Thơ văn của Bác “Thế giới không cùng cho những khám phá”

Một phần của tài liệu Phong Lê với quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh (Trang 78 - 82)

Nhà nghiên cứu Phong Lê cho rằng cuộc đời và thơ văn của Bác là “một kho tàng quý giá cho sự khám phá không cùng về Bác” bởi ở đó chứa đựng “những giá trị của truyền thống và hiện đại của dân tộc và nhân loại được kết tinh trong con người Bác” .

Hiểu theo cách nói của Phong Lê: “Không cùng, có nghĩa là còn nhiều điều phải khám phá”. Ông cho rằng cuộc đời và thơ văn của Bác là: “Nguồn của sáng tạo, là sức động viên và cổ vũ cho cả một thời đại văn thơ được khai sinh từ Nguyễn Ái Quốc và được chỉ dẫn từ Nguyễn Ái Quốc” [15,tr. 278). Tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, người nghiên cứu thường tìm hiểu về cuộc đời, để tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng tới sáng tác tác động tới tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Cuộc đời của Bác là cuộc đời của một con người kết tinh mọi giá trị cao đẹp của thời đại, nhưng theo Phong Lê: “Chúng ta có quá ít tư liệu về con người này”. Phong Lê không có ý định tái hiện lại tiểu sử của Bác một cách đơn thuần, ông đã chỉ ra những “bí ẩn” trong cuộc đời của Bác, từ đó gợi ra những hướng khai thác trong văn học về cuộc đời của một con người đẹp như trong huyền thoại. Ông cho rằng Bác đi xa đất nước 30 năm: “Đó là cuộc đi dài nhất so với mọi cuộc đi của bất cứ anh hùng chí sĩ nào đầu thế kỷ”, Bác đặt chân lên “khắp thế giới, đến những vùng xa”. Trong 30 năm đó, Bác “trong thân phận một con người dân nô lệ”, hai lần bị bắt, hai lần bị án tử hình, hai lần có tin chết, “phải thay tên đổi họ đến hàng trăm lần”. Đó là một đề tài để thơ văn khai thác, bởi ba mươi năm ẩn chứa bao bí mật về Bác mà các tư liệu ta có được còn là quá ít so với con người vĩ đại đó.

Trong văn học Việt Nam hiện đại thường bàn đến con người mới “như là tiêu điểm phản ánh sự cách tân của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa”.

Nhà NCPB Phong Lê cho rằng Bác Hồ chính là sự kết tinh cao độ phẩm chất quý giá của con người đẹp nhất trong thời đại. Ông viết: “Nếu muốn nói đến một con người toàn diện, trọn vẹn, muốn nói đến một cái gì như là gốc rễ, như là nguồn nuôi dưỡng, như là sự kết tinh cao độ những phẩm chất đó … thì phải nói đến Bác Hồ” [20,tr.236] Ông đã khẳng định Bác chính là đỉnh cao của phẩm chất ở con người mới. Từ những phẩm chất đó Bác trở thành đề tài lớn “không cùng” trong sáng tác thơ văn. Trên cơ sở đó ông phân tích rõ những phẩm chất đẹp đẽ của Bác qua chặng đường hoạt động cách mạng và sự nghiệp thơ văn của Bác. Ông cho rằng đó “là cái làm nên chất lãng mạn cách mạng kỳ diệu trong văn thơ hiện đại Việt Nam thế kỷ XX”. Ông cho rằng: Văn thơ Hồ Chí Minh đem lại cho ta một kiểu người khác …con người không biết đến bi quan. Ông đã chỉ ra được sức thu hút của thơ văn Bác đối với sự phát triển của thơ văn hiện đại Việt Nam một cách rõ ràng. Cách lập luận chắc chắn của ông đem lại sự đồng tình cho người đọc.

Nhà nghiên cứu Phong Lê chỉ ra sự gần gũi giữa Hồ Chí Minh và Lê nin là một đề tài cho thơ văn khai thác. Phong Lê cho rằng giây phút Bác tiếp xúc với tư tưởng của Lê nin là một sự kiện lớn đối với Bác và đó là một trang văn đẹp trong cuộc đời của Bác:“Bác đã để lại cho văn học hiện đại Việt Nam một đoạn văn kỳ diệu, vừa thâm trầm như được gạn lọc từ tâm huyết vừa phơi phới như có cánh bay lên”. Phong Lê đã khai thác tình cảm đặc biệt của Bác dành cho người thầy cách mạng Lê nin được thể hiện trong các trang viết của Bác, ông cho đó là một điểm sáng hấp dẫn đối với văn học Việt Nam hiện đại. Đặc biệt hơn cả, Phong Lê đã làm nổi bật hai phẩm chất cơ bản nhất là chí

dũng cảm và lòng nhân từ mà Bác đã phát hiện ở Lê nin và “chính Hồ Chí Minh là hiện thân của hai đức tính dũng cảmnhân từ đó”. Điều đó càng tô đậm rõ nét kiểu mẫu trong con người Bác Hồ, đó chính là tiêu chuẩn con người mới trong thời đại mà văn học đang khám phá, thể hiện.

Khám phá ra sức thuyết phục của văn thơ Bác, Phong Lê cho rằng: trong văn thơ Hồ Chí Minh có một cái “i” thì cái tôi ấy luôn luôn như muốn náu mình đi “sau những hình tượng khác”. Phong Lê có ý đề cao những giá trị cao đẹp trong văn thơ của Bác, những giá trị đó sánh ngang với những áng văn thơ hay mà nhân loại hằng ngợi ca. Ý kiến này của ông đã mở ra một hướng khai thác mới về con người và sự nghiệp thơ văn của Bác đối với văn học Việt Nam hiện đại.

Phong Lê đã chỉ ra tấm gương kiểu mẫu về Bác Hồ cho các nhà thơ, nhà văn của văn học Việt Nam từ thế kỷ XX đến mai sau noi theo. Ông cho rằng điều đó có ích cho những thế hệ đến sau “không còn được thấy Người”. Ý kiến đó của ông đã có tác dụng kích thích sự khám phá tìm tòi của thơ văn về cuộc đời và văn thơ Bác Hồ. Phong Lê đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu về hình tượng của Bác trong các trang văn học hiện đại Việt Nam. Chẳng hạn “Hồ Chủ Tịch, hình ảnh dân tộc” (Phạm Văn Đồng) Tuyển thơ Hồ Chủ Tịch – NXB Văn học (1967), Hồ Chủ Tịch với một vài vấn đề văn hoá văn nghệ (Hà Huy Giáp); thơ Tố Hữu viết về Bác; Búp sen xanh (Sơn Tùng) và những công tác phát hiện, tổ chức dịch in Nhật ký trong tù … những dẫn chứng ông đưa ra có đủ các thể loại văn học tiêu biểu, cụ thể, sát thực đã thật sự làm xiêu lòng độc giả về vấn đề này.

Theo Phong Lê: “Yêu cầu mở rộng và đi sâu nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cũng là công việc không chỉ có ý nghĩa đối với các giới văn hoá, khoa học, văn chương, nghệ thuật mà còn là đối với các tầng lớp công chúng rộng rãi” [20,tr.282]. Yêu cầu đó được xuất phát từ khát vọng, niềm đam mê nghiên cứu tìm hiểu về thơ văn của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của chính nhà NCPB văn học Phong Lê và từ đó ông đã gợi ra vấn đề về phương pháp luận đối với việc nghiên cứu thơ văn của Bác trong văn học. Trong quá trình tìm hiểu về những tác động thúc đẩy sự phát triển nền văn học của

thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, nhà NCPB văn học Phong Lê đã chỉ ra từng điểm nhỏ, từng chi tiết cụ thể nghiên cứu, ông đã chỉ ra gợi mở cho những hướng khám phá mới về cuộc đời và thơ văn của Bác. Phong Lê làm nổi bật chân dung văn học Hồ Chí Minh, nổi bật một con người, vĩ đại của dân tộc, con người đó hiện sống cùng và sống mãi trong sự phát triển của đất nước trong đó có nền văn học.

Phần lớn các nhà NCPB văn học nghiên cứu về thơ văn của Bác đều khẳng định Bác là nhà thơ lớn, một tâm hồn nghệ sĩ lớn. Đối với nhà NCPB văn học Phong Lê, khẳng định người nghệ sĩ đích thực trong Bác là điều có ý nghĩa đối với ông. Đó là cơ sở để ông khẳng định những giá trị lớn về thơ văn của Bác, và đây là nội dung quan trọng nhất trong quá trình xây dựng chân dung tác gia Nguyễn Ái quốc – Hồ Chí Minh của ông.

Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu một giai đoạn văn học lớn của dân tộc ở thế kỷ XX, nhà NCPB văn học Phong Lê đã tìm đến tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, một tác gia lớn của thế kỷ văn học Việt Nam hiện đại – thế kỷ XX. Và trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu về thơ văn của Bác, nhà NCPB văn học Phong Lê đã nghiên cứu một cách đúng hướng, dựa trên các cơ sở khoa học, cơ sở lịch sử văn hoá xã hội văn hoá Việt Nam với những yêu cầu cụ thể cấp bách của đất nước, của thời đại ở thế kỷ XX. Ông đã dày công suy nghĩ tìm tòi, phát hiện và trình bày một cách thuyết phục những giá trị về nội dung, nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh theo cách riêng của mình. Thông qua những nghiên cứu phê bình về thơ văn của Bác, nhà NCPB văn học Phong Lê đã giúp cho người đọc hiểu đúng đắn, hiểu sâu sắc, toàn diện hơn thơ văn của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và cũng từ đó gợi mở cho những người đi sau tìm hiểu khai thác, cách tiếp cận, cách đánh giá một cách khoa học về sự nghiệp thơ văn của Bác Hồ.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Phong Lê với quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)