cảm xúc.
Trong NCPB văn học tạo nên những trang văn nghiên cứu có “hồn” là điều mong muốn của những người hoạt động trên lĩnh vực này. Nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Phong Lê đã lưu lại trên những trang văn sự say mê tâm huyết trong sáng tạo nghệ thuật của ông. Ở đó, ông đã bộc lộ năng lực nghiên cứu dồi dào, một dòng cảm xúc ngập tràn trên các trang viết.
Trong quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh nhà nghiên cứu Phong Lê tạo được ấn tượng với người đọc bởi các trang viết sống động của ông. Điều đó được thể hiện rõ trong khả năng lựa chọn vấn đề nghiên cứu, khả năng tìm tòi, khám phá, phát hiện trong quá trình nghiên cứu và khả năng suy luận phán đoán tổng hợp cao. Trong quá trình nghiên cứu thơ văn của Bác, ông xác định Người sáng tác thơ văn nhằm phục vụ cách mạng nhưng: “Văn thơ lại nói được rất nhiều về con người do đặc trưng và phẩm chất của nó. Từ văn thơ, qua văn thơ mà hiểu về con người Bác một cách rõ
nét và sống động nhất” [19, tr. 59]. Xác định được rõ vấn đề đó, Phong Lê dõi theo hành trình thơ văn luôn đồng hành với hành trình cách mạng của Bác từ đó ông tìm ra, khẳng định được vai trò của Người trong đời sống cách mạng dân tộc, trong đời sống tinh thần dân tộc và trong đời sống văn học dân tộc đầu thế kỷ XX. Ông đã khẳng định được Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một tác gia văn học lớn, có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong hành trình văn học Việt Nam ở thế kỷ XX, xác định được vấn đề để nghiên cứu, ông đã có một hướng nghiên cứu giải quyết được tất cả những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu về thơ văn của Người, nghiên cứu tìm hiểu về Bác với tư cách là nhà văn hoá lớn, Danh nhân Văn hoá thế giới, ông làm rõ chân dung nhà văn hoá Hồ Chí Minh là nhà văn hoá làm cách mạng và là nhà cách mạng có văn hoá ở tầm cao nhân loại. Lựa chọn những nội dung đó để nghiên cứu và tìm hiểu về thơ văn của Người, ông đã đến được với “tất cả nội dung phong phú và tính tổng thể toàn vẹn và trong hình thái sáng tạo sống động” của tư tưởng Hồ Chí Minh. Vấn đề ông đưa ra nghiên cứu giúp người đọc tiếp xúc thẳng với “bức chân dung tinh thần phong phú” sống động của một con người vĩ đại – Hồ Chí Minh và từ đó nhận ra phẩm chất cao quý của một con người thật vốn đã đẹp như trong huyền thoại. Cách lựa chọn nội dung nghiên cứu trong thơ văn Hồ Chí Minh thể hiện khả năng chọn vấn đề nghiên cứu rất riêng của Phong Lê, đó là một khả năng sáng tạo riêng trong hành trang người nghiên cứu ở ông.
Là người say sưa tới mức đam mê công việc nghiên cứu, Phong Lê đã tìm tòi phát hiện những vấn đề mới, làm sáng tỏ những nội dung ông lựa chọn để nghiên cứu về thơ văn của Bác. Dựa trên những hiểu biết sâu sắc về đời sống văn học dân tộc đầu thế kỷ XX, Phong Lê đã phát hiện ra sự so le giữa dân tộc và thời đại, giữa nội dung và hình thức của văn học trong quá trình phát triển theo yêu cầu của thời đại. Từ đó ông chỉ ra nhu cầu, đòi hỏi phải
giải quyết tình trạng so le trong văn học Việt Nam nhằm đáp ứng sự thống nhất của một nền văn học phát triển phù hợp với thời đại. Phong Lê đã luôn tìm ra những vấn đề mới trong nghiên cứu thơ văn của Bác, ông phát hiện thơ văn của Bác có sự kết hợp hài hoà nội dung chính trị và hình thức văn chương, từ đó ông khẳng định vai trò của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong nền văn học Việt Nam hiện đại ở thế kỷ XX. Ông phát hiện ra bí quyết để tạo nên sự chủ động của chủ thể sáng tác nghệ thuật Hồ Chí Minh chính là do sự gặp gỡ của một tâm hồn nghệ sĩ “uyên bác, lịch lãm với một khách thể thực sự đông đảo”. Khi tìm hiểu về nét nghệ thuật đặc sắc của Bác, ông tìm tòi các yếu tố phẩm chất, quy mô, hình thức giọng điệu thơ văn của Người và phát hiện ra cội rễ sâu sắc tạo nên cá tính sáng tạo trong thơ văn Bác Hồ là do sự chủ động của chủ thể sáng tác Hồ Chí Minh. Trong mỗi vấn đề tìm hiểu về thơ văn của Bác, Phong Lê đều khám phá ra những ý, những khía cạnh mới. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thơ văn, Phong Lê đã phát hiện ra sức lôi cuốn trong văn chương của Bác: “Là sự kết hợp, sự đan cài hoà nhập giữa chính trị và văn chương, và do vậy, nó có sức lôi cuốn của cả hai quá trình: chính trị hoá nghệ thuật và nghệ thuật hoá chính trị”. Tìm hiểu về mối quan hệ giữa quê hương xứ sở đối với Danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh, ông phát hiện Chất Nghệ có ảnh hưởng tích cực “không là sự trở ngại, trái lại còn là nền cho sự vươn toả sum xuê của lá cành trên bề rộng” ở Danh nhân văn hoá thế giới Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó ông khẳng định thơ văn của Bác là “sản phẩm của dân tộc và thời đại” gắn nối “giữa truyền thống và hiện đại”. Ở tất cả mọi phương diện trong nội dung tìm hiểu về thơ văn của Bác, nhà nghiên cứu đều say sưa tìm tòi và tìm được, phát hiện được những vấn đề mang ý nghĩa sâu sắc trong thơ văn của Người. Khả năng tìm tòi, phát hiện trở thành một trong những phẩm chất trong nghiên cứu
văn học của Phong Lê, chính khả năng này đã tạo nên sự sâu sắc trong các trang văn ông viết về Bác.
Trong quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu đã tự khẳng định được khả năng suy luận, phán đoán, tổng hợp cao của mình. Để có được sự phán đoán suy luận, đánh giá chính xác, đúng hướng đòi hỏi người nghiên cứu có vốn am hiểu, sâu sắc trên mọi lĩnh vực cuộc sống và có khả năng diễn đạt được những ý tưởng của mình một cách thuyết phục. Nhà nghiên cứu Phong Lê đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một người nghiên cứu văn học chuyên sâu. Trước các vấn đề có liên quan đến thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, ông luôn suy luận, phán đoán và tổng hợp thành các ý kiến đánh giá có ý nghĩa, khẳng định, tôn vinh giá trị thơ văn đích thực của Bác chẳng hạn khi tìm hiểu về văn học Phong Lê viết:
“Văn hóa và một cuộc sống có văn học, mục tiêu đơn giản mà con người theo đuổi đã có lịch sử mấy ngàn năm. Thế nhưng đâu dễ có con người đã đạt được. Một cuộc sống vật chất nghèo nàn thường gây cản trở, thậm chí làm thui chột các nhu cầu văn hoá. Nhưng một cuộc sống sang giàu, thừa ứ vẫn rất có thể nghèo nàn và cằn cỗi về tinh thần. Có thể nói con người còn phải phấn đấu rất lâu, và chầy chật lắm mới đặt được sự hài hoà, cân đối về vật chất và tinh thần” [20,tr. 202].
Những phán đoán, suy luận của ông về văn hoá đối với con người ở mức sâu sắc, người đọc thấy thấm thía về một khái niệm tưởng giản đơn nhưng đạt được không phải dễ. Với vốn sống sâu sắc, sự am hiểu rộng rãi, Phong Lê đã có những phán đoán hướng về văn hoá, từ đó ông đi tới khẳng định tư cách văn hoá ở tác gia Nguyễn Ái Quốc– Hồ Chí Minh . Xác định mục đích sáng tác thơ văn của Bác là phục vụ cách mạng, Phong Lê có những suy luận sâu sắc về mối quan hệ giữa thơ văn và con người Bác. Ông cho rằng: “Từ văn thơ, qua văn thơ mà hiểu về con người Bác một cách rõ nét
và sống động nhất”. Ông còn chỉ rõ rằng: “Do vậy dẫu văn thơ chỉ là một bộ phận nhỏ trong hoạt động của Bác, vẫn là nơi kết tinh và soi tỏ rõ nhất chân dung Hồ Chí Minh” [19, tr.59]. Đây là sự đánh giá tổng hợp về giá trị thơ văn của Bác và về mối quan hệ giữa văn và con người của Bác. Đánh giá của Phong Lê mở ra những hướng khai thác khám phá tìm hiểu về thơ văn của Bác đối với công việc nghiên cứu của ông và đối với văn học Việt Nam hiện đại, có giá trị kích thích sự phát triển của văn học về đề tài Bác Hồ. Những suy luận của ông nhiều khi được bộc lộ dưới dạng một nỗi niềm trăn trở, trăn trở trong phán đoán, trong các giả thiết đặt ra. Khi đưa ra nhận xét đánh giá về hai phẩm chất văn hoá và cách mạng trong thơ văn của Bác, Phong Lê viết: “Trở về với Hồ Chí Minh của chúng ta: dường như đó là người chỉ muốn nghĩ mình như một người cách mạng. Nhưng phẩm chất cách mạng là gì nếu không có sự thống nhất giữa tính chiến đấu và chủ yếu nhân đạo. Nếu sự nghiệp giải phóng con người lại không đi cùng với sự phát triển con người? Nếu người đi làm cách mạng lại không có được sự trong sáng và trọn vẹn của những phẩm chất cách mạng” [20,tr. 233-234]. Dựa trên mục đích sáng tác thơ văn của Bác, Phong Lê đã tìm ra các biểu hiện cụ thể về mối quan hệ giữa cách mạng và văn chương. Ông đặt ra các giả thiết xoay quanh phẩm chất của người cách mạng và suy luận rằng mục đích cách mạng của Bác có sự gặp gỡ với mục đích văn chương. Những suy luận, phán đoán của ông là cơ sở để ông đưa ra nhận định khái quát về Bác với tư cách là một nghệ sĩ: “Sự hoá thân tuyệt đẹp của những khả năng bên trong ở một con người, có dễ là hiếm hoi trên thế giới này và trong thế kỷ này, đã đi được đến tận cùng cuộc hành trình Chân – Thiện – Mĩ”. Dựa trên những suy luận của Phong Lê người đọc dễ đồng tình với nhận định có tính khái quát cao của ông.
Nghiên cứu thơ văn của Bác, Phong Lê luôn: “Đặt cho mình các câu hỏi về những bí ẩn còn chưa biết hết được. Cách ra đời của nó. Bởi hành trình
không bình thường của nó” [19, tr.63]. Ông tìm tòi, khám phá đặt ra những tình huống giả định, đưa ra những giả thiết để suy luận, phán đoán để đi tới kết luận tổng hợp, khái quát nhất. Chẳng hạn, đối với tác phẩm Nhật ký trong tù của Bác để khẳng định giá trị của tập thơ này, Phong Lê đưa ra một loạt giả định: “Nếu Bác không phải sang Trung Quốc? Nếu Bác có sang Trung Quốc mà không bị bắt? Hoặc nếu bị bắt chỉ trong một thời gian ngắn? Và cuối cùng nếu cuốn sổ tay nhỏ cỡ 9,5cm x 12,5cm, 82 tờ bị mất để không đến được Viện bảo tàng cách mạng?” [19, tr.62]. Những giả định đó đều đưa đến một giả định lớn hơn là “Giả thử Bác không có Nhật ký trong tù!”. Những giả định ông đưa ra có tính chất phán đoán về khoảng trống trong thơ văn của Bác, để từ đó ông có cơ sở để khẳng định giá trị của tập thơ này đối với Bác, đối với dân tộc ta và đối với nhân loại:
“Nhật ký trong tù hơn bất cứ tác phẩm nào khác của Bác, cho ta hiểu về tác gia – một con người, với tất cả những gì tạo nên phẩm chất người, ở những gì cao quý nhất, khiến cho ta gần gũi, yêu mến, kính trọng, ngưỡng mộ, khâm phục, tự hào chịu ơn … Một người vừa là nhà cách mạng, vừa với tư chất nghệ sĩ và một nhà văn hoá.. Và có phải đó chính là căn cứ quan trọng, đích đáng nhất để tổ chức UNESCO công nhận Bác là Danh nhân văn hoá thế giới năm 1990” [19, tr.62].
Nhận định này của Phong Lê mang tính tổng hợp cao về giá trị tác phẩm Nhật ký trong tù của Bác. Khả năng phán đoán, suy luận và tổng hợp của Phong Lê về tác phẩm Nhật ký trong tù của Bác giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về giá trị của tác phẩm này. Không tự bằng lòng với những gì đã nắm được của tác phẩm, ông tìm đến “Hành trình của nguyên tácNgục trung nhật ký và bản dịch Nhật ký trong tù”. Nhà nghiên cứu đưa ra những phán đoán, suy luận của bản thân, trên cơ sở tài liệu thực tế cho biết về hành trình nguyên tác Ngục trung nhật ký. Ông đặt câu hỏi: “Trước khi đến bảo tàng cách mạng,
Ngục trung nhật kýnằm ở đâu?”. Ông đưa ra những tài liệu liên quan đến chi tiết quan trọng này của nguyên bản tác phẩm kèm những phán đoán suy luận. Dẫn liệu hồi ký Những ngày được sống gần Bác của Hoàng Điền (NXB Lao Động – 1997), Phong Lê suy luận, phán đoán rằng: “Sau khi ra tù, cuốn sổ ấy được lưu giữ thế nào thì ngoài Hồ Chí Minh vẫn chưa có ai được biết”. Căn cứ vào luận văn của nghiên cứu sinh Vũ Thị Kim Xuyến, Phong Lê có sự suy luận phán đoán rất thực tế: “Nói Hồ Chủ tịch trực tiếp đưa cuốn sổ cho trưởng ban tổ chức triển lãm thì không chắc đã phải. Bởi Bác cần gì phải mang theo nó bên mình. Bác chỉ dặn Ban tổ chức lên văn phòng Chủ tịch mà lấy thì đúng với Bác hơn” [19, tr.33]. Những phán đoán suy luận của ông đều dựa trên những cứ liệu cụ thể là tầm nghiên cứu sâu sắc của một chuyên gia giàu kinh nghiệm về vốn sống. Từ đó ông đi đến sự khái quát, tổng hợp cao về hành trình của nguyên tác Ngục trung nhật ký :
“Vậy chính là Hồ Chí Minh đã giữ theo mình văn bản Ngục trung nhật ký suốt từ 1943, sau khi ra tù. Hoàn cảnh chuẩn bị tổng khởi nghĩa khiến Bác phải di chuyển luôn nên Bác đã gửi nhờ lên mái nhà của một người dân tộc ở Cao Bằng… và từ đấy cho đến giữa 1955 về Thủ đô, cuốn sổ theo đường bưu điện lại được gửi về Văn phòng Phủ Chủ tịch để trình lên Bác” [19, tr.33].
Phán đoán, suy luận và tổng hợp của Phong Lê đã giúp người đọc hiểu thêm về một khía cạnh của một tác phẩm, hiểu thêm về con người Bác, một con người khiêm tốn, không tự nhận mình là nhà thơ nhà văn, một con người trong mối quan hệ tốt đẹp với nhân dân, dân tộc mình.
Đánh giá của ông mang tính tổng hợp cao, vừa mở ra hướng nghiên cứu về thơ văn của Bác, kích thích sự phát triển trong nghiên cứu về đề tài Bác Hồ vừa thể hiện một cách hiểu phù hợp với tình cảm kính yêu của nhân dân dành cho Bác và phù hợp với quan điểm không tự nhận mình là một nhà thơ của Người. Đối với công việc dịch và bản dịch Nhật ký trong tù, nhà
nghiên cứu đã đưa ra những phán đoán, suy luận riêng về lý do gác lại của một số bài thơ chưa dịch, chưa cho in. Ông viết: “ Cái lý do để tránh những bài thuộc loại này có lẽ là “sự ca ngợi” kẻ thù – những kẻ đã bắt giam và quản lý Hồ Chí Minh” ông hiểu rõ hơn về vấn đề này: “Hồ Chí Minh là kiểu tù nhân đặc biệt. Trong phần cuối thời gian ở tù Bác đã được tự do đọc sách báo, trong đó có sách của Tưởng Giới Thạch, lúc này là Tổng thống Trung Hoa Dân quốc. Cách ứng xử của Bác bao giờ cũng rất thân tình. Ai làm ơn Bác đều chịu ơn”. Cách suy luận phán đoán của ông được xuất phát từ cảm nhận về những bài thơ cụ thể “chậm công bố” do đó có sức thuyết phục người đọc từ sự chân thành trung thực của người nghiên cứu luôn khát khao hướng về giá trị đích thực trong thơ văn của Bác. Từ những phán đoán cụ thể, ông đi tới kết luận: “Điểm lại lai lịch Ngục trung nhật ký và bản dịch Nhật ký trong tù ta