1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2013

136 410 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 3,41 MB

Nội dung

Vì thế, việc nghiên cứu về chính sách phát triển giáo dụccủa Đài Loan có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, nhất là trong bối cảnh Hội nghị lầnthứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Vi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

NGHỆ AN - 2014

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

TS HẮC XUÂN CẢNH

Trang 4

NGHỆ AN - 2014

Trang 5

Luận văn này được thực hiện và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của

TS Hắc Xuân Cảnh Nhân dịp này, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính

trọng đến thầy giáo hướng dẫn - người đã dành nhiều thời gian, công sức giúptôi hoàn thành luận văn này

Tôi bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong Khoa Lịch sử, Phòng Đàotạo Sau Đại học, Trường Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cơquan khác như Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Nghiên cứu Trung Quốc,Thông tấn xã Việt Nam… trong việc tiếp cận các nguồn tài liệu có liên quanđến đề tài Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ đó

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè và gia đình đã hếtlòng giúp đỡ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công việc của mình Cuối cùng tôi mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn đọc đểluận văn hoàn chỉnh hơn

Vinh, tháng 10 năm 2014

Tác giả

Vũ Thị Thảo

Trang 6

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

4 Mục đích, nhiệm vụ 6

5 Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp của luận văn 8

7 Bố cục luận văn 9

NỘI DUNG 10

Chương 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH, MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐÀI LOAN TỪ 1979 ĐẾN 2013 10

1.1 Cơ sở hình thành 10

1.1.1 Truyền thống lịch sử, văn hóa 10

1.1.2 Tình hình giáo dục của Đài Loan trước năm 1979 14

1.1.3 Sự phát triển kinh tế - xã hội của Đài Loan giai đoạn 1979 - 2013 19

1.1.4 Xu thế toàn cầu hóa và nhu cầu hợp tác quốc tế về giáo dục .23

1.2 Những mục tiêu cơ bản của giáo dục Đài Loan giai đoạn 1979 -2013 25

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 25

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 26

Tiểu kết chương 1 30

Chương 2 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC CỦA ĐÀI LOAN TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM 2013 32

2.1 Xây dựng chính sách giáo dục 32

Trang 7

2.1.1 Giai đoạn 1979 - 1999 32 2.1.2 Giai đoạn 1999 - 2013 36

Trang 8

2.2.1 Mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo 38

2.2.2 Linh hoạt hóa chương trình đào tạo; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo 41

2.2.3 Cải cách chế độ thu hút chất xám và đào tạo nhân tài; nâng cao chất lượng giáo dục sư phạm 44

2.2.4 Tăng cường đầu tư khoa học - kĩ thuật, sử dụng công nghệ thông tin trong giáo dục 52

2.2.5 Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo 55

2.3 Hệ thống giáo dục Đài Loan hiện nay 60

2.3.1 Giáo dục bậc cơ sở 60

2.3.2 Giáo dục bậc trung 62

2.3.3 Giáo dục bậc cao 64

2.3.4 Giáo dục hồi lưu 65

Tiểu kết chương 2 67

Chương 3 NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC CỦA ĐÀI LOAN GIAI ĐOẠN 1979 - 2013 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 69

3.1 Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chính sách giáo dục của Đài Loan 69

3.2 Những vấn đề tồn tại trong quá trình xây dựng, thực hiện chính sách giáo dục và thách thức đặt ra đối với giáo dục Đài Loan 71

3.3 Tác động của chính sách giáo dục đối với sự phát triển kinh tế -xã hội Đài Loan 72

3.4 Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 76

3.4.1 Thứ nhất, đa dạng dạng hóa các loại hình đào tạo nhưng vẫn đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục 77

Trang 9

chất đội ngũ giáo viên, đồng thời có những đãi ngộ thỏa

đáng để thu hút sinh viên vào các trường sư phạm 81

3.4.3 Kinh nghiệm thu hút chất xám và đào tạo nhân tài 84

3.4.4 Tăng cường đầu tư cho giáo dục và sử dụng ngân sách nhà nước dành cho giáo dục một cách hiệu quả 87

3.4.5 Đẩy mạnh cải cách giáo dục Đại học 90

Tiểu kết chương 3 91

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC

Trang 10

Chữ cái

GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc gia

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Việt Nam

WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới

ODA Official Development

Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Được mệnh danh là “Hòn ngọc biển Đông”, Đài Loan không chỉ đượcbiết đến là hòn đảo xinh đẹp, đầy tiềm năng, mà còn là một trong những nềnkinh tế năng động, với sự phát triển “thần kỳ” Sau khi vượt qua những khókhăn về kinh tế, xã hội, với sự phát huy nội lực và tranh thủ sự ủng hộ từ bênngoài, từ những năm 60 của thế kỷ XX, Đài Loan đã từng bước chuyển mình

và đạt được những kỳ tích kinh tế đáng khâm phục Cũng từ đó, Đài Loanluôn được xem là mẫu hình về phát triển kinh tế cho nhiều nước, khu vực trênthế giới

Trong những năm gần đây, cùng với tăng trưởng kinh tế, Đài Loanđang từng bước khẳng định sự thành công trong việc giải quyết các vấn đề xãhội Nhiều vấn đề như: giáo dục, y tế, việc làm, an sinh và phúc lợi xã hội…

đã và đang được chính quyền Đài Loan giải quyết khá tốt, là động lực cho sựtăng trưởng và phát triển bền vững Từ những năm 70 của thế kỷ XX đến nay,Đài Loan đã và đang đề ra những chính sách và biện pháp phát triển giáo dụcnhằm xây dựng nền giáo dục đẳng cấp quốc tế, đồng thời đáp ứng những nhucầu phát triển kinh tế - xã hội

Sự thành công của chính sách giáo dục mà chính quyền Đài Loan đã vàđang thi hành đã chứng tỏ, phát triển giáo dục là yếu tố quan trọng hàng đầuđảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững Do vậy, nghiên cứu vềchính sách giáo dục không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những thành tựucủa giáo Đài Loan mà còn góp phần làm rõ hơn về nguyên nhân và động lựctạo nên sự “thần kỳ” của Đài Loan

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, lại có nhiều điểm tương đồng vớiĐài Loan về văn hóa, lịch sử Bên cạnh đó, những năm gần đây, cùng với sự

Trang 12

phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực khác, quan hệ hợp tác văn hóa - giáodục giữa Đài Loan và Việt Nam cũng có những bước tiến và đạt nhiều thànhtựu đáng ghi nhận Vì thế, việc nghiên cứu về chính sách phát triển giáo dụccủa Đài Loan có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, nhất là trong bối cảnh Hội nghị lầnthứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa thôngqua nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêucầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Có thể nói, bài học kinh nghiệm từ Đài Loan trong việc giải quyếtnhững vấn đề giáo dục là rất thực tiễn, vì những gì chúng ta đang thấy ở ViệtNam hiện nay rất giống với những gì xảy ra ở Đài Loan ba mươi năm trước.Bên cạnh đó, nghiên cứu về chính sách giáo dục của Đài Loan còn góp phầnđẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác văn hóa - giáo dục nói riêng và quan hệViệt Nam - Đài Loan nói chung

Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi chọn vấn đề

“Chính sách Giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2013” làm đề

tài luận văn Thạc sĩ

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong những thập niên vừa qua, Hàn Quốc, Hồng Kông, Xingapo vàĐài Loan được coi là những điểm sáng không thể không chú ý Thế giới nhìnnhận sự phát triển của các nước và khu vực này với thái độ ngưỡng mộ, bằngnhững cụm từ ca ngợi như: “Những nền kinh tế thần kì ở Châu Á”; “Ngôi saomới” Xingapo; “Hòn ngọc phương Đông” Hồng Kông; “Ngọn gió thần” HànQuốc; “Kỳ tích kinh tế” Đài Loan Theo đó, thời gian gần đây, Đài Loanluôn thu hút sự quan tâm của không ít các nhà nghiên cứu trên thế giới Từnhững góc độ khác nhau, hàng loạt công trình khoa học ra đời nhằm tìm hiểu,đánh giá về con đường phát triển của Đài Loan trên các lĩnh vực kinh tế, xãhội, văn hóa, giáo dục, khoa học - kĩ thuật, lịch sử

Trang 13

Vấn đề giáo dục ở Đài Loan được nhiều học giả quan tâm nghiên cứunhằm tìm thấy những nét đặc trưng nhất, những thành tựu tiêu biểu nhất củaĐài Loan trong quá trình xây dựng một nền giáo dục văn minh, hiện đại, côngbằng Cho đến nay, đã có một số công trình của các học giả Đài Loan nghiêncứu, làm nổi bật nhiều vấn đề về giáo dục Đài Loan, trong đó đáng chú ý là:

Lâm Ngọc Thể, Bốn mươi năm giáo dục Đài Loan (1949 - 1989), Nhà xuất bản Bộ văn hóa Đài Loan, 1989; Hà Thanh Khâm, Giáo dục Đài Loan sau quang phục, Nhà xuất bản Phục Văn, Cao Hùng, 1980; Hoàng Chính Kiệt, Phương hướng chính sách cải cách giáo dục Đài Loan, Khoa Giáo Dục, Đại học Sư phạm Công lập Đài Loan; Thống kê giáo dục Trung Hoa Dân quốc,

Bộ giáo dục Đài Loan phát hành năm 2002

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập tương đối đầy đủ về cácvấn đề giáo dục của Đài Loan như: bối cảnh, cơ sở, các chính sách và biệnpháp phát triển giáo dục của chính quyền Đài Loan, hệ thống giáo dục ĐàiLoan Qua đó, chúng ta có thể thấy được bức tranh chung của nền giáo dụcĐài Loan trong những thập kỷ vừa qua

Ở Việt Nam, trong thời gian vừa qua, cùng với sự tăng lên các lĩnh vựchợp tác giữa Việt Nam và Đài Loan, nhất là việc hợp tác trong lĩnh vực giáodục và đào tạo, việc nghiên cứu về giáo dục Đài Loan cũng được các nhànghiên cứu ngày càng quan tâm hơn Cho đến nay đã có một số công trìnhnghiên cứu tiêu biểu về giáo dục Đài Loan của các học giả Việt Nam như:

Qúa trình phát triển nền giáo dục ở Đài Loan 1949 - 1999, Luận án tiến sĩ của Vũ Thùy Dương, năm 1999; Qúa trình cải cách và phát triển nền giáo dục Đài Loan giai đoạn 1980 - 1999 của Vũ Thùy Dương, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3, 2000; Những bài học kinh nghiệm về cải cách và phát triển giáo dục của Đài Loan và mấy suy nghĩ bước đầu về sự đổi mới giáo dục của Việt Nam, của Vũ Thùy Dương,Đề tài cấp Viện, Viện Nghiên cứu

Trang 14

Trung Quốc, Hà Nội, năm 2005; Những chính sách và biện pháp phát triển giáo dục của Đài Loan giai đoạn 1980 - 1999, của Vũ Thùy Dương, Nghiên cứu Trung Quốc, số 3(61) - 2005, tr 76 - 82; Một số biện pháp cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục bậc cao ở Đài Loan trong thập niên 70 - 80 của thế kỷ XX, Vũ Thùy Dương, Nghiên cứu Trung Quốc, số 5(69) - 2006, tr

76 - 82; Xây dựng nguồn nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân tài - kinh nghiệm từ Đài Loan, Vũ Thùy Dương, Nghiên cứu Trung Quốc, số 6(94) - 2009, tr 64 - 72; Cải cách và phát triển giáo dục trong quá trình phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đài Loan, Đỗ Tiến Sâm, Kỉ yếu hội thảo khoa học, đề tài nghiên cứu cấp bộ, Hà Nội; Hệ thống giáo dục Đài Loan sáng tạo trong cục diện toàn cầu hóa, Nguyễn Thanh Phong, Tạp chí

Phát triển và Hội nhập, số 7 - tháng 11 - 12 năm 2012; Phạm Thanh Bình,

Kinh nghiệm phát triển giáo dục Đài Loan, năm 2012; Trần Lê Bảo, Giao lưu

và hợp tác nhằm thúc đẩy phát triển việc giảng dạy và nghiên cứu Việt Nam học và Đài Loan học, Nghiên cứu Trung Quốc, số 11- 2010, tr 61 - 72; Cung Hữu Khánh, Giáo dục Đài Loan hướng tới xây dựng một nền kinh tế tri thức, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2(84)-2-2008, tr 38 - 42; Cung Hữu Khánh, Giáo dục Đài Loan: cải cách và thành tựu, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 6(100)-6-

2009, tr 51 - 57

Có thể nói, những vấn đề về giáo dục Đài Loan mà các học giả tậptrung nghiên cứu cũng là những vấn đề đang đặt ra đối với nền giáo dục ViệtNam Do vậy, các kết quả nghiên cứu trên đã cung cấp những tư liệu quantrọng, gợi mở nhiều vấn đề cần tham khảo để phát triển giáo dục Việt Nam

Bên cạnh là những công trình nghiên cứu trực tiếp về giáo dục, vấn đề

mà chúng tôi nghiên cứu còn được đề cập trong các công trình nghiên cứu về

những vấn đề về kinh tế, xã hội của Đài Loan, như: Bài viết “Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Á trong quá trình hội nhập quốc

Trang 15

tế, chia sẻ thông tin và gợi mở những vấn đề cùng trao đổi”, của Đỗ Tiến Sâm, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3, 2009; Kỳ tích kinh tế Đài Loan, của Nguyễn Huy Qúy,Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1995; Bí quyết cất cánh của bốn con rồng nhỏ, Ngụy Kiệt, Dạ Diệu, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1993; Qúa trình phát triển kinh tế - xã hội Đài Loan (1949 - 1996), Luận án tiến sĩ của Phùng Thị Huệ, năm1999; Quan hệ Đài Loan - Việt Nam

từ năm 1991 đến năm 2010, Luận án tiến sĩ của Hắc Xuân Cảnh, năm 2012

Mặc dù đề cập một cách khái quát, nhưng các công trình nghiên cứu nói trêncũng đã đưa ra một số nhận định về sự phát triển của giáo dục Đài Loan Đó

là những nguồn tư liệu để chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài của mình

Như vậy, nhìn chung, sự phát triển của giáo dục Đài Loan đã đượcnghiên cứu khá toàn diện Kết quả nghiên cứu của những người đi trước lànguồn tư liệu quý giá để chúng tôi kế thừa cả về nội dung và phương pháp khinghiên cứu đề tài này Trong số các công trình nghiên cứu mà chúng tôi tiếp

cận được đáng chú ý là Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Thùy Dương, Qúa trình phát triển nền giáo dục ở Đài Loan (1949 - 1999) Đây là công trình nghiên

cứu một cách chuyên sâu về giáo dục Đài Loan Vì vậy, chúng tôi đã kế thừamột số kết quả nghiên cứu để đi sâu nghiên cứu đề tài của mình Mặc dù vậy,luận án của Vũ Thùy Dương mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về quá trìnhphát triển của giáo dục Đài Loan đến năm 1999, mà chưa đề cập đến sự pháttriển của giáo dục Đài Loan từ năm 2000 đến 2013 - giai đoạn quan trọng, cónhiều đổi mới trong sự phát triển của giáo dục Đài Loan Hơn thế nữa, theochúng tôi được biết, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách

hệ thống, chuyên sâu về chính sách giáo dục Đài Loan từ 1979 đến 2013 theocách tiếp cận từ góc độ lịch sử

Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn cung cấp bức tranh toàn cảnh

về nền giáo dục của Đài Loan từ thập niên 80 của thế kỉ XX đến những năm thập

Trang 16

kỉ đầu của thế kỉ XXI, và qua đó chúng ta hiểu rõ hơn về một trong những đốitác giáo dục, kinh tế quan trọng của Việt Nam, đó chính là Đài Loan

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình xây dựng và thực hiệnchính sách giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2013

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Để làm rõ quá trình hình thành và triển khai chính sách

giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2013, chúng tôi tập trung nghiêncứu những nội dung chính sau:

- Cơ sở hình thành và mục tiêu chính sách giáo dục của Đài Loan từ

Về thời gian: Chúng tôi lấy mốc năm 1979 làm mốc mở đầu quá trình

nghiên cứu vì đây là năm chính quyền Đài Loan ban hành Luật Giáo dụcnghĩa vụ quốc dân, tạo nên sự chuyển biến mới trong chính sách giáo dục củahòn đảo này Năm 2013 là năm chúng tôi chọn làm mốc kết thúc việc nghiêncứu đề tài Do vậy, những sự kiện về chính sách giáo dục của Đài Loan chỉdừng lại đến năm 2013

Ngoài những nội dung và thời gian nêu trên các vấn đề khác khôngthuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài

4 Mục đích, nhiệm vụ

4.1 Mục đích

Nghiên cứu chính sách Giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm

2013, chúng tôi hướng đến làm rõ một số vấn đề sau:

Trang 17

Làm rõ những cơ sở để chính quyền Đài Loan tiến hành xây dựng vàthực hiện chính sách Giáo dục.

Làm rõ những mục tiêu cơ bản của Giáo dục Đài Loan trong giai đoạn

Dựng lại bức tranh tổng quát về quá trình xây dựng và thực hiện chínhsách Giáo dục của Đài Loan từ 1979 đến 2013 thông qua các chính sách vàbiện pháp cụ thể trong từng giai đoạn để thấy được sự chuyển biến của chínhsách giáo dục của Đài Loan

5 Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã dựa trên những tài liệu gốcnhư các văn bản về chính sách giáo dục của Đài Loan được đăng tải trên

Trang 18

website của Bộ Giáo dục Đài Loan, Cụ Thống kê Đài Loan Tài liệu là côngtrình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đăng trên các tạp chíNghiên cứu Trung Quốc, Nghiên cứu Đông Bắc Á, Nghiên cứu Đông Nam Á,Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Phát triển và Hội nhập ; Các cuốn sách,công trình nghiên cứu do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Nhà xuất bảnThông tấn… của Việt Nam, Nhà xuất bản Đài Bắc, Nhà xuất bản QuangHoa… (Đài Loan), các nhà xuất bản ở Trung Quốc và một số nước khác xuấtbản; Tài liệu là các bài tham luận đăng trong kỷ yếu hội thảo về quan hệ ĐàiLoan - Việt Nam được tổ chức ở Việt Nam và Đài Loan… Đặc biệt chúng tôi

đã khai thác những Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam,tài liệu do VPKT&VH Đài Bắc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh,VPKT&VH Việt Nam tại Đài Bắc cung cấp

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Với đặc trưng của khoa học lịch sử cũng như yêu cầu của việc nghiên cứu

đề tài, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu như: Phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, kếthợp với phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic để dựng lại bức tranh tổngthể về chính sách Giáo dục của Đài Loan từ 1979 đến 2013 Bên cạnh đó, chúngtôi còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu… để làm rõnhững nhận định, đánh giá của mình Trong đó, phương pháp lịch sử và phươngpháp lôgic là hai phương pháp chính được sử dụng để nghiên cứu

Từ các nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu trên chúng tôi cốgắng khai thác, xử lý các thông tin một cách khái quát và trung thực nhất

6 Đóng góp của luận văn

Thực hiện đề tài này, chúng tôi có những đóng góp cơ bản sau:

Dựng lại bức tranh tổng thể về quá trình xây dựng và thực hiện chínhsách Giáo dục của Đài Loan từ 1979 đến 2013

Trang 19

Đưa ra những đánh giá tác động của chính sách giáo dục đối với quátrình phát triển kinh tế - xã hội của Đài Loan, đồng thời nêu lên những bài họckinh nghiệm từ việc thực hiện chính sách Giáo dục của Đài Loan đối với quátrình cải cách giáo dục ở Việt Nam.

Luận văn cung cấp nguồn tư liệu tương đối phong phú, tin cậy về Giáodục Đài Loan được khai thác từ các viện nghiên cứu, từ báo chí, từ các vănbản và các báo cáo chính thức của Đài Loan Đồng thời luận văn là tài liệutham khảo có giá trị trong việc tìm hiểu về quá trình phát triển kinh tế - xã hộicủa Đài Loan từ 1979 đến nay, cũng như về mối quan hệ giữa Đài Loan vàViệt Nam Đó là điều bổ ích trong hoàn cảnh Việt Nam còn khá thiếu thốn tưliệu và thông tin về Đài Loan một cách có hệ thống

7 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung

luận văn chia làm 3 chương

Chương 1: Cơ sở hình thành, mục tiêu của chính sách giáo dục Đài Loan từ 1979 đến 2013.

Chương 2: Qúa trình xây dựng và thực hiện chính sách giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2013

Chương 3: Nhận xét về chính sách giáo dục của Đài Loan từ 1979 đến

2013 và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Trang 20

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ HÌNH THÀNH, MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH

GIÁO DỤC ĐÀI LOAN TỪ 1979 ĐẾN 2013

1.1 Cơ sở hình thành

1.1.1 Truyền thống lịch sử, văn hóa

Đài Loan là một hòn đảo lớn nhất trong số hơn 5.000 hòn đảo nằm venbiển phía Đông Trung Quốc với diện tích khoảng 36.000 km² Dân số ĐàiLoan tính đến năm 2011 là hơn 23 triệu người, trong đó 97% là người Hán,3% là dân tộc Cao Sơn Đài Loan phía Bắc giáp với biển Đông, phía ĐôngBắc giáp với quần đảo Lưu Cầu, phía Đông giáp với Thái Bình Dương, phíaNam giáp với biển Ba Sĩ, phía Tây đối diện với tỉnh Phúc Kiến và cách PhúcKiến bởi eo biển rộng khoảng 130 km Địa hình Đài Loan chủ yếu là đồi núi(khoảng 2/3 diện tích của Đài Loan là đồi núi), chỉ có một vùng đồng bằngven biển phía Tây kéo dài từ Nam lên Bắc

Theo sử sách Trung Quốc, vào năm 230, Chúa nước Ngô là Tôn Quyền

đã cử các tướng Vệ Ôn, Chư Cát Trực dẫn 10 nghìn thuỷ quân vượt biển đếnĐài Loan, mở đầu quá trình cư dân lục địa khai phá Đài Loan Vào cuối thế

kỷ VI, đầu thế kỷ VII, vua nhà Tuỳ là Tuỳ Dạng Đế đã nhiều lần cử ngườiđến để khai thác Đài Loan Tiếp đó, liên tục trong hơn 600 năm từ đời nhàĐường đến nhà Tống, cư dân các tỉnh Thuyền Châu, Phúc kiến đã đến ĐàiLoan để tiến hành công cuộc khẩn hoang hòn đảo này Năm 1335, nhàNguyên chính thức đặt “Tuần Kiểm Tư” tại Bành Hồ để quản lý dân chínhcủa Bành Hồ và Đài Loan Từ đó, Trung Quốc bắt đầu đặt cơ quan chínhquyền chuyên trách tại Đài Loan

Từ đầu thế kỷ XVII, thực dân phương Tây đã bắt đầu quá trình xâmchiếm Đài Loan Năm 1624, thực dân Hà Lan xâm lược và chiếm đóng khu

Trang 21

vực phía Nam Đài Loan Sau đó hai năm, vào năm 1626, thực dân Tây BanNha chiếm đóng khu vực phía Bắc của Đài Loan Năm 1642, Hà Lan đã hấtcẳng Tây Ban Nha để độc chiếm Đài Loan và đặt ách thống trị của mình trêntoàn bộ hòn đảo này Kể từ khi thực dân phương Tây xâm lược và cai trị ĐàiLoan, nhân dân Trung Quốc đã liên tục tiến hành những cuộc đấu tranh đểgiành lại chủ quyền của hòn đảo này Năm 1661, Trịnh Thành Công đã dẫnmột đạo quân ra giải phóng Đài Loan Sau một năm chiến đấu kiên cường,Trịnh Thành Công đã buộc thực dân Hà Lan ký văn bản đầu hàng vào ngày13-12-1662, trao trả chủ quyền của Đài Loan cho Trung Quốc Có thể nói,việc thu phục Đài Loan của Trịnh Thành Công không những thể hiện tinhthần đấu tranh bất khuất của nhân dân Trung Quốc, mà còn thể hiện tình cảmcủa nhân dân Đại lục đối với Đài Loan, kết nối Đài Loan thành một thể vớiĐại lục Sự thu phục Đài Loan của Trịnh Thành Công có ảnh hưởng lâu dàiđối với Trung Quốc.

Vào thế kỷ XVIII, nhà Thanh đã tăng cường chính sách cai quản củamình trên đảo Đài Loan Năm 1727, nhà Thanh đã cải tổ lại các cơ quan hànhchính trên đảo, thành lập cơ quan chính quyền Tổng Đài Loan và nhập hònđảo này vào huyện Bành Hồ Từ đây hòn đảo này có tên gọi chính thức là ĐàiLoan Tiếp đó, năm 1885, Chính quyền nhà Thanh đã nâng cấp Đài Loan lênthành một tỉnh gồm 3 tổng, 1 tiểu khu với 11 quận và 5 phủ Lưu Minh Tuyềnđược cử làm Tỉnh trưởng đầu tiên của Đài Loan Kể từ thời kỳ này, Đài Loan

đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hoá, xã hội…

Năm 1894, Nhật Bản tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc,triều đình nhà Thanh đã ký với Nhật Bản “Điều ước Mã Quan” Theo đó,Nhật Bản chiếm bán đảo Liêu Đông, chuỗi đảo Đài Loan, Bành Hồ và cònđược bồi thường 20 triệu lạng bạc trắng Nhật Bản đã cai trị đảo Đài Loan chođến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai

Trang 22

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Trung Quốc đã có những

cố gắng to lớn trong cuộc đấu tranh để giải phóng Đài Loan khỏi ách thống trịcủa phát xít Nhật và đã được cộng đồng quốc tế ủng hộ Ngày 1-12-1943, Mỹ,Anh, Trung Quốc đã ra Tuyên bố Cairô, trong đó quy định Nhật Bản sẽ phảirút khỏi tất cả những hòn đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật đã giữ hoặc chiếmđóng từ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và tất cả những lãnh thổ mà Nhật đãlấy của Trung Quốc như Mãn Châu Lý, Đài Loan và Bành Hồ Tiếp đó, ngày26-7-1945, Mỹ, Anh, Trung Quốc và Liên Xô đã ra Tuyên bố Posdam, nhắclại và cam kết thực hiện những điều khoản của Tuyên bố Cairô Ngày 15-8-

1945, Nhật tuyên bố đầu hàng và chấp nhận những điều khoản trong Tuyên

bố Posdam Ngày 25-10-1945, lễ tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật ở Đài Loan

đã diễn ra tại Đài Bắc Từ đây, Đài Loan đã thuộc chủ quyền quản lý củaTrung Quốc

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với âm mưu chống lại Đảng Cộng sảnTrung Quốc, được sự giúp đỡ của Mỹ, Tưởng Giới Thạch đã phát động cuộcnội chiến Sau hơn 3 năm tiến hành nội chiến, Tưởng Giới Thạch đã phải chấpnhận thất bại, rút ra cố thủ ở Đài Loan Từ đây, sự phát triển của Đài Loan đặtdưới sự lãnh đạo của Quốc dân Đảng và các đảng phái dân chủ

Về văn hóa, giáo dục: nhìn chung, nền văn hóa Đài Loan mang đậmbản sắc của văn hóa Hán Bởi từ rất lâu đời, với số lượng ít và lạc hậu hơn,người dân bản địa Đài Loan dần dần bị Hán hóa, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởiphong tục, tập quán, nếp sống văn hóa và cả tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộcHán đến từ đại lục

Đài Loan là nơi hình thành và tồn tại tương đối nhiều hình thức tôngiáo, tín ngưỡng như Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, HiênViên giáo, Lý giáo, Thiên Địa giáo, Thiên Đế giáo… Trong đó, có Tôn giáomang những nét Trung Hoa thuần túy, có tôn giáo được du nhập từ bên ngoài

Trang 23

vào qua quá trình giao lưu buôn bán, có tôn giáo là kết quả truyền đạo của cácgiáo sĩ từ phương Tây Ở Đài Loan, Phật giáo được coi là tôn giáo phổ biến,

có vai trò và ảnh hưởng lớn nhất trong đời sống tâm linh của người dân

Cùng với tư tưởng của Phật giáo, tư tưởng của Nho giáo có ảnh hưởngkhá sâu sắc đến đời sống tinh thần, đạo đức xã hội Đài Loan Hiện nay cònnhiều tranh canh cãi về những ảnh hưởng của Đạo Khổng trong đời sống kinh

tế, văn hóa, xã hội Đài Loan, cũng như thách thức và mức độ vận dụng nótrong hệ thống giáo dục đạo đức, kỷ cương cho con người Đài Loan Songnhiều quan điểm thống nhất cho rằng, Đạo Khổng có vai trò và tác dụngkhông nhỏ trong thành công của nền kinh tế và nền giáo dục Đài Loan Nhogiáo với sự ra đời và tồn tại hơn 2000 năm qua, đã trở thành một đặc trưngvăn hóa riêng của Trung Hoa và có vị trí khá quan trọng ngay cả trong đờisống hiện đại như ngày nay của người Đài Loan

Ngoài ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo và Nho giáo, người dân ĐàiLoan còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng tôn thờ các đấng siêu nhiên, thầnthánh (người Đài Loan coi đây là một hình thức “Thần giáo”) và những tôngiáo từ phương Tây du nhập vào

Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ truyền thống của người dân bản địa Đài Loan

là ngôn ngữ của các tộc người Cao Sơn, còn gọi là Đài ngữ Trong quá trình

di dân liên tục với số lớn của người Hán, ngôn ngữ bản địa dần dần mất địa vịđộc tôn, nhường chỗ cho ngôn ngữ của dân tộc có trình độ văn minh cao hơn,

có số lượng người lớn hơn Đó cũng là quy luật tất yêu của quá trình hìnhthành và phát triển ngôn ngữ Từ năm 1949, sau đợt di chuyển của chínhquyền Quốc dân Đảng ra Đài Loan, ngôn ngữ được sử dụng chính thức trongtrường học, cũng là công cụ giao tiếp chủ yếu của mọi người dân trên đảo làtiếng quan thoại Bắc Kinh - người Đài Loan gọi là Quốc ngữ Tuy nhiên,trong giao tiếp dân gian, nhiều người (phần đông là những người cao tuổi)thường vẫn dùng Đài ngữ

Trang 24

Do nền văn hóa Đài Loan mang bản sắc văn hóa Trung Hoa, nên hầuhết các phong tục, tập quán truyền thống của Đài Loan cũng tương tự như cácvùng khác trên lục địa Chẳng hạn, người Đài Loan cũng tổ chức các ngày lễtết truyền thống theo âm lịch như Tết nguyên đán (đầu tháng giêng); Tếtthanh minh (đầu tháng ba); Tết đoan ngọ (mồng 5 tháng 5); Rằm tháng bảy;Tết trung thu (rằm tháng tám)… Cách tổ chức và tục lễ trong các ngày lễ tếtnày cũng tương tự như Trung Quốc lục địa, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.Ngoài ra, người Đài Loan cũng tuân theo những tập tục ăn mặc, cưới xin, machay… giống như người đại lục.

Tóm lại, Đài Loan là một lãnh thổ không mấy giàu có về tài nguyênkhoáng sản, đất đai phần nhiều lại khô cằn, kém màu mỡ, gây không ít khókhăn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế Bù lại Đài Loan có một vịtrí địa lý khá thuận lợi để du nhập các luồng văn hóa tiến bộ từ bên ngoài, vàxây dựng nền kinh tế theo mô hình biển đảo - mở rộng ngoại thương, pháttriển các ngành sản xuất hàng xuất khẩu Dù trải qua quãng thời gian dài dướichế độ thống trị của các thế lực nước ngoài, song Đài Loan vẫn giữ được nétvăn hóa Trung Hoa đặc trưng của mình Những đặc điểm địa lý, đặc điểm dântộc và tình hình cư dân như đã trình bày là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đếnnhững bước phát triển sau này của nền kinh tế và nền giáo dục Đài Loan

1.1.2 Tình hình giáo dục của Đài Loan trước năm 1979

Kể từ khi xác lập chủ quyền ở Đài Loan, cùng với việc du nhập các giátrị văn hóa, chính quyền phong kiến Trung Quốc đã áp đặt nền giáo dục Nhohọc ở hòn đảo này Tiếp đó, trong thời kỳ thống trị Đài Loan từ năm 1885 đếnnăm 1945, Nhật Bản đã đưa ra nhiều biện pháp cải cách giáo dục ở đây nhưtiến hành quy hoạch toàn diện và cơ bản, xây dựng nhiều trường học với quy

mô lớn hơn trước Các chuyên gia hàng đầu của Nhật cũng được đưa sang ĐàiLoan tham gia công tác giảng dạy, hoặc làm cố vấn trên nhiều lĩnh vực khác

Trang 25

nhau Trong thời kì chiếm đóng Đài Loan, Nhật Bản đã xây dựng 4 trường sưphạm (2 ở Đài Bắc, 1 ở Đài Trung, 1 ở Đài Nam) và 2 phân khoa sư phạm đặttại Tân Trúc và Bình Đông Người Nhật đã đầu tư vốn và công nghệ để nângcao chất lượng giáo dục tại Đài Loan, và kết quả đem lại rất khả quan.

Về khách quan mà nói, những chính sách Giáo dục của Nhật Bản ở ĐàiLoan đã góp phần đem lại diện mạo mới cho nền giáo dục của hòn đảo này,đồng thời có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của giáo dục Đài Loan sau này

Từ sau khi thiết lập chính quyền ở Đài Loan vào năm 1949, chínhquyền Quốc dân Đảng đã có nhiều biện pháp tích cực để thúc đẩy sự pháttriển kinh tế, văn hóa và giáo dục ở đây Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu dotrình độ dân trí ở Đài Loan (cũng giống như nhiều quốc gia khác trong khuvực) còn ở mức thấp, nên người dân chưa nhận thức được vai trò quan trọngcủa giáo dục trong đời sống kinh tế - xã hội Vì vậy, nhiều người không muốncho con em mình đến trường, bởi họ nghĩ là không cần thiết, hoặc bắt con emmình nghỉ học sớm để đi làm… Chính vì thế, chính quyền Đài Loan đã phải

đề ra chính sách vừa mang tính động viên người dân đưa trẻ đến trường, vừamang tính nghĩa vụ như “ban hành “Biện pháp cưỡng học đối với thiếu niênnhi đồng” Theo đó, quy định tất cả trẻ em từ 6 đến 11 tuổi đều có quyền vànghĩa vụ phải đi học, người nào cố tình vi phạm quy chế đều bị xử lý theotrình tự trong điều 16 của “Biện pháp cưỡng chế” Quy chế quy định các mức

cụ thể là:

Khuyến cáo: động viên, khuyến khích cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng

trẻ thực hiện chế độ giáo dục phổ cập

Cảnh cáo: trong vòng 7 ngày từ khi thông báo, nếu trẻ không đến

trường sẽ bị ghi tên, cảnh cáo công khai

Phạt tiền cha mẹ: qúa 7 ngày, người bị cảnh cáo vẫn không chịu thực

hiện quy định sẽ bị phạt 14 NT và vẫn hạn định thời gian phải đến trườngcủa trẻ

Trang 26

Trừ lương của cha mẹ: những người không có khả năng nộp phạt bằng

tiền mặt sẽ bị trừ lương theo tỉ lệ ngày phạt và vẫn hạn định thời gian trẻ phảiđến trường

Bên cạnh việc thực thi những biện pháp hành chính nói trên, điều 14trong “Biện pháp cưỡng chế” cũng ghi rõ những ưu đãi về học phí, tiền trợcấp, học bổng, đồ dùng học tập… đối với những trường hợp có hoàn cảnhthực sự khó khăn Điều 15 cũng cho phép những người đang ốm đau, bệnh tậthay phát triển không bình thường về trí tuệ sẽ được tạm hoãn hay miễn học”[24; tr 154 - 155]

Thực tế cho thấy, các biện pháp trên ít phải sử dụng ở Đài Loan, bởi

đa số người dân đều nhận thấy sự cần thiết phải cho con em mình đi học.Bên cạnh đó, từ những năm 50 của thế kỷ XX, cùng với sự tăng trưởng kinh

tế, thu nhập của từng gia đình được nâng cao, chế độ trợ cấp xã hội nóichung, trợ cấp giáo dục nói riêng được Đài Loan thực hiện đúng đối tượng

và khá tích cực đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đưa trẻ em trong độtuổi đến trường

Bằng những chính sách và biện pháp tích cực nói trên, nền giáo dụcĐài Loan đã có những chuyển biến nhanh chóng, tỉ lệ người biết chữ tăng lênđáng đáng kể: “Năm 1950 là 56,01%; năm 1956: 62,88%; năm 1961: 74,13%;năm 1966: 76,84%; năm 1976: 87,84% Tỉ lệ học sinh tiểu học năm 1950:41,36%; năm 1956: 47,70%; năm 1966: 54,78%; năm 1971: 56,64%” [11] Cùng với tỷ lệ người biết chữ và trẻ em đến trường ngày càng cao,chính quyền Đài Loan rất chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáoviên Bên cạnh những trường sư phạm được xây dựng dưới thời kỳ Nhậtchiếm đóng, chính quyền Đài Loan đã “mở thêm các lớp sư phạm tại cáctrường trung học và trường trung học nữ sinh Sau này, do khối lượng họcsinh ngày càng đông, nhất là học sinh hệ giáo dục nghĩa vụ 9 năm, Đài Loan

Trang 27

phải thành lập tiếp một số trường đại học, học viện sư phạm Những cơ sở đàotạo giáo viên trung học bao gồm Đại học sư phạm Đài Loan (Đài Bắc), Họcviện sư phạm Cao Hùng, Học viện sư phạm Chương Hoa… lần lượt được rađời Các học viện và các khoa đào tạo giáo viên trong một số trường đại họccũng được hưởng chế độ đãi ngộ bình đẳng với trường Đại học sư phạm ĐàiLoan Bên cạnh đó, vì rất coi trọng khâu giáo dục học sinh tiểu học nên ngoàicác trường, học viện sư phạm ra, Đài Loan còn xây dựng 9 “Học viện sưphạm” chuyên phụ trách đào tạo giáo viên tiểu học ở Đài Bắc (2 cơ sở), TânTrúc, Đài Trung, Gia Nghĩa, Đài Nam, Bình Đông, Hoa Liên và Đài Đông”[24; tr 156] Chính vì vậy, tỉ lệ sinh viên cao đẳng chuyên nghiệp và đại họctrở lên không ngừng tăng: “Năm 1956 tỉ lệ sinh viên cao đẳng là 0,68%, đạihọc trở lên là 0,98%; năm 1961 tương ứng là 0,85% và 1,1%; năm 1971:1,95% và 2,16%; năm 1976: 2,65% và 2,92%” [24].

Trong những năm 70 của thế kỷ XX, chính quyền Đài Loan còn đề ramột số chính sách nhằm phát triển giáo dục như: “miễn học phí cho học sinhtrong độ tuổi giáo dục phổ cập; các cấp chính quyền tăng quỹ học bổng hỗ trợcho những học sinh có năng lực nhưng không có điều kiện học lên; các vùngsâu, vùng xa, vùng có kinh tế khó khăn được chính quyền trung ương hỗ trợkinh phí phát triển kinh tế giáo dục; kinh phí dành cho công tác văn hóa, khoahọc và giáo dục không được thấp hơn 15% tổng dự toán cấp “trung ương”,25% tổng dự toán “cấp tỉnh, thành phố”, 35% tổng dự toán “cấp huyện, thị”;chính quyền cần đảm bảo chính sách cho những người làm công tác văn hóa,khoa học và giáo dục, tìm cách không ngừng nâng cao mức sống của họ theo

đà phát triển chung của nền kinh tế quốc dân; chính quyền xét cấp học bổnghoặc hỗ trợ tài chính cho những người có phát minh khoa học kĩ thuật vàngười làm công tác lâu năm trong ngành giáo dục đạt thành tích xuất sắc.Chính quyền Đài Loan cũng thường xuyên tăng nguồn kinh phí đầu tư cho

Trang 28

giáo dục Chẳng hạn như chi phí giáo dục cho mỗi học sinh tiểu học từ 144

NT năm 1952 đã tăng lên 332NT năm 1971 Nghĩa là chi phí cho giáo dụctiểu học từ 1952 - 1971 tăng 13,6% Tương tự như vậy, kinh phí giành chocác trường cao đẳng và các học viện chuyên nghiệp: 10,6% trong thời kì 1952

bổ túc, các lớp học ngoại ngữ cho học sinh miền núi; tổ chức công tác tuyêntruyền giáo dục, giúp các gia đình thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ đến trườngcủa trẻ em

Có thể nói, việc áp dụng đa dạng các hình thức giáo dục là yếu tố thiếtthực giúp nhiều người có thêm cơ hội trang bị và nâng cao kiến thức như lớphọc bổ túc ban đêm, ngoài giờ làm việc; hình thức đào tạo từ xa; các lớp bổtúc ngắn hạn… Điều cần nhấn mạnh là chế độ giáo dục đặc biệt ở Đài Loanđược coi là một biện pháp quan trọng đem lại quyền lợi cũng như tính côngbằng trong giáo dục Đây là mối quan tâm thực sự của xã hội đến nhữngngười thiệt thòi về mặt này hay mặt khác bằng con đường giáo dục Vì thế,nhiều người khuyết tật hay kém phát triển trí tuệ ở Đài Loan vẫn được trang

bị những kiến thức văn hóa nhất định giúp họ có điều kiện góp sức vào côngcuộc xây dựng kinh tế - xã hội chung Điều đáng nói là, tất cả các hình thức

Trang 29

giáo dục nêu trên đều được đảm bảo rất nghiêm ngặt về chất lượng, khiếnchúng trở thành những hình thức có tác dụng thực sự trong mục tiêu đào tạocon người và phát triển sự nghiệp giáo dục ở Đài Loan.

Như vậy, nhìn chung, trong thời kì từ cuối những năm 40 của thế kỉ XXđến năm 1979, Đài Loan đã không ngừng đưa sự nghiệp giáo dục đi lên Saumột thời gian không dài lắm, Đài Loan đã xây dựng được hệ thống trường sởkhang trang với trang thiết bị vật chất khá hoàn thiện và hiện đại “Năm học

1952 - 1953, cả Đài Loan mới có 1.769 trường học các cấp với 22.938 lớphọc Hai chục năm sau, số trường học tăng lên thành 4.155 với 87.047 lớphọc” [24; tr 159] Với những thành quả đạt được, ngành Giáo dục Đài Loan

đã góp phần rất quan trọng vào công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội Đó chính

cơ sở hàng đầu để chính quyền Đài Loan tiếp tục đề ra những chính sách pháttriển giáo dục trong các thời kỳ tiếp theo

1.1.3 Sự phát triển kinh tế - xã hội của Đài Loan giai đoạn 1979 - 2013

Về kinh tế: theo các nhà nghiên cứu, một trong những nét nổi bật của

quá trình phát triển kinh tế Đài Loan từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

“không câu nệ mô thức cố định Khi gặp khó khăn và cản trở có thể kịp thời

đề xuất ứng biến và điều chỉnh” [39; tr 31] Chính sách linh hoạt nói trên đã

tạo điều kiện cho Đài Loan đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng

“Sau khi vượt qua những khó khăn trong thời kì khôi phục kinh tế, từnhững năm 1953 - 1982, Đài Loan đã liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh

tế cao (khoảng 9%) Đây cũng là thời kì Đài Loan đã thực hiện thành côngnhững chiến lược kinh tế quan trong như chiến lược “Lấy nông nghiệp nuôicông nghiệp, lấy công nghiệp phát triển công nghiệp” và chiến lược “Mở rộngxuất khẩu, thay thế nhập khẩu” lần thứ hai” [8; tr 41 - 42]

Có thể nói, việc thực hiện chiến lược “Mở rộng xuất khẩu, thay thếnhập khẩu” đã tạo nên sự chuyển hướng chiến lược có ý nghĩa quan trọng đối

Trang 30

với quá trình phát triển kinh tế Đài Loan Từ đó, phát triển hướng ngoại trởthành yếu tố tất yếu, và là yếu tố quan trọng đưa Đài Loan trở thành “một conrồng Châu Á” Bên cạnh đó, việc thực hiện chiến lược đối ngoại đã mở ra mộtthời kì mới trong quá trình phát triển kinh tế đối ngoại của Đài Loan

Cùng với việc thực hiện chiến lược “Mở rộng xuất khẩu, thay thế nhậpkhẩu”, từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, Đài Loan thực hiện chính sáchkhuyến khích đầu tư vào các ngành kĩ thuật cao Tuy nhiên, trong thời giannày, các xí nghiệp sản xuất ở Đài Loan phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giảinhư: giá thành nhà xưởng tăng cao, giá nhân công đắt đỏ… Điều đó làm chomôi trường đầu tư tại chỗ của các xí nghiệp Đài Loan gặp nhiều khó khăn,hạn chế Một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các xí nghiệp Đài Loan, nhất làcác xí nghiệp vừa và nhỏ là phải nhanh chóng mở rộng quy mô, cải tiến trangthiết bị và công nghệ, đồng thời chuyển giao những kĩ thuật, công nghệ dã cũsang các thị trường khác Trong bối cảnh đó, nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ củaĐài Loan đã quyết định đầu tư ra bên ngoài

Ngoài ra, thành công của việc thực hiện những chiến lược và chínhsách phát triển đã tạo đà để Đài Loan đạt được những “kì tích” về kinh tế “Từnăm 1986 đến năm 2000, bằng việc thực hiện thành công 4 kế hoạch 4 năm,Đài Loan đã trở thành một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá cao, với mứctăng bình quan hàng năm là 6,5%” [5; tr 127] “Trong giai đoạn 2002 - 2007,tăng trưởng kinh tế của Đài Loan thường giao động từ 3,5% đến 6,2%, tốc độtăng trưởng trung bình là 4,1%/năm Năm 2008, do tác động của suy thoáikinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Đài Loan giảm sút đáng kể,chỉ đạt mức 0,73% Tuy nhiên, từ năm 2009, kinh tế Đài Loan đã có sự tăngtrưởng lại và đạt 10,47% vào năm 2010 - mức cao nhất kể từ năm 1987” [8; tr42] Cùng với tốc độ tăng trưởng tương đối cao, sau mấy thập kỉ phát triển,Đài Loan cũng đã tích lũy được một khối lượng vốn khá lớn Trong 3 thập kỉ

Trang 31

gần đây, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đài Loan không ngừng tăng lên.Nếu như “năm 1980 GDP của Đài Loan mới đạt mức 42,2 tỉ USD thì đếnnăm 1986 là 77,6 tỉ USD, năm 1991: 184,8 tỉ USD, năm 2000: 326 tỉ USD,năm 2010 là 430,1 tỉ USD; năm 2011 là 466,4 tỉ GDP trung bình của ĐàiLoan giai đoạn 1980 - 2010 là 231,66 tỉ USD” [71] Bên cạnh đó, tỉ lệ dự trữtrên GNP của Đài Loan từ những năm 70 của thế kỉ trước đến nay luôn đạtkhoảng 30% và dự trữ ngoại tệ cũng tăng lên đáng kể: năm 1980 đạt 2,2 tỉUSD, năm 1985 đạt 22,5 tỉ USD, năm 1990: 72,4 tỉ USD, năm 1995: 90,3 tỉUSD, năm 2001: 122,2 tỉ USD [57] Từ năm 1951 đến năm 2012, GDP thực

tế hàng năm của Đài Loan tăng xấp xỉ 73 lần, từ 6,4 tỉ USD đến 473 tỉ USD[62] Năm 2013, GDP của Đài Loan là 498,132 tỉ USD [53]

Về xã hội: cũng giống như bất kì quốc gia, khu vực nào, xây dựng một

nền kinh tế phát triển và một xã hội văn minh, hiện đại luôn là hai mục tiêulớn hoà quyện vào nhau trong suốt mấy thập kỉ qua ở Đài Loan Do vậy, “giảiquyết việc làm; nâng cao thu nhập và mức sống của người dân, thu hẹpkhoảng cách giàu nghèo và những cách biệt giữa nông thôn với thành thị; giảiquyết vấn đề phúc lợi xã hội; đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục; xây dựng đờisống xã hội trật tự, công bằng và ổn định… là những mục tiêu nhất quánxuyên suốt toàn bộ tiến trình xây dựng kinh tế - xã hội ở Đài Loan” [24; tr121] Đây cũng được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầucủa bất kì chính quyền nào ở Đài Loan

Trong hơn 60 năm qua, để xây dựng một xã hội ổn định và phát triển,những người đứng đầu chính quyền Đài Loan đã và đang đề ra nhiều chínhsách tích cực như: tiến hành cải cách ruộng đất nhằm thực hiện mục tiêungười cày có ruộng; thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội; thực hiện chế độphúc lợi xã hội đối với trẻ em, người già, người tàn tật…; tạo việc làm ổnđịnh nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo bằng cách xây dựng các xí

Trang 32

nghiệp vừa và nhỏ, cải thiện điều kiện lao động và nâng cao tố chất người laođộng; từng bước xây dựng xã hội văn minh, hiện đại bằng cách đẩy mạnhgiáo dục, chú trọng đầu tư nghiên cứu khoa học

Bằng những chính sách và biện pháp nói trên, Đài Loan đã và đang đạtđược những thành quả quan trọng trong việc xây dựng một xã hội công bằng,văn minh, hiện đại Trong đó, “thành công lớn nhất của Đài Loan là xây dựngđược một xã hội tương đối công bằng trên nhiều lĩnh vực: công ăn việc làm,thu nhập kinh tế, chính sách xã hội, giáo dục, y tế…” [24; tr 172]

Cho đến nay, xã hội Đài Loan đã trải qua nhiều lần biến đổi và ngàycàng tiến bộ, hoàn thiện hơn Từ chỗ là một xã hội thấp kém, lạc hậu về trình

độ văn hóa, rối ren về xã hội vào những năm 50 của thế kỉ trước, đến nay ĐàiLoan đã xây dựng được một xã hội ổn đinh, có trật tự Bên cạnh đó, Đài Loancũng là một trong số rất ít quốc gia và vùng lãnh thổ đã và đang giải quyết tốtmâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và xây dựng xã hội Cùng với sự phát triểnkinh tế, Đài Loan đã khá thành công trong việc cải thiện, nâng cao đời sốngcủa nhân dân, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo cũng như thu hẹp những cáchbiệt giữa thành thị và nông thôn

Cùng với thành công trong việc xây dựng một xã hội khá ổn định, ĐàiLoan rất chú trọng vấn đề phát triển giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa chongười dân Có thể nói, từ những năm 1950 đến nay “giáo dục được coi là mộttrong những nhân tố hàng đầu tạo nên mọi thành công của Đài Loan cả tronghai lĩnh vực kinh tế và xã hội” [24; tr 168]

Trong hai thập kỉ gần đây, những cải cách giáo dục của Đài Loan đanghướng tới mục tiêu cao nhất là “nuôi dưỡng tài năng trong tất cả các lĩnh vựcsáng tạo và tầm nhìn toàn cầu” [60] Bộ Giáo dục Đài Loan cũng rất chú trọngviệc phát triển giáo dục ra bên ngoài bằng cách thực hiện chính sách “ngoạigiao giáo dục” nhằm tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục vớicác nước trong khu vực và trên thế giới

Trang 33

Từ năm 2008, sau khi lên nắm chính quyền, Mã Anh Cửu đã đưa ranhiều chính sách và biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của giáo dụccủa Đài Loan cũng như ở khu vực và trên thế giới Ngoài việc coi đổi mới hệthống giáo dục là cơ sở để nâng cao khả năng cạnh tranh, Mã Anh Cửu cũngnêu lên mục tiêu của giáo dục Đài Loan là “một nề giáo dục mới có cá tínhmạnh mẽ và tinh thần vì mọi người, và được trang bị để tham gia học tập suốtđời” [63] Ông cũng cho rằng giáo dục Đài Loan phải được xây dựng trên tinhthần “nhân văn, dân chủ, đa dạng, công nghệ, tập trung, và quốc tế” [63].

Để thực hiện những mục tiêu của chính sách Giáo dục mới, chínhquyền Đài Loan rất coi trọng việc phát triển giáo dục ra bên ngoài, mà trướchết là tăng cường hợp tác về giáo dục với các nước Đông Nam Á Ông MãAnh Cưủ cho rằng cần phải đưa giáo dục Đài Loan trở thành trung tâm củagiáo dục Đông Nam Á, và mong muốn xây dựng Đài Loan trở thành trungtâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho khu vực này Do vậy, trongnhững năm gần đây, chính quyền Đài Loan đã và đang tiến hành nhiều biệnpháp đẩy mạnh hợp tác giáo dục với các nước Đông Nam Á như: mở rộngchiêu sinh, tăng cường giao lưu, trao đổi về giáo dục giữa các trường đại họccủa Đài Loan với các trường đại học của các nước Đông Nam Á; thành lậpcác tổ chức, trung tâm giáo dục của Đài Loan tại các nước Đông Nam Á…

1.1.4 Xu thế toàn cầu hóa và nhu cầu hợp tác quốc tế về giáo dục

Có thể nói, toàn cầu hóa là một xu thế khách quan của sự phát triển lịch

sử Sự phát triển của nó đã và đang làm gia tăng sự tùy thuộc lẫn nhau giữacác quốc gia trên thế giới Toàn cầu hóa mà nội dung chính là toàn cầu hóakinh tế diễn ra với tốc độ nhanh chóng, cùng với sự phát triển như vũ bão củacuộc cách mạng khoa học - công nghệ đặt ra một yêu cầu khách quan đối vớitất cả các nước, các nền kinh tế là phải mở cửa hội nhập để duy trì sự ổn định

và phát triển Hơn nữa, toàn cầu hóa kinh tế cũng góp phần tạo nên sự chuyển

Trang 34

dịch vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ từ những nền kinh tế phát triểnsang những nền kinh tế kém phát triển hơn Bên cạnh đó, dưới tác động củatoàn cầu hoá kinh tế, làn sóng tập hợp các quốc gia, khu vực thành những thịtrường rộng lớn trên cơ sở hình thành những khu vực mậu dịch tự do đangdiễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các châu lục…

Song song với toàn cầu hóa kinh tế, xu thế tăng cường giao lưu và hợptác trên lĩnh vực văn hóa giữa các quốc gia, các nền văn hóa không chỉ thúcđẩy các nền văn hóa xích lại gần nhau mà còn làm thay đổi các quan niệmtruyền thống về văn hóa, gia đình…

Thực tiễn những năm cuối thế kỉ XX, thập niên đầu thế kỉ XXI chothấy rằng toàn cầu hóa đang lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, nó vừa

có mặt tích cực và có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh Theo

đó, thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻnào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương Trong xu thếchung đó, sự hội nhập quốc tế về giáo dục càng trở nên cấp thiết Bởi vì, trongthời đại hiện nay khi mối quan hệ quốc tế được mở rộng trên toàn thế giới,cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, tác động trên mọi lĩnhvực của đời sống xã hội thì việc giáo dục con người, với mục tiêu cung cấpnhân lực cho lao động sản xuất, càng trở nên cấp thiết và cần thiết Hơn thếnữa, sự thúc đẩy của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang ngày cànglôi kéo các quốc gia, khu vực, các nền văn hóa xích lại gần nhau, đồng thờicũng tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động hợp tác về văn hóa, giáo dụcgiữa các quốc gia, khu vực

Trong xu thế ngày càng tăng lên về nhu cầu hợp tác giáo dục, Đài Loan

có ưu thế là có nền giáo dục trải qua quá trình cải cách kéo dài nhiều năm, cóchương trình đào tạo mang tính mềm dẻo và môi trường học tập tốt, trang bịthiết bị kĩ thuật phục vụ hoạt động dạy học hiện đại, nội dung bài học cải cách

Trang 35

theo hướng thực dụng, gắn liền với thực tế cuộc sống, chuyên nghiệp hóa độingũ thầy cô giáo, xây dựng một xã hội học tập suốt đời sẽ có điều kiệnthuận lợi để đề ra những chiến lược nhằm tăng sức cạnh tranh trong quá trìnhhợp tác quốc tế về giáo dục Nắm bắt được điều này, hiện nay, ngành Giáodục Đài Loan đang triển khai cuộc vận động “Đài Loan sáng tạo trong cụcdiện toàn cầu”, nền giáo dục tích cực thực hiện 4 mục tiêu trọng tâm: “Quốcdân hiện đại, chủ thể Đài Loan, tầm nhìn toàn cầu, quan tâm xã hội” [30]; chútrọng nâng cao trình độ ngoại ngữ của toàn dân, xây dựng môi trường học tập

số hóa, nâng cao tố chất chuyên nghiệp của thầy cô giáo, đẩy mạnh giáo dụcmôi trường, giáo dục thẩm mĩ và bồi dưỡng phẩm chất công dân toàn cầu chohọc sinh; hỗ trợ cho đối tượng thiệt thòi, tăng cường giáo dục đối tượng didân mới, khích lệ phần tử trí thức tinh anh các nước sang du học, hỗ trợ chocác trường đại học tốp trên phát triển… Với những chủ trương đó, Đài Loanđang tiến tới hoàn thiện nền giáo dục tiên tiến, nâng cao tố chất con người và

vị thế bản thân trên trường quốc tế

1.2 Những mục tiêu cơ bản của giáo dục Đài Loan giai đoạn 1979 - 2013

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Có thể nói, từ những năm 60 của thế kỷ XX đến nay, để xây dựng nềngiáo dục tiên tiến, hiện đại, chính quyền Đài Loan luôn luôn coi trọng việcxác định các mục tiêu giáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội củatừng thời kỳ Theo đó, trong thời kỳ 1968 - 1979, để phù hợp với mục tiêuthực hiện chiến lược kinh tế mới từ “thay thế nhập khẩu” sang “hướng về xuấtkhẩu”, nền giáo dục Đài Loan đã có những cải cách lớn, trong đó, chínhquyền rất chú trọng đến việc đào tạo ngành nghề Từ năm 1979 đến năm

2013, mục tiêu tổng quát của giáo dục Đài Loan được thể hiện qua 2 giai đoạnnhư sau:

Trang 36

Giai đoạn 1979 - 1999: để hòa nhịp với sự biến đổi nền kinh tế toàncầu, Đài Loan cũng phải điều chỉnh để thích ứng nhu cầu của thời kì “tăngtrưởng kinh tế mới” Trong giai đoạn này, Đài Loan rất coi trọng việc pháttriển các ngành nghề đòi hỏi trình độ khoa học - kĩ thuật cao Do vậy, trongchính sách phát triển giáo dục, chính quyền Đài Loan đã rất tích cực trongviệc nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục khoa học - kĩ thuật caonhằm đáp ứng mục tiêu nâng cấp, chuyển đổi ngành nghề [12; tr 7].

Giai đoạn 1999 - 2013: Đài Loan chú trọng phát triển hệ thống giáo dụctheo hướng chuyên nghiệp hóa và quốc tế hóa hướng dến đào tạo những chuyêngia tầm cỡ quốc tế Mục tiêu giáo dục của Đài Loan là “nhìn ra thế giới” Vớinhững chủ trương đó, Đài Loan đang tiến tới hoàn thiện nền giáo dục tiên tiến,nâng cao tố chất con người và vị thế trên trường quốc tế [30; tr 91]

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để thực hiện các mục tiêu tổng quát, đồng thời nhằm triển khai nhữngbiện pháp giáo dục sát thực, chính đã xác định các mục tiêu cụ thể qua cácnăm Có thể thấy, mục tiêu cụ thể của giáo dục Đài Loan thông qua các điềuluật và chính sách giáo dục do chính quyền Đài Loan ban hành qua các năm

Cụ thể như sau:

Năm 1979, chính quyền Đài Loan đã cho ban hành “Luật giáo dụcnghĩa vụ”, quy định mọi trẻ từ 6 đến 15 tuổi đều phải học 6 năm tiểu học và 3năm sơ trung Theo đó, mục tiêu giáo dục được xác định là “nhằm thực hiệnmục tiêu thúc đẩy sự phát triển cân bằng cả 5 bộ môn: đức - trí - thể - quần -

mĩ của giáo dục tiểu học, và thực hiện quyền được đi học của trẻ” [13]

Đến năm 1982, Bộ giáo dục Đài Loan lại cho ban hành “Điều lệ cưỡngbức đi học”, với mục tiêu siết chặt yêu cầu đối với những học sinh trong độtuổi đến trường

Trang 37

Năm 1983, chính quyền cho thực thi “Phương án giáo dục quốc dânkéo dài, lấy giáo dục ngành nghề làm trọng tâm”, nhằm đáp ứng yêu cầu củaviệc thực hiện chiến lược kinh tế mới từ “thay thế nhập khẩu” sang “hướng vềxuất khẩu” Theo đó, mục tiêu cơ bản của giáo dục được xác định là tăngcường việc đào tạo ngành nghề.

Tiếp đó, năm 1989, Viện trưởng Viện hành chính Đài Loan, Lý Hoán

đề xuất ý tưởng kéo dài thời gian giáo dục nghĩa vụ lên thành 12 năm, để phùhợp với xu hướng chung của thế giới lúc bấy giờ là kéo dài thời gian giáo dụcnghĩa vụ, nhằm mục tiêu bồi dưỡng và nâng cao hơn nữa chất lượng củangười học

“Năm 1990, Bộ giáo dục Đài Loan bắt đầu soạn thảo “Phương án họcsinh tốt nghiệp trung học cơ sở tự nguyện vào trung học phổ thông”, nhằmthực hiện mục tiêu công bằng trong phát triển giáo dục và khuyến khích họcsinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trung học phổ thông để nâng caotrình độ dân trí Đến năm 1993, Viện hành chính đã thông qua “Kế hoạch pháttriển và cải tiến chương trình giáo dục kĩ thuật ở trường trung học cơ sở thựchiện giáo dục nghĩa vụ 10 năm”, từ năm học 1993 bắt đầu làm thử 3 năm dựđịnh từ năm 1996 sẽ thực thi toàn diện giáo dục nghĩa vụ 10 năm” [12; tr 9]

Kế hoạch này nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có hàmlượng kĩ thuật cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường trong nước vàquốc tế

“Từ năm 1997, dựa vào “Chính sách công nghệ thông tin” mà Việnhành chính công bố, Bộ giáo dục đã tiến hành xây dựng hạ tầng cần thiếtnhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy vi tính trong các trường tiểuhọc và trung học cơ sở Năm 1998, theo chính sách “Kích cầu trong nước”của Viện hành chính, Bộ giáo dục đã đầu tư 6,47 tỉ Đài tệ nâng cao chất lượngmáy tính và truy cập Internet tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.Cho đến nay, tất cả các trường tiểu học và trung học cơ sở đều có ít nhất một

Trang 38

phòng máy tính Theo đó, mục tiêu của Bộ giáo dục Đài Loan là tiếp tục đầu

tư các trang thiết bị phục vụ giáo dục công nghệ thông tin, trang bị máy tínhtrong lớp học và tạo mọi điều kiện để học sinh được sử dụng máy tính” [12]

“Năm 1999, Chính quyền Đài Loan đã công bố “Luật Giáo dục cơ bản”,trong đó quy định giáo dục cơ bản phải kéo dài theo nhu cầu phát triển của xãhội Bộ giáo dục căn cứ vào “Luật Giáo dục cơ bản” đã cho thành lập “Uỷ banquy hoạch thời gian giáo dục cơ bản kéo dài” với mục đích tư vấn cho nhữngvấn đề liên quan đến việc kéo dài thời gian giáo dục nghĩa vụ” [13; tr 77]

Đến cuối những năm 90 của thế kỉ XX, Chính quyền Đài Loan đãquyết đinh lấy những ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao làm thenchốt Trên cơ sở chủ trương phát triển kinh tế đó, trong chương trình giáo dụcbậc cao, chính quyền Đài Loan rất quan tâm công tác nghiên cứu khoa học,đặc biệt là tăng cường công tác nghiên cứu khoa học công nghệ cao trong cáctrường đại học và viện nghiên cứu Đây là lực lượng chủ lực đi đầu trong pháttriển công nghệ, phát triển kinh tế theo những ngành mũi nhọn để thúc đẩyquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Để phát triển công tác nghiên cứukhoa học trong các trường đại học, Bộ giáo dục Đài Loan đề ra “Phương ántriển khai học thuật đại học” và đã trích kinh phí 13 tỉ Đài tệ trong Dự toánkinh phí năm 2000 - 2003, để hỗ trợ kế hoạch nghiên cứu quy mô lớn theohướng hàn lâm Như vậy, có thể thấy, mục tiêu của giáo dục Đài Loan trongnhững năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX là tập trung vào phát triển hệ thốngđào tạo bậc cao và tăng cường nghiên cứu khoa học

Năm 2011, Bộ Giáo dục Đài Loan đưa ra “Kế hoạch cắm rễ khu vựcĐông Nam Á”, một kế hoạch giới thiệu nền giáo dục đại học của Đài Loan tớicác nước Đông Nam Á, với hy vọng đến năm 2014 sẽ chiêu sinh được 17.500học sinh từ các nước ở khu vực này và sẽ mang lại khoảng 4,5 tỉ NT/năm từhọc phí và phí sinh hoạt của các sinh viên Đông Nam Á Theo đó, mục tiêu

Trang 39

của giáo dục Đài Loan là trở thành trung tâm đào tạo đại học lớn ở khu vựcĐông Nam Á và giáo dục đại học của Đài Loan sẽ chuyển từ “phục vụ nhucầu trong nước” thành “cạnh tranh và giao lưu với nước ngoài”.

“Hiện nay, ngành giáo dục Đài Loan đang triển khai cuộc vận động

“Đài Loan sáng tạo trong cục diện toàn cầu”, nền giáo dục tích cực thực hiện

4 mục tiêu trọng tâm: “Quốc dân hiện đại, chủ thể Đài Loan, tầm nhìn toàncầu, quan tâm xã hội” [30; tr 91] Đài Loan đang tiến tới hoàn thiện nền giáodục tiên tiến, nâng cao tố chất con người, đó là chìa khóa cốt lõi để Đài Loanđạt được những thành công và vượt qua những thách thức, khó khăn trongquá trình hội nhập quốc tế hiện nay

Qua việc ban hành các chính sách giáo dục và mục tiêu giáo dục hàngnăm, có thể thấy, trong những thập niên gần đây, chính quyền Đài Loan đãxác định rõ ràng những mục tiêu cụ thể mà nền giáo dục Đài Loan hướng tới

đó là:

Thứ nhất, xây dựng các trường đại học đẳng cấp thế giới, tăng cường

liên kết, mở rộng giao lưu học tập qua eo biển, tích cực thúc đẩy đổi mới giáodục một cách linh hoạt để khuyến khích các trường đại học cải thiện chấtlượng giảng dạy và nghiên cứu, tạo sức cạnh tranh quốc tế [75]

Thứ hai, chú trọng giáo dục kỹ thuật và dạy nghề để đào tạo nguồn

nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, rút ngắn thời gian học phù hợp với nhu cầungành công nghiệp tương ứng; xây dựng mô hình phát triển đại học khoa học

và công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của giáo dục kỹ thuật và dạynghề [76]

Thứ ba, nâng cao chất lượng giáo viên tiểu học và trung học, chất

lượng đào tạo giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên phát triển chuyên môn;thực hiện đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các giáo viên trường công lập và

tư nhân [76]

Trang 40

Thứ tư, tăng cường hệ thống học tập suốt đời, ủng hộ các hành động

học tập suốt đời, thực hiện giáo dục gia đình, tăng cường hoạt động gia đình;xây dựng và đa dạng hóa trong hệ thống học tập đáp ứng với quá trình lão hóadân số [78]

Thứ năm, cải thiện môi trường giảng dạy và tích cực tham gia tổ chức

văn hóa và giáo dục quốc tế nhằm thúc đẩy hợp tác khoa học quốc tế và traođổi giáo dục, khuyến khích nghiên cứu ở nước ngoài và mở rộng dạy tiếngTrung Quốc ở nước ngoài, giáo dục đại học và mở rộng tuyển sinh du họcsinh Trung Quốc, sinh viên ngoài nước, phát triển Đài Loan thành một trungtâm của giáo dục đại học ở Đông Á… [77]

Có thể nói, những mục tiêu trên đây đã được chính quyền Đài Loan đềcập nhiều lần trong các chính sách giáo dục hàng năm Đó là những mục tiêu

cơ bản mà giáo dục Đài Loan hướng tới nhằm xây dựng một nền giáo dụchiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế hiệnnay Để thực hiện những mục tiêu chung cũng như những mục tiêu cụ thể quacác năm, chính quyền Đài Loan đã đề ra nhiều biện pháp phù hợp

Tiểu kết chương 1

Từ một hòn đảo nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề…trải quan hơn 60 năm phát triển, Đài Loan đã trở thành một trong những nềnkinh tế đứng đầu Châu Á và là quốc gia có chất lượng giáo dục được thế giớiđánh giá cao Người Đài Loan đã khéo léo lợi dụng và phát huy những tiền đềthuận lợi cho giáo dục của mình như: những giá trị văn hóa Nho - Khổngtruyền thống trong đó tư tưởng “trọng sĩ” luôn được đề cao, cơ sở giáo dục

“nền móng” mà người Nhật Bản để lại… Nói cách khác, người Đài Loan đãbiết kết hợp nhuần nhuyễn giữa quá khứ và hiện tại, giữa văn hóa truyềnthống phương Đông và những giá trị văn hóa phương Tây Có thể khẳng địnhrằng, chính do sự kết hợp giữa nhân tố “bên ngoài” với sự vận động “nội tại”

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Trần Lê Bảo (2008), “Khu vực học và nhập môn Việt Nam học”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu vực học và nhập môn Việt Nam học
Tác giả: Trần Lê Bảo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
[2]. Trần Lê Bảo (2010), “Giao lưu và hợp tác nhằm thúc đẩy phát triển việc giảng dạy và nghiên cứu Việt Nam học và Đài Loan học ”, Nghiên cứu Trung Quốc, số 11 - 2010, tr 61 - 72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao lưu và hợp tác nhằm thúc đẩy phát triển việc giảng dạy và nghiên cứu Việt Nam học và Đài Loan học
Tác giả: Trần Lê Bảo
Năm: 2010
[3]. Báo nhịp cầu đầu tư. http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=10846-cong-nghe-thong-tin-goc-nhin-tu-dai-loan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo nhịp cầu đầu tư
[4]. Báo Kinh tế và đô thị (11/2010), “Một số kinh nghiệm phát triển công nghệ cao của Đài Loan”, http://canbotre.danang.vn/home/view.php?t=2698 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kinh nghiệm phát triển công nghệ cao của Đài Loan
[5]. Ngô Xuân Bình (CB), (2007), “Hợp tác kinh tế Việt Nam - Đài Loan trong bối cảnh hội nhập kinh tế Đông Á”, NXB Lao động - Xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác kinh tế Việt Nam - Đài Loan trong bối cảnh hội nhập kinh tế Đông Á
Tác giả: Ngô Xuân Bình (CB)
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội Hà Nội
Năm: 2007
[6]. Phạm Thanh Bình (2012), “Kinh nghiệm phát triển giáo dục Đài Loan”,http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/NewsDetail.aspx?co_id=30231&n_id=543533 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm phát triển giáo dục Đài Loan
Tác giả: Phạm Thanh Bình
Năm: 2012
[7]. Hắc Xuân Cảnh (2011), “Chính sách ngoại giao của Đài Loan thờ kì sau Chiến tranh lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10 (139), tr 22 - 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách ngoại giao của Đài Loan thờ kì sau Chiến tranh lạnh
Tác giả: Hắc Xuân Cảnh
Năm: 2011
[8]. Hắc Xuân Cảnh (2012), “Quan hệ Đài Loan - Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2010”, Luận án Tiến sĩ sử học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Đài Loan - Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2010
Tác giả: Hắc Xuân Cảnh
Năm: 2012
[9]. Chien Liu, J. Michael Armer (1993), “Ảnh hưởng của giáo dục đến tăng trưởng kinh tế của Đài Loan”, NXB Đại học Chicago, 1993, tr 319 - 320 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của giáo dục đến tăng trưởng kinh tế của Đài Loan
Tác giả: Chien Liu, J. Michael Armer
Nhà XB: NXB Đại học Chicago
Năm: 1993
[26]. Hồ sơ thị trường (2012), Ban Quan hệ quốc tế VCCI, Báo Mới. http://www.baomoi.com/Cong-nghe-thong-tin-Goc-nhin-tu-Dai-Loan/45/7459516.epi Link
[55]. Council of Agriculture, Executive Yuan, R.O.C. (Taiwan) http://www.cepd.gov.tw Link
[56]. CEPD-Taiwan Statistical Data Book, http://www.cepd.gov.tw/encontent/m1.aspx?sNo=0000062 Link
[58]. Economy of Taiwan - Wikipedia, http://en.wikipedia.org/wiki/Economy_of_Taiwan Link
[59]. Economy Watch - follow the money http://www.economywatch.com/economicstatistics/country Link
[60]. Education in Taiwan - The Road Ahead, http://english.moe.gov.tw/content.asp?cuItem=7024&mp=2 Link
[61]. Industrial Development in Taiwan, R.O.C 2012. http://www.moeaibd.gov.tw Link
[63]. Ma Ying-jeou (2010), New trends in education, http://english.president.gov.tm/Default.aspx?tabid=1155 Link
[65]. National Education Development and Reform for the New Millenium. Minister Chaur - shiang Yang. Ministry of Education, ROC.Development 10, 1999,http://www.eje.edu.tw/aEleader/%B1M%AE%D7%B3%F8%A7i/report4.htm Link
[67]. Taiwan Economic and Trade Developmen, http://www.roc- taiwan.org/public/Attachment/29616103671.pdf Link
[68]. Taiwan Retailing Services Industry Analysis & Investment http://www.yumpu.com/en/document/view/15384995/taiwan-retailing-services-industry-analysis-investment Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w