Khái quát hoá một đặc điểm nổi bật trong phƣơng pháp NCPB của Phong Lê.

Một phần của tài liệu Phong Lê với quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh (Trang 91 - 96)

rất rõ trong phương pháp nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của ông.

Nhìn chung, trong quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, nhà NCPB Phong Lê nghiên cứu thơ văn của Bác trong hệ thống các mối quan hệ chặt chẽ mạch lạc thống nhất. Đó là cơ sở để nhà nghiên cứu tìm ra vẻ đẹp riêng của văn chương Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong vườn hoa văn học dân tộc.

Dựa vào những quan điểm có tính lý luận vững chắc đó, nhà NCPB văn học Phong Lê đi sâu vào tìm hiểu và phát hiện những nét đặc sắc trong thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trên cả hai phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện.

3.2. Khái quát hoá - một đặc điểm nổi bật trong phƣơng pháp NCPB của Phong Lê. Phong Lê.

Trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu thơ văn của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Phong Lê có hướng khám phá riêng về nội dung và nghệ thuật với một số nhà nghiên cứu khác có quá trình nghiên cứu về thơ văn của Người “dài hơi” tương tự ông.

Nhà nghiên cứu văn học Hà Minh Đức là một trong những người nghiên cứu lâu năm về thơ văn Bác Hồ, ông tìm hiểu thơ văn của Bác theo sự khoanh vùng của thể loại để từ đó khám phá những giá trị thơ văn trong sự nghiệp văn chương của Người. Trong thể loại báo chí, Giáo sư Hà Minh Đức đã khám phá ra chiều sâu văn hoá trên những trang viết của Bác. Đó là vốn văn hoá truyền thống kết hợp với văn hoá phương Tây được Bác sử dụng để phục vụ yêu cầu đấu tranh cách mạng. Từ đó, ông khẳng định phẩm chất của Danh nhân văn hoá thế giới – Hồ Chí Minh. Tìm hiểu về thơ của Bác, Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng thơ của Bác là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện

đại, ngôn ngữ độc đáo, giản dị từ đó ông làm toát lên hồn thơ Hồ Chí Minh. Trong thể truyện ký, ông khám phá ra năng lực sáng tạo nghệ thuật điêu luyện, giản dị thể hiện nội dung tư tưởng của Bác. Giáo sư tìm hiểu thơ văn của Người theo thể loại nhằm tôn vinh giá trị thơ văn của Bác, khẳng định những đóng góp của Người trong nền văn học Việt Nam ở thế kỷ XX. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nghiên cứu về thơ văn của Bác để hướng tới một phương pháp luận khoa học nghiên cứu về thơ văn của Người, nhằm tôn vinh những giá trị văn chương trong thơ văn của Bác. Ông bám sát theo những tác phẩm cụ thể để tìm ra những đặc điểm riêng trong thơ văn của Bác về thể loại, về bút pháp cổ điển, về phong cách nghệ thuật nhà văn gắn với tác giả.

Đối với Phong Lê, ông nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với “một cái nhìn bao quát rộng lớn”. Ông đã đặt thơ văn của Bác trong yêu cầu của thời đại, yêu cầu của lịch sử dân tộc, yêu cầu của vấn đề hiện đại hoá văn học nước nhà để nghiên cứu và tìm hiểu. Trong yêu cầu của thời đại, Phong Lê khẳng định thơ văn của Bác “giải quyết đúng đắn và thích hợp hai yêu cầu đặt ra cho văn học Việt Nam hiện đại: yêu cầu cách mạng hoá và hiện đại hoá nội dung và hình thức”[đ.d]. Đáp ứng được hai yêu cầu lớn của thời đại đặt ra cho văn học, thơ văn của Người làm thoả mãn yêu cầu của dân tộc đối với văn học. Theo Phong Lê, thơ văn của Bác đã giải quyết thoả mãn những khủng hoảng trong đời sống tinh thần dân tộc, khắc phục được tình thế khập khiễng, mất cân đối về nội dung và hình thức trong đời sống văn học dân tộc đầu thế kỷ XX, tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trở thành

người khai sáng cho một nền văn học Việt Nam hiện đại với sứ mệnh mở đườngdẫn đường cho nền văn học Việt Nam phát triển đúng hướng theo xu thế hiện đại hoá phù hợp với thời đại, hoà nhập với đời sống văn học thế giới ở thế kỷ XX. Phong cách thơ văn của Bác vừa đa dạng, vừa thống nhất với mục đích thơ văn vì cách mạng. Thơ văn của Người phù hợp với đối

tượng bạn đọc ở những tầng bậc khác nhau. Trước yêu cầu của văn học đối với thơ văn, Phong Lê khẳng định Bác là nhà văn hoá cách mạng đã cách mạng hóa cả một thời đại, với mục đích “giải phóng con người”, “trước khi nói đến sự phát triển của con người”, đồng thời Bác là một nhà cách mạng có văn hoá đẹp nhất, kết tinh của cả một nền văn hoá dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Người có sức hấp dẫn lớn, đáp ứng yêu cầu về đề tài văn học nghệ thuật. Theo Phong Lê, cuộc đời và thơ văn của Bác “là thế giới không cùng cho những khám phá” của văn học Việt Nam hiện đại. Như vậy với một không gian nghiên cứu rộng, nhà nghiên cứu đã tìm tòi, khám phá và phát hiện những giá trị nội dung và nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Từ những giá trị đó, ông đã khẳng định được vai trò, vị trí của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong nền văn học dân tộc Việt Nam ở đầu thế kỷ XX và làm sáng lên hình tượng con người Hồ Chí Minh – con người đẹp nhất thế kỷ XX.

Trong quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Phong Lê dừng lại ở những điểm tập trung cơ bản của các giá trị văn chương, những điểm tập trung nhiều thông tin nhất về giá trị, các vấn đề có liên quan đến thơ văn của Bác để ông khám phá, tìm hiểu theo chiều sâu của các vấn đề một cách triệt để. Từ đó ông khám phá ra những giá trị trong thơ văn của Bác cả về nội dung và hình thức.

Trong quá trình tìm hiểu thơ văn của Người, ông cho rằng Bác là người nâng giá trị của văn chương lên tầm cao thời đại mới, từ đó ông đi sâu tìm hiểu quan niệm về văn nghệ của Bác đó là tính Đảngtính nhân dân trong nền văn học mới. Từ đó ông đi đến khám phá và kết luận Hồ Chí Minh “là người quan tâm và thực hiện triệt để sự gắn bó giữa nội dung và hình thức nghệ thuật… và cần thêm một vế thứ ba như một sự kiểm nghiệm cho mối quan hệ ấy: sự tiếp nhận của quần chúng” [20, tr .73]. Khẳng định Bác là

người cách mạng sử dụng văn thơ như một vũ khí cách mạng, phục vụ cách mạng là điểm nút mở ra nhiều khía cạnh để Phong Lê khám phá về thơ văn của Người như quan điểm sáng tác văn chương, mục đích sáng tác văn chương, hành trình thơ văn đồng hành cùng hành trình của dân tộc… Từ mỗi khía cạnh nhỏ đó, Phong Lê lại tìm ra những chùm thông tin về giá trị văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh ở mọi góc độ, phương diện khác nhau. Chẳng hạn, tìm hiểu hành trình sáng tác thơ văn của Bác đồng hành cùng hành trình của dân tộc, nhà nghiên cứu có dịp khám phá sâu về những tác phẩm Bác viết ở Pari, theo ông đó là những tác phẩm đáp ứng hai yêu cầu lớn của thời đại là cách mạng hoá và hiện đại hoá, là “những kết quả đầu tiên của dòng văn học cách mạng – hiện đại”. Từ đó ông tìm hiểu kỹ về tác phẩm Nhật ký chìm tàu, tác phẩm chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây kết hợp “dân gian truyền thống” ở những năm 20 của thế kỷ trước đã mở ra “một sự hiện diện đích thực” về một chân trời tự do ở cuộc đời trần thế. Ông có dịp khám phá về giá trị Nhật ký trong tù, một tập thơ được ông đánh giá cao: “Với Nhật ký trong tù năm 1960 nhân dân ta và bạn bè thế giới biết đến Hồ Chí Minh như một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn” [19, tr. 62 - 63). Ông đã tìm ra sức mạnh trong giá trị của áng văn chính luận nổi tiếng Tuyên ngôn độc lập của Bác và những lời tâm tình với toàn dân tộc từ những bài thơ Bác viết mỗi dịp xuân về. Như vậy, Phong Lê đã có dịp tìm hiểu, khám phá cụ thể những tác phẩm tập trung giá trị văn chương cao nhất trong thơ văn của Bác. Từ những tác phẩm đó ông đã chỉ ra phẩm chất mới trong chủ nghĩa nhân đạo cách mạnh ở thơ văn của Bác: “Đó là lòng tin ở quần chúng nhân dân, tin họ có thể vươn lên và giành chiến thắng trong sự nghiệp giải phóng mình” [20, tr. 138]. Liên tục mở ra những khía cạnh nghiên cứu theo những nhánh nhỏ từ mạch nghiên cứu trung tâm, nhà nghiên cứu đã đến được với

thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh để từ đó ông làm sáng lên, chân dung con người cách mạng Hồ Chí Minh.

Tìm hiểu về nhà văn hoá Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu phát hiện ra ở Bác “một tâm hồn nghệ sĩ đích thực”. Đó là điểm tập trung khái quát những đầu mối các khía cạnh tìm hiểu khám phá của Phong Lê về người nghệ sĩ Hồ Chí Minh. Cụ thể là những yếu tố nghệ sĩ bẩm sinh trong Bác, những giá trị nghệ thuật đích thực trong thơ văn của Bác, một phong cách văn chương riêng biệt làm nên gương mặt tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong nền văn học Việt Nam và những đóng góp, tác động thúc đẩy sự phát triển của văn học từ người nghệ sĩ Hồ Chí Minh. Từ những khía cạnh cụ thể đó, nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu sâu hơn những vấn đề đặt ra trong thơ văn của Người. Chỉ riêng khám phá hành trình Chân – Thiện – Mĩ trong thơ văn của Bác, nhà nghiên cứu Phong Lê đã có dịp khẳng định, đề cao những giá trị về nội dung và nghệ thuật thơ văn Bác Hồ ở mức sâu sắc. Phân tích, tìm hiểu văn phong “đa dạng và nhất quán” của Bác, ông tìm hiểu sâu sắc về ngôn ngữ, âm điệu, thể loại và đề tài, về tính truyền thống và hiện đại trong thơ văn của Bác. Từ đó ông có dịp trở lại phân tích, đánh giá một số tác phẩm lớn của Bác như Nhật ký trong tù, một tác phẩm được trở đi trở lại nhiều lần trong cả quá trình nghiên cứu của ông về tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh như:

“Hành trình nguyên tác Ngục trung nhật ký và bản dịch Nhật ký trong tù”; “Trở lại hành trình của nguyên tác Ngục trung nhật ký. Trong quá trình tìm hiểu văn phong của Bác, ông đề cao chủ thể sáng tạo văn chương, khẳng định sức thuyết phục trong thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với đông đảo đối tượng tiếp nhận. Đó là cơ sở để Phong Lê tôn vinh vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật thơ văn của Bác đồng thời từ đó ông ngợi ca phẩm chất người nghệ sĩ đích thực Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Phong Lê với quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)