Kỹ năng đối chiếu phong cách thơ văn của Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh vớ

Một phần của tài liệu Dạy học thơ văn nguyễn ái quốc hồ chí minh theo quan điểm tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện nhà bè (thành phố hồ chí minh) (Trang 64)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.3.Kỹ năng đối chiếu phong cách thơ văn của Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh vớ

Hồ Chí Minh với phong cách thơ văn của một số tác giả khác

Thơ là tiếng nĩi của trái tim, của những cung bậc tình cảm xơn xao trước hiện thực của nhà thơ. Mỗi bài thơ ra đời trong mỗi hồn cảnh tâm

trạng khác nhau làm nên tính đa dạng, phong phú trong phong cách sáng tác thơ văn của mỗi nhà thơ, nhà văn. Vì thế, giáo viên cần giúp học sinh so sánh, đối chiếu được phong cách thơ văn của tác giả này với tác giả khác khi tiếp cận tác phẩm văn học. Khi giảng dạy thơ văn Hồ Chí Minh, giáo viên cĩ thể giúp học sinh so sánh, đối chiếu sự khác biệt phong cách thơ văn của Bác với các tác phẩm văn học Cách mạng của các tác giả khác.

Thơ văn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cĩ một phong cách rất đa dạng nhưng cũng rất độc đáo. Mỗi thể loại cĩ một phong cách riêng.

Văn chính luận của Hồ Chí Minh ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng bút pháp, thấm đượm tình cảm, vận dụng cĩ hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện. Những áng văn chính luận tiêu biểu của Hồ Chí Minh như: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngơn độc lập (1945) cho thấy tác giả viết khơng chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, lời văn chặt chẽ, súc tích mà cịn bằng cả tấm lịng yêu nước nồng nàn của một trái tim vĩ đại Hồ Chí Minh.

Truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc là những tác phẩm đặt nền mĩng cho văn xuơi Cách mạng. Ngịi bút của Người chủ động và sáng tạo, cĩ khi là lối kể chân thực tạo khơng khí gần gũi, khi thì sắc sảo châm biếm thâm thúy và tinh tế, chất trí tuệ và tính hiện đại là những nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Ái Quốc. Ngồi ra, phong cách nghệ thuật trong thơ văn của Người cịn mang tính hiện đại và trào phúng phong phú, giọng văn linh hoạt. Các tác phẩm: Vi hành, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Những trò lớ hay Va-ren và Phan Bợi Châu, Vừa đi đường vừa kể chuyện (kí),... dựa trên những sự kiện cĩ thật, tác giả hư cấu tưởng tượng để tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân, phong kiến tay sai và đề cao tấm lịng yêu nước của nhân dân. Các tác phẩm thể hiện sự cơ đọng, tình huống truyện độc đáo hình tượng sinh động, sắc sảo, giàu chất trí tuệ và hiện đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Thơ ca là lĩnh vực sáng tạo nổi bật nhất trong sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh. Phong cách thơ văn của Người cĩ sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại; chất thép với chất tình; giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc, sâu sắc. Thơ của Người cĩ thể chia làm hai loại, mỗi loại lại cĩ những nét phong cách riêng:

Thơ Bác đơn giản, mộc mạc... Nĩi với thiếu nhi lời thơ của Bác dịu dàng, êm ái biết bao:

Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.

Nhưng với các cụ phụ lão, Bác lại chuyển sang giọng đùa vui, thoải mái theo ngơn ngữ cũa những người bạn già với nhau:

Càng già càng dẻo, lại càng dai,

Tinh thần gương mẫu chẳng nhường ai.

Thơ ca của Bác dùng hình thức cổ thi hàm súc, hịa hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại. Sự kết hợp hài hịa cổ điển và hiện đại trong thơ được Bác thể hiện rất rõ. Đĩ là sự khác biệt lớn phong cách thơ của Bác với các nhà thi sĩ khác. Điển hình bài Rằm tháng giêng. Bài thơ trước hết là một bức tranh đẹp, vừa cổ điển vừa hiện đại. Chất cổ điển hiện ra với đêm trăng, thi sĩ, dịng suối, hang sâu. Tính lãng mạn nằm ở chỗ cảnh thiên nhiên khiến cho lịng bâng khuâng, xao xuyến. Nét hiện đại của bài thơ là ở chỗ: giữa bộn bề tiếng súng kháng chiến lại cĩ một khơng gian thơ hiện ra với một ánh trăng sáng hịa quyện cùng dịng sơng lấp lánh. Càng hiện đại hơn là người làm thơ khơng phải là một thi sĩ ẩn dật xưa kia chỉ biết yêu thiên nhiên đẹp mà đang là người chiến sĩ, người chỉ huy, người lãnh đạo cuộc kháng chiến. Bác đã đem đến cho những bạn đọc những vần thơ hay chan chứa tình yêu thiên nhiên. Trong thơ xưa, cảnh thường tĩnh, thì trong thơ Hồ Chí Minh cảnh thường vận động, chuyển biến theo hướng tích cực. Chẳng hạn bài Ngắm trăng, tác giả hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Nhân vật trữ tình trong thơ xưa ẩn đi, chìm đi giữa thiên

nhiên, nhưng trong thơ Hồ Chí Minh thì khác, nhân vật trữ tình là trung tâm, chiếm vị trí chủ thể trên nền bức tranh. Và cái tơi của tác giả thường ẩn nhẹ nhàng, tinh tế, mang phong thái ung dung, thanh thản tương tự các hiền triết, tao nhân ngày xưa.

Khi sử dụng phương pháp đối chiếu trong dạy và học tác phẩm của Bác, người dạy và học phải thật sự thận trọng trong việc lựa chọn nội dung (đối tượng) để đối chiếu. Bởi khơng phải tác phẩm nào khi dạy và học cũng cần phải áp dụng phương pháp này; mặt khác, ngay cả những tác phẩm cĩ vấn đề cần đối chiếu thì cũng khơng phải cĩ thể so sánh bất kì chi tiết, hình ảnh hay hiện tượng nghệ thuật nào. Đặc biệt, việc lựa chọn đối tượng đối chiếu phải đảm bảo tơn trọng tính chỉnh thể của bài văn, bài thơ, khơng được tách chọn một từ ngữ, một hình ảnh, một chi tiết ra khỏi chỉnh thể để đối chiếu. Điều này địi hỏi chúng ta khi sử dụng phương pháp đối chiếu: cần đối chiếu cái gì trong tác phẩm mình giảng dạy. Nếu xác định điều này một cách chính xác và hợp lí, đĩ chính là cơ sở ban đầu giúp chúng ta sử dụng phương pháp này một cách thành cơng. Tránh được tình trạng đối chiếu một cách tùy tiện, vớ vẫn làm mất thời gian mà hiệu quả lại kém, thậm chí làm cản trở quá trình phân tích, khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm của Bác.

Khi lựa chọn nội dung đối chiếu, cần lưu ý những điều sau:

Nội dung đối chiếu phải là những hiện tượng thơ văn hàm chứa những vẻ đẹp độc đáo, là vấn đề mang tính đặc sắc biểu hiện cho nội dung quan trọng hoặc giá trị nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm.

Nội dung đối chiếu phải cĩ mối quan hệ tương đồng hoặc tương phản ở một số phương diện với những những hiện tượng thơ văn khác trong tác phẩm hoặc ngồi tác phẩm mà học sinh đã được tiếp cận. Chẳng hạn, khi giảng dạy bài thơ “Ngắm trăng, giáo viên sẽ phải đối diện với vấn đề: giáo viên cĩ thể chọn hình ảnh “vầng trăng” làm nội dung đối chiếu

với hình ảnh trăng trong “Đồng chí” của Chính Hữu hay “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, cần xác định phạm vi đối chiếu và đối tượng dùng để đối chiếu:

Sau khi đã lựa chọn được nội dung cần đối chiếu, việc tiếp theo cần làm là xác định nội dung ấy phải được đối chiếu trong phạm vi giới hạn nào và đối tượng cụ thể được dùng để đối chiếu ở đây là gì? Cơng việc này thực hiện thành cơng sẽ giúp tránh được việc đối chiếu tùy tiện, thiếu căn cứ dẫn đến hậu quả là làm đứt mối đường dây chủ đề của tác phẩm, khiến việc đối chiếu khơng mang lại hiệu quả.

Để xác định phạm vi so sánh chúng ta cần căn cứ vào những phạm vi sau:

Đối chiếu tác phẩm với tác phẩm khác cùng chủ đề, cùng mơ típ nhưng khác nhau về loại hình hoặc thời điểm sáng tác. Chẳng hạn, khi dạy bài thơ “Tức cảnh Pác Bĩ” của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 8) cĩ thể so sánh thú lâm tuyền của Bác với niềm vui sống trong cảnh thanh nhàn chốn non xanh nước biếc của Nguyễn Trãi qua văn bản “Bài ca cơn sơn” (Trích Cơn Sơn ca – Nguyễn Trãi) (Ngữ văn 7). Hay đối chiếu cái “sang” trong cuộc đời cách mạng của Bác ở câu cuối bài thơ với bài “Trăng trối” của Tố Hữu: Đời cách mạng, từ khi tơi đã hiểu

Dấn thân vơ là phải chịu tù đày Là gươm kề cận cổ, súng kề tai Là thân sống chỉ coi cịn một nửa …Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa!

Khi dạy bài “Đi đường”, phân tích ý nghĩa 2 câu thơ cuối giáo viên cĩ thể đối chiếu với hai câu thơ trong bài thơ “Thanh-trì phiếm châu nam hạ” của Cao Bá Quát:

Bất kiến ba đào tráng An tri vạn lý tâm

(Nếu khơng thấy ba đào hùng tráng. Thì biết sao được tấm lịng muơn dặm).

Những tư tưởng lớn gặp nhau, nhưng Hồ Chí Minh nĩi giản dị hơn. Hay với Vương Chi Hốn, nhà thơ đời Đường xưa trong bài: Đăng quán tước lâu, cũng cĩ câu: “Dục cùng thiên lý mục - Cánh thượng nhất tằng lâu”. (Muốn tầm mắt nhìn thấu ngàn dặm. Hãy lên cao thêm một tầng lầu).

Nhưng kết quả thu nhận ở đây giành được cĩ vẻ dễ dàng hơn vì đĩ là thu nhận, dẫu cĩ tính triết học, cũng là của người ngoại cảnh, cịn trong bài Đi đường của Hồ Chí Minh, Người đĩ là chiến sĩ nhưng cũng là thi sĩ nên đã trải trái tim mình trên suốt chặng đường đi. Người ấy cũng là triết nhân nhưng khơng hề tư biện, khơng minh hoạ tư tưởng cĩ sẵn bằng hình ảnh sáo mịn mà suy ngẫm trong sự sống đầy cảm xúc của chính mình. Điều đĩ làm cho bài thơ triết lý vẫn rung động lịng người và tư tưởng của nĩ đã đi sâu vào tâm trí người đọc và ở lại đĩ như một điều tâm đắc, một điều chiêm nghiệm và từ đĩ trở thành phương châm sống, thành ý chí và hành động của con người. Và đĩ cũng là một bí quyết thành cơng, một đặc điểm thi pháp thơ triết lý, thơ suy tưởng của nhà thơ Hồ Chí Minh.

Chương 3 KHẢO NGHIỆM

Chúng tơi sẽ đi vào khảo nghiệm việc tích hợp các tri thức, tình cảm, kỹ năng và phương pháp tích hợp các nội dung trên của sáu trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh) gồm các trường: Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trung học cơ sở Lê Văn Hưu, Trung học cơ sở Hai Bà Trưng, Trung học cơ sở Nguyễn Văn Quỳ, Trung học cơ sở Hiệp Phước và trường Trung học cơ sở Phước Lộc.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Dạy học thơ văn nguyễn ái quốc hồ chí minh theo quan điểm tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện nhà bè (thành phố hồ chí minh) (Trang 64)