MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2013 (Trang 85)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

3.4.MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Trải qua nhiều năm thăng trầm trên bước đường phát triển, đến nay Đài Loan đã tạo dựng được một nền giáo dục tương đối hiện đại với nhiều loại

hình đa dang, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, cũng như nhu cầu học lên ngày càng cao trong xã hội, đồng thời còn bắt nhịp được với những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Để có được những thành công đó, Đài Loan đã phải trải qua một quá trình vất vả đi tìm tòi, định hướng phát triển… thành công có, song thất bại cũng không phải là ít. Chính vì vậy, những kinh nghiệm phát triển giáo dục của họ sẽ là những bài học rất thiết thực cho các nước đi sau tìm hiểu, tham khảo, nhằm đưa ra chiến lược phát triển giáo dục thích hợp nhất tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước.

Việt Nam và Đài Loan có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, xã hội và cũng chịu ảnh hưởng nhất định của triết lý giáo dục Nho giáo. Việt Nam luôn chú trọng đến vai trò của giáo dục và đào tạo, coi đó là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Tuy nhiên, để có được định hướng chiến lược và các giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục thì việc tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển giáo dục của các nước và khu vực.

Từ việc nghiên cứu chính sách giáo dục của Đài Loan giai đoạn 1979 - 2013, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm mà Việt nam có thể tham khảo trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2013 (Trang 85)