TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC VÀ SỬ DỤNG NGÂN

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2013 (Trang 96)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

3.4.4.TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC VÀ SỬ DỤNG NGÂN

nước dành cho giáo dục một cách hiệu quả

Trong sách lược phát triển kinh tế của mình, chính quyền Đài Loan coi phát triển giáo dục là điều kiện tiên quyết. Vì vậy, vấn đề đầu tư cho giáo dục luôn nhận được sự chú trọng đặc biệt. “Năm 1971, ngân sách dành cho giáo dục bậc cao chỉ chiếm 24% tổng ngân sách chung cho giáo dục, đến năm

1991 đã tăng 30%, năm 2001: 35%, năm 2010: 40%. Có thể nói, việc tăng đầu tư ngân sách giáo dục là cần thiết trong thời đại phát triển của nền kinh tế tri thức như hiện nay. Nhận thức được xu thế khách quan tất yếu đó, chính quyền Đài Loan luôn có sự điều chỉnh ngân sách giáo dục hàng năm với mức khoảng 20 tỉ USD. Bên cạnh đó, chính quyền Đài Loan cũng đã dành khoản kinh phí rất lớn cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D): Năm 2011: 2,35%/GDP (887 tỉ USD); Năm 2012: 2,38%/GDP (934 tỉ USD)” [17].

Trong khi đó, “ngân sách giáo dục của Việt Nam năm 2003 là 28.800 tỉ VND tương đương khoảng 2 tỉ USD tính theo đầu người bằng 1/35 so với Đài Loan. Con số tương ứng ở Việt Nam năm 2009 ở Việt Nam đã tăng lên đáng kể là khoảng 97.000 tỉ VND tương đương khoảng 5 tỉ USD toàn bộ ngân sách giáo dục, tính theo đầu người là 1/15 so với Đài Loan, còn lương trung bình của giáo viên cao đẳng, đại học Việt Nam năm 2009 là 4,463 triệu VND, tương đương khoảng 230 USD/tháng. Lương trung bình của giáo viên phổ thông ở Đài Loan năm 2003 là 2.000 USD/tháng và giảng viên cao đẳng, đại học từ 2.000 - 4.000 USD/tháng, chưa kể thu nhập do hoạt động nghiên cứu. Tất cả giáo viên đều được hưởng 13,5 tháng lương mỗi năm” [33]. Nhờ vậy giáo dục Đài Loan đã tiếp cận kịp thời với các công nghệ giáo dục hiện đại trên thế giới và kéo theo đó là chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. Có thể thấy, bằng kinh nghiệm của Đài Loan và nhiều nước khác trên thế giới đã chỉ ra một thực tế rằng, đã đến lúc vấn đề đầu tư cho giáo dục được hiểu là đầu tư cho phát triển và sự đầu tư này sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn.

Đối với Việt Nam, không phải chúng ta không nhận thức được điều này, trong Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII đã chỉ rõ tầm quan trọng của giáo dục. Tất nhiên, trong điều kiện của đất nước hiện nay, chúng ta chưa thể tăng ngân sách đầu tư cho giáo

dục một cách vượt trội, song chúng ta có thể phân bổ lại ngân sách của từng cấp, một cách có hiệu quả hơn. Hiện nay, nếu tính bình quân đầu người thì ngân sách giáo dục bậc đại học, cao đẳng là cao nhất, thấp nhất là bậc phổ thông. Vấn đề này Đài Loan lại làm trái ngược hẳn với Việt Nam. Ngân sách cho giáo dục phổ thông chủ yếu là do chính quyền cấp, còn ngân sách do giáo dục cao đẳng, đại học thì chính quyền chỉ có trách nhiệm một phần. Theo như cách lí giải của họ, thì trong thời kì đầu công nghiệp hóa yêu cầu về lượng lao động lành nghề cao, do vậy nên đầu tư nhiều hơn cho giáo dục phổ thông, bởi vì giáo dục phổ thông sẽ giúp giải quyết yêu cầu về lượng lao động lành nghề, hơn nữa giáo dục phổ thông còn quyết định cho chất lượng của các bậc học tiếp theo. Và chỉ nên đầu tư ở mức cao cho giáo dục đại học trong thời kì công nghiệp hóa nhảy vọt. Việt Nam đang ở thời kì công nghiệp hóa, hơn nữa chúng ta là một nước nghèo nên việc tăng ngân sách giáo dục là một việc làm rất khó thực hiện trong “một sớm một chiều”, thiết nghĩ giải pháp hữu hiệu đối với Việt Nam lúc này là chúng ta nên học tập kinh nghiệm phân bổ ngân sách giáo dục của Đài Loan. Bên canh, việc điều chỉnh, phân phối lại ngân sách giáo dục, muốn gia tăng ngân sách cho giáo dục, chúng ta cần phải có chính sách đầu tư hợp lí cho giáo dục bằng cách tạo ra một môi trường thuận lợi để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, từ các thành phần kinh tế trong nước trong vấn đề đào tạo lao động. Đồng thời tăng cường đẩy mạnh việc vay vốn từ các ngân hàng WB, ADB, đặc biệt là nguồn ODA và hình thức phát hành công trái giáo dục. Hy vọng bằng những cách trên, trong tương lai không xa, chúng ta có thể giảm bớt gánh nặng về ngân sách giáo dục đào tạo.

Chúng tôi cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập hiện nay của giáo dục Việt Nam không phải là do thiếu đầu tư mà một phần lớn là do sự lãng phí và kém hiệu quả trong chi tiêu giáo dục. Vì vậy, tăng cường tính

minh bạch là một bước thiết yếu đầu tiên để cải thiện hệ thống giáo dục. Sự minh bạch sẽ giúp chính phủ thành công hơn trong việc huy động nguồn tài trợ từ khu vực tư nhân và các tổ chức từ thiện. Đồng thời thực hiện tốt hơn công tác giám sát nguồn kinh phí giáo dục của toàn xã hội và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan giáo dục trước nhà nước và nhân dân.

Bên cạnh đó, chế độ quản lí giáo dục cần được thực thi toàn diện trên các lĩnh vực như việc phân phối và sử dụng nguồn kinh phí hợp lí; thực hiện chế độ đãi ngộ giáo viên tương xứng với khả năng cống hiến; việc quản lí và phân phối đội ngũ giáo viên phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục của từng khu vực… Tất cả những việc đó sẽ đưa giáo dục đi vào quỹ đạo ổn định, quy củ, nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục.

3.4.5. Đẩy mạnh cải cách giáo dục Đại học

Có thể nói, tình trạng chất lượng đào tạo thấp trong giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay là một trở ngại cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, những trở ngại này cần phải giải quyết một cách mạnh mẽ, càng sớm càng tốt. Vấn đề là Chính phủ Việt Nam phải hành động như thế nào? Kinh nghiệm từ Đài Loan cho thấy, sự cần thiết về điều chỉnh cơ cấu đào tạo Đại học, nhằm phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tránh lãng phí nguồn nhân lực có trình độ cao nhưng lại không được sử dụng hợp lí.

Theo chúng tôi, Việt Nam có thể áp dụng một số kinh nghiệm của Đài Loan như: Tăng ngân sách cho công tác nghiên cứu và phát triển; Đẩy mạnh việc nghiên cứu những ngành khoa học công nghệ chiến lược trong các trường đại học; Bám sát yêu cầu cần tuyển dụng của các nhà sử dụng lao động và mục tiêu phát triển kinh tế nhằm đưa ra chỉ đạo đào tạo cụ thể cho từng trường đại học; Mở rộng chỉ tiêu đào tạo các ngành khoa học kĩ thuật, tăng cường cập nhật những tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào nội dung học tập ở các trường đại học…

Thực tế cho thấy, Đài Loan hiện nay đã bước đầu thành công trong mục tiêu giáo dục “nhìn ra thế giới”. Đó là bước đi hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức toàn cầu hiện nay, đồng thời cũng gợi mở bài học quý cho sự nghiệp cho sự nghiệp giáo dục của Việt Nam đó là cần phát triển hệ thống giáo dục đại học và sau đại học theo hướng chuyên nghiệp hóa và quốc tế hóa, hướng đến đào tạo những chuyên gia tầm cỡ Quốc tế.

Để đạt được mục tiêu trên, Việt Nam cần tập trung chuẩn hóa và nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo đại học trọng điểm, từng bước tiếp cận chuẩn quốc tế, tránh tình trạng đầu tư dàn trải và lập mới quá nhiều trường đại học trong khi vẫn chưa thực hiện tốt công tác thẩm định chất lượng. Đồng thời cần phải quản lí chặt chẽ hơn chất lượng của các cơ sở đào tạo đại học công lập và dân lập, hướng đến mục tiêu xa hơn là chuẩn hóa hệ thống đào tạo đại học theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tiểu kết chương 3

Trong hơn 30 năm phát triển (1979 - 2013), Đài Loan ngày nay đã trở thành một nền kinh tế phát triển, một trong bốn “con rồng châu Á”, là nền kinh tế lớn thứ 19 trên thế giới nhờ công nghệ kĩ thuật cao. Đài Loan hiện nay được xếp hạng cao về tự do báo chí, giáo dục công, tự do kinh tế và phát triển con người. GDP của Đài Loan năm 2011 xếp hạng 20 trên thế giới. Sự phát triển thần kì này đã từng được gọi là “phép lạ Đài Loan”. Tạo nên sự thần kì đó là kết quả của giáo dục.

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đứng trước nhu cầu hết sức cấp bách, cốt yếu là phải nhanh chóng nắm bắt, sử dụng thành thạo những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến của thời đại nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó đòi hỏi Việt Nam nhất thiết phải có một đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và quản lý giỏi, một mặt bằng dân trí cao, chí ít cũng đủ sức theo kịp bước đi chung của nhân loại.

Những năm gần đây, giáo dục của nước ta đã được quan tâm nhiều hơn, song không phải tất cả các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân đều nhận thức đúng và triệt để vai trò, tác dụng quan trọng chiến lược của sự nghiệp giáo dục đào tạo. Vì thế, công tác giáo dục gặp nhiều khó khăn, hạn chế do chưa có những biện pháp phát triển thiết thực, hiệu quả. Trong quá trình thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đi lên, Việt Nam cần tham khảo một số cách làm cụ thể của Đài Loan như:

Phát triển giáo dục một cách đa dạng bằng nhiều hình thức; Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao tố chất đội ngũ giáo viên, đồng thời có những đãi ngộ thỏa đáng để thu hút sinh viên vào các trường sư phạm; Thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhằm “thu hút chất xám” và đào tạo nhân tài;

Tăng cường đầu tư cho giáo dục và sử dụng hiệu quả nguồn đầu tư cho giáo dục;

Đổi mới sâu rộng nhằm tạo chuyển biến đột phá trong giáo dục đại học. Những thành công trong quá trình phát triển giáo dục ở Đài Loan đã gợi lên không ít những suy nghĩ, dấu hỏi đối với nhiều học giả. Thành tựu giáo dục mà Đài Loan đạt được là điều đã rõ ràng, song bằng cách nào để đạt được những thành tựu đó vẫn đang là vấn đề khiến chúng ta lưu tâm và tìm hiểu. Điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam không hoàn toàn giống với Đài Loan, nhưng trong chừng mực nhất định, chúng ta vẫn có thể tham khảo và vận dụng những điều phù hợp từ kinh nghiệm Đài Loan. Vấn đề ở chỗ cần tiếp thu một cách có chọn lọc và vận dụng sáng tạo để những kinh nghiệm đó thực sự có tác dụng với mục tiêu xây dựng những chính sách phát triển giáo dục của nước ta.

KẾT LUẬN

Đài Loan là khu vực có diện tích không lớn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, thường xuyên bị sức ép về quân sự, chính trị, quan hệ đối ngoại… Trong điều kiện như vậy, hòn đảo này luôn cố gắng hết sức mình để vừa tận dụng và phát huy mọi ưu thế, vừa tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra những quyết sách đúng đắn, mang lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt từ năm 1979 đến nay, trước những tác động từ bối cảnh mới của quốc tế, khu vực và nhân tố bên trong, Đài Loan đã đề ra và thực hiện khá thành công chính sách giáo dục.

Trong hơn 60 năm phát triển, Đài Loan đã từng bước vượt qua những khó khăn và trở thành một “con rồng nhỏ châu Á”, một khu vực công nghiệp tiên tiến với nguồn dự trữ ngoại tệ hùng hậu. Có thể nói Đài Loan đã tìm ra cho mình “chìa khóa vàng” để phát triển đó chính là nhân tố con người - nguồn vốn chất lượng cao thông qua giáo dục - đào tạo.

Trên cơ sở những nhận thức đó, hơn sáu thập niên qua là một quá trình tìm tòi, nghiên cứu những giải pháp cho chất lượng và hiệu quả của giáo dục, đồng thời tiến hành những chính sách phát triển giáo dục trên quy mô lớn. Người Đài Loan đã khéo léo lợi dụng và phát huy những tiền đề thuận lợi cho giáo dục của mình như: những giá trị văn hóa Nho - Khổng truyền thống trong đó tư tưởng “trọng sĩ” luôn được đề cao; cơ sở giáo dục “nền móng” mà người Nhật Bản để lại. Nói cách khác, người Đài Loan đã biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa quá khứ và hiện tại, giữa văn hóa truyền thống phương Đông và những giá trị văn hóa phương Tây. Có thể khẳng định rằng, chính sự kết hợp giữa nhân tố “bên ngoài” với sự vận động “nội tại” đan xen giá trị văn hóa truyền thống đã hình thành một nền giáo dục tương đối hoàn chỉnh, hiện đại, đầy đủ các bậc học, từng bước đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân.

Có nhiều yếu tố dẫn đến sự thành công của nền giáo dục Đài Loan, nhưng có thể nói, vai trò của chính quyền Đài Loan là yếu tố cực kì quan trọng quyết định sự thành công của Đài Loan trên con đường phát triển giáo dục. Bởi trước những khó khăn, bế tắc, chính quyền Đài Loan đã nhanh chóng tìm ra hướng đi đúng đưa hòn đảo này vượt qua thách thức. Tiếp đó, chính quyền Đài Loan luôn linh hoạt, nhạy bén trong việc lựa chon, thực thi những chính sách, biện pháp phát triển giáo dục phù hợp với điều kiên, hoàn cảnh ở từng giai đoạn.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, Đài Loan cũng không thể tránh khỏi những mặt hạn chế và khiếm khuyết trong quá trình phát triển giáo dục. Có những hạn chế do hoàn cảnh và điều kiện đưa đến, nhưng cũng có những hạn chế là kết quả của một số chính sách chưa hoàn chỉnh của chính quyền Đài Loan.

Trước những thách thức của thế kỉ XXI, khi nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa kinh tế đang trở thành một xu thế khách quan của thế giới, thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao càng trở nên quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết. Nguồn nhân lực của mọi quốc gia sẽ cần phải được chuẩn bị tốt hơn mới có thể cạnh tranh nổi trong nền kinh tế mới, giáo dục và đào tạo phải đảm bảo đưa ra một đội ngũ lao động vừa có tri thức vừa có tay nghề, năng động và sáng tạo, linh hoạt trước những biến động của tình hình thế giới.

Có thể khẳng định rằng, giáo dục ngày càng có vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của kinh tế - xã hội mỗi nước, vùng lãnh thổ. Về sự phát triển con người, Liên Hợp Quốc đã chính thức thừa nhận là vấn đề trung tâm và là thước đo để đánh giá, xếp hạng mức độ phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Nhiều kinh nghiệm - cả những thành công và hạn chế của Đài Loan trên con đường phát triển sự nghiệp giáo dục đã trở thành những bài học gợi mở cho các nước và khu vực đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam và Đài Loan có nhiều điểm tương đồng.” Ở Việt Nam, giáo dục cũng luôn được đề cao, Hồ Chủ tịch đã từng nói: “giáo dục không phát triển thì không đủ cán bộ giúp cho kinh tế phát triển” và “không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế - văn hóa” [14]. Đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển xã hội đó không nằm ngoài mục đích quay trở lại phục vụ cho con người. Như vậy, suy cho cùng giáo dục là vì con người. Với mục đích cao cả đó, giáo dục mang một ý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2013 (Trang 96)