Kỹ năng cảm thụ, phân tích thơ văn Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh theo đặc

Một phần của tài liệu Dạy học thơ văn nguyễn ái quốc hồ chí minh theo quan điểm tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện nhà bè (thành phố hồ chí minh) (Trang 62)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Kỹ năng cảm thụ, phân tích thơ văn Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh theo đặc

Chí Minh theo đặc trưng thể loại

Bác Hồ khơng đặt chí lớn của mình vào việc xây dựng sự nghiệp văn học. Bác viết văn, làm thơ chỉ là để phục vụ cho hoạt động cách mạng của mình. Vậy về thể loại văn học, tất nhiên Bác cũng chỉ sử dụng những hình thức nào mà hoạt động cách mạng của Người cần đến mà thơi. Nhìn tồn bộ sáng tác văn học của Bác, thấy thơ chỉ là một phần nhỏ. Người viết văn xuơi là chính, đặc biệt là văn xuơi chính luận. Vì vậy khi dạy học thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, người giáo viên phải rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích thơ văn của Người theo đặc trưng thể loại.

Về văn, Bác viết với các thể loại văn xuơi chính luận, truyện ký. Nghiên cứu phần trước tác lớn này của Người, chắc chắn sẽ tìm thấy sáng

tạo độc đáo từ nội dung đến hình thức. Với đoạn trích “Thuế máu” trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” hay “Những trị lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”, cũng đủ thấy tài năng của Người thật phong phú.

Đọc thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh dễ dàng nhận thấy cĩ hai loại khác nhau. Một loại nhằm tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, kêu gọi quần chúng đấu tranh:

Hai tay cầm khẩu súng dài, Ngắm đi ngắm lại, bắn ai thế này? Bắn vào quân Nhật, quân Tây, Lũ cướp nước, lũ đọa đày dân ta...

(Ca binh lính)

Một loại biểu hiện những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bĩng lồng hoa...

(Cảnh khuya)

Cảm thụ văn học là một hình thức nhận thức thẩm mỹ, là một quá trình tích cực vận dụng vốn sống và những năng lực tư duy để lĩnh hội, thưởng thức những cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Bởi tác phẩm văn học là một đối tượng nhận thức đặc biệt, vốn khơng phải là vật thể tự nhiên, nĩ tồn tại bằng hệ thống ký hiệu thứ hai - ngơn ngữ - và mang tính chất xã hội sâu sắc thơng qua sự sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ.

Văn học lấy ngơn từ làm chất liệu. Con đường tiếp cận và tiếp nhận tác phẩm bao giờ cũng là một quá trình bắt đầu từ những ký hiệu ngơn ngữ, đến lớp âm thanh - nhịp điệu, rồi đến từ vựng - ngữ điệu - đề tài, chủ đề và tư tưởng cảm xúc. Chính vì thế quá trình tiếp nhận một tác phẩm văn học khơng thể chỉ dừng lại ở lớp vỏ âm thanh, ở mức nhận thức bề mặt mà phải tìm hiểu nội dung biểu hiện, phần thơng điệp mang tâm hồn, tình cảm của nhà văn qua nội dung phản ánh. Hemingway quan niệm: “Lĩnh hội một hình tượng văn học là phải khám phá phần chìm của tảng băng trơi, đĩ

chính là nội dung tư tưởng của tác phẩm đã được cảm xúc hĩa”. Một tác phẩm văn chương bao giờ cũng được đặt trong một hệ thống gắn bĩ chặt chẽ giữa nội dung, tư tưởng cảm xúc hĩa của tác phẩm, tâm hồn của giáo viên và tâm hồn của học sinh. Tác phẩm văn học chỉ thật sự đến với bạn đọc chỉ khi nào tác phẩm đã được bạn đọc tự nhận thức. Giáo viên khi dạy bất kỳ tác phẩm văn chương nào cũng cần chú ý đến rèn luyện cho học sinh kĩ năng cảm thụ và phân tích một tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm thơ, trong đĩ cĩ thơ văn Hồ Chí Minh. Chẳng hạn: Khi dạy các bài thơ

Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Ngắm trăng,... ngồi việc giúp học sinh nắm, hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của mỗi bài thơ thơng qua việc giúp các em học sinh phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại mà giáo viên cịn phải rèn cho học sinh kĩ năng cảm thụ phong thái ung dung lạc quan, tinh thần yêu nước tình yêu tự do, yêu thiên nhiên của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Hoặc khi dạy Đi đường, giáo viên giúp học sinh cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hờ Chí Minh trong thời gian bị tù đày ở nhà ngục của Tưởng Giới Thạch. Từ đĩ, giáo viên giáo dục cho các em lịng yêu kính Bác Hồ - một chiến sĩ cộng sản vĩ đại, một nhà thơ lớn. Các em cĩ thể cảm nhận được những bài thơ Bác được kết tinh từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống và chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc ta, những câu thơ được kết tinh từ tinh thần lạc quan vơ bờ bến của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Dù rằng ở đâu, hồn cảnh khắc nghiệt như thế nào, vất vả như thế nào, Hồ Chí Minh vẫn mang trạng thái ung dung, tự tại như khách tiên, vì chỉ cần thấp thống một chút ánh trăng soi đến Bác cũng đủ để tâm hồn Hồ Chí Minh dạt dào thi hứng.

Một phần của tài liệu Dạy học thơ văn nguyễn ái quốc hồ chí minh theo quan điểm tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện nhà bè (thành phố hồ chí minh) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w