mình, đến với con đường cứu nước, gắn khát vọng riêng của bản thân với vận mệnh của cả dân tộc trong suốt chặng đường dài lịch sử. Với khao khát học hỏi không ngừng “để tìm con đường cứu nước”, Bác đã tiếp thu những kinh nghiệm trong cuộc sống, trong văn học các nước trên thế giới, trong hành trình cách

mạng đầy chông gai của chính Người. Đó là vốn hiểu biết, vô cùng phong phú được đúc rút chắt lọc bằng, chính cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác nên nó có ý nghĩa, giá trị đặc biệt đối với sự sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Phong Lê với quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh (Trang 66 - 69)