Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, nhóm chúng tôi đã chọn chủ đề “Vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế ở Hàn Quốc và Đài Loan, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” cùng với những gì đã
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
LỚP:
MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HÀN QUỐC VÀ ĐÀI LOAN,
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
TP Hồ Chí Minh, 19/09/2017
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
1 Tổng quan chung: 3
1.1 Khái niệm: 3
1.2 Vì sao cần có vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế? 3
2 Vai trò của Nhà nước trong sự phát triển kinh tế: 5
2.1 Vai trò của Nhà nước trong sự phát triển kinh tế ở Hàn Quốc: 5
2.1.1 Chính sách phát triển công nghiệp: 5
2.1.2 Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn: 8
2.1.3 Các Chaebols và sự điều hành kinh tế của Chính phủ: 10
2.1.4 Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài (FDI): 12
2.1.5 Giáo dục cũng phát triển ấn tượng: 13
2.2 Vai trò của Nhà nước trong sự phát triển kinh tế ở Đài Loan: 14
2.2.1 Các chính sách, giải pháp trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa: 15
2.2.2 Những giai đoạn phát triển của các khu công nghiệp: 20
2.2.3 Chính sánh phát triển nông nghiệp: 22
2.3 Vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế ở Việt Nam: 26
2.3.1 Chính sách phát triển công nghiệp: 26
2.3.2 Chính sách phát triển nông nghiệp: 27
2.3.3 Chính sách phát triển chiến lược Kinh tế xanh: 28
2.3.4 Một số chính sách khác: 30
2.3.5 Những khó khăn, hạn chế: 32
2.3.6 Công cuộc đổi mới thành công: 33
3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 35
3.1 Bài học từ Hàn Quốc: 35
3.2 Bài học từ Đài Loan: 36
3.3 Những giải pháp về kinh tế cho Việt Nam: 38
3.4 Một số khuyến nghị: 38
4 Kết luận: 40
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Hàn Quốc và Đài Loan là hai nền kinh tế phát triển nằm trong Top 10 của thế giới
và Top 4 ở khu vực Châu Á Đạt được những thành tựu như bây giờ cả hai nền kinh tếnày đã phải trải qua các giai đoạn khủng hoảng trầm trọng và những hệ lụy thảm khốcsau chiến tranh Trong đó phải kể đến là cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 bắt nguồn
từ Thái Lan sau đó lan rộng sang các nước lân cận và ảnh hưởng nghiêm trọng lên hệthống tài chính trên toàn thế giới Tại thời kì đó, tăng trưởng GDP của Đài Loan là 6.3%,
tỉ lệ tăng trưởng của Hàn Quốc là 5.5% Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướngtích cực hơn, điểm giống nhau giữa hai quốc gia này là tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu,tận dụng các nguồn vốn ODA, các nguồn viện trợ từ các tổ chức thế giới như Qũy tiền tệThế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB),… để kích thích phục hồi tăng trưởng kinh tếlúc bấy giờ, nhưng xét trên phương diện khách quan mà nói là nhờ chính sách hoạch địnhkhôn ngoan của Chính phủ có vai trò to lớn đã từng bước từng bước dẫn dắt nền kinh tếthoát khỏi vòng suy thoái đạt được nhiều thành tựu mà trong lúc này các nước khác trongkhu vực và trên toàn thế giới vẫn còn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng Đến nay, sự pháttriển vượt bậc của nền kinh tế Hàn Quốc được cả thế giới khâm phục bởi “Kì tích sôngHàn”, còn tại Đài Loan nhờ nới lỏng chính sách tiền tệ và các dự án đầu tư công cộnglàm gia tăng mức tổng cầu trong nước kích thích nhu cầu tiêu dùng để tăng trưởng kinh tế
tốt hơn Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, nhóm chúng tôi đã chọn chủ đề “Vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế ở Hàn Quốc và Đài Loan, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” cùng với những gì đã xảy ra trong lịch sử từ đó ta liên hệ vào thực tiễn kinh tế
Việt Nam để rút ra những kinh nghiệm quý báu áp dụng vào để thúc đẩy kinh tế tăngtrưởng hơn và phù hợp với thể chế chính trị Nhà nước, hệ thống luật pháp của nước ta tạithời điểm này
Trang 41 Tổng quan chung:
1.1 Khái niệm:
Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt kinh tế - xãhội của một quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng Nội dung chủ yếu củaphát triển kinh tế:
- Tăng trưởng kinh tế dài hạn, đây là điều kiện tiên quyết để tạo ra những tiến bộ vềkinh tế-xã hội, nhất là ở các nước đang phát triển thu nhập thấp
- Cơ cấu kinh tế - xã hội thay đổi theo hướng tiến bộ Xu hướng tiến bộ của quá trìnhthay đổi này thể hiện ở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá
và đô thị hoá; đó không đơn thuần là sự gia tăng về quy mô, mà còn bao hàm việc mởrộng chủng loại và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra;hoạt động của nền kinh tế ngày càng gia tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh, tạo cơ sởcho việc đạt được những tiến bộ xã hội một cách sâu rộng
- Những tiến bộ kinh tế - xã hội chủ yếu phải xuất phát từ động lực nội tại Đến lượtmình kết quả của những tiến bộ kinh tế đạt được lại làm gia tăng không ngừng năng lựcnội sinh của nền kinh tế (thể hiện ở những tiến bộ về công nghệ, nâng cao chất lượngnguồn nhân lực và nguồn vốn trong nước…)
- Đạt được sự cải thiện sâu rộng chất lượng cuộc sống của mọi thành viên trong xã hộinhư là hàng đầu và là kết quả của sự phát triển Đương nhiên một kết quả như thế khôngchỉ là sự ra tăng thu nhập bình quân đầu ngươi, một số bình quân có thể che lấp đằng sau
nó sự phân phối bất bình đẳng, nạn đói nghèo, thất nghiệp và những thụ hưởng khác vềgiáo dục, y tế, văn hoá…
Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ đểphát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế có thể được thực hiện bởi những phương thứckhác nhau và do đó có thể dẫn đến những kết quả khác nhau Nếu phương thức tăngtrưởng kinh tế không gắn với sự thúc đẩy cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng tiến bộ, khônglàm gia tăng, mà thậm chí còn làm xói mòn năng lực nội sinh của nền kinh tế, sẽ khôngthể tạo ra sự phát triển kinh tế Nếu phương thức tăng trương kinh tế chỉ đem lại lợi íchkinh tế cho nhóm dân cư này, cho vùng này, mà không hoặc đem lại lợi ích không đáng
kể cho nhóm dân cư khác, vùng khác thì tăng trưởng kinh tế như vậy sẽ khoét sâu vào bấtbình đẳng xã hội Những phương thức tăng trưởng như vậy, rốt cục cũng chỉ là kết quảngắn hạn, không những không thúc đẩy được phát triển, mà bản thân nó cũng khó có thểtồn tại được lâu dài
1.2 Vì sao cần có vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế?
Vai trò, chức năng quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế thị trường làmột yêu cầu tất yếu và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước là điều kiện vô cùng quantrọng để đạt được những mục tiêu mong muốn trên cơ sở phát huy tối đa những mặt tíchcực của thị trường và hạn chế tối thiểu những tiêu cực sinh ra từ cơ chế thị trường Mặtkhác, sự cần thiết phải thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế còn xuất phát từ
Trang 5bản thân Nhà nước Mọi Nhà nước sinh ra đều nhằm nắm giữ quyền lực chính trị, quyềnlực kinh tế để điều tiết mọi quan hệ kinh tế - xã hội để phục vụ cho lợi ích của giai cấpcầm quyền Để thực thi quyền lực, Nhà nước phải tiến hành quản lý mọi lĩnh vực của xãhội, trong đó có lĩnh vực quản lý kinh tế đối với nền kinh tế quốc dân để tác động thúcđẩy nền kinh tế phát triển đúng theo định hướng mục tiêu của giai cấp cầm quyền, đối vớiNhà nước ta mục tiêu đó chính là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh” Ngày nay, lực lượng sản xuất phát triển, trình độ xã hội hóa sản xuất cao do cuộccách mạng khoa học kỹ thuật tạo ra, cho nên sự quản lý của Nhà nước về kinh tế càngcần thiết hơn.
Về vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước, Nhà nước phải thực thi quyền lực củanhân dân, bảo vệ lợi ích của quốc gia, lợi ích của nhân dân đồng thời cũng là cơ quan đạidiện cho nhân dân làm chủ sở hữu mọi tài sản thuộc sở hữu toàn dân Nhà nước xây dựng
mô hình kinh tế thị trường và vận hành nền kinh tế bằng cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước Nhà nước phải tạo điều kiện thúc đẩy thị trường ra đời, đồng thời điều tiếtthị trường để nền kinh tế ổn định, phát triển; Nhà nước phải hạn chế khuyết tật của cơ chếthị trường và khuyết điểm yếu kém của chính bộ máy Nhà nước khi bộ máy mới chuyểnsang quản lý nền kinh tế thị trường
Về chức năng quản lý kinh tế, Nhà nước thực hiện các chức năng quản lý kinh tế
vĩ mô tập trung với 4 nội dung cơ bản Một là Nhà nước thực hiện chức năng tạo môitrường đầu tư an toàn, minh bạch, thuận lợi và bình đẳng cho hoạt động sản xuất kinhdoanh trong nền kinh tế thị trường, bảo đảm sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội cho
sự phát triển của nền kinh tế Hai là Nhà nước thực hiện chức năng định hướng, dẫn dắt
và hỗ trợ những nỗ lực phát triển thông qua chiến lược, kế hoạch, các chính sách kinh tế
sử dụng có trọng điểm các nguồn lực, khai thông quan hệ kinh tế… Ba là Nhà nước thựchiện chức năng hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội, bảo đảm sự thống nhấtgiữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội Bốn là kiểm tra và kiểm soát hoạt động củanền kinh tế trên lĩnh vực sử dụng tài nguyên, tài sản quốc gia, bảo vệ môi trường, trật tự
kỷ cương của nền kinh tế Bốn chức năng này đều có vai trò quan trọng như nhau và gắnchặt nhau không thể tách rời
Về công cụ luật pháp, Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường trên cơ sở luậtpháp, các văn bản dưới luật Hệ thống pháp luật là chính là cơ sở pháp lý cho hoạt độngđầu tư, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, duy trì trật tự kỷ cương kinh tế, điềuchỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức trong kinh doanh theo các hướng xác định Chính
vì vậy, pháp luật kinh tế phải rõ ràng, đồng bộ, thực tế, ổn định và phù hợp với luật phápkinh tế quốc tế
Về công cụ chiến lược, kế hoạch, chương trình kinh tế - xã hội : Nhà nước thôngqua việc hoạch định chiến lược kinh tế xã hội và kế hoạch hóa ở tầm vĩ mô để địnhhướng cho các doanh nghiệp hoạt động và đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo địnhhướng đã lựa chọn Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được xem như là sự lựa chọn cócăn cứ khoa học các mục tiêu dài hạn và cơ bản của quá trình phát triển kinh tế - xã hội,gắn với chọn lọc các phương tiện, biện pháp chủ yếu để đạt mục tiêu đó Chiến lược được
Trang 6cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳnhằm đảm bảo những cân đối chủ yếu cho nền kinh tế và định hướng cho sự vận độngcủa nền kinh tế.
Về công cụ các chính sách tài chính - tiền tệ - giá cả : đây là những công cụ chủyếu của quản lý kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường bởi lẽ kinh tế thị trường thựcchất là kinh tế tiền tệ Vì vậy, Nhà nước cần phải nắm các công cụ này, sử dụng linh hoạtcác hình thức biện pháp tài chính, tiền tệ, giá cả để điều tiết thị trường, tác động vào cácgiai đoạn và thời kỳ phát triển của nền kinh tế, nhằm đảm bảo kích thích tăng trưởngnhanh và phát triển bền vững
2 Vai trò của Nhà nước trong sự phát triển kinh tế:
2.1 Vai trò của Nhà nước trong sự phát triển kinh tế ở Hàn Quốc:
Hàn Quốc là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bánđảo Triều Tiên, phía bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía đông giáp với biển Nhật Bản, phíatây giáp biển, Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hìnhchủ yếu là đồi núi với diện tích khoảng 100,032 km vuông, dân số là 48 triệu người Kinh
tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ tư ở châu Á và đứng thứ 11 trên thế giớitheo GDP năm 2016 Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanhchóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nướcgiàu nhất Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh
tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại GDP bình quân đầu người của đất nước đãnhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000USD vào năm 2007 Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu
Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc Hàn Quốc cũng làmột nước phát triển có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDPbình quân là 5% mỗi năm - một phân tích gần đây nhất bởi Goldman Sachs năm 2007 đãchỉ ra Hàn Quốc sẽ trở thành nước giàu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bìnhquân đầu người là 52.000 USD và tiếp 25 năm sau nữa sẽ vượt qua tất cả các nước ngoạitrừ Hoa Kỳ để trở thành nước giàu thứ hai trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là81.000 USD
2.1.1 Chính sách phát triển công nghiệp:
Là một trong những nước có xuất phát điểm khi giành độc được độc lập (1948)khá thấp như các nước Châu Á khác, chỉ sau 40 năm thực thi chính sách công nghiệp hoáhướng về xuất khẩu và gắn với thị trường thế giới, Hàn Quốc không những vượt quangưỡng một nước nghèo khổ, chậm phát triển mà còn đứng ngang hàng với các nước cónền công nghiệp phát triển trên thế giới Trước năm 1948 Hàn Quốc là thuộc địa củaNhật Bản Sau năm 1948 Hàn Quốc là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, thunhập quốc dân đầu người dưới 100 USD (GNP/đầu người) Vào thập kỷ 50 của thế kỷ
XX, Hàn Quốc một mặt phải chịu 3 năm chiến tranh (1950 - 1953), mặt khác đất nướcchưa có chiến lược phát triển kinh tế rõ ràng, về cơ bản tồn tại nhờ viện trợ và chịu ảnhhưởng mạnh mẽ của nước ngoài Bắt đầu từ năm 1962, sau khi Tổng thống Pắc Chung
Trang 7Hy lên cầm quyền, Hàn Quốc mới bắt đầu có chiến lược phát triển công nghiệp rõ ràngthông qua một loạt kế hoạch 5 năm Chính sách phát triển công nghiệp của Hàn Quốcđược chia thành các giai đoạn khác nhau.
a) Thời kỳ phát triển công nghiệp nhẹ hướng về xuất khẩu (thập kỷ 60 của thế
kỷ XX):
Trọng tâm của chính sách phát triển trong kế hoạch 5 năm đầu tiên là phát triểnnền công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu Tuy nhiên, chính sách này ngay lập tức đã tỏ
ra không hiệu quả do những nguyên nhân: thứ nhất, mặc dù dân số Hàn Quốc đông
nhưng thị trường trong nước kém phát triển do trình độ phát triển kinh tế thấp, thu nhập
của dân cư chưa cao, hàng hoá sản xuất ra không có thị trường tiêu thụ; thứ hai, vì Hàn
Quốc phải nhập máy móc thiết bị, nguyên vật liệu để sản xuất, nếu không có xuất khẩu sẽkhông có ngoại tệ để trả nợ Vì thế, ngay từ cuối kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Hàn Quốc
đã phải chuyển hướng chính sách phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu và địnhhướng chính sách đó được duy trì cho đến ngày nay
Vào nửa cuối thập kỷ 60, chính sách công nghiệp của Hàn Quốc tập trung vào đẩymạnh phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất các mặt hàng khai thác được lợi thế
so sánh của đất nước Ở thời điểm lúc bấy giờ Hàn Quốc không có lợi thế so sánh nàokhác ngoài nguồn nhân công rẻ và được đào tạo tốt (năm 1945: 97% người dân mù chữ;năm 1960: còn 20% người dân mù chữ) Do đó, chính sách của Hàn Quốc là khai tháctối đa khả năng buôn bán của các doanh nghiệp Hàn Quốc để tìm thị trường xuất khẩucho hàng hoá rẻ của mình Với chính sách phát triển công nghiệp đúng đắn, lại được sự
hỗ trợ thuận lợi từ nền kinh tế thế giới (tăng trưởng liên tục 30 năm, các nước phát triểnủng hộ), nên công nghiệp nhẹ xuất khẩu của Hàn Quốc đã đạt được bước tăng trưởngcao, tạo được tích luỹ để hình thành một số doanh nghiệp làm ăn thành đạt Kết quả làđến năm 1969 công nghiệp chế biến của Hàn Quốc đã đóng góp hơn 50% GDP (1962:70% GDP là nông nghiệp)
b) Thời kỳ chuyển sang trọng tâm đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp hoá dầu:
Sau 10 năm phát triển công nghiệp nhẹ, thu nhập quốc dân đầu người của HànQuốc đạt mức 2000-3000USD Nếu tiếp tục phát triển công nghiệp nhẹ thì lợi thế nhâncông rẻ không còn nữa do đó hàng hoá của Hàn Quốc sẽ kém sức cạnh tranh Mặt khác,Chính phủ Hàn Quốc muốn làm chủ kỹ thuật công nghệ sản xuất thiết bị và nguyên liệu,một mặt cung cấp cho các cơ sở công nghiệp nhẹ trong nước, mặt khác tăng tiềm lựcquốc phòng (thép, ôtô, đóng tàu ) Để thực hiện thành công chiến lược chuyển hướngnày, Chính phủ đã vạch ra các kế hoạch 5 năm (lần 3, lần 4) định rõ các ngành chiến lược
và đổ nguồn vốn ưu đãi vào đây khá lớn Đồng thời Chính phủ thi hành chính sách bảo
hộ cho các doanh nghiệp trong các ngành chiến lược Với sự hỗ trợ rất lớn của Chínhphủ, các cơ sở công nghiệp luyện kim, chế tạo ôtô, sản xuất xăng dầu của Hàn Quốc đãhình thành, có sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nhiều nước phát triển và đang pháttriển Sở dĩ giai đoạn này xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến của Hàn Quốc thànhcông là do Hàn Quốc chủ định giảm giá đồng won, bảo hộ thị trường trong nước, quản lý
Trang 8chặt chẽ ngoại hối, do đó sản phẩm công nghiệp của Hàn Quốc dù không tốt bằng củaNhật Bản nhưng rẻ hơn nhiều nên có thể vào thị trường Châu Âu và Mỹ Kết quả của thời
kỳ này là Hàn Quốc đã hình thành các ngành công nghiệp nặng khá phát triển dựa trêncác tập đoàn kinh tế lớn
Từ năm 1970 đến 1980, kinh tế Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào ngành côngnghiệp nặng và sản xuất ô tô Với sự hỗ trợ của Chính phủ, ngành công nghiệp ô tô vàcông nghiệp đóng tàu đã phát triển mạnh mẽ, hiện giờ Hàn Quốc có nhiều công ty nổitiếng hoạt động đa quốc gia như Huyndai, Samsung có thị phần lớn trên thị trường đóngtàu và ô tô toàn cầu, tập đoàn Hyundai Kia Automotive Group đã đưa Hàn Quốc trởthành nước đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất ô tô Bên cạnh đó, hai nhà sản xuất thiết
bị bán dẫn hàng đầu Hàn Quốc là Samsung Electronics và Hynix cũng chiếm gần 50% thịtrường toàn cầu
c) Thời kỳ những năm 80 và 90 của thế kỷ XX: chuyển hướng trọng tâm sang các ngành công nghiệp có kỹ thuật cao:
Mặc dù thành tích phát triển công nghệ của hai thập kỷ trước là ngoạn mục nhưngnền kinh tế Hàn Quốc đã xuất hiện những vấn đề mất cân đối cơ cấu và những ngànhcông nghiệp phát triển ở thập kỷ 70 do quá dựa vào bảo hộ tín dụng ưu đãi của Nhà nướcnên sức cạnh tranh yếu, chất lượng hàng hoá không cao Mặt khác, kế hoạch Nhà nướcđịnh hướng công nghiệp hoá tỏ ra không bao quát được quy mô quá lớn của nền kinh tế.Cùng với quá trình tự do hoá chung của nền kinh tế, quá trình phát triển công nghiệp đãđược giao về cho các doanh nghiệp tự lựa chọn Trọng tâm của chiến lược công nghiệptrong hai thập kỷ này là phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp tiết kiệm nguyên vậtliệu, sử dụng lao động có tay nghề và tri thức cao, khuyến khích phát triển công nghệ cơkhí Thời kỳ này, Hàn Quốc đã xây dựng thành công 13 khu công nghiệp trong cả nước.Kết quả nổi bật nhất của chính sách phát triển công nghiệp ở Hàn Quốc chính là tốc độphát triển nhanh của cơ sở công nghiệp trong thời gian ngắn Nếu như năm 1960 côngnghiệp chỉ chiếm chưa đến 25% trong GDP thì năm 1996 công nghiệp đã đạt tỷ lệ hơn50% GDP
Vào năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD, trở thành một nền kinh
tế phát triển Hàn Quốc đã tập trung vào việc phát triển ngành dịch vụ Từ năm 1962 đến
2008, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc tăng từ 2,3 tỷ USD lên tới 928,7 tỷUSD, tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người tăng vọt từ 87 USD lên khoảng19.231 USD Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của nhân dân được nâng cao rấtnhanh trở nên ngang bằng thậm chí cao hơn các quốc gia phát triển khác ở châu Âu vàcác nước Bắc Mỹ
Đến cuối năm 2011, thu nhập bình quân đầu người Hàn Quốc còn hơn cả mứctrung bình của Liên minh châu Âu Cũng trong năm 2011, kim ngạch thương mại củaHàn Quốc đạt mức 1.080 tỷ USD, đứng thứ 8 thế giới về xuất khẩu
Năm 2014, Hàn Quốc đã đạt mức kỷ lục về khối lượng mậu dịch, xuất khẩu vàthặng dư tài khoản mậu dịch trong hai năm liên tiếp Chính phủ dự tính tăng trưởng kinh
Trang 9tế Hàn Quốc trong năm 2015 là vào khoảng 3,8%, nhưng có khả năng có thể thấp hơnmức tăng trưởng của năm ngoái (3,4%) Do bị ảnh hưởng nặng nề của Hội chứng hô hấpvùng Trung Đông (MERS), mới đây Chính phủ Hàn Quốc đã nhất trí kế hoạch tung ragói kích thích trị giá 15.000 tỷ won (khoảng 13,5 tỷ USD) để hỗ trợ nền kinh tế do dịchbệnh này đã làm giảm mạnh mức chi tiêu của người dân và ảnh hưởng nặng nề đến nhiềungành kinh tế, đặc biệt là du lịch Theo đề xuất, số tiền trên sẽ được huy động từ việc tậndụng ở mức cao nhất những khoản tiền chưa sử dụng đến của ngân sách năm 2014 vàphát hành trái phiếu của Chính phủ ở mức thấp nhất.
Có thể thấy chiến lược phát triển kinh tế của Hàn Quốc rất rõ ràng và khôn ngoan:
- Chính sách phát triển công nghiệp của Hàn Quốc dựa trên sự phân tích sâu sắc nhữngđặc điểm từng thời kỳ của kinh tế thế giới, tiềm lực kinh tế trong khoảng trống cho phépxây dựng nền công nghiệp hướng về xuất khẩu từ rất sớm của mình Ngay từ thời kỳ cácnước đang phát triển còn tập trung vào chiến lược công nghiệp hoá thay thế hàng nhậpkhẩu, Hàn Quốc đã sáng suốt lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu
- Chính sách phát triển công nghiệp của Hàn Quốc hợp lý (đi từ công nghiệp nhẹ để cótích luỹ sau đó chuyển sang công nghiệp nặng, luyện kim và cuối cùng chuyển sang côngnghiệp chế biến có trình độ cao) và được điều chỉnh chuyển giai đoạn rất linh hoạt vàkiên quyết do đó có khả năng tái cơ cấu nhanh
- Chính sách phát triển công nghiệp được ưu tiên tuyệt đốt so với chính sách phát triểnnông nghiệp, chính sách xã hội do đó đã tập trung được nguồn vốn quý báu đẩy côngnghiệp phát triển với tốc độ cao trong nhiều năm
2.1.2 Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn:
Lịch sử phát triển nông nghiệp của Hàn Quốc được chia thành các giai đoạn:1948-1960 với đặc trưng là cải cách ruộng đất (CP mua lại của địa chủ bán cho nông dân)phát triển nông nghiệp nhằm khắc phục tình trạng thiếu lương thực; giai đoạn 1961-1976với đặc trưng là áp dụng kỹ thuật để tìm ra giống lúa có năng suất cao và cải thiện điềukiện sống cho nông dân bằng phong trào làng mới; giai đoạn 1977-1978: thụ hưởng kếtquả của giai đoạn trước nông nghiệp có bước phát triển, thu nhập của nông dân (từ nôngnghiệp và phi nông nghiệp) đã gần bằng thu nhập của dân thành thị; giai đoạn 1989- nay:Hàn Quốc đang phải tìm giải pháp cân đối giữa bảo hộ nông nghiệp và hội nhập Kinhnghiệm nổi bật của chính sách nông nghiệp thể hiện ở hai lĩnh vực; tổ chức lưu thôngnông sản và xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích nông dân làm giàu ở nông thôn
a) Tổ chức lưu thông nông sản cho nông dân:
Ở Hàn Quốc rất phát triển tổ chức hợp tác xã ở từng địa phương giúp nông dântiêu thụ sản phẩm Các hợp tác xã hoạt động không giống như các doanh nghiệp vì lợinhuận mà về cơ bản hoạt dộng như một hội nông dân hoặc liên minh nông dân Thôngqua các hợp tác xã nông dân có thể uỷ thác cho họ bán sản phẩm, hoặc hợp tác xã mua lạisản phẩm cho nông dân có thể uỷ thác cho họ bán sản phẩm cho nông dân và bán lại trênthị trường với phần cộng chi phí nhỏ Một mặt các hợp tác xã giúp Chính phủ có cơ chế
hỗ trợ giá cho nông dân thông qua hình thức bảo hộ thị trường nông sản trong nước để
Trang 10nông dân bán với giá cao Mặt khác qua các hợp tác xã các cơ quan phụ trách về nôngnghiệp của Chính phủ hỗ trợ nông dân nghiên cứu thị trường, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm
và áp dụng kỹ thuật cao về giống, về bảo quản, đóng gói sản phẩm Do vậy nông dân cóthị trường đầu ra khá đảm bảo nên hăng hái sản xuất Chính sách tiêu thụ này rất có hiệuquả do chỗ Nhà nước ủng hộ để các hợp tác xã có độc quyền bán buôn nông sản Gần đâyChính phủ cho phép các công ty về tận nông thôn thu gom sản phẩm Nhưng hình thứcnày chưa thể cạnh tranh với các hợp tác xã do chi phí thu gom, vận chuyển của các công
ty khá cao Ngoài ra Chính phủ cũng tổ chức các chợ đấu giá nông sản để hỗ trợ nôngdân tiêu thụ hàng hoá Với chính sách lưu thông tích cực như vậy, Hàn Quốc đã đạt đượcthành tích cung cấp đủ lương thực cho đất nước vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX Ngày nayvấn đề khó khăn của chính sách nông nghiệp không phải là khuyến khích nông dân sảnxuất mà là mở cửa thị trường nông sản như thế nào Do điều kiện canh tác của Hàn Quốckhó khăn (khí hậu khắc nghiệt, đồng ruộng phân tán) nên nếu mở cửa thị trường nôngsản, nông dân Hàn Quốc sẽ điêu đứng vì sức cạnh tranh thấp
b) Phong trào làng mới:
Thực chất đây là chính sách xây dựng nông thôn mới của Chính phủ Hàn Quốc.Chính sách này dựa trên hai mặt: Thứ nhất, Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ởnông thôn để cải tiến chất lượng sống của nông dân, ngăn ngừa tình trạng di dân quá mức
vào đô thị tạo ra các khu dân cư ổ chuột; thứ hai, phát động ý chí làm giàu (cả bằng nghề
nông lẫn bằng việc mở ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn) Nhờ sự nỗ lực củaChính phủ trên cả hai mặt đó đã tạo điều kiện khai thác được nguồn nội lực trong nôngnghiệp (sức lao động) và điều kiện chuyên trở giao lưu nông sản với thành thị khá tốt(đường nhựa ra tận ruộng) Đặc biệt được đánh giá cao là khía cạnh khuấy động phongtrào làm giàu ở nông thôn Người nông dân Hàn Quốc bao đời nay cực khổ, giờ đây tậnmắt nhìn thấy những người sản xuất giỏi giàu lên Đồng thời, Chính phủ cũng khuyếchtrương những tấm gương này thông qua các Đại hội người sản xuất giỏi Chính ý chí làmgiàu đã giúp nông dân Hàn Quốc đạt tới mức thu nhập xấp xỉ thành thị Tuy nhiên, phongtrào xây dựng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn không có sức sống (chỉ thành côngnhất định ở thập kỷ 80), sau đó không duy trì được vì không hấp dẫn thanh niên nôngthôn Gần đây Chính phủ Hàn Quốc đang phát động chủ trương xây dựng nông nghiệp đadạng, gắn nông nghiệp với du lịch và bảo vệ môi trường
Kinh tế Hàn Quốc có sự nhảy vọt như vậy là nhờ vào chính sách phát triển kinh tếcủa Chính phủ Vào năm 1961 khi GDP bình quân đầu người ít hơn 80 USD, hầu hếtngười dân không thể đảm bảo cho nhu cầu sống tối thiểu, nền kinh tế thuần nông lúc đócũng phải chịu những trận lũ lụt nối tiếp hạn hán triền miên, nạn đói đã từng xảy rakhông bỏ sót một vùng đất nào, Chính phủ của Tổng thống Park Jung Hee nhận ra rằngtrợ giúp của Nhà nước sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu người dân không có quyết tâm tự lực.Chính vì vậy, ông đã ban hành chính sách tập trung phát triển nông thôn, xây dựng phongtrào Saemaeul (còn gọi là Saemaul Undong, phong trào cộng đồng cư dân mới ra đời).Saemaul Undong được xây dựng trên 3 trụ cột đó là Chuyên cần – Tự giác – Hợp tác Batrụ cột đó là những giá trị xuyên suốt quá trình phát triển nông thôn nói riêng và sự pháttriển của toàn xã hội Hàn Quốc nói chung
Trang 11Cụ thể là Chính phủ chủ trương đầu tư hạ tầng để nông dân tự lực đứng lên, sảnxuất chế biến tại chỗ với nhấn mạnh “nông dân là người chủ đích thực” Ban đầu Chínhphủ cấp cho mỗi làng 300 bao xi măng, hệ thống chính quyền cấp làng tự quyết địnhphương án sử dụng số xi măng này Người dân tự bỏ sức lao động để thực hiện việc xâydựng làng xã Kết quả là sau một thời gian ngắn, có hơn 16.000 ngôi làng đã có nhữngcải thiện rõ rệt về bộ mặt nông thôn.
Vào năm 1972, ở những làng có kết quả tốt hơn, mức đầu tư của Chính phủ tănglên 500 bao xi măng và 1 tấn sắt, thép Nhờ đó mà khu vực nông thôn của nước này đãthay đổi mạnh mẽ Có khoảng 33.267 làng bắt đầu được chia làm 3 thứ hạng, mỗi bậcnhận được mức hỗ trợ khác nhau từ Nhà nước Bên cạnh việc hỗ trợ phát triển hạ tầng,Chính phủ đẩy mạnh cơ sở đào tạo nghề nông, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loạigiống mới vào sản xuất như nấm, cây thuốc lá… Kết quả là đời sống khu vực nông thônđược cải thiện rõ rệt
Vào năm 1974, thu nhập ở nông thôn vượt thu nhập ở thành phố Đến năm 1979,98% làng ở Hàn Quốc đã có thể tự lực kinh tế Tinh thần Saemaul Undong đã vượt biêngiới làng quê nông thôn, lan tỏa đến thành phố, không chỉ nằm ở hộ gia đình mà còn làtinh thần của các trường học, công sở Phong trào Samuel Udong được đánh giá là cuộccách mạng tinh thần, đánh thức khát vọng của người dân Hàn Quốc
Ông Lee Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ về Nông – lâm - ngư nghiệp
cho biết “Theo tôi nông dân ở đâu cũng vậy, họ thích làm theo ý mình Bổn phận của Chính phủ là chỉ cho họ thấy làm theo khuyến cáo của Chính phủ có lợi hơn Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản, cho nông dân thuê máy nông nghiệp Tôi nhận ra rằng dù Chính phủ trợ giúp nhưng phải có cạnh tranh mới thành công Mô hình hợp tác xã không thích hợp với cạnh tranh Hãy biến mỗi gia đình, mỗi làng thành một công ty Hàn Quốc đi theo hướng đó.”
2.1.3 Các Chaebols và sự điều hành kinh tế của Chính phủ:
Ai muốn tìm hiểu bí mật của sự thần kỳ kinh tế Hàn Quốc không thể bỏ quaChaebols Chaebols là một sự tập hợp khổng lồ các doanh nghiệp đóng vai trò làm cốt lõicủa nền kinh tế nước này Khái niệm này hình thành từ hai từ trong tiếng Triều Tiên đó làchae và bol, cả hai từ đều khó dịch – chae có nghĩa là sở hữu, tài sản hoặc sự giầu có; pol
có nghĩa là gia đình, họ tộc, nhưng cũng có nghĩa là nhóm lợi ích, phe nhóm
Chaebols là những gã khổng lồ, mà người khổng lồ lớn nhất là Samsung Đối vớiphương Tây thì Samsung chỉ chuyên sản xuất sản phẩm điện tử nhưng thực ra ngành xâydựng mới là chủ lực hàng đầu của tập đoàn này Samsung chính là nhà thầu xây dựng tòanhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai cao 828 mét Samsung cũng đóng tàu biển, cóngành hóa chất khá mạnh, và kinh doanh cả mảng bảo hiểm Kế đó là các tập đoàn đốithủ ngang ngửa như Hyundai và LG
Tuy các Chaebols không được hoạt động kinh doanh ngân hàng nhưng Samsung làhãng bảo hiểm lớn nhất nước đã đầu tư nhiều tiền của và qua đó tìm mọi cách để gây ảnh
Trang 12hưởng, không những chỉ trong nội bộ Chaebol của mình mà vươn xa ra ngoài “Thực tế là
ở Hàn Quốc không thể làm gì nếu đi ngược lại lợi ích của Samsung”, theo lời Bernd Merforth, một người Đức làm ăn sinh sống ở Hàn Quốc từ cuối những năm bẩymươi, phần lớn là làm việc cho Commerzbank Hiện nay ông có mặt trong Hội đồngquản trị Phòng Thương mại châu Âu ở Seoul
Hans-Tuy nhiên Samsung chỉ là một ví dụ điển hình ở một chừng mực nhất định chomột Chaebols “Samsung được tổ chức tương đối tập trung, trái ngược với Hyundai từnăm 2001 đã có các bộ phận khá độc lập với nhau”, Merforth nói Bên cạnh các thái cựcnhư Samsung và Hyundai còn có một loạt Chaebols đan xen, liên kết với nhau và có sứcmạnh khác nhau Khoảng 20 Chaebols gộp lại tạo nên 80% GDP của HQ
Bí mật của thần kỳ về nền kinh tế của Hàn Quốc là ở chỗ, quốc gia này có một nhànước mạnh mẽ - nhưng tuyệt nhiên không phải là một nhà nước tồi tệ “Hàn Quốc đi lênchủ yếu nhờ sự lèo lái của nhà nước”, theo lời Changsoo Kim, giáo sư kinh tế của Đạihọc Quốc gia Busan Busan là thành phố công nghiệp ở phía nam bán đảo Hàn Quốc và
là thành phố quan trọng đứng hàng thứ hai sau thủ đô Seoul “Trong những năm sáumươi nhà nước đã tạo ra một bước ngoặt có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển côngnghiệp của Hàn Quốc và từ đó tạo ra sự phát triển mang tính bùng nổ”, ông Kim nói.Chính phủ đã nhận ra rằng chiến lược thay thế nhập khẩu (tức là tự cung cấp cho thịtrường nội địa bằng các sản phẩm do trong nước sản xuất để tránh phải nhập khẩu) khôngphát huy được tác dụng Mặc dù nhiều nước ở Nam Mỹ thực hiện được chính sách thaythế nhập khẩu này nhưng ở Hàn Quốc thị trường quá nhỏ bé, vả lại nước này lại rất nghèotài nguyên “Sau đó giới hoạch định chính sách đã quyết định đảo ngược, nghĩa là sảnxuất để phục vụ xuất khẩu”, ông Kim cho biết Về mặt chiến lược, điều chỉnh theo kếhoạch 5 năm của Chính phủ tỏ ra khá hiệu quả:
Thứ nhất là, sự thay đổi chiến lược hết sức linh hoạt của Chính phủ Ví dụ chiến
lược công nghiệp hoá hướng về thay thế nhập khẩu trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất(1962-1967) khi có dấu hiệu không thành công đã được điều chỉnh ngay trong kế hoạch.Tiếp theo đó trong từng thập kỷ sự chuyển hướng của Chính phủ từ công nghiệp nhẹ sangcông nghiệp nặng, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ caorất kiên quyết, phù hợp với các điều kiện trong nước và quốc tế đã thay đổi Chính vì thếmặc dù không có tài nguyên, không có công nghệ, không có vốn, chỉ có lao động rẻ,được đào tạo và một Chính phủ khôn ngoan, có hiệu lực, Hàn Quốc đã tận dụng được cơhội, biến nó thành sức mạnh để công nghiệp hoá nhanh
Thứ hai, thực thi đường lối độc lập kinh tế của Hàn Quốc cũng có điểm khác biệt.
Xuất phát từ đặc điểm rất khó khăn là không có tài nguyên, không có vốn, Hàn Quốc đãdám lựa chọn đường lối hội nhập thị trường một cách tích cực, hạn chế đầu tư nước ngoàivới quan điểm các ngành công nghiệp chủ chốt Hàn Quốc phải do người Hàn Quốc nắm,đồng thời dám mạo hiểm vay vốn với quy mô lớn (hơn 50% tổng tài sản doanh nghiệp)tài trợ cho công nghiệp Để trả nợ được vốn vay nước ngoài Chính phủ Hàn Quốc đã lựachọn giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, tiết kiệm tiêu dùng bằng nhiều loại thuế, thậm chíphần nào hy sinh cả phúc lợi xã hội của dân cư để tập trung vốn cho phát triển công
Trang 13nghiệp có thể thấy chính sách khắc khổ đó đã phần nào có hiệu lực, tập trung được vốncho tăng trưởng Nếu như tỷ lệ tiết kiệm của Hàn Quốc vào năm 1960 là 3% GDP thì đếnnăm 1969 là 20% GDP.
Thứ ba, Chính phủ Hàn Quốc vạch ra chương trình công nghiệp hoá, chương trình
xuất khẩu, chương trình làng mới ở nông thôn nhưng rất ít khi Nhà nước Hàn Quốcdùng doanh nghiệp Nhà nước để giải quyết vấn đề Phương thức điều hành của Chínhphủ là dùng tín dụng ưu đãi để định hướng các doanh nghiệp tư nhân Vì thế các doanhnghiệp thành công trong hoạt động xuất khẩu, trong công nghiệp, đa phần đều là doanhnghiệp tư nhân Tuy nhiên, do lựa chọn của Chính phủ chú trọng vào một vài doanhnghiệp có khả năng và tạo cho chúng độc quyền, cung cấp vốn cho chúng thậm chí bảo
hộ thị trường cho chúng nên đã dẫn đến mô hình tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoádựa vào các công ty lớn (Chaebol), không hỗ trợ thích đáng các doanh nghiệp vừa và nhỏ
nên đã dẫn đến hai kết quả tiêu cực: Một mặt, các Chaebol do được hưởng ưu đãi tín
dụng của Nhà nước nên hoạt động thiếu tính cạnh tranh, chất lượng hàng hoá do đó chưa
được chú trọng đúng mức và nền kinh tế kém năng động Mặt khác , mối quan hệ thân
thiện giữa giới quản lý tài chính Nhà nước và giới quản lý Chaebol đã là điều kiện gây ranhững quan hệ mờ ám giữa chính trị và kinh tế, làm cho tình hình tài chính doanh nghiệpkhó bị kiểm soát Đây là một trong những nguyên nhân gây khủng hoảng kinh tế 1997-
1998 ở Hàn Quốc
Thứ tư , Chính phủ Hàn Quốc đã tỏ rõ quyết tâm thực hiện đến cùng các chương
trình của mình Điều đó vừa khẳng định hiệu lực quản lý cao của Nhà nước, vừa giúpNhà nước có được những nhận thức, kinh nghiệm điều hành tốt nền kinh tế.Và khi khảnăng định hướng bằng kế hoạch đã hết, Chính phủ Hàn Quốc đã biết lựa chọn giải phápkhuyến khích doanh nghiệp và thị trường giải quyết thông tin theo hướng có lợi nhất chodoanh nghiệp Sự ưu tiên lúc đầu cho tăng trưởng, trì hoãn các nhiệm vụ xã hội mà Nhànước phải bảo đảm nhiệm vụ cũng đã được điều chỉnh theo mức độ tiến bộ của nền kinhtế
Kết quả là, người Hàn Quốc thu được ngoại tệ và lại càng có khả năng nhập khẩunhiều hơn, chất lượng đời sống được cải thiện Trong những năm bẩy mươi diễn ra bướcngoặt có ý nghĩa quyết định thứ hai – chính phủ quyết định đẩy mạnh phát triển côngnghiệp nặng và công nghiệp hóa chất Giáo sư Kim nói: “Trong nhiều thập niên chínhphủ đã đóng vai trò quyết định về phát triển kinh tế” Không những thế, chính quyềnquân sự độc tài được hình thành sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Triều tiên năm 1953 vàmãi đến năm 1987 mới chấm dứt
2.1.4 Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài (FDI):
Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc không có gì nổi bật ngoại trừgiai đoạn từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ (1997-1998) Trước đây khi khủnghoảng, chính sách công nghiệp hoá của Hàn Quốc dựa chủ yếu vào vốn vay nước ngoàichứ không phải chú trọng thu hút đầu tư trực tiếp Cội nguồn của chính sách này là thái
độ không thiện cảm của người dân và Chính phủ Hàn Quốc đối với đầu tư trực tiếp nướcngoài Hơn nữa trước khi khủng hoảng xảy ra, Hàn Quốc đã rất thành công trong tăng
Trang 14trưởng kinh tế dựa trên nguồn vốn vay cộng với mua bằng sáng chế phát minh của nướcngoài Mặc dù Chính phủ đã thành lập khu chế xuất Masan nhưng vai trò của khu chếxuất này đối với nền kinh tế còn hạn chế.
Sau khủng hoảng kinh tế tài chính (1997-1998), một mặt, Chính phủ Hàn Quốc đã
mở rộng khuyến khích đối với đầu tư nước ngoài trên các lĩnh vực như: Ban hành luậtxúc tiến đầu tư nước ngoài; mở rộng ưu đãi thuế cho đầu tư nước ngoài về thời gian (7năm), về ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, về tỷ lệ chiếm giữ cổ phiếu ; thành lập cơ quan tưvấn đầu tư nước ngoài Mặt khác, thái độ của người dân đối với đầu tư nước ngoài đã có
sự thay đổi theo hướng tích cực Chính vì vậy đầu tư nước ngoài tại Hàn Quốc đã mởrộng nhanh chóng
2.1.5 Giáo dục cũng phát triển ấn tượng:
Không chỉ phát triển về kinh tế, mà hệ thống giáo dục đại học của Hàn Quốc cũngphát triển rất ấn tượng Năm 1945, sau khi giành được độc lập, Hàn Quốc chỉ có 7.819sinh viên Nhưng đến năm 1998, tỉ lệ ghi danh đại học đã 98%, cao nhất trong các nướcthuộc khối OECD Theo số liệu thống kê chính thức, năm 2010, Hàn Quốc có 3,2 triệusinh viên đại học và 316 ngàn sinh viên sau đại học Các đại học Hàn Quốc đã bắt đầutạo được uy danh trên trường quốc tế Đại học Quốc gia Seoul được xem là một trongnhững đại học hàng đầu của Á châu (đứng hạng 13) và trên thế giới (hạng 124, theo bảngxếp hạng của THES) Nhiều đại học khác như Chungnam, Chonbuk, Chonnam, Pusan,Sogang, Inha, cũng đã trở thành những cái tên đáng kính nể trong vùng và trên thế giới.Các đại học Hàn Quốc, công cũng như tư, đã thu hút sinh viên ngoại quốc, kể cả ViệtNam, đến theo học
Giáo dục cơ sở: Quá trình phát triển giáo dục đại học của Hàn Quốc tùy thuộc một
phần vào hệ thống giáo dục tiểu học và trung học Nhìn vào bảng số liệu phía dưới bàinày, chúng ta thấy số học sinh tiểu học tăng đến mức đỉnh vào những năm cuối thập niên
1960, và số học sinh trung học tăng đến mức đỉnh vào thập niên 1970 và 1980 Sự tăngtrưởng này tạo nên một áp lực "nút chai" cho đại học Chính vì thế mà hệ thống đại họcphải phát triển để đáp ứng nhu cầu giáo dục đại chúng Theo một phân tích của cácchuyên gia Hàn Quốc, phát triển giáo dục tiểu học và trung học cũng góp phần quantrọng vào việc tạo nên nền kinh tế công nghiệp như hiện nay Hệ thống giáo dục tiểu họccung cấp nhân lực cho các ngành công nghiệp nhẹ trong thập niên 1960 và 1970 Giáodục trung học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành công nghiệp cao hơn và nặng nhưhóa học vào thập niên 1970 và 1980, thời gian mà Hàn Quốc đang ở giữa giai đoạn côngnghiệp hóa Giáo dục đại học chỉ trở nên quan trọng vào thập niên 1990, khi kinh tế trithức và kinh tế dựa vào công nghệ tiên tiến bắt đầu hình thành Do đó, nền kinh tế củaHàn Quốc có sự đóng góp quan trọng của hệ thống giáo dục cơ sở, chứ không phải chỉgiáo dục đại học
Vai trò của trường tư: Nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục đại học gia tăng nhanh
chóng, trong khi hệ thống GD công không đủ đáp ứng, hệ thống giáo dục tư nhân đã hìnhthành Hơn 80% sinh viên Hàn Quốc theo học tại các đại học tư Chính phủ Hàn Quốckhuyến khích các đại học tư thục bằng cách chuyển đầu tư cho giáo dục trung học và tiểu
Trang 15học sang giáo dục đại học tư Một điều đáng chú ý là Chính phủ Hàn Quốc cho các đạihọc tư tự chủ về tài chính và tuyền sinh Ngày nay, có thể nói rằng số đại học tư của HànQuốc có tên tuổi trên trường quốc tế không thua kém đại học công.
Chất lượng giáo dục: Vì sự tăng trưởng nhanh của giáo dục đại học, Chính phủ
Hàn Quốc rất chú trọng đến vấn đề chất lượng Họ dùng 3 phương tiện để kiểm soát chấtlượng Thứ nhất, phát triển hệ tiêu chuẩn để công nhận đại học và chương trình giảng dạy(accreditation) Thứ hai, dùng các chỉ tiêu về thành tựu trong đào tạo và nghiên cứu khoahọc để cấp ngân sách cho đại học Thứ ba, Chính phủ và giới kĩ nghệ đầu tư vào nghiêncứu khoa học và dùng nghiên cứu khoa học làm thước đo để cung cấp ngân sách cho cácđại học Hiện nay, khoảng 3,5% GDP của Hàn Quốc dành cho nghiên cứu và phát triển,
và tỉ trọng này thuộc mức cao nhất trong các nước OECD
Mô hình giáo dục đại học của Hàn Quốc là một hỗn hợp giữa hai mô hình Đức và
Mĩ Mô hình giáo dục đại học của Đức (mô hình Humboldt) nhấn mạnh đến tự do họcthuật, đào tạo những chuyên gia tinh hoa (elite), và cơ cấu khoa bảng rất "giai cấp" Môhình của Mĩ mở rộng đại học cho đại chúng, sinh viên phải đóng tiền, khuyến khích tưnhân, và hệ thống tín chỉ Cùng với việc mở rộng đại học cho đại chúng, Hàn Quốc cũng
cố gắng xây dựng các đại học elite, đại học đặt nặng về nghiên cứu khoa học, và cho đếnnay hai "hệ thống" đại học này song hành nhau và bổ sung cho nhau Thật ra, trongnhững năm sau này, hệ thống giáo dục đại học của Hàn Quốc có mô hình theo hệ thốngcủa Mĩ gần như tuyệt đối Điều này cũng dễ hiểu vì rất nhiều giáo sư đại học của HànQuốc được đào tạo từ Mĩ hoặc là Hàn kiều hồi hương, và những người này đã xây dựng
và góp phần vào sự phát triển vượt bậc của nền giáo dục đại học Hàn Quốc
Tóm lại, sự thần kỳ của Hàn quốc là tổng hợp của nhiều yếu tố thuận lợi như: sự
ủng hộ của Mỹ và các nước phương Tây, chiến lược công nghiệp hoá hướng ngoại đúngđắn từ khi các nước khác vẫn còn theo đuổi chiến lược hướng nội nên đã tận dụng được
cơ hội hiếm hoi, Nhà nước hoạch định chính sách đúng, linh hoạt và thực thi hiệu quả,dân tộc có ý chí làm giàu và được giáo dục tốt Tuy nhiên, sự thần kỳ đó không tránhkhỏi các mâu thuẫn, mất cân đối tiềm tàng làm bùng nổ khủng hoảng như cơ cấu kinh tếquá chú trọng doanh nghiệp lớn, chính sách tín dụng và tài chính công chưa minh bạch,
nợ và phụ thuộc vào thị trường thế giới
2.2 Vai trò của Nhà nước trong sự phát triển kinh tế ở Đài Loan:
Đài Loan là một hòn đảo có tổng diện tích 36.000km2, cách bờ biển Đông Nam lụcđịa Trung Hoa khoảng 160km, được ngăn cách bởi tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc bởi
eo biển Đài Loan, cách Philipin 350 km về phía Nam, cách Nhật Bản 1.070 km về phíaBắc Tuy là hải đảo, nhưng 2/3 diện tích Đài Loan lại là đồi núi cao và rừng cây rậm rạp,
và có lẽ cũng chính điều này đã tạo nên khung cảnh thiên nhiên đặc sắc, tươi xanh chovùng đất nơi đây Không chỉ được biết đến bởi vẻ đẹp thiên nhiên, Đài Loan còn đượcmệnh danh là “con rồng châu Á” với nền kinh tế phát triển vào hàng bậc nhất ở khu vựcchâu Á Ngoài sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề nông-lâm-ngư nghiệp chủ yếudựa vào tài nguyên thiên nhiên phong phú, Đài Loan còn phát triển nhanh chóng về cảcác ngành thương mại, kỹ thuật, điện tử hiện đại Xuất khẩu là động lực cung cấp chính
Trang 16cho công nghiệp hóa Đài Loan thặng dư thương mại, và tiền dự trữ nước ngoài được xếpvào loại lớn so với những nước phát triển Có nhiều tập đoàn công nghiệp lớn, ngoài racòn có khoảng 80.000 xí nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng số xí nghiệp ở Đài Loan,đạt 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 60% tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu Các xínghiệp vừa và nhỏ đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của Đài Loan trong suốt 40năm qua và cũng là nơi sử dụng lao động nước ngoài nhiều nhất Mức thu nhập bình quântheo đầu người là 14.000USD/năm, xếp thứ 25 trên thế giới Sau Chiến tranh Thế giới lầnthứ hai, nền kinh tế - xã hội Đài Loan lâm vào tình trạng vô cùng rối ren, bế tắc Sản xuấtđình đốn, hàng hoá khan hiếm, lạm phát với tốc độ “ngựa đứt dây cương”, nạn thamnhũng, tiêu cực, trộm cắp hoành hành nghiêm trọng trong xã hội Có thể nói, vào nhữngnăm cuối thập kỷ 40 của thế kỷ XX, nền kinh tế - xã hội Đài Loan đứng trước nguy cơsuy thoái chưa từng thấy, thách thức đối với người dân Đài Loan lúc này không chỉ là đóinghèo, lạc hậu, mà còn là nguy cơ suy tàn, sụp đổ Vậy mà, chưa đầy 30 năm sau, thếgiới không khỏi thán phục trước sự trỗi dậy và biến đổi lớn lao của Đài Loan Từ một nềnkinh tế nông nghiệp trì trệ, lạc hậu, Đài Loan bước vào hàng các nước và khu vực côngnghiệp mới và được đánh giá là một trong “những nền kinh tế thần kỳ ở Châu Á” Tốc độtăng trưởng trung bình hàng năm của Đài Loan trong thập kỷ 50 là 8%, thập kỷ 60 là9,1%, thập kỷ 70 là 10%, thập kỷ 80 là 8,1% và thập kỷ 90 (tính đến hết năm 2000) là6,3% Từ một xã hội nghèo nàn, hỗn loạn, Đài Loan trở thành một hòn đảo ổn định vớimức thu nhập bình quân đầu người thuộc loại cao trên thế giới: 169 USD vào năm 1952tăng lên 1.132 USD vào năm 1976 và đạt 14.216 USD vào năm 2000 Hơn thế, Đài Loancòn là khu vực vừa có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định, vừa nhanhchóng thu hẹp được khoảng cách giàu nghèo đến một tỷ lệ khá lý tưởng Tất cả nhữngđiều đó là nhờ những chính sách cải cách phù hợp của Nhà nước Đài Loan trong quátrình đưa đất nước đi lên.
2.2.1 Các chính sách, giải pháp trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
a) Chính sách tự do hoá kinh tế và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô:
Chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa về xuất khẩu, chính quyền ĐàiLoan đã thực thi chính sách tự do hóa kinh tế thị trường nhằm huy động các nguồn lựccho công nghiệp hóa thông qua các biện pháp như cải cách chế độ tỷ giá, thực hiện chínhsách thuế ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư tư nhân, nới lỏng kiểm soát xuất nhập khẩu
và tiến tới chính sách tự do mậu dịch
Trong thực hiện chiến lược mới, mặc dù theo mục tiêu gia tăng xuất khẩu nhưngNhà nước Đài Loan vẫn kiên trì phương châm “phát triển trong ổn định” Do vậy, nhiềubiện pháp đã áp dụng để thực hiện là chú trọng cân bằng ngân sách, kiểm soát và ngănchặn tình trạng lạm phát Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhất trong sốnhững giải pháp nhằm ổn định môi trường kinh tế vĩ mô để khuyến khích đầu tư pháttriển Khi xuất hiện lạm phát Nhà nước đều áp dụng những biện pháp hữu hiệu để ngănchặn, ví dụ như để chống lạm phát năm 1970, Chính phủ đã thực hiện thắt chặt tiền tệbằng cách nâng lãi suất ngân hàng, đồng thời điều chỉnh giá cả hàng hóa và lao độngtrong phạm vi cho phép Nhờ vậy, chỉ trong một thời gian ngắn chỉ số giá tiêu dùng đã
Trang 17giảm xuống, lạm phát bị chặn đứng Thực tế, sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô đãtạo điều kiện gia tăng nguồn vốn, nhất là vốn của khu vực tư nhân cho đầu tư phát triển.b) Chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược mới, Nhà nước Đài Loan xác định côngnghiệp là ngành chủ đạo, đặc biệt là các ngành hướng về xuất khẩu, còn nông nghiệp vàdịch vụ đóng vai trò hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp Chính quyền Đài Loan đã đề racác chính sách nhằm điều chỉnh cơ cấu ngành cũng như cơ cấu nội bộ ngành để thực hiệnmục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu
- Về công nghiệp, những năm 1960, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiềulao động, quy mô nhỏ và kỹ thuật không đòi hỏi cao, chủ yếu là công nghiệp nhẹ và lắpráp Đầu những năm 1970, khuyến khích phát triển công nghiệp có hàm lượng vốn và kỹthuật cao, đồng thời phát triển một số ngành công nghiệp nặng, công nghiệp hoá chấtnhằm sản xuất nguyên liệu, máy móc và thiết bị thay cho nhập khẩu Từ cuối những năm
1970, Chính phủ Đài Loan ưu tiên phát triển các loại hình công nghiệp công nghệ cao,sản phẩm có giá trị gia tăng lớn
- Về khu vực dịch vụ, chính quyền Đài Loan khuyến khích phát triển những ngànhdịch vụ phục vụ sản xuất như vận tải, thông tin, dịch vụ tài chính, tiền tệ nhằm điềuchỉnh cơ cấu dịch vụ theo hướng hiện đại hóa
- Về nông nghiệp, chính sách của Nhà nước tập trung phát triển một số loại sản phẩmcây trồng, vật nuôi có năng suất cao để phục vụ xuất khẩu
c) Chính sách huy động nguồn lực tài chính cho công nghiệp hoá:
Trong nội dung chiến lược mới, chính quyền Đài Loan xác định khu vực kinh tế tưnhân là xương sống của nền kinh tế, của sự phát triển Tuy nhiên, vai trò quan trọng củakhu vực kinh tế Nhà nước vẫn không bị xem nhẹ trong cũng cấp các dịch vụ công cộng
và hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân Đây chính là cơ sở để Chính phủ Đài Loan ban hànhcác chính sách nhằm huy động nguồn lực tài chính cho công nghiệp hóa:
- Đảm bảo cân đối ngân sách nhằm tập trung chi cho công nghiệp hoá:
Chính phủ Đài Loan rất coi trọng việc đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước vớiviệc hạn chế các khoản chi tiêu của Nhà nước, đặc biệt là các khoản chi tiêu thườngxuyên Năm 1960, chi thường xuyên của Nhà nước chỉ chiếm 19% GDP Theo số liệuthống kê, từ sau 1961, ngân sách Nhà nước ở Đài Loan đảm bảo cân bằng và có thặng dư.Điều đó cho phép Chính phủ Đài Loan tập trung vốn cho công nghiệp hóa, đặc biệt choxây dựng cơ bản
Về cơ bản, các khoản đầu tư của Nhà nước đều nhằm mục đích ching là tạo môitrường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân Với những ngành côngnghiệp mới đòi hỏi vốn lớn, nhiều rủi ro, Nhà nước có thể đầu tư toàn bộ bằng nguồn vốn
từ ngân sách hoặc góp cổ phần Khi những ngành này phát triển, hoạt động kinh doanh cóhiệu quả thì Chính phủ dần bán lại cổ phần cho tư nhân để tập trung cho các lĩnh vựckhác Điều đáng chú ý là khu vực doanh nghiệp Nhà nước tập trung vào một số ngành
Trang 18then chốt như công nghiệp khai khoáng, giao thông vận tải, năng lượng Từ những năm
1070, các doanh nghiệp Nhà nước tập trung chủ yếu vào một số ngành công nghiệp nặnghiện đại như đóng tàu, sắt thép…, công nghiệp quốc phòng và dịch vụ công cộng
- Chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân:
Để biến tiết kiệm thành các khoản đầu tư có hiệu quả vào sản xuất, Chính phủ ĐàiLoan đã kiên trì chính sách phát triển công nghiệp và có những cam kết mạnh mẽ đối vớimục tiêu phát triển đã khiến các nhà đầu tư tin tưởng vào sự nhất quán trong các chínhsách kinh tế của Nhà nước Các chính sách cụ thể:
+ Chính quyền Đài Loan đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật nhằm tạo môitrường pháp lý ổn định để khuyến khích đầu tư tư nhân Tiêu biểu như các điều luật: “Điều lệ chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân”, “Quy định vềkhen thưởng đầu tư” Đồng thời nhằm khuyến khích phát triển cách ngành công nghiệp
có khả năng xuất khẩu, Chính phủ đã nới lỏng các biện pháp nhập khẩu như cho phép tự
do nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu và có chính sách miễn hoặc giảm thuế đốivới việc nhập khẩu các sản phẩm cần thiết phục vụ sản xuất và các ngành xuất khẩu Nhànước còn cho phép các công ty tư nhân được tự do xuất khẩu, được hưởng chế độ miễn
và giảm thuế đối với một số sản phẩm xuất khẩu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranhcủa hàng hóa Đài Loan trên thị trường quốc tế
+ Để huy động tối đa nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, Chính phủ khuyếnkhích thứ hiện mô hình cơ cấu công nghiệp hai tầng với tầng trên là các xí nghiệp quy môlớn, được trang bị kỹ thuật, công nghệ mới hiện đại có nhiệm vụ đóng vai trò chủ lực điđầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tầng dưới là các xí nghiệp quy mô nhỏ hoặcnhững xưởng nhỏ, thậm chí quy mô hộ gia đình nằm rải rác khắp nơi, hoạt động như các
vệ tinh có nhiệm vụ lắp ráp hoặc gia công những bộ phận rời
+ Nhà nước còn thực hiện những chính sách trợ cấp, chính sách tín dụng lãi suất thấp.Những chính sách ưu đãi và khuyến khích của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi chokinh tế tư bản tư nhân phát triển Đến những năm 1980, khu vực tư nhân có hơn 100 tậpđoàn doanh nghiệp lớn, hơn 70 vạn doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) với tổng vốnđầu tư là 7,2 tỷ USD, đóng góp 51,5% tổng vốn đầu tư của Đài Loan Tính đến năm
1982, các DNVVN chiếm 99,5% trong tổng số doanh nghiệp và chiếm 70% số lao động
có việc làm, chiếm 55% giá trị tăng thêm và 65% tổng kim ngạch xuất khẩu
- Tăng cường huy động nguồn vốn từ các tầng lớp dân cư thông qua hệ thống ngân hàng
và các trung gian tài chính:
+ Để tăng khả năng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế cho đầu tư phát triển, Nhà nước đãthực hiện chính sách lãi suất thực dương Nhà nước còn quy định miễn thuế thu nhập đốivới cá nhân có khoản thu nhập từ lãi suất tiền gửi ngân hàng với thời hạn gửi hai năm.Bên cạch đó, do tâm lý của người dân Đài Loan là tiết kiệm trong chi tiêu nên tỷ lệ cánhân ở Đài Loan ở mức cao Từ 1952 đến 1980, tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm trong dân cư ĐàiLoan tăng gấp 7 lần, từ 3% lên 21% thu nhập sau thuế
Trang 19+ Nhà nước cho phép tạo điều kiện cho sự ra đời của các tổ chức tài chính phi ngânhàng như các công ty bảo hiểm, các công ty đầu tư uỷ thác, các công ty tài chính ngắnhạn thực hiện chức năng huy động vốn cho đầu tư phát triển Cuối năm 1970, Đài Loansửa đổi điều lện quản lý ngoại hối và xây dựng “trung tâm giao dịch ngoại hối” Cùngthời gian đó, thị trường tiền tệ chính thức ra đời đã góp phần cũng ứng vốn ngắn hạn chocác doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chính sách thu hút nguồn vốn nước ngoài Đài Loan cũng chú ý khai thác nguồn vốn từ nước ngoài bao gồm vốn viện trợ, vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp:
Để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Nhà nước Đài Loan đãkhông ngừng cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc ban hành hệ thống pháp luậtđồng bộ; xây dựng các khu chế xuất; có chính sách đảm bảo đặc quyền và ưu đãi về thuếcho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài Với những biện pháp tích cực, tỷ lệ tích lũy ởĐài Loan đã đạt 32,1% GDP trung bình hằng năm trong giai đoạn 1971-1980 Tốc độtăng vốn của Đài Loan trong thời kỳ 1960-1980 bình quân là 14,6% Cùng với các chínhsách và biện pháp huy động vốn cho công nghiệp hóa, Đài Loan cũng có chính sách vàbiện pháp phân bổ sử dụng vốn có hiệu quả Trong các kế hoạch phát triển kinh tế, Nhànước công bố công khai nguồn vốn huy động được (tích lũy trong nước, vốn ODA, vốnvay nước ngoài) để phân bổ cho các dự án đầu tư Với nguồn vốn đầu tư của tư nhântrong nước và nguồn vốn FDI, Nhà nước luôn có định hướng như cầu đầu tư thông quacác biện phá khuyến khích, thực hiện chế độ ưu đãi về tài chính, thuế quan đối với nhữngngành ưu tiên, đặc biệt cho khu vực xuất khẩu
d) Chính sách phát triển khoa học - công nghệ - chính sách nhập khẩu công nghệ:
Trong những năm 1960, Nhà nước khuyến khích nhập khẩu các dây chuyền sảnxuất đồng bộ nhằm phát triển các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, cần ít vốnđầu tư Những năm 1980, Đài Loan triển khai nhập khẩu các công nghệ cao để phát triểncác ngành đòi hỏi vốn và kỹ thuật nhiều hơn Do vậy, công nghệ sản xuất của các ngànhluyện kim, đóng tàu, máy điện, viễn thông,… từng bước nâng cấp
- Để tạo thúc đẩy chuyển giao công nghệ thông qua FDI, Nhà nước áp dụng chế độthuế ưu đãi với các công ty nước ngoài đầu tư vào những ngành kỹ thuật cao Để thúc đẩychuyển giao công nghệ, tiếp nhận và sử dụng hiệu quả công nghệ chuyển giao gắn với sựhình thành các ngành công nghiệp kỹ thuật cao là xây dựng các khu chế xuất với hệ thống
cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và phát triển nguồn nhân lực khoa học- kỹ thuật Thực tế,xét về chuyển giao công nghệ, Đài Loan là một trong những quốc gia và vùng lãnh thổđược hưởng lợi nhiều từ FDI và các hợp động phụ với Nhật Bản Nhiều nhà nghiên cứu
đã khẳng định rằng Đài Loan đã thành công trong việc trở thành một khâu trong dâychuyền sản xuất của các công ty siêu quốc gia
- Chú trọng nâng cao năng lực khoa học - công nghệ quốc gia Trong những năm 1980,ngân sách đầu tư cho khoa học - công nghệ trung bình tăng 20% hàng năm Nhà nước ĐàiLoan rất chú trọng khuyến khích tư nhân và có chính sách phối hợp, hỗ trợ khu vực kinh tế
Trang 20tư nhân đầu tư nghiên cứu và triển khai (R&D) Các dự án R&D trong ngành công nghiệpđược Chính phủ giao cho Viện nghiên cứu công nghiệp (ITRI) quản lý với chức năng chỉđạo ID những kỹ thuật theo nội dung của các dự án được ký với cơ quan cấp vốn là Bộkinh tế Đài Loan Chính quyền Đài Loan còn cho xây dựng khu vực công nghiệp gần ITRI
để tạo điều kiện cho các kết quả nghiên cứu được thử nghiệm, ứng dụng tại các cơ sở kinhdoanh
- Nhà nước cũng chú trọng phát triển thị trường công nghệ và có chính sách ưu đãi,bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Cơ quan Nhà nước đã tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ
và triển lãm công nghệ nhằm tạo điều kiện cho các nhà tế tạo công nghệ và các doanhnghiệp có thể tiếp cận, trao đổi công nghệ cần mua và quảng cáo công nghệ cần bán Hoạtđộng giao dịch mua bán công nghệ có thể tiến hành nhanh chóng với sự giúp đỡ của cácchuyên gia tư vấn về công nghệ có thể tiến hành nhanh chóng với sự giúp đỡ của cácchuyên gia tư vấn về công nghệ, về tài chính và pháp luật Nhờ đó, các doanh nghiệp ĐàiLoan có thể chủ động tiếp cận với thông tin công nghệ cập nhật, chính xác và góp phần làmgiảm thiệt hại trong tiếp cận chuyển giao công nghệ
e) Chính sách phát triển nguồn nhân lực:
Thực tế, Chính phủ Đài Loan có một tầm nhìn chiến lược toàn diện cho sự phát triểnnguồn lực con người nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo nguồn nhân lực được đào tạo vềvăn hóa, kỹ năng nghề nghiệp cho CNH, HĐH Chính sách giáo dục - đào tạo của ĐàiLoan tập trung vào mục tiêu mở rộng hệ thống các trường học, cơ sở đào tạo Thực tế, khithực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, Đài Loan đã hoàn thành phổcập tiểu học nhằm chuẩn bị lực lượng lao động cần thiết cho sự phát triển các ngành côngnghiệp trong giai đoạn sau Từ cuối những năm 1950, Đài Loan tập trung phát triển hệthống các trường dạy nghề đào tạo lao động có trình độ đại học, dành ưu tiên cao độ chocác trường học đẳng cấp, nơi đào tạo ra những kỹ sư, nhà khoa học, nhà quản lý, và nhữngquan chức Chính phủ để đáp ứng yêu cầu thực tế Chính phủ Đài Loan cũng rất chú trọngkhuyến khích sinh viên du học, nhất là các nước phát triển, đồng thời có những biện phápkhuyến khích thích đáng để thu hút sinh viên về nước Chính phủ Đài Loan còn mời cácchuyên gia nước ngoài làm việc với chế độ lương cao, trao quyền độc lập trong nghiên cứu
và xây dựng cac chương trình nghiên cứu riêng
Nhìn chung, chính sách phát triển giáo dục - đào tạo đã giúp cho Đài Loan có mặtbằng dân trí cao Hoạt động dạy nghề đã cung cấp cho dân di cư từ nông thôn ra thành thịnhững kỹ năng cần thiết, giúp họ có thể tìm được việc làm trong các nhà máy với mức thunhập tốt hơn Mức độ tiếp cận giáo dục đại học của Đài Loan được mở rộng nhanh chóng.Năm 1982, trong số 6.811.000 lao động có 1.465.000 người tốt nghiệp các trường trungcấp và đào tạo nghề (chiếm 21,51%), 758.000 người tốt nghiệp các trường đại học, caođẳng và sau đại học (chiếm 11,12%)
f) Chính sách khuyến khích xuất khẩu:
- Nhằm khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ Đài Loan tiến hành cải cách chế độ tỷ giáhối đoái theo hướng thực hiện chế độ một tỷ giá hối đoái thống nhất và hạ giá đồng tiền
Trang 21mới Đài Loan 62% Đồng thời, Chính phủ nới lỏng kiểm soát nhập khẩu và thực hiệnchính sách tự do hoá đối với các đầu vào nhập khẩu cần thiết cho việc sản xuất hàng xuấtkhẩu Từ cuối những năm 1960, Chính phủ Đài Loan đã thông qua danh mục 201 mặthàng được tự do xất nhập khẩu, năm 1970 có thêm 1056 mặt hàng và đến năm 1973 lại
có thêm 824 mặt hàng Chính sách cải cách tỷ giá và việc tự do hóa nhập khẩu đã tạo ra
tỷ giá hối đoái được xác lập dựa trên quan hệ cung - cầu và trên cơ sở đó tạo điều kiệnxác lập một cách đúng đăn giá cả các yếu tố sản xuất
- Chính quyền có chính sách bảo hộ và trợ cấp với nhiều hình thức, thực hiện khenthưởng cho những cơ sở có doanh thu xuất khẩu Để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nănglực cạnh tranh và mở rộng xuất khẩu, chính quyền Đài Loan có chính sách bảo hộ và trợcấp với nhiều hình thức, nhất là chế độ thuues ưu đã với các loại hàng xuất khẩu và vật tưnhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu , Nhà nước quy định, những xí nghiệp có trên50% sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế 5 năm, những xí nghiệp tăng đầu tư được miễnthuế thêm 4 năm, những xí nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để gia công xuất khẩu được ápdụng chế độ hoàn thuế, lãi suất tiền vay cho sản xuất xuất khẩu thấp hơn lãi suất cáckhoản vay thông thường Thủ tục hải quan cũng được đơn giản hóa, hủy bỏ bớt một sốthủ tục không cần thiết
- Thành lập các khu chế xuất (Cao Hùng, Nam Tử, Đài Trung) nhằm thu hút các nhàđầu tư nước ngoài để thúc đẩy xuất khẩu Giai đoạn từ 1966 đến 1978, tổng kim ngạchxuất khẩu của ba khu chế xuất là 7 tỷ USD, xuất siêu 1,68 tỷ USD
g) Chính sách xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng:
Để tạo điều kiện cho sự phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu và tạo sự liênkết giữa các ngành kinh tế, Đài Loan đã chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở
hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ, bao gồm hệ thống giao thông vận tải, khu côngnghiệp Chính quyền Đài Loan đã đầu tư toàn bộ tư nguồn ngân sách Nhà nước cho cáccông trình then chốt như đường sắt, đường bộ, sân bay, bến cảng, điện lực, hệ thống cũngcấp nước, các công trình công cộng,…Đầu tư cho giao thông vận tải chiếm khoảng 10%tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn 1953-1972 Từ năm 1974, Nhà nướcĐài Loan đã cho xây dựng một số hạng mục giao thông vận tải lớn như đường cao tốcBắc Nam, cảng mậu dịch quốc tế Đài Trung, đường sắt Bắc Hồi, cảng Tô Áo, sân bayquốc tế Đài Nguyên,…
2.2.2 Những giai đoạn phát triển của các khu công nghiệp:
Sự phát triển kinh tế ở Đài Loan đã tạo nên sự thay đổi lớn trong cơ cấu côngnghiệp Chẳng hạn theo như số liệu của sản phẩm quốc nội thực (NDP), đóng góp củakhu vực nông nghiệp giảm từ 38,3% xuống còn 6,5% trong thời gian từ năm 1953 đến
1986 Cùng trong khoảng thời gian đó, khu vực công nghiệp tăng lên từ 17,7% lên mức47,1% và khu vực dịch vụ vẫn giữ nguyên ở mức 45% Khu vực công nghiệp đã trở thànhmột khu vực rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Đài Loan Ở đây chính quyền
đã đóng một vai trò quan trọng để hỗ trợ sự tăng trưởng công nghiệp Nó giúp thiết kế
các khu công nghiệp trên khắp Đài Loan Theo như Báo cáo năm 2005 về Phát triển và