e) Giai đoạn đa chức năng (từ 1991 trở đi):
2.3.1. Đối với phát triển công nghiệp:
Thứ nhất, tạo dựng môi trường cho ngành công nghiệp phát triển. Chính sách phát
triển công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong tổng thể quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khi nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập và toàn cầu hóa sâu rộng. Trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung vào các chính sách tạo dựng môi trường thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển và chính sách ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Theo ông Vương Đình Huệ, để tạo dựng môi trường thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển cần nhận thức đầy đủ hơn về vai trò và tác động của khu vực FDI trong nền kinh tế. Khu vực kinh tế trong nước có phát triển, có thâm nhập được vào chuỗi giá trị toàn cầu hay không phải thuộc chủ yếu vào nỗ lực bản thân các doanh nghiệp nội địa và môi trường kinh doanh trong nước chứ không thể trông cậy và sự hỗ trợ của các doanh nghiệp FDI. Đặc biệt, nên tập trung thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển công nghiệp. Loại hình doanh nghiệp này chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp trong nước, đóng góp gần 50% GDP cả nước nhưng mới chỉ đóng góp khoảng 10% trong xuất khẩu.
Thứ hai, lựa chọn lợi thế so sánh vượt trội. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận
định, đến nay, kết quả phát triển của các ngành công nghiệp mũi nhọn và ưu tiên này đều rất khiêm tốn. Số ngành có thể làm chủ từ khâu quy hoạch, lên kế hoạch, thiết kế, thi công... chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí, các ngành chế tạo, điện tử do doanh nghiệp FDI dẫn đầu mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp, sử dụng nhân công giá rẻ, ưu đãi về đất đai hạ tầng và thuế. Đầu tư phát triển chiều sâu chưa nhiều. Để xác định được đúng và trúng các ngành mũi nhọn, theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, phải xác định được ngành có thế mạnh chỉ riêng có của Việt Nam hay nói cách khác Việt Nam có những lợi thế so sánh vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Bước tiếp theo là đề ra các chính sách và thực hiện như thế nào để thành công. Bởi mấu chốt của quá trình phát triển công nghiệp là ở việc xây dựng và thực thi các chính sách nhằm phát triển ngành chứ không chỉ dừng lại ở việc lựa chọn được ngành công nghiệp mũi nhọn.
Thứ ba, tăng trưởng gắn với nâng cao trình độ công nghệ. Trên cơ sở nghiên cứu,
phân tích, đánh giá hiện trạng công nghiệp Việt Nam, việc đề xuất chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam thời gian tới cần dựa trên các quan điểm: Khai thác triệt để lợi thế trong nước và cơ hội quốc tế; tham gia chủ động và hiệu quả vào mạng lưới sản xuất công nghiệp khu vực và quốc tế; thu hút đầu tư có chọn lọc; huy động tối ta mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế; phát triển các ngành, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn, quy trình công nghệ hiện đại. Trên quan điểm chiến lược đó, nội dung chiến lược và các định hướng ưu tiên của công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới bao gồm: điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, phân bố không gian công nghiệp.
Về vấn đề điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp: từng bước điều chỉnh từ chủ yếu dựa trên số lượng sang chất lượng, dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả. Điều chỉnh gắn với nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam. Tăng trưởng gắn với nâng cao trình độ công nghệ, năng suất lao động. Tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp.
Phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên: khai thác một cách hiệu quả do nguồn lực này là có hạn. Việt Nam cần lựa chọn hợp lý để tạo động lực cho phát triển. Các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên bao gồm: công nghiệp chế biến, chế tạo; điện tử và viễn thông; năng lượng mới và năng lượng tái tạo.
Phân bố không gian công nghiệp: đảm bảo phù hợp giữa các vùng; làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cân đối giữa các địa phương, vùng, miền; giải quyết tình trạng mật độ công nghiệp ở một vài khu vực quá cao. Đảm bảo mỗi ngành công nghiệp có thể khai thác tối đa lợi thế tại chỗ và tận dụng tốt nhất các đặc điểm về hạ tầng, vị trí địa lý của từng khu vực; thực hiện liên kết hiệu quả giữa các địa phương, vùng, miền; tạo động lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn; đảm bảo phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và các nguồn lực cho phát triển công nghiệp và an ninh quốc phòng.