7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
2.2.1. MỞ RỘNG QUY MÔ, ĐA DẠNG HÓA CÁC LOẠI HÌNH ĐÀO
Để thực hiện mục tiêu của chính sách giáo dục, chính quyền Đài Loan đã đề ra nhiều biện pháp khác nhau, trong việc mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo là một trong những biện pháp đóng vai trò hết sức quan trọng.
Có thể nói, đây là một trong những mặt mạnh của hệ thống giáo dục Đài Loan. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục đã tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các trường công lập và dân lập, đồng thời góp phần tạo nên nhiều cơ hội học tập nâng cao trình độ cho người dân. Trong những thập niên
vừa qua, chính quyền Đài Loan đã khuyến khích tư nhân mở trường tư thục thông qua việc tạo cơ chế, hỗ trợ kinh phí ở những mức độ khác nhau (nhất là các loại hình giáo dục bậc cao).
Nhờ chính sách linh hoạt của chính quyền, số lượng các trường tư thục ở Đài Loan không ngừng tăng lên trong thời gian qua. Theo thống kê của Bộ Giáo dục Đài Loan, nếu năm 1992 mới chỉ có 8 trường đại học tư trong tổng số 21 trường đại học thì đến năm 2003 số trường tư đã lên tới 34 trường trong khi trường công là 27 trường. Tương tự, số học viện tư nhân cũng cao hơn học viện công lập. Năm 1992, có 19 học viện dân lập và 21 học viện công lập; năm 2003, với con số tương ứng là 55 học viện dân lập, 23 học viện công lập.
Như vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và việc học tập nâng cao trình độ của người dân, chính quyền Đài Loan đã thực hiện việc đa dạng hóa các loại hình giáo dục, trong đó khuyến khích loại hình giáo dục ngoài công lập. Tuy nhiên, dù tạo điều kiện thuận lợi cho tư nhân thành lập trường, song không vì thế mà chính quyền Đài Loan xem nhẹ chất lượng đào tạo ngoài công lập, vì nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mặt bằng chất lượng chung. Để đảm bảo chất lượng trường tư, năm 1963, chính quyền Đài Loan ban hành “Luật mở trường tư thục” trong đó có một số điểm quan trọng như: điều 15 quy định: phải có 1/3 trở lên số ủy viên Hội đồng quản trị đã qua nghiên cứu giáo dục hoặc làm công tác giáo dục ngang cấp hoặc cao hơn và có nhiều năm kinh nghiệm làm công tác quản lý giáo dục. Điều 16 quy định: những người đương nhiệm ở cơ quan chủ quản hành chính giáo dục hoặc những người có quyền giám sát trường dân lập không được kiêm nhiệm trong Hội đồng quản trị của nhà trường. Điều 17 quy định: thành viên trong Hội đồng quản trị có quan hệ thân thiết không được quá 1/3. Điều 51 quy định: Chủ tịch Hội đồng quản trị và Hiệu trưởng không được có quan hệ huyết thống trực hệ. Hiệu trưởng phải là người chuyên trách không được kiêm
nhiệm chức khác. Điều 54 quy định: Hiệu trưởng không được bổ nhiệm vợ hoặc chồng cùng những người có quan hệ huyết thống trực hệ, thông gia giữ chức kế toán trưởng và phụ trách công tác tổ chức. Điều 63 quy định: cơ quan chủ quản hành chính giáo dục địa phương phải thường xuyên tiến hành kiểm toán đối với chứng từ sổ sách của nhà trường” [12; tr 32].
Đi đôi với việc xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, chính quyền Đài Loan còn tạo dựng được một khung tiêu chuẩn chất lượng thống nhất giữa hệ thống công lập và tư thục. Sự cạnh tranh đó một mặt phải bảo đảm cho chương trình, phương pháp giảng dạy luôn đổi mới, vừa sức tiếp thu của học sinh, đồng thời tiếp cận được với công nghệ giáo dục hiện đại trên thế giới; mặt khác phải thích nghi được với yêu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế.
Trên thực tế, vấn đề đổi mới chương trình, phương pháp dạy học đặc biệt có hiệu quả trong các trường đại học, học viện nghiên cứu. Vì đây là nơi cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao, có thể đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường lao động. Hơn nữa, sự phát triển của mỗi quốc gia, khu vực đều phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giáo dục bậc cao, bởi đó là nền tảng tạo ra tri thức cho một xã hội hiện đại. Hầu như trong các trường đại học, học viện của Đài Loan hiện nay, phương pháp giảng dạy truyền thống như trước kia như: dạy chay, thầy đọc trò chép… đều dần dần chuyển sang phương pháp mới đó là: đặt vấn đề, giải đáp và kiểm tra để hình thành các kĩ năng và thói quen tự học, tự nghiên cứu hay nói cách khác là cá nhân hóa việc học của học sinh…qua đó giúp tố chất sáng tạo của mỗi người được phát huy tối đa, tạo ra môi trường học tập thoải mái… gây hứng thú cho học sinh. Điều này cũng góp phần giải thích tại sao ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên đã có thể độc lập nghiên cứu, nhờ đó những tố chất sáng tạo của mỗi người được phát huy tới mức tối đa. (Đài Loan trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm
1960, do đại bộ phận trường học thiếu đồng bộ các thiết bị và sách vở dạy học. Do đó, giáo viên không có cách nào áp dụng phương pháp giảng dạy theo cách thức khuyến khích khả năng tư duy sáng tạo và độc lập nghiên cứu của sinh viên. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do kinh tế Đài Loan thời kì đó đang trong giai đoạn lấy trình độ kĩ thuật thấp, giá lao động rẻ làm chính, nên phát minh, sáng kiến không được coi là nguồn gốc để nâng cao sức sản xuất. Chỉ đến thập niên 70 trở về sau, khi kinh tế Đài Loan có sự chuyển dịch từ công nghiệp nhẹ cần nhiều lao động sang công nghiệp nặng cần nhiều vốn và kĩ thuật cao, nên giáo dục cũng có nhiều thay đổi tương ứng. Lúc này, vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục, tăng cường trang thiết bị trường học, cải tiến nội dung giảng dạy trở thành yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời để có thể ứng phó với nhu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn mới).