7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
2.2.4. TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ KHOA HỌ C KĨ THUẬT, SỬ DỤNG
thông tin trong giáo dục
Để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, đồng thời đưa giáo dục bắt kịp với sự phát triển của thời đại, chính quyền Đài Loan đã đổi mới hệ thống giáo dục để có thể cung cấp cho nền kinh tế những kĩ sư và các nhà khoa học đã được đào tạo bài bản. Do vậy, Đài Loan đã từng bước tạo điều kiện cho các dịch vụ tin học bằng cách tin học hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước, xây dựng các viện nghiên cứu đẳng cấp thế giới để phát triển các công nghệ tiên phong.
Cho đến nay, Đài Loan đã xây dựng được nhiều trung tâm, viện nghiên cứu về công nghệ thông tin phục vụ phát triển giáo dục như: Công viên Khoa học Công nghệ Hsin - Chu được thành lập để thu hút các nhà khoa học và doanh nhân Đài Loan từ Thung lũng Silicon và các nơi khác về nước làm việc; Công ty sản xuất chip bán dẫn Đài Loan TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company) - một công ty đúc bán dẫn hàng đầu thế giới, là sản phẩm của Viện Nghiên cứu Công nghệ của Chính phủ Đài Loan, được thành lập với sự hợp tác của Philipin năm 1987…
Trong thời gian qua, Đài Loan rất chú trọng đầu tư ngân sách cho phát triển giáo dục, xem đó như là một phương cách hữu hiệu để khai thác tốt “kho báu tri thức”, đồng thời nhằm xây dựng một hệ thống giáo dục tiên tiến và chất lượng nhất để hoàn thành mục tiêu xây dựng một “Đài Loan sáng tạo nhìn ra thế giới”. Điều này cho thấy, chính quyền Đài Loan đã có một tầm nhìn chiến lược toàn diện cho sự phát triển nguồn lực con người và đầu tư rất mạnh cho giáo dục ở tất cả các cấp. Mức độ tiếp cận giáo dục đại học của Đài Loan được mở rộng một cách nhanh chóng, trong đó đáng lưu ý là giáo dục kĩ thuật và công nghệ. Ngay cả những chiến lược công nghiệp có tính định hướng của Chính phủ cũng được bắt đầu bằng việc đầu tư vào vốn con người.
Trong sự bùng nổ của ngành công nghiệp bán dẫn ở Đài Loan những năm 90 của thế kỷ XX, chính quyền Đài Loan đã đầu tư phát triển mạng lưới lưu học sinh các ngành kĩ thuật ở các trường đại học hàng đầu của Mỹ, và những nhà khoa học trẻ hứa hẹn nhất nhận được những lời đề nghị hấp dẫn nhất để về nước giảng dạy tại các trường đại học hoặc mở công ty tư nhân. Nhiều trường đại học của Đài Loan nằm trong danh sách 100 trường đại học hàng đầu của châu Á theo bảng xếp hạng của trường Đại học Giao thông Thượng Hải.
Bên cạnh đó, chính quyền Đài Loan rất quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là tăng cường nghiên cứu khoa học - công nghệ cao trong các trường đại học và viện nghiên cứu. Đây là lực lượng chủ lực đi đầu trong phát triển công nghệ, phát triển kinh tế theo các ngành mũi nhọn để thúc đẩy quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa.
Để thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, Bộ Giáo dục Đài Loan đề ra “Phương án triển khai học thuật đại học” và đã trích kinh phí 13 tỉ Đài tệ trong “Dự toán kinh phí năm 2000 - 2003”, để hỗ trợ kế hoạch nghiên cứu quy mô lớn theo hướng hàn lâm.
Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là rất cần thiết, vì nó mang tính quyết định của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện thế giới đang chạy đua phát triển công nghệ cao, trong đó có tin học. Với mục tiêu phát triển khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chính quyền Đài Loan đưa ra Kế hoạch 10 năm (1986 - 1996) Phát triển Khoa học và Công nghệ. Tiếp theo, Kế hoạch Phát triển Kinh tế Quốc gia 6 năm (1991 - 1996) với danh sách 10 ngành công nghiệp hàng đầu cần được ưu tiên phát triển. Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, Đài Loan mở rộng Viện nghiên cứu kĩ thuật công nghiệp nhằm tăng cường khả năng nghiên cứu và phát triển. Viện đã đóng góp lớn trong việc thúc đẩy
xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao của các xí nghiệp vừa và nhỏ Đài Loan.
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy trong các trường công lập, bên cạnh kinh phí cấp hàng năm theo ngân sách chung, chính quyền Đài Loan còn lập “kinh phí hỗ trợ” với mục đích giúp cho các trường trung học dạy nghề công lập, mở rộng thêm trường - lớp, mua sắm thêm các trang thiết bị hiện đại. Đến nay, hầu hết những trường trung học dạy nghề công lập và tư thục đều có phòng học đặc biệt, phòng khoa học, phòng thí nghiệm, phòng đọc sách cung cấp đầy đủ cho công tác giảng dạy và học tập.
Trong thời gian qua, Đài Loan rất chú trọng đến việc xây dựng khu công nghệ cao, trong đó, Khu công nghệ cao Tân Trúc là nơi biến các tri thức, các phát kiến khoa học mới thành công nghệ và thành sản phẩm, tạo điều kiện cho sự liên kết giữa sản xuất và khoa học, mục tiêu chủ yếu của Đài Loan là phát triển các ý tưởng khoa học thành công nghệ rồi đưa ra áp dụng đại trà cho các nơi khác. Khu công nghệ cao Tân Trúc đào tạo nguồn nhân lực cao cho Đài Loan và sản xuất các phần cứng công nghệ thông tin chất lượng cao. Đa phần trí thức Đài Loan tốt nghiệp ở Mỹ, sống ở Mỹ đã lâu trở về khu Tân Trúc làm việc, họ được đảm bảo cuộc sống như khi còn ở Mỹ. Hiện nay Tân Trúc cung cấp hơn 90% thị phần chip, vi mạch, linh kiện điện tử cho thế giới. Năm 2010, doanh thu của Tân Trúc đạt gần 41 tỉ USD. Tân Trúc là khu công nghệ cao phát triển nhanh, nổi tiếng thế giới và được mệnh danh là “Thung lũng Silicon” của châu Á.
Ngoài ra, chính quyền Đài Loan còn rất quan tâm đến việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy ngay trong chương trình giáo dục phổ thông cơ sở. Dựa vào “Chính sách công nghệ thông tin” mà Viện hành chính Đài Loan công bố, bắt đầu từ năm 1997 Bộ Giáo dục đã tiến hành xây dựng hạ tầng cơ sở cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy vi tính trong trường
tiểu học và trung học cơ sở. Năm 1998, Bộ Giáo dục Đài Loan đã đầu tư 6,47 tỉ Đài tệ nâng cao chất lượng máy tính và truy cập Internet tại các trường thuộc hệ “giáo dục nghĩa vụ 9 năm”. Cho đến nay, tất cả các trường tiểu học và trung học cơ sở đều có ít nhất một phòng máy tính. Mục tiêu của Bộ Giáo dục Đài Loan đề ra trong thời gian tới là sẽ tiếp tục đầu tư và tiến tới hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ giáo dục công nghệ thông tin, trang bị máy tính trong lớp học và tạo điều kiện để mọi học sinh đều được sử dụng máy tính.