GIÁO DỤC HỒI LƯU

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2013 (Trang 74)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.3.4. GIÁO DỤC HỒI LƯU

Giáo dục hồi lưu bao gồm các hình thức giáo dục bổ túc và tại chức. Giáo dục bổ túc và tại chức chia làm 3 loại là giáo dục bổ túc phổ thông, bổ

túc ngắn hạn, và giáo dục tại chức. Thời gian đào tạo tùy tính chất và cấp bậc đào tạo mà có những quy định khác nhau. Ngoài ra còn có hình thức đào tạo từ xa, tức sử dụng các phương tiện truyền thông nghe nhìn để bồi dưỡng chuyên môn cho người trưởng thành và giáo dục thường xuyên đến suốt đời. Đào tạo từ xa bao gồm đào tạo toàn bộ các môn học và một bộ phận môn học. Học sinh sau khi học xong chương trình, đầy đủ các học phần quy định, sẽ tốt nghiệp và nhận được học vị cử nhân.

Giáo dục bổ túc dành cho những người không có điều kiện theo học hệ chính quy, kể cả người lớn và trẻ em, song chủ yếu là những người đã đi làm hoặc hết tuổi học sinh. Các lớp học bổ túc được tổ chức vào ban đêm hoặc những thời gian phù hợp với người đi học. Giáo dục bổ túc cũng tuân theo chương trình đào tạo từ bậc tiểu học lên đến đại học.

Các lớp bổ túc ngắn hạn, bổ sung kiến thức cần thiết cho những người cần nâng cao tay nghề; chuẩn bị thi vào các trường trung học, cao đẳng nghề hay đại học; những người chuẩn bị thi tuyển đi du học nước ngoài; những người dự tuyển vào các doanh nghiệp…

Giáo dục từ xa hay còn gọi là giáo dục “không trung”, chủ yếu đào tạo chương trình đại học cho những người không có điều kiện học theo trường lớp. Nhìn chung, nội dung giảng dạy trên hệ thống “không trung” (chủ yếu là trên đài truyền hình) cũng tuân thủ theo chương trình giảng dạy thông thường, đầy đủ các môn văn hóa như quy định của Bộ Giáo dục Đài Loan. Hình thức giáo dục này hiện nhận được sự hoan nghênh và đồng tình rộng lớn của đông đảo quần chúng và đã thu được những kết quả đáng ghi nhận.

Ngoài ra, trong hệ thống giáo dục Đài Loan còn có các lớp giáo dục đặc biệt: Giáo dục đặc biệt bao gồm các chương trình học tập cho các trẻ tài nǎng hoặc cho những nhu cầu đặc biệt dành cho đào tạo, giảng dạy trẻ khuyết tật. Thông thường, những trường học dành cho trẻ em khuyết tật được hoạt động, tổ chức bởi chính quyền trung ương và có chương trình học song song

với hệ thống giáo dục thông thường của Đài Loan, bao gồm từ trường mẫu giáo tới trường hướng nghiệp. Ở các trường tiểu học, trung học và đại học, thông thường cũng có mở các phòng học đặc biệt dành cho học sinh khiếm thị và khiếm thính học tập. Trong nǎm 2000, có 5.989 học sinh được học trong 23 trường như vậy. Thêm vào đó, 2.670 trường học thông thường cũng nhận 4.783 lớp học dành cho 92.492 học sinh câm, điếc. Từ khi “Luật giáo dục đặc biệt” được ban hành nǎm 1984, những học sinh thiểu nǎng, tàn tật được cho phép học tập tại nhà. Nǎm 2000, dịch vụ học tập tại gia đã thu hút 1.143 học sinh đặc biệt.

Giáo dục đặc biệt còn được bao hàm cả những lớp học dành cho các tài nǎng đặc biệt. Nǎm 2000, Đài Loan có tổng số 143 trường dành cho các học sinh "thiên tài" và 408 trường khác dành cho những học sinh tài nǎng. Phần lớn các em học sinh này đều học trong những trường bình thường nhưng luôn có sự chú ý đặc biệt đáp ứng nhu cầu của các em. Đối tượng "thiên tài" được chia thành những em có khả nǎng siêu việt trong môn toán hay khoa học. Các học sinh tài nǎng thì lại khác, họ được chia ra những bộ môn cụ thể như âm nhạc, hội hoạ, nhảy hay thể thao.

Tiểu kết chương 2

Nhìn chung, bằng các chính sách, biện pháp và hình thức giáo dục tích cực, hiệu quả, Đài Loan đã không ngừng đưa sự nghiệp giáo dục đi lên. Sau hơn 30 năm (1979 - 2013) nỗ lực, Đài Loan đã xây dựng được một hệ thống giáo dục khá hoàn thiện và hiện đại.

Qúa trình xây dựng chính sách Giáo dục của Đài Loan trong hơn 30 năm qua luôn thể hiện tính linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phù hợp với xu thế của thời đại. Một trong những yếu tố đưa đến thành công của Giáo dục Đài Loan hiện nay là xác định

đúng mục tiêu của chính sách và đưa ra các biện pháp phù hợp để triển khai những chính sách đó trong thực tiễn.

Việc áp dụng đa dạng các hình thức giáo dục là yếu tố thiết thực giúp nhiều người có thêm cơ hội trang bị và nâng cao kiến thức như lớp học bổ túc ban đêm, ngoài giờ làm việc; hình thức giáo dục từ xa; các lớp bổ túc ngắn hạn… Điều cần nhấn mạnh là chế độ giáo dục đặc biệt ở Đài Loan được coi là một biện pháp quan trọng đem lại quyền lợi cũng như tính công bằng trong giáo dục. Đây là mối quan tâm thực sự của xã hội đến những người thiệt thòi ở mặt này hay mặt khác bằng con đường giáo dục. Vì thế, nhiều người khuyết tật hay kém phát triển trí tuệ ở Đài Loan vẫn được trang bị những kiến thức văn hóa nhất định giúp họ có điều kiện góp sức vào công cuộc xây dựng kinh tế xã hội nói chung. Điều đáng nói là, tất cả những hình thức giáo dục nêu trên đều được đảm bảo rất nghiêm ngặt về chất lượng, khiến chúng trở thành những hình thức có tác dụng thực sự trong mục tiêu đào tạo con người và phát triển sự nghiệp giáo dục ở Đài Loan.

Với những thành quả đạt được, ngành Giáo dục Đài Loan đã và đang góp phần rất quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế và xã hội. Đó chính là thành công lớn của ngành giáo dục, cũng là một trong những thành tựu trong quá trình phấn đấu xây dựng xã hội văn minh ở Đài Loan.

Những biện pháp phát triển giáo dục của Đài Loan trong thời gian qua như: việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhưng vẫn đảm bảo chất lượng; tăng cường thu hút “chất xám” và chú trọng giáo dục sư phạm; tăng cường đầu tư khoa học - kỹ thuật; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo… đang là những bài học kinh nghiệm đối với nhiều nước trên thế giới đang trong quá trình chuyển đổi mô hình giáo dục.

Chương 3

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2013 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w