Vai trò quan trọng của tác gia Nguyễn Ái Quốc– Hồ Chí Minh với tư cách “người giải quyết những so le lịch sử”

Một phần của tài liệu Phong Lê với quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh (Trang 48 - 57)

cách “người giải quyết những so le lịch sử”

2.1.1.1. Phong Lê với khái niệm “những so le l ịch sử”

Những so le lịch sử” là cách nói của Phong Lê nhằm diễn tả một cách khái quát về các mâu thuẫn đang tồn tại trong giai đoạn lịch sử này, đó là mâu thuẫn giữa dân tộc và thời đại, giữa hình thức và nội dung trong đời sống văn học đầu thế kỷ XX trước yêu cầu mới của lịch sử và thời đại.

Nhà NCPB văn học Phong Lê cho rằng “những so le lịch sử” (đ.d) chính là sự “xuất hiện và diễn biến một tình thế khủng hoảng lớn trong đời sống chính trị và đời sống văn học dân tộc những năm đầu thế kỷ XX.” [20,tr.13]. Những khủng hoảng lớn trong đời sống chính trị, cách mạng dân tộc đầu thế kỷ XX thực chất là sự khủng hoảng về đường lối cứu nước mà nguyên nhân là do sự trống thiếu về lý luận về tri thức cách mạng trước nhiệm vụ giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc trong thời đại mới - thời đại của sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Phong Lê diễn đạt cụ thể rằng “Tự lực cứu nước hay tìm sự cầu viện ở nước ngoài? Cầu viện thì nhằm vào ai? Những đồng chủng, đồng bang hay những “người tốt” của Phương Tây? Chọn cách hành động ôn hoà hay bạo lực? Chọn chính thể dân chủ hay quân chủ”. [20,tr.13]. Ông chỉ rõ được yêu cầu của thời đại đặt ra là giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc ta, một dân tộc có bề dày lịch sử truyền thống ngàn đời chống ngoại xâm càng trở nên thôi thúc, khẩn thiết. Đi sâu phân tích những khủng hoảng trong đời sống cách mạng dân tộc, nhà nghiên cứu tập trung làm rõ sự bế tắc của các nhà cách mạng tìm đường giải phóng dân tộc. Ông chỉ ra rằng khát vọng giải phóng đất

nước hừng hực cháy trong các trang văn mang tinh thần dân tộc như của Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu …, dũng khí anh hùng của người Việt Nam là vô cùng mạnh mẽ và kinh nghiệm đánh giặc của dân tộc được tích luỹ lâu đời từ mấy ngàn năm chống giặc phương Bắc thắng lợi, nhưng kết cục của các nhà cách mạng đương thời tìm đường cứu nước đều thất bại. Cả dân tộc rơi vào trạng thái bối rối, quay cuồng trong cơn náo động của thời đại thúc giục mà con đường giải phóng dân tộc vẫn chưa có lời giải đáp. Ông còn chỉ ra nguyên nhân thất bại của các nhà cách mạng đương thời trong đó tiêu biểu là nhà cách mạng Phan Bội Châu, là do những hạn chế về thực lực, về nhận thức mối quan hệ giữa dân tộc – thời đại của các nhà chí sĩ cách mạng. Ông viết: “Lần này cuộc chiến đấu của dân tộc đứng trước một đòi hỏi mới: “không chỉ lật đổ ách của kẻ thù bên ngoài mà còn phải đuổi kịp thời đại”, phải đưa dân tộc lên vị trí người đồng thời với nhân loại tiến bộ. Cách lý giải của Phong Lê mang tính khách quan và tính lịch sử. Ông cho đó là những hạn chế tất yếu do lịch sử và thời đại quy định. Và đó cũng chính là câu hỏi lớn của lịch sử về một kiểu người cách mạng mới có khả năng khắc phục, giải quyết được tình trạng bế tắc đầy bi kịch của dân tộc. Kiểu người cách mạng mới đó phải tìm bằng được con đường giải thoát dân tộc ra khỏi tình trạng bế tắc đó.

Lịch sử đặt câu hỏi, đòi hỏi sự trả lời, nhưng lịch sử cũng rất khắt khe lựa chọn “kiểu người” đủ tố chất để có khả năng giải quyết được những đòi hỏi đã đặt ra mà trước đó đã có những bậc anh tài, có những nhà chí sĩ yêu nước vĩ đại như Phan Bội Châu cũng không giải quyết nổi. Bởi theo ông, con đường giải phóng dân tộc của các nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỷ chưa phù hợp với xu thế chung của thời đại, khát vọng giải phóng dân tộc chưa gặp gỡ tinh thần thời đại, giữa dân tộc và thời đại có sự “so le”. Đó chính là tấn bi kịch thời đại của dân tộc cần có người tháo gỡ. Nói cách khác, đó chính là sự

so le trong lịch sử cách mạng dân tộc ta giai đoạn đầu thế kỷ. Sự so le đó đòi hỏi phải được giải quyết một cách cấp bách.

Như đã biết, sự biến động phức tạp trong đời sống tinh thần dân tộc đã dẫn đến sự biến động, sự phức tạp của đời sống văn hoá văn học đương thời. Lịch sử vận động theo xu hướng hiện đại buộc văn học Việt Nam cũng phải vận động phát triển để đáp ứng hai yêu cầu cách mạng hoá và hiện đại hoá. Căn cứ vào thực trạng nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, Phong Lê nhận xét rằng: “Đã xuất hiện và diễn biến một tình thế khập khiễng trong đời sống văn học những năm đầu thế kỷ”. Phong Lê đã đánh giá đúng mức tình trạng phát triển khập khiễng mất cân đối của văn học Việt Nam trước yêu cầu lớn của thời đại đặt ra, ông cho đó là tình thế so le “giữa hình thức và nội dung trong đời sống văn học đầu thế kỷ”.

Phong Lê cho rằng hai yêu cầu lớn cách mạng hoá và hiện đại hoá đặt ra cho văn học đầu thế kỷ XX là căn cứ để đánh giá sự phát triển tiến bộ của văn học Việt Nam trong thời đại mới, đó chính là biểu hiện cụ thể của “khả năng thâm nhập và thể hiện những vấn đề có ý nghĩa thời đại vốn từ lâu đặt ra cho nhiều nền văn học”. Phong Lê đưa ra ý kiến cụ thể về mối quan hệ này, ông viết rằng: “Hai yêu cầu vốn xen cài khăng khít, không phải cách mạng hoá chỉ nhằm vào nội dung và hiện đại hoá chỉ nhằm vào hình thức. Có thể nói cả nội dung và hình thức đều phải nhằm vào hai quá trình trên” [20,tr.44]. Đó là điểm tựa chính để ông đánh giá về tình thế phát triển so le giữa nội dung và hình thức của văn học nước nhà đầu thế kỷ trước yêu cầu của thời đại. Như vậy nội dung cách mạng có sự đổi mới nhưng hình thức chưa đổi mới kịp hoặc hình thức đổi mới nhưng nội dung chưa đổi mới phù hợp. Sự so le trong văn học chính là ở chỗ đó. Yêu cầu đổi mới đòi hỏi phải diễn ra cả về nội dung và hình thức, giải quyết sự so le chính là giải quyết sự đổi mới cả về nội dung và hình thức. Theo nhà nghiên cứu, những biểu hiện của sự phát

triển so le đó là sự phát triển trái ngược, giữa hai bộ phận văn học hợp pháp và bất hợp pháp. Nhà nghiên cứu cho rằng: “Đã có sự xuất hiện một tình hình xem ra có vẻ mâu thuẫn: Văn học hợp pháp công khai không có điều kiện đặt trực diện những vấn đề cơ bản của thời đại, hoặc có lúc chủ tâm né tránh thì mang những đổi mới trong hình thức; còn văn học cách mạng trực tiếp phô diễn nguyện vọng cơ bản của quần chúng, thì về hình thức lại chưa thể hoặc không đặt yêu cầu phải hướng tới sự cách tân”. [20,tr.43-44]. Sự thực, đời sống văn học Việt Nam lúc đó có hai bộ phận văn học cùng phát triển. Trong đó, có một bộ phận văn học có nội dung cách mạng tiến bộ thì hình thức còn cổ điển, cũ kỹ và một bộ phận văn học có hình thức hiện đại, đổi mới thì nội dung lại không cách mạng. Bởi vậy có sự so le xuất hiện trong đời sống văn học nước nhà ở thời kỳ đó. Nhà nghiên cứu Phong Lê đã căn cứ vào đời sống văn học của nước nhà đầu thế kỷ để đưa ra nhận định đánh giá về tình hình phát triển của văn học Việt Nam đầu thế kỷ theo yêu cầu cách mạng hoá và hiện đại hoá. Những đánh giá của ông là khách quan và đều nhằm làm nổi bật tình thế khập khiễng, mất cân đối của văn học Việt Nam lúc bấy giờ. Trạng thái so le của văn học khiến đời sống tinh thần dân tộc đầu thế kỷ XX vốn phức tạp càng trở nên phức tạp hơn. Đó là một câu hỏi đặt ra đòi hỏi người có đủ năng lực để giải quyết tình thế so le đó nhằm đem lại một diện mạo mới cho văn học Việt Nam phù hợp với xu hướng phát triển của dân tộc và thế giới. Nhà NCPB văn học Phong Lê đặt vấn đề như vậy để nhằm khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong đời sống văn học dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX. Bằng các sáng tác đầu thế kỷ, Bác đã trở thành người giải quyết được những so le trong đời sống văn học dân tộc lúc đó

2.1.1.2. Khẳng định vai trò“người giải quyết những so le lịch sử” của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Thực trạng của đời sống văn học dân tộc đầu thế kỷ đòi hỏi một “kiểu người” đủ khả năng giải quyết triệt để được tình thế so le giữa dân tộc và thời đại, giữa hình thức và nội dung văn học. Phong Lê cho rằng đó là một kiểu người “Bằng trí tuệ sáng suốt, nhìn thấy rõ con đường giải phóng dân tộc; để từ định hướng đó mà biết cách huy động văn chương vào mục tiêu cách mạng và cải tạo văn chương cho thích hợp với tình thế cách mạng đã biến đổi”. [2,tr.185]. Theo ông đó là người có sự hiểu biết về giá trị của văn chương, biết sử dụng và phát huy sức mạnh tiềm tàng của văn chương vào mục đích lớn lao, đem lại những phẩm chất mới cho văn chương trong việc thâm nhập, phản ánh những vấn đề có ý nghĩa nhân loại, thời đại.

“Lịch sử đã nêu câu hỏi, ắt phải có cơ sở để trả lời”, theo nhà nghiên cứu, lịch sử đã chọn tìm được kiểu người lịch sử cần, đó là tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Ông khẳng định rất rõ rằng: “Một sự so le xuất hiện trong yêu cầu khẩn thiết của cả hai quá trình: cách mạng hoá và hiện đại hoá đã được Hồ Chí Minh giải quyết trên cơ sở nắm vững xu thế vận động của lịch sử và thấu hiểu nhu cầu đích thực của quần chúng đông đảo”. [20,tr.290]. Ông cho rằng các sáng tác của Bác ở đầu thế kỷ đã đáp ứng đồng thời và triệt để thoả mãn cả hai yêu cầu của thời đại đặt ra cho văn học là cách mạng hoá và hiện đại hoá. Chính bởi vậy mà thơ văn của Bác viết thời kỳ đầu thế kỷ XX đã khắc phục được tình trạng khủng hoảng giữa dân tộc và thời đại, những khập khiễng giữa nội dung và hình thức trong đời sống văn học dân tộc đầu thế kỷ và Bác đã trở thành “người giải quyết những so le lịch sử”. Ông phân tích rõ: “Chính Nguyễn Ái Quốc là tác gia Việt Nam đầu tiên, từ những năm 20 đã góp công đầu vào việc giải quyết hai yêu cầu lịch sử đặt ra cho nền văn hoá mới Việt Nam nói chung và văn học nghệ thuật Việt Nam nói riêng là cách mạng hoá và hiện đại hoá - nó chính là cơ sở để khắc phục những so le lịch sử, giữa dân tộc và thời đại”. [15,tr.214]. Nhà NCPB văn học Phong Lê

đã căn cứ vào thực trạng lịch sử xã hội Việt Nam và quá trình hiện đại hoá văn học dân tộc đầu thế kỷ XX để nêu vấn đề, từ đó ông đi sâu phân tích và khẳng định vai trò của Người trong đời sống cách mạng dân tộc và đời sống văn học dân tộc đầu thế kỷ XX.

Dựa trên những sáng tác đầu thế kỷ của Bác, nhà nghiên cứu Phong Lê phân tích, làm rõ khả năng đáp ứng tối ưu, triệt để hai yêu cầu cách mạng hoá và hiện đại hoá trong thơ văn của Bác một cách toàn diện ở cả hai phương diện: nội dung và hình thức. Theo ông những sáng tác trong những năm đầu thế kỷ của Bác nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng, nhằm cảnh tỉnh và thức tỉnh: “Cảnh tỉnh những người ở Phương Tây còn bị che đậy và xuyên tạc. Và thức tỉnh thế giới thuộc địa còn đang chìm vào đêm thẳm của sự ngu dốt, tối tăm” [20,tr.82]. Ông cho rằng thơ văn của Bác là “sự gắn nối mới với thế giới, với nhân loại, với thời đại”. Đây là sự đánh giá rất cao thơ văn của Bác so với thơ văn yêu nước cũ của các nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỷ, đó là sự khẳng định chắc chắn, có cơ sở thực tế. Để làm rõ hơn nữa, nhà nghiên cứu đã đưa ra một số ví dụ cụ thể về nội dung cách mạng mới trong các trang viết của Người hồi đầu thế kỷ XX như Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam,

Người cùng khổ, Bản án chế độ thực dân Pháp … để đã chứng minh rằng nội dung thơ văn của Bác nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng, nội dung đó đã đáp ứng được yêu cầu cách mạng hoá văn học trong thời đại mới. Cách mạng hoá nội dung không thể tách rời cách mạng hoá về hình thức văn học trong thơ văn của Bác. Hai yêu cầu này vốn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, đan cài nhau, tạo nên mối quan hệ khăng khít giữa nội dung và hình thức trong các tác phẩm văn học. Nhà NCPB văn học Phong Lê khẳng định tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là người thực hiện sự gắn kết hai quá trình này trong văn học “một cách trọn vẹn”. Ông đã có sự phân tích sâu sắc về nội dung và hình thức văn thơ Bác đáp ứng hai yêu cầu của thời đại, ông viết

rằng: “Một nội dung hiện đại chân chính bao giờ cũng là một nội dung cách mạng và một hình thức hiện đại chân chính bao giờ cũng là hình thức chuyên chở tốt nhất nội dung cách mạng” [20, tr.44]. Cách phân tích của ông mang tính khẳng định cao về thơ văn của Bác. Theo ông đó là cơ sở để tạo nên sức mạnh trong “vũ khí tiếng nói” của Bác, và chính bởi vậy mà thơ văn Bác viết đầu thế kỷ đã khắc phục thoả mãn tình trạng khủng hoảng trong đời sống cách mạng dân tộc, giải quyết được tình thế khập khiễng mất cân đối giữa nội dung và hình thức trong đời sống văn học trên con đường hiện đại hoá.

Xác định rõ khả năng đó trong thơ văn của Bác, nhà NCPB văn học Phong Lê khẳng định một cách chắc chắn rằng: “Với văn học Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh văn học Việt Nam đã tìm được một toạ độ thích hợp để đón nhận và giải quyết các vấn đề dân tộc và thời đại” [20,tr.47]. Theo ông, thơ văn của Nguyễn Ái Quốc xuất hiện ở đầu thế kỷ, như “một tiếng nói mới” trong đời sống tinh thần dân tộc “từ buổi đầu những năm 20”. Từ trang viết đầu tiên là Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam đến những bài báo, mẩu chuyện đăng trên các báo, những trang viết trong Nhật ký chìm tàu, Người cùng khổBản án chế độ thực dân Pháp đều được ông đánh giá là những tác phẩm thể hiện rõ mục tiêu “cảnh tỉnh và thức tỉnh” của Bác. Phong Lê chỉ ra sự cần thiết, không thiếu được của thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong chặng đường của lịch sử dân tộc hồi đầu thế kỷ XX rằng: “….đó chính là sức mạnh cuốn hút trên những trang ngắn mà dồn nén tri thức và cảm xúc của Nguyễn Ái Quốc, là phẩm chất nghệ thuật của văn học cách mạng trong buổi đầu ra đời. Một phẩm chất vô cùng quý giá, như cơm ăn, nước uống, như chất men, như ánh sáng. Nếu không có nó, con người bị mù tối, nếu chưa tìm được nó thì con người dẫu có hy sinh dũng liệt đến đâu cũng đành thúc thủ” [10,tr.31]. Thiết nghĩ đó chính là sự đánh giá cao thơ văn của Bác và đó cũng là sự khẳng định vai trò quan trọng của Người trong đời sống

Một phần của tài liệu Phong Lê với quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh (Trang 48 - 57)