GIAI ĐOẠN 199 9 2013

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2013 (Trang 45)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.1.2. GIAI ĐOẠN 199 9 2013

Trên cơ sở thành quả đạt được trong giai đoạn trước, năm 1999, chính quyền Đài Loan đã công bố “Luật Giáo dục cơ bản”, trong đó quy định, giáo dục cơ bản phải kéo dài theo nhu cầu phát triển của xã hội. Bộ Giáo dục đã căn cứ vào “Luật Giáo dục cơ bản” để thành lập “Uỷ ban Quy hoạch thời gian giáo dục cơ bản kéo dài” với mục đích tư vấn cho những vấn đề liên quan đến việc kéo dài thời gian giáo dục nghĩa vụ.

Có thể thấy, sau thời kì tăng trưởng không ổn định ở giai đoạn trước, đến cuối những năm 90 của thế kỉ XX, chính quyền Đài Loan đã quyết định lấy những ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao làm then chốt. Trên cơ sở phát triển kinh tế đó, trong chương trình giáo dục bậc cao, chính quyền Đài Loan rất quan tâm công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là tăng cường

công tác nghiên cứu khoa học công nghệ cao trong các trường đại học và viện nghiên cứu, coi đây là lực lượng chủ lực đi đầu trong phát triển công nghệ, phát triển kinh tế theo những ngành mũi nhọn để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học trong các trường đại học ngày càng phát triển, Bộ Giáo dục Đài Loan đề ra “Phương án triển khai học thuật đại học” và đã trích kinh phí 13 tỉ Đài tệ trong “Dự toán kinh phí năm 2000 - 2003”, để hỗ trợ kế hoạch nghiên cứu quy mô lớn theo hướng hàn lâm. Phương án này bao gồm hai nội dung chính:

- Một là, phối hợp với chính quyền phát triển những lĩnh vực khoa học trọng điểm có tính đón trước, tính sáng chế, tính quốc tế.

- Hai là, phát triển lĩnh vực có tiềm lực đứng hàng đầu thế giới và đã đạt tới trình độ tương đối ở Đài Loan.

Trong giai đoạn này, giáo dục Đại học Đài Loan còn thực hiện mục tiêu hướng tới “vẫy gọi khu vực Đông Nam Á”. Do vậy, năm 2011, Bộ Giáo dục Đài Loan đưa ra “Kế hoạch cắm rễ khu vực Đông Nam Á” - một kế hoạch giới thiệu nền giáo dục đại học của Đài Loan tới các nước Đông Nam Á với hy vọng đến năm 2014 sẽ chiêu sinh được 17,500 học sinh từ các nước ở khu vực này. Để thực hiện kế hoạch nói trên, tháng 11 - 2011, người đứng đầu chính quyền Đài Loan - Mã Anh Cửu đã tuyên bố tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng toàn Đài Loan rằng sẽ đưa Đài Loan trở thành một nơi có nền giáo dục đại học lớn trong khu vực Đông Nam Á. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ngô Thanh Cơ cũng nói rằng, giáo dục đại học Đài Loan sẽ chuyển từ “phục vụ nhu cầu trong nước” thành “cạnh tranh và giao lưu với nước ngoài”.

Trên cơ sở kế hoạch đưa ra, từ tháng 2 - 2012, Đài Loan đã áp dụng cách thức chiêu sinh sinh viên quốc tế của các nước, thành lập những đoàn

công tác của các trường đại học tới mở triển lãm du học ở Thái Lan và một số nước Đông Nam Á. Cách làm mới này đã đem lại những kết quả tích cực. Theo thống kê của Bộ Giáo dục, Đài Loan hiện có hơn 10 ngàn sinh viên đến từ các nước Đông Nam Á, chiếm hơn 50% trong tổng số các sinh viên nước ngoài tại đây. Theo đó, chính quyền Đài Loan cũng hi vọng trong tương lai, sau khi “Trung tâm Giáo dục Đại học Khu vực Châu Á Thái Bình Dương” được thành lập, các trường sẽ không còn “đơn thương độc mã” mà sẽ liên kết hợp tác với nhau để đẩy mạnh tuyển sinh tại các nước Đông Nam Á.

Như vậy, có thể thấy, trong giai đoạn 1999 - 2013, chính quyền Đài Loan đã đề ra nhiều chính sách giáo dục mới so với giai đoạn trước. Trong giai đoạn này, các chính sách giáo dục của Đài Loan đã chuyển trọng tâm từ xây dựng nền giáo dục toàn dân sang thúc đẩy hợp tác giáo dục với bên ngoài. Sự thay đổi chính sách giáo dục của Đài Loan không chỉ nhằm thích ứng với sự phát triển kinh tế bên trong, mà còn nhằm phù hợp với xu thế hợp tác quốc tế về giáo dục. Việc đề ra nhiều chính sách mới cũng góp phần tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ, đưa giáo dục Đài Loan đạt được những thành quả quan trọng.

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2013 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w