CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ THU HÚT CHẤT XÁM VÀ ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2013 (Trang 53)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.2.3. CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ THU HÚT CHẤT XÁM VÀ ĐÀO TẠO

cao chất lượng giáo dục sư phạm

Vào những thập niên 60 - 70 - 80 của thế kỉ XX, ở Đài Loan xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám”. Số người đi du học đông, nhưng số trở về lại quá ít… Trên thực tế, việc cử sinh viên đi du học nước ngoài để tiếp thu những tri thức khoa học tiên tiến về khoa học công nghệ… là cách thức rất hiệu quả trong chiến lược thu hút “chất xám” và đào tạo nhân tài bậc cao ở Đài Loan. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố tích cực thì những yếu tố tiêu cực mà hình thức này đem lại cũng không phải là nhỏ. Mặt tích cực là du học sinh sẽ tiếp thu được tri thức hiện đại, điều này rất có lợi cho việc phát triển kinh tế, nhưng tổn thất có thể xảy ra là nạn “chảy máu chất xám”, bởi đại đa số học sinh du học đều không muốn trở về Đài Loan.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó là do ở Đài Loan lúc bấy giờ, hai yếu tố thu hút các nhà khoa học là: chính sách đãi ngộ và cơ hội thăng tiến còn chưa thỏa đáng. Họ ít có cơ hội ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến,

tiền lương lại thấp so với mức thu nhập nếu làm việc tại các nước phương Tây… Có thể nói, mất mát này là rất to lớn, vì đào tạo họ lại chủ yếu dựa vào ngân sách chung của Chính quyền. “Thống kê cho thấy, năm 1970, tổng số học sinh du học là 2.056 người, số học sinh hồi hương là 407 người; năm 1976 là 3.641 người du học, 722 người hồi hương; năm 1982 với con số tương ứng là 5.925 người và 1.106 người” [66].

“Để giảm thiểu tình trạng “chảy máu chất xám”, chính quyền Đài Loan đã ban hành quy định bắt buộc học sinh du học tự túc phải trải qua kì thi sát hạch do Bộ Giáo dục tổ chức. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, việc xóa bỏ những “rào cản” hạn chế con đường du học trở thành xu hướng tất yếu. Do vậy, tình trạng “thất thoát chất xám” lại tiếp tục diễn ra thậm chí còn mạnh hơn (do chất lượng cuộc sống được cải thiện, người dân có nhiều cơ hội học tập hơn). Tình trạng này, không chỉ ảnh hưởng đến nguồn ngân sách chung của chính quyền, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của cả nền kinh tế. Bởi, Đài Loan sẽ thiếu hụt đội ngũ các nhà khoa học - công nghệ có trình độ cao rất cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Hơn nữa, tuổi trẻ là giai đoạn sung mãn có nhiều đóng góp cho khoa học với những công trình nghiên cứu, ý tưởng độc đáo… lại bị các nước phát triển khai thác, sử dụng… Đây có thể nói là một thiệt hại quá lớn đối với những nước và khu vực bị “thất thoát chất xám”.

Đứng trước thực trạng trên, chính quyền Đài Loan đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm từng bước giải quyết tình trạng “chảy máu chất xám”, trong đó tập trung vào hai vấn đề trọng tâm là đãi ngộ và mặt bằng phát triển:

Về vấn đề đãi ngộ nhân tài, Đài Loan đã áp dụng nhiều cách thức như: trả lương ngang bằng với mức thu nhập của họ ở nước ngoài; đảm bảo nhà cửa và việc ăn học cho con cái các chuyên gia… Ngoài ra, đối với những người không trở về nhưng đang làm việc trong những trung tâm công nghệ

cao, thì chính quyền kêu gọi lòng “yêu quê hương” của họ, vì những tri thức và thông tin đó sẽ rất có ích cho vấn đề phát triển kinh tế.

Về mặt bằng phát triển: Tiến hành thiết lập hệ thống giáo dục đại học chất lượng cao ngang tầm khu vực (ví dụ như trường Đại học Đài Loan), nhằm tạo môi trường thuận lợi cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và triển khai những ý tưởng mới. Mô hình tập trung nghiên cứu cấp cao (khu công nghiệp khoa học Tân Trúc là nơi tập trung các trường đại học và các viện nghiên cứu)… đã có tác dụng rất lớn trong việc giảm thiểu lượng chất xám chảy ra bên ngoài, đồng thời còn giúp Đài Loan thu hút ngược trở lại nguồn chất xám đã bị thất thoát trước đó” [14].

Chính nhờ các biện pháp thu hút “chất xám” hữu hiệu như trên của chính quyền Đài Loan mà tỉ lệ hồi hương của du học sinh tăng dần lên, thậm chí ở giai đoạn sau còn thu hút cả những học sinh trước đây không muốn hồi hương nay đã thay đổi ý định. Thực ra, tâm lý chung của người châu Á đều mang đậm tính nhân văn truyền thống phương Đông đó là “hướng về cội nguồn”, nên chỉ cần có một cơ chế thoáng, hợp lý… việc hồi hương với họ không phải là quá khó khăn. “Theo đó, tính đến năm 1989, tổng số du học sinh nước ngoài là 3.900 người, số học sinh quay về là 2.462 người” [66].

Bên cạnh việc “trải thảm đỏ” mời trí thức quay trở về quê hương làm việc, chính quyền Đài Loan còn rất quan tâm đến việc thu hút nguồn chất xám từ bên ngoài vào bằng hình thức hợp tác quốc tế thông qua các hình thức: trao đổi học thuật hai chiều giữa Đài Loan với các nước khác (đặc biệt là Mỹ, Nhật) thông qua việc: mời các chuyên gia, học giả, các nhà khoa học nước ngoài… đến thăm, giảng dạy hoặc làm việc thường xuyên hay theo hợp đồng từng năm tại Đài Loan với những điều kiện ưu ái nhất (mức lương cao, trao quyền độc lập trong nghiên cứu, lập chương trình nghiên cứu riêng…); tiến hành tổ chức và tài trợ cho các cuộc hội thảo khoa học quốc tế; đẩy mạnh sự

trao đổi học thuật hai chiều giữa Đài Loan và các nước khác, để qua đó giúp các nhà khoa học Đài Loan trao đổi học thuật, đúc rút kinh nghiệm… nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ trí thức; gửi đội ngũ trí thức của mình đi học tập, trao đổi ở những nước cần cho chuyên ngành nghiên cứu… Thông qua việc hợp tác quốc tế này, Đài Loan không những thu hút được lực lượng trí thức với những tư tưởng mới, kiến thức khoa học hiện đại, tiên tiến mà còn giúp bổ sung và hiện đại hóa nguồn “chất xám” của mình, thúc đẩy nền khoa học - kĩ thuật của Đài Loan bắt nhịp nhanh chóng với nền kinh tế đang ngày càng biến động. Đây có thể xem là một thành công rất lớn trong việc thu hút “chất xám” của Đài Loan.

Có thể nói, Đài Loan là vùng lãnh thổ có cách trọng dụng nhân tài hiếm có với nhiều ưu đãi như: Viện nghiên cứu tặng các nhà khoa học cổ phiếu của các công ty công nghệ như một chế độ ưu đãi đặc biệt; Chính quyền sẵn sàng hỗ trợ để các nhà nghiên cứu giỏi công tác trong môi trường làm việc tự do, trí sáng tạo được phát huy tối đa… Nhờ vậy, “Đài Loan được xếp thứ 6 trong Bảng Chỉ số sáng tạo toàn cầu từ năm 2009 đến năm 2013. Thứ hạng của Đài Loan trong bảng xếp hạng này chỉ đứng sau Nhật, Thụy Sĩ, Phần Lan, Đức và Mĩ và đứng đầu trong các nền công nghiệp mới” [3].

Có thể thấy, về phương diện đào tạo nhân tài, Đài Loan còn có tầm nhìn khá chiến lược. Họ chú ý đào tạo nhân tài (gồm năng khiếu và tư chất thông minh đặc biệt) ngay từ bậc giáo dục phổ thông.

Đối với học sinh có năng khiếu đặc biệt: các trường tiểu học, trung học cơ sở có nhiệm vụ phát hiện và giới thiệu những học sinh có năng khiếu thiên bẩm về một lĩnh vực nào đó cho các trường đại học để nhà trường tiến hành bồi dưỡng đặc biệt. Trong số này, sẽ chọn lựa ra những học sinh xuất sắc gửi đi đào tạo nước ngoài nhằm giúp năng lực và sở trường của từng học sinh được phát huy tối đa.

Đối với học sinh có tư chất thông minh xuất chúng (thiên tài): Những học sinh mà thông qua trắc nghiệm chỉ số thông minh IQ từ 130 trở lên và việc học tập thực tế trên lớp, thì sẽ được tập trung vào lớp “thực nghiệm trẻ em có tư chất thông minh đặc biệt” do các trường sư phạm đảm nhận. Loại hình lớp thực nghiệm được tổ chức theo tiêu chuẩn như: số học sinh trung bình mỗi lớp tối đa là 30 người, nếu lượng học sinh vượt quá sẽ ưu tiên các em có chỉ số IQ cao hơn vào học; chương trình học, bài tập được bổ sung thêm kiến thức so với chương trình học bình thường. Ngoài ra, để giảm bớt áp lực căng thẳng cho trẻ em, đồng thời phù hợp với áp lực tâm sinh lý trẻ nhỏ, giáo viên còn có trách nhiệm phải tạo bầu không khí hứng thú học tập, kết hợp “chơi mà học, học mà chơi” trong lớp học.

Như chúng ta đều biết, sự nghiệp giáo dục hưng thịnh hay suy vong, phát triển hay tụt hậu phụ thuộc một phần rất lớn vào đội ngũ giáo viên. Bởi thế, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhiệm vụ giáo dục là nhiệm vụ tối quan trọng đối với mọi quốc gia và khu vực. Ngay từ những ngày đầu, Đài Loan đã chú ý thích đáng đến vấn đề này. “Trong thời kì chiếm đóng Đài Loan, Nhật Bản đã xây dựng 4 trường sư phạm (2 ở Đài Bắc, 1 ở Đài Trung, 1 ở Đài Nam) và 2 phân khoa sư phạm đặt tại Tân Trúc và Bình Đông. Năm 1946 để đáp ứng nhu cầu cung cấp giáo viên ở khu vực Hoa Đông, Đài Loan đã mở thêm các lớp sư phạm tại các trường trung học và trường trung học nữ sinh. Sau này, do khối lượng học sinh ngay càng đông, nhất là học sinh hệ giáo dục nghĩa vụ 9 năm, Đài Loan phải thành lập tiếp một số trường đại học, học viện sư phạm. Những cơ sở đào tạo giáo viên trung học bao gồm Đại học sư phạm Đài Loan (Đài Bắc), Học viện sư phạm Cao Hùng, Học viện sư phạm Chương Hoa… Các học viện và các khoa đào tạo giáo viên trong một số trường đại học cũng được hưởng chế độ đãi ngộ bình đẳng với trường Đại học sư phạm Đài Loan. Bên

cạnh đó vì rất coi trọng khâu giáo dục học sinh tiểu học nên ngoài các trường, học viện sư phạm ra, Đài Loan còn xây dựng 9 “Học viện sư phạm” chuyên phụ trách đào tạo giáo viên tiểu học ở Đài Bắc (2 cơ sở), Tân Trúc, Đài Trung, Gia Nghĩa, Đài Nam, Bình Đông, Hoa Liên và Đài Đông. Đến năm 1987, tất cả các trường sư phạm đào tạo giáo viên trung học hay tiểu học đều được nâng cấp lên trình độ bậc đại học” [24; tr 157]. Đến nay, phần lớn các trường đại học ở Đài Loan có khoa Giáo dục. Trường được coi là tinh hoa bậc nhất trong lĩnh vực giáo dục và sư phạm là Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan (National Taiwan Normal University). Ngân sách của trường do nhà nước cấp khoảng 100 triệu USD hàng năm. Sinh viên không những được miễn phí hoàn toàn mà còn có học bổng. Học sinh các trường sư phạm được đào tạo khá công phu và toàn diện bởi Đài Loan coi đây là những cỗ máy quyết định đến cả quá trình vận hành của sự nghiệp giáo dục. Ngoài những ngành học tương đương các trường khác như văn hóa, toán học, vật lí, hóa học, sử học…, giáo sinh sư phạm còn học các môn khác như giáo dục thông luận, giáo học pháp, tâm lí giáo dục, trắc nghiệm, thống kê và thực tập…

“Theo quan điểm của Đài Loan, nghề thầy giáo là nghề cao quý, giáo viên là những “anh hùng vô danh”, ngày đêm thầm lặng đào tạo và cống hiến nhiều “công trình sư” giỏi cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Những người làm nghề dạy, học lại thường sống cuộc sống đạm bạc, thanh tao, không vụ lợi, chịu không ít thiệt thòi. Bởi thế, trong khi học, sinh viên các trường sư phạm đã được hưởng những chế độ ưu đãi hơn sinh viên các ngành khác về kinh phí, điều kiện ăn ở, học hành… Đó chính là lực hút, đồng thời cũng là lực hấp dẫn đối với học sinh dự tuyển vào các trường sư phạm” [24; tr 157].

Để năng cao chất lượng đào tạo các ngành sư phạm, chính quyền Đài Loan đã đưa ra những yêu cầu cơ bản đối với giáo viên như: phải hiểu

biết đối tượng, mục tiêu đào tạo và quan trọng là làm chủ nội dung, phương pháp giáo dục... Do vậy, trong công tác sư phạm đòi hỏi giáo viên phải được đào tạo tốt, có trình độ chuyên sâu, đặc biệt là trong giáo dục cao cấp yêu cầu về chất lượng giáo viên còn khắt khe hơn nhiều so với các bậc học khác. Giáo viên đại học không những có kiến thức vững vàng, có khả năng lao động sáng tạo, mà còn biết kết hợp giảng dạy với nghiên cứu khoa học.

Để có thể đáp ứng được những yêu đặt ra, chính quyền Đài Loan đã áp dụng nhiều biện pháp như:

- Cải tiến trình độ, nội dung, phương pháp đào tạo giáo viên;

- Nâng cao tính chuyên nghiệp của giáo viên bằng việc thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn;

- Mời các giáo sư danh tiếng nước ngoài về Đài Loan giảng dạy trong các trừng sư phạm;

- Kiện toàn chế độ nhân sự của các trường học; - Đảm bảo nâng cao địa vị cho giáo viên;

- Xây dựng quỹ phúc lợi dành cho giáo viên;

- Tăng cường các kì thi khảo sát chất lượng giáo viên;

- Cấp kinh phí cho giáo viên đại học đi khảo sát thực tế, học tập nghiên cứu ở nước ngoài để tiếp thu tri thức mới, cập nhật công nghệ giáo dục mới.

Nhờ những biện pháp tích cực như trên, chất lượng giáo viên của Đài Loan không ngừng được cải thiện và nâng cao. Hiện nay, giáo viên có trình độ Tiến sĩ ở các trường đại học Đài Loan đã chiếm một tỉ lệ tương đối cao so với nhiều nước khác trong khu vực, thậm chí trong giáo dục tiểu học số giáo viên có bằng Thạc sĩ cũng rất nhiều.

Bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp, với mục tiêu tăng cường hơn nữa các loại hình giáo dục nghĩa vụ; phương án “đa dạng hóa hình thức nhập học”, tiến tới thực hiện thành công xã hội hóa

giáo dục thì vấn đề gia tăng đội ngũ giáo viên và sinh viên sư phạm cũng được chính quyền Đài Loan rất lưu tâm.

Theo đó, “Luật đào tạo giáo viên” (sửa đổi và công bố năm 1997) cho phép các trường đại học được tham gia công tác đào tạo giáo viên tiểu học - trung học (tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp loại hình đào tạo này muốn trở thành giáo viên thực thụ, đều phải thông qua kì thi sát hạch do Bộ Giáo dục tổ chức để lấy giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn) đã giúp Đài Loan giải quyết tình trạng thiếu giáo viên do mở rộng giáo dục, đồng thời tiếp tục thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa học sinh và giáo viên.

“Hiện nay, Đài Loan có 12 trung tâm đào tạo nâng cao tại chức nhằm cập nhật kiến thức và huấn luyện giáo viên thực hiện những chính sách về cải cách giáo dục, giúp họ không ngừng phát triển, không ngừng trưởng thành. Những trung tâm này có nhiệm vụ cung cấp thông tin và tài liệu tham khảo về giáo dục và quản lí giáo dục, tạo ra một cơ chế để trao đổi thông tin giữa các nhà giáo dục và những người lãnh đạo giáo dục, những người hoạch định chính sách ở địa phương; khuyến khích giáo viên học tập suốt đời và không ngừng cải thiện việc dạy học. Nó cũng đem lại cho giáo viên những tư vấn và hỗ trợ cần thiết trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể của giáo dục trong đời sống hàng ngày. Hoạt động của các trung tâm này phục vụ đắc lực cho cải cách giáo dục và làm cho giáo dục trở nên theo sát các nhu cầu thực tế của địa phương, cũng như giúp giáo viên thực hiện vai trò của mình một cách tốt nhất” [33].

Có thể khẳng định rằng, đội ngũ giáo viên Đài Loan phần lớn đã đáp ứng được yêu cầu đào tạo những lớp người có trình độ khoa học kĩ thuật, có

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2013 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w